Hôm nay,  

Sau Thỉnh Nguyện Thư Ta Làm Gì Nữa? Hãy Tiếp Tay Duy-Trì Ban Việt - Ngữ Đài VOA

19/03/201200:00:00(Xem: 14742)
Vừa qua, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ mà người trong nước quen gọi là Đài "VOA" (đọc như "loa," tắt cho nhóm chữ "Voice of America") đánh dấu 75 năm thành-lập Đài. Thế có nghĩa là đài đã có mặt từ năm 1937 và những buổi phát thanh tiếng Việt đã bắt đầu từ năm 1942 trong Thế-chiến II khi Hoa-kỳ có nhu-cầu đưa tiếng nói của mình vào Việt-nam trong cuộc chiến chống lại Nhật-bản.

Tôi được cái may mắn đã gặp và quen với những người đầu tiên làm việc cho đài VOA ban Việt-ngữ, những người như ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Đức Lâm. Ông Thanh là một thanh-niên ở Hải-phòng khi quân-đội Nhật bắt đầu sang VN vào năm 1940. Một hôm, ông thấy một quân-nhân Nhật ăn hiếp một người VN. Tức-khí, ông tát cho anh quân-nhân Nhật kia một cái xong ngay sau đó, đã phải chạy trốn bán sống bán chết vì sợ người quân-nhân kia sẽ kéo bè kéo đảng đến trả thù. Theo ông kể, bí đường trốn, ông bèn chạy lên một chiếc tàu ngoại-quốc sắp ra khơi và thế là ông thoát rồi trở thành một thuỷ-thủ. Về sau, khi tàu cặp bến New York ông nhảy tàu và ở lại để rồi dần dần trở thành công-dân Mỹ và trong một thời-gian dài, khoảng hơn 20 năm, đã là một thứ cột trụ mà người Việt-nam nào đi qua New York cũng quen biết và được đón rước về nhà đãi đằng một cách rất ân cần.

Sở dĩ ông thành được công-dân Mỹ dù đi lậu vào Hoa-kỳ là vì người Mỹ rất thực-tiễn, khi họ cần người thì họ không hỏi anh học tới đâu, có bằng-cấp gì về phát thanh không mà lập-tức thu nhận vào đài, rồi tìm cách huấn luyện anh sau. Đó là lý-do ông Nguyễn Đức Thanh, tuy có tật cà lăm vẫn được thu nhận như thường. Còn ông Lý Đức Lâm thì là người Nghệ, giọng rất nặng, nhưng cũng vậy, Mỹ họ không cần biết ông ta có nói tiếng tiêu-chuẩn hay không, họ thâu nhận liền và còn cho dạy cả tiếng Việt cho những quân-nhân hay nhà tình-báo đầu tiên của Mỹ (như trong OSS, Office of Strategic Services, tiền-thân của CIA) gửi sang VN thời bấy giờ. Có lẽ vì ông Lâm không hẳn đã là một nhà giáo nên phía Mỹ họ đã cặp ông với một nhà ngôn-ngữ-học lịch-sử hàng đầu của Mỹ lúc bấy giờ đang dạy ở Columbia University, ông Murray B. Emeneau, một chuyên-gia thượng-thặng về tiếng Phạn (Sanskrit) của Ấn-độ. Cứ như thế, ông Lâm dạy đến đâu thì ông Emeneau phỏng vấn ông tới đó để tìm ra những nguyên-tắc về ngữ-pháp tiếng Việt, và cuối cùng ông đã viết được nên một trong những cuốn ngữ-pháp giá-trị nhất về tiếng Việt của chúng ta (cuốn Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar mà Viện Đại-học Berkeley in ra năm 1951).

Ông Thanh thì mất đã lâu, khoảng cuối thập niên 1960 ở New York, nhưng ông Lâm thì sau này còn đi theo đài VOA xuống làm việc nhiều năm ở đó khi Đài chuyển về Washington DC và ông chỉ mất ở Maryland cách đây khoảng 10 năm hơn mà thôi.

Tin động trời

Với một đài có lịch-sử lâu năm như thế gắn bó với VN, người ta không khỏi sửng sốt khi gần đây có tin là, viện cớ chính-phủ Mỹ cần tiết-kiệm ngân-sách, Ban Việt-ngữ Đài VOA cần giảm nhân-viên từ 14 người xuống còn có 5 người. Nói cách khác, đây là một hình-thức dẹp luôn chương-trình này, sau khi nó đã tồn tại 70 năm (1942-2012). Rõ ràng đây là một chuyện làm mờ ám, có thể là vì ban Việt-ngữ hiện không có giám-đốc, tức là một người có thể nhân danh nó mà tranh đấu cho sự duy-trì chương-trình.

Tin này khủng khiếp tới mức, ở ngay từ ở VN đã có sự lên tiếng của Đại-lão Hoà-thượng Thích Quảng Độ từ hôm 27/2/2012. Viết thư cho Tổng-thống Obama cũng như Chủ-tịch Hạ-viện (tức Chủ-tịch Quốc-hội) John Boehner, vị Đệ ngũ Tăng-thống của Giáo-hội Phật-giáo VN Thống nhất nói:

"Trong những năm dài bị lưu đày, sống cô lập trong ngôi chùa nhỏ ở miền Bắc từ năm 1982 đến 1992, đài phát thanh là phương tiện duy nhất nối tôi với thế giới bên ngoài. Mỗi ngày, tôi theo dõi các đài quốc tế, trong có Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ - VOA. Đối với tôi, các đài ấy là cầu nối thực hữu đưa tôi về sự sống. Không những cung cấp cho tôi tin tức trong thế giới, mà chúng còn là người bạn đồng hành, giúp tôi thoát cảnh quạnh hiu. Trong những ngày đen tối ấy, cùng bị lưu đày theo tôi, mẹ tôi đã qua đời vì đói và lạnh, các đài quốc tế đã giúp tôi bớt cô độc, giữ vững tinh thần và đương đầu với hoàn cảnh.

Tôi vừa được tin Đài VOA sẽ bị cắt giảm ngân sách và có nguy cơ chấm dứt các chương trình phát thanh về Việt Nam. Đây sẽ là sự mất mát lớn, không những cho hàng triệu thính giả tại Việt Nam và tại các nước phi dân chủ khác, mà còn là sự mất mát cho Hoa Kỳ, vì đài VOA cưu mang cho cả uy thế của Hoa Kỳ.

"Trong thế giới dân chủ, tin tức được xem như chuyện hiển nhiên. Từ những nguồn khác nhau, tin tức tràn ngập tới các quốc gia - bằng báo chí, đài phát thanh, Internet hay truyền hình - nhiều đến nỗi không biết nên chọn thứ gì. Tại Việt Nam thì không được như thế. Dưới chế độ độc đảng, nước chúng tôi chẳng có báo chí tự do, chẳng có đài phát thanh hay truyền hình tư nhân và độc lập. Đảng Cộng sản kiểm soát mọi nguồn tin. Ngay cả truyền hình vệ tinh quốc tế chỉ phát đi ba mươi phút sau, để cho Đảng Cộng sản có thể nghe trước và kiểm duyệt những chi không thích ứng. Đối với người dân sống dưới chế độ kiểm duyệt, nghe được các đài quốc tế như đài VOA là chuyện cực kỳ quan trọng. Sẽ là một bi kịch nếu Tiếng Nói Hoa Kỳ - VOA - bị giảm thiểu thành “tiếng thì thầm của nước Mỹ”. Tôi hy vọng rằng Tổng Thống sẽ khẩn cấp xét lại vấn đề này, và tiếp tục lưu giữ chương trình phát thanh cùng tiếng nói thiết yếu ấy."

Tiếng nói của các nhà dân-chủ

Ngày hôm sau, ba nhà tranh đấu cho dân-chủ ở Hà-nội cũng tức-khắc viết thư chung cho Quốc-hội Hoa-kỳ, với nội-dung như sau:

"Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2012

"Kính thưa các vị Dân biểu, các Thượng nghị sĩ của Quốc Hội Hoa Kỳ

"Chúng tôi, những người ký tên dưới đây xin gửi tới các Ngài thỉnh nguyện thư kêu gọi sự ủng hộ của các Ngài dành cho Ban Việt ngữ VOA.

"Chúng tôi được biết ban lãnh đạo VOA có kế hoạch ngừng chương trình phát thanh của VOA tiếng Việt, đồng thời cắt giảm từ 14 nhân viên xuống còn 5 nhân viên. Chúng tôi cho rằng kế hoạch này không phù hợp với tình hình hiện nay tại Việt Nam.

"Đài VOA tiếng Việt đã phát sóng về Việt Nam trong suốt hơn 60 năm qua, nó đã chuyển tải tiếng nói của nhân dân Hoa Kỳ đến nhân dân Việt Nam. VOA tiếng Việt đã cung cấp những thông tin trung thực và cần thiết từ khắp nơi trên thế giới cho nhân dân Việt Nam.

"Đài VOA tiếng Việt đã và đang được đông đảo người dân Việt Nam trên khắp cả nước, mà đặc biệt là ở các vùng nông thôn và miền núi lắng nghe. Bởi ở những nơi đó báo chí của nhà nước Việt Nam và internet chưa được kết nối.

"Đài VOA tiếng Việt đã thực sự là người bạn thân thiết và tin cậy của nhân dân Việt Nam trong suốt nhiều thập kỷ qua.

"Đặc biệt, đối với những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam. Những người đang mong muốn xây dựng mối quan hệ đồng minh với chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ. VOA tiếng Việt là công cụ, phương tiện để chúng tôi bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình với nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế. Đó là những điều mà chúng tôi không thể có được ở trong đất nước Việt Nam. Trong khi chính phủ cộng sản có trong tay khoảng 70 đài phát thanh và truyền hình, cùng với hơn 600 tờ báo, tạp chí. Chính phủ cộng sản Việt Nam đã đầu tư hàng trăm triệu Đô la mỗi năm để duy trì hoạt động của những đài phát thanh và báo chí. Với mục đích duy trì chế độ độc đảng phi dân chủ, chế độ này không đem lại lợi ích cho chính nhân dân Việt Nam cũng như lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiện nay, phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của đài VOA tiếng Việt trong việc chuyển tải thông tin đến nhân dân Việt Nam và bạn quốc tế.

"Bởi sự cần thiết của đài VOA tiếng Việt đối với nhân dân Việt Nam. Và đó cũng là ảnh hưởng của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ với nhân dân Việt Nam. Vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.

"Chúng tôi kêu gọi các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ hay ủng hộ cho việc tiếp tục duy trì chương trình phát thanh của đài VOA tiếng Việt.

"Chúng tôi chân thành cảm ơn.

"Ký tên: Luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn."

Từ Đài-loan

Từ Đài-loan, ngày 2 tháng 3, hai linh-mục Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Hùng Cường cũng có thư gởi bà Ngoại-trưởng Hillary Clinton để nói:

"Là những linh-mục Công-giáo đã từng giúp đỡ cho hàng ngàn nạn-nhân của việc buôn người từ VN sang Đài-loan từ gần một thập-kỷ, chúng tôi có thể làm chứng về giá-trị của các chương-trình phát thanh tiếng Việt của Đài VOA. Những buổi phát thanh này đã mang lại hy-vọng cho người dân Việt về một tương-lai khá hơn trong đó có tự do, dân-chủ và nhân-phẩm. Trong khi các tự do căn-bản tiếp-tục bị đàn áp ở Việt-nam và Hà-nội thì cưỡng lại những lời kêu gọi đương đầu với tệ-nạn buôn người, chúng tôi tin tưởng mãnh-liệt rằng việc tiếp-tục các chương-trình tiếng Việt của Đài VOA còn thiết-yếu hơn bao giờ hết để mang lại những đổi thay dân-chủ ở VN và đẩy mạnh việc gắn bó hơn nữa trong quan-hệ giữa hai dân-tộc. Chúng tôi khẩn khoản yêu-cầu Bà hãy can-thiệp để giữ lại chương-trình phát thanh tiếng Việt trên Đài VOA vì lợi-ích quốc gia của cả hai nước, nhất là trong khi Hoa-kỳ đang "trở lại Á-châu" để bảo vệ tốt hơn nữa nền hoà-bình, an-ninh và thịnh-vượng trong khu-vực."

Vì sao ta cần nhập cuộc?

Dựa lên trên ba chứng-từ nặng ký trên đây, chúng ta có thể thấy hết cả sự nguy ngập của tình-hình nếu như Ban Quản-trị các Đài phát thanh phát hình (BBG, Broadcasting Board of Governors) của Mỹ nhất quyết tiến-hành với ý-định dẹp bỏ 2/3 số nhân-viên của Ban Việt-ngữ Đài VOA trong một ngày rất gần đây.

Là những người Mỹ gốc Việt, trước nhất chúng ta cần đồng-cảm với các đồng-bào ở trong nước. Nói như Đại-lão Hoà-thượng Thích Quảng Độ, chúng ta ở ngoài này, ở trong một nước tự do, chúng ta dễ coi chuyện thông tin là quá tự-nhiên, bất cứ giờ nào ta muốn tìm tin tức về bất cứ vấn-đề gì trên thế-giới, ta có thể tức-khắc có ngay: qua báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình và Internet. Vì thế nên ta dễ tưởng lầm là ở VN giờ đây, người dân VN cũng dễ có tin tức và những quan-điểm, xã-luận hay thảo-luận đa chiều về đủ mọi vấn-đề trên thế-giới. Nghĩ như vậy là chúng ta sai hoàn-toàn và đó có lẽ là lý-do ở ngoài này, chúng ta chưa thấy có phong trào hay một cuộc vận-động rầm rộ để mà cứu các chương-trình Việt-ngữ của Đài VOA.

Đồng-ý là hôm mồng 6 tháng 3 vừa qua, trong cuộc ra quân rầm rộ của hơn 500 đồng-bào lên náo động Quốc-hội Hoa-kỳ, cả Hạ-viện lẫn Thượng-viện, chúng ta đã đến thăm được gần 200 văn-phòng Dân-biểu Nghị-sĩ để đưa những yêu-cầu và nguyện-vọng của chúng ta về nhân-quyền, chúng ta cũng đã nêu được ra quan-tâm của chúng ta về quyết-định thiếu suy nghĩ của Ban Quản-trị các Đài phát thanh phát hình. Trong đoạn 8 của bảng lập-luận ("Talking Points") mà các phái-đoàn mang lên Quốc-hội hôm đó, chúng ta có nêu ra:

"Thí dụ, gần đây Ban Quản-trị các Đài phát thanh phát hình (Broadcasting Board of Governors) quyết-định cắt bỏ ngân-sách cho chương-trình phát thanh tiếng Việt của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Trong một nước [như VN] mà tất cả các phương-tiện truyền thông đại-chúng nằm trong tay chính-phủ, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cũng như Đài Á Châu Tự Do là những cánh cửa vô cùng quan-trọng để nhìn ra thế-giới bên ngoài cũng như là những nguồn tin không bị kiểm-duyệt. Lẽ ra, cộng-đồng chúng tôi cần phải được tham-khảo về những hiệu-ứng có thể của một sự cắt giảm ngân-sách dữ dội như vậy cũng như là thông-điệp mà một sự cắt xén như vậy sẽ đưa đến cho chính-phủ và nhân-dân VN.

"Do vậy chúng tôi yêu-cầu Dân-biểu hay Nghị-sĩ:

"... (4) Bảo vệ chương-trình Việt-ngữ của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ để cho nó khỏi bị những cắt xén dữ tợn như đang được Ban Quản-trị các Đài phát thanh phát hình dự-tính."

Mặc dầu tiếng nói của hơn 500 đồng-bào đã góp vào việc vận-động cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ hôm rồi, điều này vẫn chưa đảm bảo là Ban Quản-trị các Đài phát thanh phát hình đã nghe ra chúng ta. Vì thế nên chúng ta cần "bồi thêm" bằng cách viết cho các Dân-biểu Nghị-sĩ của đơn-vị hay tiểu-bang chúng ta một lá thư đơn giản, mà nội-dung có thể chỉ như sau (độc-giả có thể chép lại và điền những chỗ thiếu rồi gởi đi):

[Tên thành phố & Ngày] 

Honorable [Tên Dân-biểu hay Nghị-sĩ]
[Địa-chỉ văn-phòng ở Washington hay ở địa-phương]
Dear Senator (hay Congressman):

We have learned to our dismay that the Broadcasting Board of Governors has recently decided to cut out 2/3 of the personnel (9 out of 14 staff) of the Vietnamese Service at the Voice of America, pretexting the need to cut down on the budget of VOA.
We believe this to be an unconscionable act on the part of the BBG in view of the fact that such a cut would basically represent the elimination of a service that for fully sixty years has faithfully played the role of daily and living link between the government and people of the United States and the Vietnamese people.

Apparently, the people proposing such a cut have no idea what people's diplomacy is about and what the role of a media like the Voice of America represents. At a time when the avowed aim of the United States is to wish to see Vietnam democratized, it is unimaginable that one would want to cut the only source of official news coming from the United States of America.

With this letter, I would therefore plead with you to use your best influence not to let such an unwise proposition become reality. Please save the VOA Vietnamese Service.
Sincerely yours,
(Ký tên và địa-chỉ, số ĐT hay/và E-mail)

Tâm Việt

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.