Hôm nay,  

Đá Bóng Giao Hữu Giữa Trường Sa

12/04/201200:00:00(Xem: 12540)
Theo BBC ngày 10/4/2012, “Các hãng thông tấn (Phi Luật Tân) hôm nay trích lời Phó Đô Đốc Alexander Pama, Tư Lệnh Hải Quân Philippines cho biết cuộc đá banh vui vẻ trên Đảo Song Tử Tây thuộc Quần Đảo Trường Sa là một phần của thỏa thuận rộng hơn ký với Việt Nam vào Tháng 10/2011. Theo thỏa thuận này, Hải Quân Việt Nam và Philippines sẽ có các bước đi nhằm xây dựng niềm tin và chia xẻ tin tức giúp họ ứng phó tốt hơn trước các vụ va chạm trên biển trung quanh vùng Trường Sa.”

Cũng theo BBC, Thiết Tá Bito-onon của Hải Quân Phi Luật Tân - Thị Trưởng Đảo Thị Tứ một đảo nhỏ với ít cư dân, đã nói với hãng thông tấn AP qua điện thoại rằng, “Thật tốt nếu họ đá bóng, sau rồi ăn cùng bàn… còn hơn là không có gì liên lạc với nhau.” Xin lưu ý Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) do Việt Nam trấn giữ chỉ cách Đảo Pag-asa (Thị Tứ) do Phi Luật Tân trấn giữ vài cây số. Tin này cũng được Đài VOA loan đi cùng ngày dưới tiêu đề “Hà Nội-Manila thử nghiệm ngoại giao bóng đá ở Trường Sa.”

Như thế là sau một thời gian dài dò dẫm, thử thách, Việt Nam và Phi Luật Tân đã biết tương nhượng và liên kết với nhau trong thế trận đối đầu với tham vọng bành trướng của Trung Hoa tại Biển Đông. Chuyện đá bóng giao hữu hôm nay thật ra chỉ là kết quả của những hoạt động ngoại giao - từ chuyến viếng thăm Việt Nam vào ngày13/09/2010 của Tổng Thống Aquino III và chuyến viếng thăm Phi Luật Tân của Ô. Trương Tấn Sang vào ngày 26/10/2011 đã cùng Tổng Thống Phi kêu gọi thành lập một khu vực hòa bình tại Biển Đông và đồng ý phương thức đối thoại đa phương để giả quyết những tranh chấp Biển Đông. Ngày 13/3/2012 Phó Đô đốc Alexander P. Pama, Tư Lệnh Hải Quân Philippines đã tới thăm Việt Nam. Mới đây nhất Ô. Nguyễn Tấn Dũng trong Hội Nghị ASEAN lần thứ 20 tại Campuchia, dù chịu áp lực nặng nề của Hoa Lục, đã công khai tuyên bố ủng hộ lập trường của Phi Luật Tân giải quyết đa phương “Thống nhất quan điểm trong nội bộ ASEAN trước rồi mới thương thảo với Hoa Lục”. Đây là lập trường chiến lược để duy trì sức mạnh đoàn kết của Đông Nam Á trước âm mưu xé lẻ ASEAN. Trong trận đồ này, Phi Luật Tân nhờ ở xa và có Hoa Kỳ đứng cạnh cho nên đã “mạnh miệng”, còn Việt Nam thì thận trọng, dò dẫm từng bước.

Trong bài Thế Chân Vạc Mới Tại Á Châu phổ biến Tháng 10/2012 tôi đã viết, “Năm xưa Thời Xuân Thu Chiến Quốc - liên minh sáu nước tan vỡ và bị Tần tiêu diệt là vì liên minh này không có điểm tựa. Giả dụ, lúc bấy giờ có một cường quốc sức mạnh tương đương với Tần hỗ trợ thì Liên Minh Lục Quốc vững như bàn thạch. Ngày nay cũng thế, dù liên minh ASEAN có đoàn kết và quyết tâm như thế nào đi nữa, nếu đứng một mình, sớm muộn gì cũng tan như bọt nước dưới áp lực của Hoa Lục. Muốn sống còn, Liên Minh ASEAN cần một điểm tựa, nói khác đi liên minh ASEAN phải được đặt vào thế chân vạc.” Điểm tựa cho ASEAN trong giai đoạn này mà cả thế giới đều thấy rõ là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu và trong tương lai sẽ có Ấn Độ.

Chắc chắn Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ, Singapore rất vui mừng trước diễn tiến này. Còn thái độ của Hoa Lục sẽ ra sao? Phản đối chăng? Nếu người ta tập trận chung mà mình phản đối thì còn có lý. Đằng này người ta đá bóng giao hữu với nhau thì có gì để phản đối? Nếu Hoa Lục làm thế thì dưới con mắt của thế giới, Hoa Lục đã cư xử không đúng với địa vị của một nước lớn. Hành động đó cũng sẽ “rất trẻ con” và đuối lý như chuyện Hoa Lục phản đối Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa cử sáu vị sư ra trụ trì và làm Phật sự tại Trường Sa mới đây. Theo tôi nghĩ, Hoa Lục sẽ giữ yên lặng nhưng âm thầm mưu tính.

Tình hình Biển Đông hiện nay giống như một mặt hồ gợn sóng lăn tăn nhưng phía dưới cuồn cuộn những con sóng ngầm do Hoa Lục không từ bỏ tham vọng bá chủ Á Châu. Cái nút thắt khó gỡ của Hoa Lục là dùng sức mạnh cướp đảo, lấn biển của người ta rồi hô hoán lên là có tranh chấp rồi dùng sử liệu từ thời “Tam Hoàng, Ngũ Để” chứng minh chủ quyền của mình qua Đường Lưỡi Bò. Chính vì tính cách bất hợp pháp và phi lý của việc công bố chủ quyền cho nên Hoa Lục sợ hoặc né tránh không nói tới Công Ước Luật Biển 1982. Mà muốn phớt lờ Công Ước 1982 thì không gì tốt hơn là thương thảo song phương. Trong cuộc đàm phán tay đôi giữa Hoa Lục với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào - trong tình thế hiện tại - nổi bật lên hình ảnh của con sư tử “ngồi họp” với con nai- chúng ta cũng đã biết kết quả như thế nào. Các quốc gia Đông Nam Á hiểu rõ chiến lược này - bởi vì sự thương thảo song phương khiến ASEAN xung đột quyền lợi, nghi kỵ và chia rẽ nhau rồi đi tới tan vỡ. Chúng ta nên nhớ, cho dù một thỏa hiệp hòa bình được Hoa Lục và quốc tế công nhận tại Biển Đông, tổ chức ASEAN vẫn cần tồn tại cho đến khi nào trái đất xụp đổ tan tành hoặc nước Tàu chia năm, xẻ bảy.


Thái độ ứng xử của Hoa Lục trên Biển Đông ngày hôm nay cho thấy tất cả những hoạt động ngoại giao chỉ là “đầu môi trót lưỡi”, để lừa nhau hoặc mua thời gian. Nhưng thời gian đã không còn đứng về phía Hoa Lục. Nếu kéo dài, liên minh Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu và Ấn Độ hoàn chỉnh, Việt Nam và Phi Luật Tân mạnh lên… lúc đó sẽ khó cho Hoa Lục. Liệu Hoa Lục có thể liều lĩnh động thủ ngay bây giờ để chiếm thượng phong không? Nếu động thủ thì Hoa Lục đánh ai trước? Theo tôi nghĩ nếu Hoa Lục tấn công Phi Luật Tân thì bất quả chỉ lấn chiếm Đảo Thị Tứ chứ không thể tấn công Palawan hoặc những hòn đảo khác. Thế nhưng ở vào giai đoạn này, tấn công Đảo Thị Tứ đồng nghĩa với tấn công Phi Luật Tân và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Nếu không can thiệp và để mất Đảo Thị Tứ thì vai trò của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á hay Á Châu là thừa - có cũng như không. So sánh lực lượng hiện tại trên biển, nếu Hoa Kỳ can thiệp, chắc chắn Hoa Lục sẽ thất bại. Do đó Hoa Lục sẽ lựa chọn mục tiêu dễ hơn là Việt Nam. Đánh Việt Nam để thôn tính nốt phần còn lại của Quần Đảo Trường Sa có điểm lợi là Hoa Kỳ không có lý do để can thiệp. Bất quá Hoa Kỳ, Đông Nam Á và thế giới chỉ lên án, phản đối rồi đưa ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Rồi thì thủ tục nhì nhằng tại đây sẽ kéo dài, đủ thời giờ cho Hoa Lục đồn trú hằng ngàn quân…khi đó muốn “bứng” đi cũng khó và ai sẽ là lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc để đảm nhiệm công tác này? Chính vì thế mà không phải bỗng dưng mới đây BBC đã có cuộc phỏng vấn ba học giả nghiên cứu về xem Hoa Lục có thể tấn công chớp nhoáng để chiếm các đảo còn lại ở Biển Đông không?

Trong ba cuộc phỏng vấn này thì Tiến Sĩ Mark Valencia thuộc National Bureau of Asian Research của Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc sẽ không tấn công Phi Luật Tân vì Hiệp Định Manila có thể đưa Hoa Kỳ can dự xung đột. Nhưng “Nếu công ty dầu hỏa Ấn Độ hay các nước khác tiến hành khoan dầu cho Việt Nam trong vùng mà Trung Quốc xem là của mình, và Việt Nam lại hỗ trợ bằng quân sự, nó có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhanh gọn (chớp nhoáng).”

Còn Tiến Sĩ Nicholas Khoo thuộc Đại Học Otago New Zealand thì cho rằng Hoa Lục có thể hy sinh mục tiêu đối ngoại xây dựng từ năm 1990 cho lợi ích của Trung Quốc ” nhưng tính toán của Trung Quốc trong vân đề này không hoàn toàn đơn giản như vậy.”

Nếu tiến hành tấn công chóp nhoáng để chiếm nốt phần còn lại của Quần Đảo Trường Sa do Việt Nam trấn giữ, theo các nhà quân sự, Hoa Lục không thể dùng không quân vì đường bay quá xa -800km tính từ Đảo Hải Nam- ngoài tầm hoạt động của máy bay tiêm kích, trong khi Hàng Không Mẫu Hạm Thi Lang chưa đưa vào hoạt động. Chắc chắn Hoa Lục sẽ phải xử dụng một hạm đội hùng hậu với khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu ngầm và tàu độ bộ chở trực thăng. Nhưng với sự di chuyển của một lực lương hải quân hùng hậu như thế, chắc chắn không qua nổi các đài Rada cảnh bảo của Đông Nam Á, của Việt Nam, máy bay thám thính không người lái và vệ tinh Hoa Kỳ. Do không có sự hiện diện của không quân vả lại cuộc tấn công mất yếu tố bất ngờ, hạm đội của Hoa Lục dù hùng mạnh thế nào đi nữa cũng sẽ bị chận đánh. Với khả năng phòng thủ hiện tại của Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á, chưa chắc ”mèo nào cắn mỉu nào.”

Sự hình thành liên minh Việt-Phi khiến Phi Luật Tân như ”hổ mọc thêm cánh” nhưng lại đẩy Việt Nam vào thê “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng trước tình hình này, thà chấp nhận như vậy còn hơn là vừa phải đối phó với Hoa Lục lại vừa tranh chấp với Phi Luật Tân. Có một kẻ thù vẫn tốt hơn là có hai kẻ thù cùng lúc.

Dù muốn dù không, sức mạnh nội tại của Việt Nam và hành động cương quyết của Hoa Kỳ sẽ quyết định vận mệnh của Biển Đông. Theo tôi nghĩ, Hoa Kỳ cần phải triển khai lực lượng hải quân nhanh và mạnh hơn nữa tại Phi Luật Tân trước khi Hàng Không Mẫu Hạm Thi Lang của Hoa Lục được đưa vào hoạt động - hình như cuối năm nay. 

Sau biến cố này, để củng cố chủ quyền của một quốc gia trên biển đảo…ngoài việc đóng quân, cho dân cư trú, khai thác tài nguyên, tổ chức du lịch, v.v… có lẽ thế giới sẽ có thêm một phương thức vui vui khác nữa là …mời đội bóng nước khác tới đấu giao hữu. Rồi sau đó hai đội sẽ ngồi vào bàn ăn cơm chung, uống bia …giữa khoảng trời nước mênh mông mà nghe sóng vỗ. Kể ra cũng thú vị. Nghe nói bia San Miguel của Phi Luật Tân rất ngon.

Đào Văn Bình
(11 Tháng Tư, 2012)

Ý kiến bạn đọc
12/04/201219:24:46
Khách
Kính Quí Vị

Cảm ơn QV quảng bá chìa khoá đánh dấu trên đây, nhưng tôi không biết cách nào bắt đầu hệ thống
đánh dấu. Xin chỉ tiếp theo Email của tôi dưới đây'

Cảm ơn QV.


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.