Hôm nay,  

Ôi! đẹp quá... Vẽ giống y như chụp!

06/04/201200:00:00(Xem: 17796)
Một lần đi xem triển lãm cùng với người bạn. Khi đứng trước bức tranh theo lối tả chân, vẽ hình một người đẹp khỏa thân, ngồi khép nép thẹn thùng bên cạnh một ông... Cọp. Anh bạn tôi xuýt xoa "Ôi! đẹp quá!... Vẽ giống y như chụp!"

Phải công nhận là nét vẽ rất công phu, từ một người có hoa tay... sao chép trình độ! Nhưng ngược lại tôi không thấy nghệ thuật chút nào… và trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu lên vài ý kiến cá nhân về quan niệm thẩm mỹ của người bạn qua câu tán thán trên, và cũng thường nghe thấy lúc xem tranh!

Khi mà sự tiến bộ kỹ thuật của máy ảnh và nhu liệu về mỹ thuật trang trí trên máy tính ngày càng cao, càng dễ dàng sao chép bao nhiêu thì loại hình họa bắt chước càng nhiều bấy nhiêu. Nhất là đối với một số quan niệm cho rằng nghệ thuật là cái gì sẵn có với bản chất bất biến. Vẽ chỉ là sự tái tạo hiện thực. Xem sự thể hiện sao cho giống là thước đo tài năng của người Họa Sĩ.

Francis Bacon - Hoạ Sĩ thuộc trường phái Biểu Hiện Trừu Tượng (Abstract Expressionism) cùng thời với Picasso, đã từng nói: "If you can talk about it, why paint it" Điều gì có thể giải thích được bằng lời, thì tại sao phải vẽ!

Hội Họa tự nó truyền đạt cho chúng ta tư tưởng nghệ thuật theo một cách riêng, vượt ra ngoài giới hạn của ngôn ngữ. Nếu cho rằng mục đích của Hội Họa là tái tạo một cách chính xác cái thấy của máy ảnh, thì câu hỏi đặt ra là tại sao phải vẽ ... y như chụp, trong khi chiếc máy vô tri kia có thể chụp tốt và nhanh hơn rất nhiều! Tại sao phải sao chép một cách mù quáng một bức ảnh mà tự nó với tất cả những yếu tố cần thiết như ánh sáng, bố cục, độ tương phản đã là một tác phẩm nhiếp ảnh…

trien_lam_mecon_medium

Tranh “Mẹ Con” HS Ái Lan.
Từ trước khi chiếc máy chụp hình ra đời và được sử dụng nhiều vào khoảng giữa thế kỷ 19, Alla prima - là những phác thảo trực tiếp từ người mẫu hay cảnh vật vẫn được xem là những bức vẽ cho tài liệu tham khảo. Và mãi đến nay, rất nhiều Họa Sĩ vẫn theo phương pháp này, hình chụp, nếu có, chỉ dùng tăng thêm nguồn tư liệu để hoàn chỉnh tác phẩm mà thôi!

Khi người Họa Sĩ không hoàn toàn dựa vào hình chụp để vẽ, thì bắt buộc những hình ảnh trước tác được vận dụng và thanh lọc qua tiềm thức và ý thức của họ. Dựa trên nguồn cảm hứng tuôn trào, khả năng sáng tạo theo khuynh hướng tự nhiên được bộc phát mạnh mẽ. Bằng kinh nghiệm cá nhân, qua sắc màu họ diễn đạt nên những sắc thái vi tế, những cảm giác, hay khoẳnh khắc thời gian, không gian…

Từ những danh hoạ như Degas, Renoir (Ấn tượng), Gauguin, Van Gogh (Hậu Ấn Tượng), Matisse, Derain (Dã Thú), Braque, Picasso (Lập Thể), … Và cho đến gần đây nhất trong nền hội hoạ cận đại là Freud, Saville (Biểu Hiện) đã không ngừng tìm tòi, thay đổi cái thấy mới lạ qua bút pháp độc đáo của họ, mà không một chiếc máy ảnh nào, dù hiện đại đến đâu có thể thay thế được.

Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận kỹ thuật hình hoạ của các hoạ sinh đang theo học chương trình mỹ thuật, nơi mà họ phải thực tập liên tục trên 2 năm bộ môn hình hoạ, với các loạt bài thực hành về kỹ thuật ánh sáng, bố cục, luật phối cảnh… Họ phải vẽ trực tiếp, và vẽ cho thật giống từ những pho tượng, từ người mẫu, hay plein-air vẽ ngoài trời.

trien_lam_honhoang_medium

Tranh "Hồn Hoang" HS Trương Đình Uyên - Triển lãm "Mơ Xuân" - tháng Tư - 2012
Và đừng quên rằng các danh hoạ nói trên đều là những bậc thầy về hình hoạ, nhưng họ dám vứt bỏ đi những nền tảng bảo thủ, dám làm, dám thực hiện để biến ước mơ thành sự thật bằng chính niềm tin và giá trị của mình, là những avant-garde, tiên phong cho những khuynh hướng tư tưởng, trào lưu nghệ thuật mới.

Lịch sử đã chứng tỏ nghệ thuật Hội Hoạ là một sự vận động liên tục không ngừng, quan niệm về thẩm mỹ vì thế cũng nên thoát ra ngoài cái nhìn phiến diện, quanh quẩn trong thế giới hiện thực thui chột tính sáng tạo. Với tâm thức rộng mở, thưởng ngoạn một tác phẩm Hội Hoạ không chỉ dừng lại ở chỗ tranh vẽ đẹp y như … chụp, mà phải vượt thoát ra khỏi những định kiến để bay bổng đến những chân trời mới lạ.

Trương Đình Uyên

GHI CHÚ CỦA VIỆT BÁO: Triển Lãm Mơ Xuân. Với các hoạ sĩ: Đặng Ngọc Sinh, Dương Ngọc Sum, Lê Thu huệ, Lê Thúy Vinh, Trương Đình Uyên, Công Tằng Tôn Nữ Ái Lan, Đặng Quang Minh, Hồ Thành Cung, Bùi Phương Dzung, Phạm Quỳnh Giao. Mở cửa: 10AM-6PM Thứ Bảy 7/4 và Chủ nhật 8/4. Tiếp tân khai mạc: 11AM-2PM Thứ Bảy 7/4. Tại Hội Trường Văn Lang, 14861 Moran St., Westminster, CA 92683.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một bản tin của Việt Báo đã nhầm lẫn tên của một nhà hoạt động trong khi tường thuật về một sinh hoạt ở San Jose. Việt Baó trân trọng cáo lỗi
Đây là một chương trình phát hình tiếng Việt ở địa phương vùng Hoa Thịnh Đốn, được thực hiện
Mỗi năm, bắt đầu về lúc giao thừa đón năm mới, hàng loạt các luật lệ mới của liên bang
Những dịp dể cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởngđể cùng rung động …thật là hiếm có
Tại nhà hàng Seafood Place #2 vào lúc 7 giờ tối thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2007, hơn 500 Chư Tôn Đức Tăng Ni
Trung Quốc sẽ vĩnh viễn cắm cờ ở Trường Sa" Một trang web chuyên bán các loại tiền lạ cho người sưu tập toàn cầu
Năm 2007 sắp trôi qua, trong năm 2007 các hoạt động tranh đấu dân chủ nhân quyền cho Việt Nam diễn ra sôi động khắp nơi ở trong nước và trên thế giới
Anh mà giết em, thầy mà giết trò, cái cớ không phải một sớm một chiều, mà do những nguyên nhân sâu xa và tiềm ẩn. Tình nghĩa chỉ là giả nhân giả nghĩa
Trong những ngày tháng qua, có những con người quên ăn quên ngủ nóng lòng hướng về miền Trung
Ai học về chụp hình thường phải qua một bài rất căn bản về nghệ thuật ánh sáng gọi là ánh sáng Rembrandt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.