Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Chuyện Tù & Chuyện Đùa

07/04/201200:00:00(Xem: 13453)
Những trại cải tạo lao động mà tôi đã sống qua, hồi cuối thập niên 1970, đều không có điện. Mọi sinh hoạt, do vậy, được phân chia rõ rệt: từ lúc mặt trời mọc cho đến khi lặn là thời gian dành cho “công tác.” Giữa khoảng thời gian này, trại viên được “tùy nghi.”

Phải sống trong cảnh tối tăm mới thấy đêm dài, nhất là những đêm đông. Có đêm, tôi khều thằng bạn nằm bên – hỏi nhỏ:

- Theo mày thì lúc nào, hay nơi nào, được coi là hạnh phúc nhất trên đời này?

- Bắc Mỹ Thuận!

Nó đáp nhẹ nhàng, không một giây do dự. Tôi ngớ người ra một lát – và chỉ một lát thôi – rồi nhớ ngay đến sông Tiền Giang, với những đám lục bình lơ lửng trên dòng nước đẫm màu phù sa, đang cuồn cuộn trôi nhanh trong nắng chiều vàng rực, giữa bến bờ xanh um, xa tầm ngút mắt.

Trong lúc cả đoàn xe xếp hàng dài, chờ đến luợt xuống phà, hành khách tấp nập ra vào những quán ăn nằm san sát bên đường. Không khí thơm lừng mùi gà nuớng, tôm nướng, heo nướng, bò nướng, cá nướng, chuột nướng… Không gian rực rỡ màu sắc của đủ loại trái cây quen thuộc, của miền Nam: khóm, mận, ổi, nhãn, xoài, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, cam, quýt …

Duới phà chen lẫn với hành khách là những em bé bán hàng rong: xôi vị, cốm dẹp, bánh bèo nước dừa, bánh tằm bì, chuối nướng, chè đậu, gỏi gà, cháo vịt, nem nướng, chả chiên, mía hấp, bì cuốn, bún mắm, chả giò, đậu phụng, cà rem, trà đá, ốc gạo hấp lá gừng, ốc leng xào dừa, chim mía rô ti…

Tôi nuốt nước miếng cùng với ý nghĩ rằng: thằng khốn nạn này … đang đói, và đói lắm. Nói tình ngay, vào thời điểm đó (những năm đầu sau ngày “giải phóng,” và gần cả hai thập niên sau nữa) cả nước đều đói cả – và đói lả – chứ chả riêng gì mấy đứa chúng tôi.

Thời đó, may quá, đã qua rồi. Cái đói, cũng như miếng ăn, không còn là điều ám ảnh thường trực đối với người dân Việt nữa. Bắc Mỹ Thuận cũng không còn hiện hữu. Cầu Mỹ Thuận, tân kỳ và tráng lệ, đã lạnh lùng đưa những chuyến “phà ngang” đi vào … lịch sử!

Hôm nay, ngồi đọc bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng (“Đi Thăm Cù Huy Hà Vũ”) qua trang Dân Luận – vào hôm 24 tháng 3 năm 2012 – mà (cảm động) muốn rơi nước mắt. Đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới. Sự đổi thay cũng thấm dần vào đời sống của những người đang bị giam cầm. Cảnh thăm tù ở quê hương xa xôi giờ đây (sao) giản dị, dễ dàng, và .... sung túc quá:

“Chín giờ xe chúng tôi đã dừng trước trụ cổng cao có tấm biển nhỏ màu xanh với hai hàng chữ trắng: Trại giam số 5. Phân trại 3. Mặt đỏ ửng vì khấp khởi sắp được gặp người chồng thân yêu, Dương Hà cầm sổ thăm nuôi và tập giấy chứng minh của những người đi thăm nuôi bước vào khung cổng nhỏ trước vọng gác…”

“Tôi hỏi thầy Phạm Toàn: Anh đoán xem họ có cho ta được vào gặp Cù Huy Hà Vũ không? Thầy Phạm Toàn lại nheo mắt, lom lom nhìn vào mặt tôi, chờ tôi phải trả lời chính câu hỏi của tôi. Tôi đành nói: Theo em, họ chỉ giải quyết cho ta đươc một nửa mong muốn thôi, tức là chỉ có mẹ con Dương Hà được vào gặp chồng, gặp cha, còn em với anh thì đừng hi vọng. Quả đúng như vậy. Người mang phán quyết của chỉ huy trại phóng xe máy ra. Đồ thăm nuôi trong chiếc túi lớn hai người khiêng phải bày ra bàn cho ba viên công an xăm soi kiểm tra rồi lại xếp vào túi, đưa lên xe ba gác. Buồng giam có hai người. Đồ thăm nuôi Cù Huy Hà Vũ phải mang cho cả hai dùng trong một tháng...”

so_tay_thong_bao_chap_hanh_an

Thông báo chấp hành án.
Tôi trộm nghĩ (vì nói ra nghe hơi kỳ) rằng ở tù như vậy thì ... sướng thiệt! Với “một xe ba gác thực phẩm thăm nuôi” thì tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có thể sống ung dung đến nửa năm, chứ không phải là cả tháng.

Tuy nhiên, chỉ vài hôm sau – hôm 27 tháng 3 năm 2012 – cũng trên trang Dân Luận, tôi lại đọc được “Thông Báo Tình Hình Án Phạt Của Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ” do phu nhân của ông nhờ nhiều cơ quan truyền thông phổ biến, như sau:

“Kính gửi Quý Báo,

Tối hôm qua, 26/3/2012, gia đình tôi nhận được một phong bì thư, có dấu ngày 23/3/2012 của bưu điện Thống Nhất (nơi Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đang bị biệt giam), không đề tên người hoặc cơ quan gửi. Bên trong phong bì là Thông báo tình hình chấp hành án phạt tù của Ts Cù Huy Hà Vũ ghi ngày 30/01/2012. Kính nhờ Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm đến Ts Cù Huy Hà Vũ được rõ.

Xin trân trọng cảm ơn Quý Báo.

Nguyễn Thị Dương Hà”

Cứ theo như “thông báo” này thì người bị giam “được đánh giá là cải tạo kém” nên “trại giam số 5 thông báo để ông/bà và gia đình biết và đề nghị tiếp tục quan tâm phối hợp động viên, giáo dục anh Cù Huy Hà Vũ học tập rèn luyện tiến bộ.”

Trong một cuộc nói chuyện với BBC, vào ngày 28 tháng 3 năm 2012, bà Nguyễn Thị Dương Hà nói giấy thông báo trên giống như một “trò đùa.” Chồng con người ta bị giam cầm mà “đùa” như thế e hơi thiếu phần ... tế nhị. Tuy nhiên, tôi (lại) trộm nghĩ thêm rằng tinh thần hài ước của những người điều hành trại giam hiện nay dù sao cũng có cái hay, nó giúp cho thân nhân người tù được thư giãn phần nào – nếu so với không khí căng thẳng, và thù hận, của những trại giam ở Việt Nam, mấy mươi năm trước.

Hãy nghe một người tù nổi tiếng hồi thập niên 60, ông Nguyễn Hữu Đang, nói qua (chút đỉnh) về nội qui trại giam của mình:

"Án bao nhiêu năm chẳng quan trọng, chẳng đáng kể. Không một mối liên hệ với bên ngoài, không thư từ, không thăm nom, không tiền hay quà hay lương thực gửi tới – không, anh không nhận được chút gì của bạn bè hay gia đình. Anh không có quyền nhận thăm nom, không tiếp xúc với bên ngoài. Anh chỉ sống chuyên giữa các anh với nhau, những người tù, những tù nhân chính trị. Thế giới của anh, nhân loại đối với anh là 200 người tù – không có những người đồng tổ quốc, đồng công dân; với anh, không có gì hết, chỉ có 200 người đồng ngục cùng một số phận…"

Và đây là lời của một người tù nổi tiếng (không kém) khác, cũng bị bắt giam vào năm 1959, ông Kiều Duy Vĩnh:

"Mẹ tôi đến Bộ Công An ở phố Trần Bình Trọng hỏi về anh con bị tù. Gác cửa không cho vào. Nhưng từ nhà tôi ở chợ Hôm ra hồ Thiền Quang chưa đến 1 km nên hầu như liên tục khi nào mẹ tôi đi đâu là mẹ tôi lại tạt vào Bộ Công An quấy rầy họ. Đến nỗi người thường trực cứ trông thấy mẹ tôi là tránh mặt không tiếp.

Mẹ tôi cứ đến hỏi. Hỏi mãi. Riết rồi họ phải trả lời. Nhưng cũng mất hơn 3 năm họ mới cho mẹ tôi cái địa chỉ trại tù Cổng Trời: Công Trường 75A Hà Nội. Mẹ tôi lại hỏi tiếp: Thế cái công trường này nó ở chỗ nào ở cái đất Hà Nội này? Họ bảo họ không biết...”

Nói tóm lại, vẫn theo lời ông Nguyễn Hữu Đang:

“Trại này có truyền thuyết là vào thì không ra, đến đây là phải bỏ xác chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của Hà Nội. Trại này đã bí mật chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu sĩ và linh mục Công giáo cũng như giới trí thức chống chủ nghĩa CS của chính miền Bắc.”

Đến thập niên 70 thì tình trạng ở trại giam ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tử tế hơn thấy rõ. Thân nhân người tù được cho biết nơi giam giữ và được cho phép vào thăm nom, và chuyện trò qua sự giám sát của cán bộ quản giáo – theo lời của người tù Bùi Ngọc Tấn:

“Hắn bước lên bậc cấp. Người đầu tiên hắn nhìn thấy là ông Thanh Vân. Vợ hắn và Bình ngồi ở phía cuối chiếc bàn hình chữ nhật to dài. Ông Thanh Vân ngồi đầu này.

- Báo cáo ông, tôi có mặt.

Ông Thanh Vân chỉ tay vào một cái ghế ở giữa:

- Anh ngồi xuống. Trại giải quyết cho anh được gặp chị ấy, nhưng anh không được nhận đồ tiếp tế.

Lại thế nữa. Nhưng thôi. Không đề nghị, không van xin. Đồ tiếp tế là những thứ cứu sống mình nhưng cũng không là gì cả. Điều quan trọng là được gặp vợ, hai vợ chồng đôí thoại. Được nhìn nhau. Được nhìn Bình, người bạn không bao giờ bỏ hắn.

Những câu đối thoại không biết bắt đầu từ đâu, luôn bị ám ảnh bởi sợ hết giờ. Những câu đối thoại có sự hiện diện của ông quản giáo, chỉ là những điều dối trá. Thì thôi, hãy nói cho nhau nghe những điều dối trá. Chúng ta đã học cách nghe những lời dối trá để qua đấy biết được sự thật. Ông Thanh Vân đã lại lúi húi vào quyển sách giáo khoa. Lần này là quyển Vật lý lớp 10. Ông là một người vừa thâm canh, vừa quảng canh trí tuệ.

Vợ hắn lên tiếng trước:
- Anh có khoẻ không?

Hắn nhìn vợ. Nhìn thẳng vào mắt vợ. Vợ hắn cũng nhìn vào mắt hắn. Hai người nhìn nhau. Họ đọc trong mắt nhau tình yêu thương, nỗi khổ cực, sự đau đớn, niềm tin, sự phẫn uất, nỗi tuyệt vọng, lòng xót thương không bờ bến, sự khao khát bên nhau và nỗi hận không làm được cả vũ trụ nổ tung lên...

Hắn thở dài.

Hắn không muốn thở dài trước những ông quản giáo, vì hắn cho rằng tiếng thở dài của người tù sẽ đem lại niềm vui cho họ. Hắn không muốn tỏ ra mềm yếu trước mặt người khác. Nhưng lúc này tiếng thở dài là cái van xả xúp-páp an toàn. Nếu không người hắn sẽ nổ tung lên mất. Cả người hắn như một quả núi lửa, nghẹn ngào...

Ngọc giàn giụa nước mắt, những dòng nước mắt lặng lẽ. Hắn nhìn vợ không bằng lòng. Cái nhìn ấy muốn nói: Đừng khóc em. Có ai thương chúng mình đâu. Những giọt nước mắt của em anh không trả được.

Ông Thanh Vân rời quyển sách Vật lý lớp 10, đứng lên:

- Thôi. Hết giờ gặp. Anh Tuấn chuẩn bị về trại...”

( Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ: 2000, 31- 34).

Qua đến thế kỷ đầu thập niên thứ hai (của thế kỷ 21) thì người tù được thăm viếng, truyện trò, và nhận quà thoải mái – theo như ghi nhận của nhà văn Phạm Đình Trọng, qua bài viết thượng dẫn:

“Đồ thăm nuôi trong chiếc túi lớn hai người khiêng phải bày ra bàn cho ba viên công an xăm soi kiểm tra rồi lại xếp vào túi, đưa lên xe ba gác. Buồng giam có hai người. Đồ thăm nuôi Cù Huy Hà Vũ phải mang cho cả hai dùng trong một tháng...”

Hệ thống nhà tù của nước CHXHCNVN, rõ ràng, mỗi ngày một bớt phần... man rợ. Hay nói một cách lạc quan hơn, hoặc tích cực hơn, là mỗi lúc một thêm văn minh và tiến bộ. Tuy thế, phu nhân của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (bà Nguyễn Thị Dương Hà) xem chừng vẫn còn hơi thất vọng về cung cách làm việc “như đùa” của ban điều hành Trại Giam Số 5 – ở Thanh Hoá.

Tôi e rằng bà Nguyễn Thị Dương Hà đã có những kỳ vọng (hơi) cao quá. Việt Nam (chả may) là một quốc gia tụt hậu, và đang bị nhân loại bỏ lại phía sau – như bỏ rơi một đôi dép rách. Trong hoàn cảnh đó, ở những nơi giam cầm tối tăm mà tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn còn nguyên vẹn chân tay (tưởng) đã là ... may mắn lắm rồi!

Đã thế, họ còn chịu khó gửi “thông báo về tình hình chấp hành án phạt tù” của người bị giam cho thân nhân nữa. Theo tôi, bà Dương Hà nên coi đây lấy một dấu hiệu đáng mừng. Đây là một chuyện đùa (cho vui) chỉ có thể xẩy ra trong giai đoạn đất nước đã bước vào thời đổi mới.

Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.