Hôm nay,  

BPSOS: Hãy Chế Tài Việt Nam Vì Buôn Người

27/04/201200:00:00(Xem: 9304)
Báo Mạch Sống, ngày 25 tháng 4, 2012

Qua bản tường trình và một buổi họp gần đây, BPSOS đã cung cấp cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhiều chứng cớ về tình trạng buôn người lồng trong chương trình xuất khẩu lao động của chính quyền Việt Nam, và kêu gọi Bộ Ngoại Giao xếp Việt Nam vào Hạng 3 trong bản phúc trình sẽ được công bố vào giữa tháng 6 tới đây.

Theo luật phòng, chống buôn người của Hoa Kỳ, hàng năm Bộ Ngoại Giao phải phân hạng các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia ở Hạng 3, nghĩa là hạng chót, sẽ bị chế tài.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thường đưa một quốc gia vi phạm vào danh sách theo dõi, xem như lời cảnh cáo. Quốc gia nào ở trong danh sách theo dõi hai năm liền mà không cải thiện thì tự động bị đưa xuống Hạng 3 trừ khi được đặc miễn với điều kiện phải ngay lập tức thực hiện những khuyến cáo cụ thể do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra. Thời gian đặc miễn tối đa là hai năm.

“Việt Nam đã hai năm liền nằm trong danh sách theo dõi và vẫn không chứng minh được thực tâm cải thiện”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, phát biểu trong bản tường trình gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Theo Ông, chính sách của chính quyền Việt Nam trước nạn buôn người gồm có: (1) tấn công những người phanh phui tệ nạn này, (2) hăm doạ nạn nhân nào dám lên tiếng với mục đích bịt miệng họ, và (3) cản trở không để các tổ chức tư nhân hay cơ quan chính quyền sở tại tiếp xúc với nạn nhân để điều tra và lập hồ sơ.

Hàng năm Liên Minh CAMSA phổ biến danh sách các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam đã có hành vi lừa đảo công nhân hay nằm trong đường dây buôn người. Theo Ts. Thắng, chính quyền Việt Nam đã không hề điều tra, chứ đừng nói đến truy tố, các công ty này.

Tháng 2, 2011 Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội gởi văn thư đến các công ty xuất khẩu lao động, lên án BPSOS và Liên Minh CAMSA , và yêu cầu các công ty này gia tăng kiểm soát công nhân.

bpsos_thang_anh_chong_buon_nguoi

Buổi điều trần ở Hạ Viện Hoa Kỳ, ngày 24/01/2012. (ảnh BPSOS)
“Chúng vẫn hoạt động công khai và bình thường,” theo bản tường trình của BPSOS.

Trong thời gian dài Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam ở Hạng 2 vì cho rằng chính quyền Việt Nam có thực tâm chống buôn người dù chưa có kết quả cụ thể.

Chính quyền Việt Nam đã khôn khéo phô trương nỗ lực chống nạn buôn phụ nữ và trẻ em về tình dục -- họ còn tạo điều kiện cho một vài tổ chức ở hải ngoại tham gia việc chống buôn người này -- nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế đối với tệ trạng buôn người nặng hơn gấp trăm lần trong chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước

Liên Minh CAMSA, thành lập năm 2008 bởi nhiều tổ chức trong đó có BPSOS, đã phanh phui nạn buôn người lao động này qua hàng ngàn công nhân Việt được giải cứu ở nhiều quốc gia.

Năm 2010 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi. Năm 2011 Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi mặc dù Quốc Hội Việt Nam thông qua đạo luật phòng, chống buôn người trước đó.

“Cho đến nay, luật này chưa hề được áp dụng”, Ts. Thắng trình bày với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại buổi họp ngày 13 tháng 4 vừa rồi

Trong bản tường trình năm nay, BPSOS còn nêu lên chính sách cưỡng bức lao động áp đặt lên các tù hình sự và cả tù chính trị. Họ thường bị bắt phải bóc vỏ hạt điều và đóng gói các mặt hàng hải sản để xuất cảng. Ai không đạt chỉ tiêu thì bị cai tù đánh đập. Ai từ chối lao động thì bị biệt giam.

Tại buổi điều trần trước tiểu ban đặc trách nhân quyền của Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 24 tháng 1 vừa qua, Ông cũng trưng dẫn nhiều chứng cớ về tình trạng buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động và nhà tù ở Việt Nam.

Cô Vũ Phương-Anh, một nạn nhân được Liên Minh CAMSA giải cứu, cũng điều trần tại Tiểu Ban này. Chẳng bao lâu sau, thân nhân của Cô ở Việt Nam bị hăm doạ và rồi bị hãm hại.

Báo Quân Đội Nhân Dân công kích BPSOS và Liên Minh CAMSA kịch liệt vào đầu tháng 4 vừa rồi.

“Việt Nam xứng đáng ở Hạng 3”, bản tường trình của BPSOS gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kết luận. (http://www.machsong.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong các ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2007, đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN
Bài phát biểu sau đây của Giáo sư Nhật Bản Teruo Tonooka được ông trình bày trong Đêm Hội Ngộ tại Nhà hàng Emeral Bay Seafood
Có người hay "ví von" rằng Cộng Đồng người Việt hải ngoại nói chung, ở Quận Cam nói riêng, giống như những con cua bị nhốt chung trong một cái giỏ
Trong các loại hàng tiêu thụ, thì chỉ số tăng giá đã lên cao nhất cho lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống, là mặt hàng cần yếu cho đa số người dân
Hồi đó tôi chưa đủ 50 kí lô, lại hay bị xây xẩm bất ngờ, trong khi thấy các sư huynh, sư muội quật nhau rầm rầm, nên hơi hoảng.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới tức World Trade Organization (WTO).
Từ xưa cho tới nay, đại đa số dân "sồn sồn" đều thích xem phim chưởng với những kiếm sĩ, võ sĩ Trung Hoa bay lượn như chim
Ngày 17/3/2003 tổng thống Bush ra lệnh tấn công lật đổ Saddam Hussein. Chiến trường Iraq chưa êm tiếng súng các nhà quan sát Tây phương
Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.
Trong tuần qua, chúng ta đã gặp một chuỗi nghịch lý liên quan đến vấn đề nóng bỏng nhất của Hoa Kỳ ngày nay, là hồ sơ Iraq.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.