Hôm nay,  

Bầu Sơ Bộ: Tới Đâu Rồi?

20/03/201200:00:00(Xem: 12806)
...Romney vẫn ở trong thế ngang ngửa với TT Obama trong tất cả các thăm dò...

Ngày Thứ Ba cách đây hai tuần (6/3/2012), mười tiểu bang đã có bầu sơ bộ tuyển lựa ứng viên cho cuộc tranh cử tổng thống. Hơn 400 đại biểu đã được tuyển lựa tham dự đại hội đảng Cộng Hòa mùa hè tới để bầu đại diện cho đảng.

Cuộc bầu này thu hút được sự chú ý của cả nước, chỉ vì tình trạng xào xá, chưa ngã ngũ nổi bật giữa bốn ứng viên. Kết quả cựu thống đốc Mitt Romney thắng tại sáu tiểu bang (Vermont, Virginia, Ohio, Massachusetts, Idaho, và Alaska), cựu thượng nghị sĩ Rick Santorum thắng tại ba tiểu bang (Oklahoma, Tennessee, và North Dakota), và cựu dân biểu Newt Gingrich thắng tại một tiểu bang (Georgia). Dân biểu Ron Paul không thắng được tiểu bang nào hết.

Hầu hết các kết quả trên đều đã được đoán trước, ngoại trừ tại Ohio, là nơi trước đây ông Santorum dẫn đầu khá xa nhưng bị ông Romney đuổi theo sát nút cho đến ngày bầu thì ông Romney đã thắng, tuy khít nút.

Trong những ngày trước đó, để thu hút thiên hạ, truyền thông đã khua chiêng trống rất mạnh về ngày bầu cử đặc biệt này, gọi là ngày “siêu Thứ Ba”, làm như sẽ quyết định vận mạng của những ứng viên, hay ít nhất là cũng sẽ làm sáng tỏ cuộc chạy đua hơn. Sự thật là cuộc bầu này chẳng những đã chẳng thay đổi bức tranh bên Cộng Hoà, mà lại còn làm cho tình hình mù mịt tối tăm hơn trước.

Rồi tuần vừa qua, một loạt bầu sơ bộ khác lại được tổ chức, đưa đến kết quả ông Romney thắng sáu trận (Guam, Marianas Islands, Wyoming, Virgin Island, Samoa, Hawaii), và ông Santorum thắng ba (Kansas, Alabama, Mississippi). Hai ông Gingrich và Paul thua liểng xiểng.

Nhìn chung vào kết quả cho đến nay, câu hỏi đặt ra là ai thắng, ai thua?

Phải nói ngay người thua đậm nhất là ông già gàn Ron Paul. Sau gần một năm tranh cử và gần ba tháng bầu sơ bộ, ông Paul vẫn chưa tìm được một chiến thắng tại bất cứ tiểu bang nào hết, mà trái lại, tại hầu hết các cuộc bầu, đều về bét. Trong mười cuộc bầu của ngày “siêu Thứ Ba”, ông đã hy vọng sẽ thắng được ít nhất tại một tiểu bang, nhưng rốt cuộc vẫn không đạt được ý muốn. Dù vậy, vẫn nhất định không bỏ cuộc. Ông khoe đạt được hơn 40% phiếu tại Virginia, nhưng không nhắc đến chuyện tại đây, chỉ có hai ứng viên là ông và Romney. Hai ông Santorum và Gingrich nộp đơn tranh cử quá trễ nên không được tham gia. Trong những ngày tháng tới, người ta nghi ông Paul sẽ tiếp tục tranh cử trong giới hạn hậu thuẫn về tổ chức và tiền bạc mà ông có được, sẽ tiếp tục được hậu thuẫn... lai rai của khối cử tri trung thành với ông, và cũng sẽ về bét như thường lệ.

Người thua đậm nữa là ông Newt Gingrich. Ngay sau khi ông bất ngờ thắng lớn tại South Carolina, người ta nghĩ ông sẽ là đối thủ hàng đầu của ông Romney và sẽ là tiếng nói của khối bảo thủ. Chính ông cũng hy vọng sẽ đại thắng trong ngày “siêu Thứ Ba” tại các tiểu bang bảo thủ miền Nam.

Kết quả cho đến nay, ông chỉ thắng được đúng tiểu bang nhà Georgia, còn thua hết. Các tiểu bang miền Nam rơi vào tay ông Rick Santorum, ngôi sao bảo thủ mới nổi. Điều đáng nói hơn là trung bình số phiếu ông đạt được tại khắp nơi đều ở mức èo uột trên dưới 10%-15%, chỉ hơn ông già Ron Paul.

Trong tình trạng hiện tại, không ai nghĩ ông Gingrich còn chút hy vọng gì vì hậu thuẫn ngày càng vơi bớt. Nhưng ông vẫn có thể tiếp tục tranh cử dài dài vì một lý do duy nhất: ông vẫn được sự hậu thuẫn tài chánh mạnh mẽ của ông vua casino ở Las Vegas, Adelson. Nhà tỷ phú này đã bơm cho ông Gingrich hai chục triệu, và có thể sẽ tiếp tục “nuôi” ông Gingrich thêm vài chục triệu nữa, chưa biết đến chừng nào. Người ta không hiểu rõ ông sẽ đi về đâu.

Ứng viên có thể nói là không thua cũng chẳng thắng là ông Mitt Romney. Ông Romney thắng ở 12 nơi trong hai tuần qua, tức là có thể khoe “thắng lớn”. Những chiến thắng này cực kỳ đắt giá khi ông Romney bỏ tiền ra gấp mười lần các ông Santorum hay Gingrich để mua quảng cáo trên truyền thông, nhưng lại rất mong manh.

Một mặt ông thắng dễ dàng trong hai trường hợp: ở tiểu bang nhà Massachusetts, và ở Virginia, nơi mà hai ông Gingrich và Santorum không được tham gia tranh cử. Thành ra chiến thắng tuy lớn nhưng chẳng ý nghiã gì. Các nơi khác như Alaska, Idaho, Wyoming, Guam, Marianas, Hawaii, Samoa, đều nhỏ xíu, với số đại biểu rất ít. Tại Wyoming, một tiểu bang với gần sáu trăm ngàn dân, chỉ có hơn một ngàn người đi bầu và ông Romney thắng với khoảng năm trăm phiếu. Ở đây, xin nói cho rõ: Wyoming không có đầu phiếu phổ thông mà chỉ bầu theo hội thảo (caucus). Thông thường, các cuộc bầu theo hội thảo thu hút rất ít người tham dự vì phẩi tham gia thảo luận có khi mất cả ngày, khác xa các cuộc bầu thực sự (elections). Số người tham dự caucus tại Wyoming rất ít, nhưng không có nghiã là đảng Cộng Hòa yếu thế. Cộng Hoà nắm trọn vẹn cả hành pháp lẫn lập pháp từ xưa đến giờ và Wyoming luôn luôn bầu cho tổng thống Cộng Hòa. Đó cũng là quê hương của cựu PTT Cheney.

Ông Romney cũng thắng tại Ohio, sẽ là tiểu bang “xôi đậu” then chốt trong cuộc tranh cử chống TT Obama thắng Mười Một tới. Nhưng chiến thắng này là chiến thắng rất khó khăn, thắng khít nút ông Santorum với khoảng mười ngàn phiếu trong tổng số gần một triệu phiếu bầu. Quan trọng hơn nữa, đại đa số dân lao động da trắng, thành phần cử tri then chốt trong các tiểu bang vùng ven Đại Hồ, đã không bỏ phiếu cho ông. Không có hậu thuẫn của khối này, không ai nghĩ ông có thể thắng TT Obama được.

Đáng lo ngại hơn cho ông Romney là ông đã không thắng được tại bất cứ tiểu bang bảo thủ miền Nam nào. Ông thua ông Gingrich tại South Carolina và Georgia, và thua ông Santorum tại Oklahoma, Tennessee, Kansas, Alabama và Mississippi. Tại Virginia, không có hai ông Santorum và Gingrich, chỉ đấu với ông già Paul, vậy mà ông Romney cũng chỉ thắng với 60% phiếu. Diễn giải chuyện này không có gì là khó: ông Romney vẫn chưa được khối bảo thủ chấp nhận. Và đây là câu hỏi lớn nhất. Cho dù ông thắng cuộc và trở thành đại diện cho Cộng Hoà, làm sao ông có thể hạ được TT Obama nếu cả miền nam bảo thủ không bầu cho ông?

Ứng viên có vẻ đạt được thắng lợi là ông Rick Santorum. Chỉ cách đây một tháng, không ai biết ông này là ai, vậy mà bây giờ ông Santorum đã thắng cử tại hàng loạt tiểu bang, và đã trở thành đối thủ chính của ứng viên hàng đầu Romney. Trong khối bảo thủ, và nhất là khối tín đồ công giáo, ông đã hạ xa đối thủ chính là ông Gingrich. Nhưng con đường ông Santorum đi vẫn đầy chông gai. Thiên hạ đã thấy ngày càng rõ ràng là ông Santorum có khuynh hướng cực đoan mạnh, nhất là trong vấn đề tôn giáo và luân lý. Đây là điều sẽ không thu hút được đại đa số dân Mỹ khi họ có quan niệm cởi mở hơn trong các vấn đề tôn giáo cũng như giá trị luân lý xã hội.


Yếu điểm chính của TT Obama vẫn là vấn đề kinh tế chứ không phải vấn đề tôn giáo hay luân lý. Trên hai phương diện này TT Obama gần với khối đại đa số dân Mỹ hơn là quan điểm cực đoan của ông Santorum. Có nghiã là nếu ông Santorum mở cuộc chiến trên phương diện tôn giáo và luân lý chống TT Obama thì ông sẽ thua đậm.

Ứng viên có vẻ thắng lớn nhất chính là... ứng viên không tham gia các cuộc bầu sơ bộ này: đó là TT Obama. Một lần nữa cuộc bầu sơ bộ bên Cộng Hòa chẳng những đã làm nổi bật cảnh gia đình xào xáo trong nội bộ đảng Cộng Hòa, mà lại còn làm tình trạng chia rẽ trầm trọng hơn nữa, khiến thiên hạ mù tịt không biết đảng Cộng Hoà đi về đâu, muốn gì? Trong tình trạng này thì dĩ nhiên TT Obama đang “ngồi mát ăn bát vàng” thôi.

Nhìn vào tình hình trước mắt, hiển nhiên là hiện nay bên Cộng Hòa chỉ còn hai ứng viên chạy đua cùng nhau là các ông Romney và Santorum. Nhưng vấn đề là ông Romney sẽ hốt được phiếu của khối ôn hòa miền bắc trong khi ông Santorum có phiếu của khối bảo thủ miền nam. Nếu hai khối không ngồi lại được với nhau thì coi như là Cộng Hòa đang làm cỗ cho TT Obama xơi.

Nhiều người nhận định ông Mitt Romney là một ứng viên quá yếu. Ông không được hoàn toàn tin tưởng trong chính nội bộ đảng Cộng Hòa vì đã từng thay đổi lập trường nhiều lần trong nhiều vấn đề lớn. Ông cũng là một ứng viên không giỏi lắm, với khả năng tranh luận thua xa ông Gingrich, khả năng ăn nói thua ông Santorum, khả năng kích động cử tri thua ông Paul, và khả năng vận động thua xa TT Obama. Ông cũng bị cái “tội” rất lớn là giàu quá. Thật ra, các ông Obama, Gingrich, Santorum cũng đều là triệu phú hết chứ chẳng ai thuộc khối 99% hết. Nhưng ông Romney giàu nhất, đã vậy lại thỉnh thoảng “lỡ lời” khoe của, như vừa khoe bà vợ có tới hai xe Cadillac và ông có hai xe Ford (ý ông muốn nhấn mạnh hai vợ chồng đi xe do một công ty Mỹ sản xuất, nhưng thiên hạ chỉ chú ý vào “Cadillac”, loại xe đắt tiền nhất của thượng lưu Mỹ, không phải một cái mà tới hai cái cho riêng bà vợ, cộng thêm hai cái xe Ford nữa).

Nhưng ta cũng không thể bỏ qua những điểm mạnh hiển nhiên của ông Romney. Ông là một doanh gia thành công, một người hiểu vấn đề kinh tế hơn các đồng chí Cộng Hòa và cả đương kim tổng thống rất nhiều. Mà kinh tế là ưu tư lớn nhất của thiên hạ trong thời đại khủng hoảng hiện nay. Ông cũng là người không có quan điểm cực đoan như ông Santorum, có nhiều hy vọng thu hút phiếu của khối độc lập ôn hòa. Ông cũng không có hành trang chính trị nặng nề hay đời sống gia đình lộn xộn như ông Gingrich.

Ông Santorum cũng chẳng mạnh hơn nhiều vì quan điểm khá cực đoan của ông.

Bù lại, hai ông Romney và Santorum sẽ phải trực diện một trong những tổng thống yếu nhất trong lịch sử cận đại Mỹ. Tỷ lệ hậu thuẫn của TT Obama ngang ngửa với tỷ lệ của TT Carter khi ông này chuẩn bị ra tranh cử lại năm 1980 đề rồi thua ông Cộng Hoà Reagan. Mặc dù bị coi như là một ứng viên yếu của một đảng trong tình trạng xâu xé nhau, ông Romney vẫn ở trong thế ngang ngửa với TT Obama trong tất cả các thăm dò dư luận mới nhất, hơn thua nhau chỉ có vài điểm, nằm trong sai biệt xác xuất của thống kê. Theo thăm dò Gallup tuần lễ thứ nhì của tháng Ba, ông Romney hạ TT Obama 48%-43%. Thăm dò của báo “phe ta” Washington Post cho thấy ông Romney hạ TT Obama 49%-47%.

Một điểm đặc biệt nói lên thế yếu của TT Obama: tại Oklahoma, trong cuộc bầu sơ bộ của đảng Dân Chủ trong ngày “siêu Thứ Ba”, TT Obama cũng chỉ đạt được có 57% phiếu, số còn lại được chia sẻ cho bốn ứng viên vô danh khác. Nếu ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ mà đã có hơn 40% đảng viên thà chọn một anh vô danh còn hơn là lựa đương kim tổng thống, thì chỉ chứng tỏ con đường hoan lộ của đương kim tổng thống chưa chắc sẽ dễ dàng. Tại Vermont, cũng có 2% cử tri Dân Chủ viết tên đề cử đại một ứng viên khác không phải là TT Obama. (Trái với suy đoán của nhiều người, bên đảng Dân Chủ cũng có bầu sơ bộ như bên Cộng Hòa, nhưng không ai chú ý vì chỉ có một ứng viên nghiêm chỉnh duy nhất là TT Obama.)

Vấn đề lớn của TT Obama là, khác xa với kỳ tranh cử trước trong đó thiên hạ chẳng biết ông là ai, mà chỉ hoàn toàn tin tưởng vào những lời thề non hẹn biển của ông thôi, bây giờ là lúc mà cử tri đã có trước mắt ba năm thành quả của ông. Tất cả những lời hay ý đẹp làm mê mẩn thiên hạ bây giờ đã nhường chỗ cho những chia rẽ đảng phái nặng nề nhất, cả chục triệu người vẫn thất nghiệp, mất nhà, vật lộn với giá xăng đang leo thang vùn vụt.

Theo tin của điện báo Drudge, một cây xăng ở gần Los Angeles đã bán xăng thường với giá $6,19 đô ngày 7 Tháng Ba! Giá xăng tăng sẽ tác hại mạnh nhất trên giới lợi tức thấp như giới lao động lãnh lương tối thiểu hay những người lãnh tiền già cố định. Ta cũng không nên quên giá xăng tăng dần dà sẽ kéo theo sự gia tăng toàn diện của giá cả khi chi phí nhiên liệu và chuyên chở tăng cho tất cả các hàng sản xuất hay nhập cảng. Theo báo kinh tế Bloomberg, chỉ số giá chi tiêu (consumer price index) đã bắt đầu tăng vọt từ Tháng Hai, lên 0,4% (4,8% một năm), so với 0,2% (2,4% một năm) trong Tháng Giêng.

Truyền thông dòng chính đã bênh vực TT Obama và nhận định tổng thống Mỹ không phải là người quyết định tất cả mọi chuyện trên thế giới. Điều này đúng 100%, nhưng lại không được các nhà báo cấp tiến và các chính khách Dân Chủ áp dụng cho TT Bush khi giá xăng tăng vọt mùa hè 2008. Khi đó, họ đồng loạt tố giác TT Bush nếu không thông đồng với tài phiệt dầu hỏa thì cũng là bất tài vô tướng. Bây giờ thì họ lại cho là .. tại thế giới. Vẫn là chuyện … đổ thừa thôi.

Chủ bút tạp chí Newsweek Fareed Zakaria biện minh giá xăng tăng vì tăng trưởng kinh tế quá nhanh tại Ấn Độ và Trung Cộng. Sự thật là trong ba năm dưới TT Obama, giá xăng tăng gần 100%, trong khi tăng trưởng kinh tế Tầu là 7%-8% một năm và Ấn là 5%-6% một năm.

Theo Washington Post, sự bất mãn (disapprove) đối với TT Obama về chính sách kinh tế của ông hiện nay đã lên đến cao điểm 60%, với 50% chống đối một cách mạnh mẽ (strongly disapprove) trong khi ủng hộ mạnh mẽ (strongly approve) chỉ có 14%. Nếu giá xăng tiếp tục tăng kiểu này thì bất cứ ứng viên hạng ruồi nào của Cộng Hoà cũng vẫn hạ ông được, vì tất cả những hứa hẹn của ông sẽ vô nghĩa so với thực tế khó khăn mà người dân đang trải qua.

Nói tóm lại, trong cuộc bầu cử năm nay, dân Mỹ sẽ được lựa chọn giữa những ứng viên yếu nhất trong lịch sử cận đại Mỹ, từ Obama đến Romney hay Santorum. Chính trường Mỹ đang đi về đâu? (18-3-12)

Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Ý kiến bạn đọc
25/03/201205:19:28
Khách
Cái ông đói mà các ông lại đi lo cho nhà giàu, nào là tăng tiền thuế quá cao, có hãng insurance nào lỗ đâu, còn xăng lên giá thì ông biết rồi, cái băng dầu lửa Bush con, nó tăng giá rồi ai lảm được gì nó.

Ông thấy ông Koch vua dầu lửa bõ tiền vận đông cho đảng Cộng hoà, nó lên làm TT thì xăng còn cao hơn nữa, không phải $4 như ngày hôm nay.

Ông nghe nó vận động bầu cử cho Obama, bởi vì Obama là TT tốt đẹp, cho dù nó có nuốt lời đi nữa, thì GẠO ĐÃ THÀNH CƠM rồi ông ơi, Ông thấy đảng của ông đi bầu cử chọn TT có vài người, họ chờ đi bỏ phiếu cho Obama ông biết không.

Má Bush con, vơ Bush cha còn nói, chưa có cuộc bầu cử nào xấu như kỳ này, mọi người đảng cùa ông đều chán chường khi nghe chữ Cộng hoà, chỉ có ông không biết mà thôi. Tôi chắc chắn rằng ông sẽ không miết, khi Bush con lỡ lấy tiền rồi.

Không như VU Linh nói Obama là TT chia rẻ dân Mỹ, giờ đây ông thấy chưa đảng của ông đoàn kết lại đứng sau lưng Obama, bỏ phiếu cho Obama.
24/03/201214:11:06
Khách
Thật sự người cao niên và nghèo khó đã không còn chọn lựa nào cả vì obamacare đã cắt $500 tỉ đôla rồi ! Hiện tại hầu hết các bảo biểm đều tăng giá để phải bù vào thiếu hụt do obamacare tạo ra cộng thêm không có khả năng tổng thống, nên obama làm cho giá xăng tăng vọt !!! gánh nặng phải trả thêm tiền bảo hiểm hay medicare , medicaid rồi lại trả thêm tiền xăng tăng giá - và các thứ khác chắc chắn cũng phải tăng giá do giá xăng dầu lên cao, thử nghĩ đồng bào có thấy obama xứng đáng được bầu làm tổng thống thêm 4 năm nữa không ? hay xem lại khi obama mới lên làm tt , nợ trên đầu 1 người đi làm đóng thuế gần $35,000 đôla và hôm nay 24 tháng 3 năm 2012 là hơn $138,000 đôla rồi !!! Chúng ta có muốn con, cháu, chắt làm nô lệ để trả nợ cho obama không ???
25/03/201204:37:19
Khách
Nếu tôi đoán không lầm thì Le-Van hay Thien-Tam" tuy hai mà một "( Một Email address) ? Do đó, nếu ước đoán của tôi là sai (nghĩa là Le-Van và Thien-Tam là hai) thì tôi có lời xin lỗi trươc . Và xin mời bạn Le-Van ghé lại phần góp ý của tôi, trong phần gửi bạn Thiện-Tam. Cám ơn nhiều lắm. Vubinh
22/03/201201:58:30
Khách
Không phải thiếu nhân tài, mà chính là không thể BỊP được dân nữa. 12 năm sau nữa may ra mới có thể có Tổng thống đảng Cộng hoà, chúng nó dành ăn chửi bới lẫn nhau mà không hề biết nhục sao?? Chúng nó chiến đấu dành quyền lợi cho ai??? Những người ủng hộ Romney là thành phần trên 100 ngàn lương năm theo kết quà bầu phiếu, các ngài đói meo râu mà theo vuốt đuôi bợ đít.
Ờ đời này không ai nói giàu là cái tôi cả, chỉ có VL nói lấn này ít nhất là lần thứ hai. Đói như ông mới là cái tội
22/03/201219:19:43
Khách
Chọn người đạo đức tài ba? Bầu cử tiến tới nhờ dân chủ, nhưng từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, năm năm tháng tháng, ngày ngày trôi qua,khó tìm được nguồn tin có mang hình thức BẢO THỦ, tuy rằng thống kê chỉ có 27% là LIBS, 73% còn lại là BẢO THỦ/ Trung dung. Tin tức thiên vị thì kiến thức người dân khó chuẩn định và dân chủ cũng vì thế bí chệch hướng. Sai hướng chắc chắn DÂN CHỦ không thức mà NGỦ. Từ đó chẳng những lá phiếu thiếu định hướng lại gặp lúc kinh tế ngồi bệt dưới chân đồi thì làm sao có được cuộc bầu cử ĐÚNG NGƯỜI, ĐÚNG VIỆC. Nói tới Bảo thủ là liên tưởng tới sự dè dặt cũng như què quặt trong đấu tranh, đúng hơn là MŨ NI CHE TAI, TRỜI KÊU AI, NẤY DẠ. Loáng thoáng từ bầu cử 2008 phát hiện từ SOCIALIST từ một nữ nhân ( Tea Party) nào đó và cũng nhí nhỏm chút đỉnh qua Mông-xừ Mr. Gỉngich trực diện với những cụm từ cấm cản từ lâu. Vì vậy với lá phiếu cá nhân người viết nhiều khi ở nhà đúng hơn nhất là khi xăng nhớt tăng vô tội vạ, hưu non làm sao sống nổi qua ngày. Thế giới khó tìm bà đầm thép- IRON LADY- thời hiện tại dù máy móc copy linh họat nhưng làm sao copy thêm trong các cuộc bầu cử khắp năm châu, bà đầm MARKEL. Chỉ còn nước nguyện cầu THƯỢNG ĐẾ hãy yêu thương nhân loại. Cầu nguyện
24/03/201204:08:34
Khách
Gửi bạn Thiên-Tâm ! Tôi thật vui mừng khi biết được bạn là người theo dõi thời cuộc rất "Sít sao",đến nỗi không chừa một khoảng trống cho chữ "Nếu". Trong phần góp ý ngày 22-3-2012, bạn đã đưa nguyên câu phát biểu của Chuẩn Ứng-cử TT đảng Cộng-hoa ,Rick Santorum ( bên cạnh câu chữ Anh, lại thêm phụ đề câu chữ Việt-phần phiên dịch ra Việt có phần lẫn cẫn đấy, nhưng không sao) và cho là " tia sáng cuối đường hầm" mà đảng Dân-chủ đang chờ mỏi cổ. Đây quả thật là một tin vui cho bạn và cho bọn truyền thông phe cánh tả như Moveon.org , MSNBC,CNN,ABC.v.v có cơ hội khai thác triệt để ,sao cho có lợi cho phe nhóm. Tuy nhiên , sang tới ngày hôm sau 23-3-2012, Rick Santorum lại tuyên bố ngược lại và chắc chắn khiên bạn và bọn truyền thông cánh tả nghe được ,không hài lòng cho lắm . Vì bạn và tôi đều là dân "da vàng mũi tẹt" cả, nên tôi có lời nhắn gừi thế này :" Mỗi lần nghe thấy các Chinh-trị-gia nói năng điều gì ,trươc tiên hết là cần thời gian suy nghĩ ( bằng cái đầu, chứ không phải bằng đầu gối) đăt câu hỏi và tìm câu trả lời chính xác ,thứ đến là nghiệm xem các phát biểu ấy của Họ có hậu ý gì không ? sau đó có Tung hô hay chỉ trích cũng không muộn màng gì . Người Việt mình quen thói "Suy bụng ta ra bụng người "nên thường mắc bẫy và chuốc trăm cay nghìn đắng trên Chính-trường, cũng như trên Tình-trường là vậy".Cổ nhân dạy ta " Biết mình biết Người, trăm trận trăm thắng '. Thật đúng hay sai ??? . ! Vubinh

24/03/201202:14:03
Khách
Đảng Cộng hoà có Ứng cử viên TT Santorum ủng hộ Obama làm TT, các Ngài là gà con chỉ biết gáy chờ ngày cắt cổ, các Ngài không có tiếng nói và chẳng hiểu biết gì thành ra la làng, hãy xem Gingrich, Santorum, Rick Perry khinh Romney như CHÓ, nói tên này chơi DƠ.

Ngày nay internet, TV phát triển quá nhanh, làm sao đảng Cộng sản lừa BỊP dân được nữa chừ, RÁNG KHÓC ĐI Nhen, thua rồi chờ đi 12 năm nữa vẫn cỏn không thấy TT đảng Cộng hoà. Đảng cướp háu ăn như lợn, chúng nó tự tiêu diệt lẫn nhau.
23/03/201218:40:59
Khách
Đất nước Hoa-kỳ không thiếu gì người Tài-Đức sẵn sàng hy sinh ra gánh vác việc Nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh sinh hoạt chính trị hiện nay, Người Tài-Đức không có chỗ "Dựa",chứ nói chi chỗ "Đứng". Cuối cùng thì sân khấu chính-trị toàn là vua "Hề". Kẻ " bất Tài " thì lượm được mớ chữ nghĩa từ Havard, Yale, hay từ Newyork để hù hoạ thiên hạ ; còn kẻ "thât Đức" thì luôn sài từ tranh đấu cho"Dân nghèo" hay "Nhân quyền" để kiếm phiếu, đên khi có "Quyền" rồi, thì "Tiền thầy bỏ đầy túi". Chúng ta không nên trách cứ những người "Tài-Đức" là tại sao việc đại sự như vậy ,mà họ "làm ngơ" để cho kẻ Bất-tài, Thất-đức tung hoành dọc ngang.? ? . Có lẽ là vì họ hiểu ý nghĩa của câu :" Khôn cũng chết, Dại cũng chết, nhưng Biết thì Sống" hay như câu tục ngữ Hy-lạp " Hãy tự biết mình" chăng . Who know ? Vubinh
23/03/201216:00:02
Khách
Khi obama nhận chức, nợ trung bình trên đầu 1 người đi làm đóng thuế gần $35,000 đôla ; sau 3 năm hôm nay là $138,000 đô la . Nó ăn như vậy thử hỏi khi không còn gì thì obama và tay chân hạ bộ phải xơi c.. thôi . Bọn lải đủa , lải kim obama và đồng bọn hút máu mủ người dân ghê quá ! Mà bọn tay chân hạ bộ obama cứ nâng bi thổi kèn tên này mãi không thẹn sao ?
23/03/201203:06:06
Khách
Santorum suggests that re-electing Obama would be better a Romney presidency.

Santorum còn nói Obama làm Tồng thống thì tốt đẹp hơn là Romney, mấy Ngài đang nằm mơ.

Rick Santorum suggested Thursday that re-electing President Barack Obama would be better than electing Republican rival Mitt Romney, a statement that is arguably his toughest criticism of Romney to date.

http://news.yahoo.com/blogs/ticket/santorum-suggests-electing-obama-better-romney-presidency-211531760.html
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.