Hôm nay,  

Thăm bạn bè ở San Jose

17/03/201200:00:00(Xem: 13957)
Trời Nam California vẫn còn cái lạnh mùa đông dù đã sang xuân. Chúng tôi gồm có Nguyễn Ngọc Luân, Đặng Diệm, Võ Quang Thủ, Nguyễn Châu Giám, Hoàng Đình Báu quyết định lên San Jose thăm bạn bè để sưởi ấm chút tình bạn còn lại lúc tuổi già. Trước đó được tin của Nguyễn Kim Khánh cho biết Nguyễn Nghĩa bị bệnh Alzheimer từ lâu, nay lại bị thêm “stroke”nữa nên chúng tôi lại càng đi lên sớm để viếng thăm anh.

Ngày thứ bảy 10-3-2012. Xe đò Hoàng đưa chúng tôi từ chợ ABC ở quận Cam, miền Nam California đi San Jose lúc 8 giờ sáng. Chúng tôi ngồi gần nhau, vừa mới hỏi thăm nhau thì được nhận một khúc bánh mì thịt hoặc một gói xôi đậu và một chai nước suối. Giám trông vui hơn mọi ngày vì ngoài thăm bạn bè Giám còn thăm con ở San Jose nữa.Chúng tôi lên San jose đã nhiều lần mà thường Kim Khánh ra đón rồi đưa về nhà. Chúng tôi hay nói đùa nhà Kim Khánh như một khách sạn vãng lai nhờ nhà rộng và lòng hiếu khách của anh chị Khánh. Ăn, ngủ và xem Paris By night 104 xong thì xe đò cập bến San Jose. Mọi người chuẩn bị xuống xe.

tham_ban_o_nha_nghia_medium

Tại nhà Nghĩa: Báu, Diệm, Bân, Giám, Nghĩa, Minh, Luân, Lập, Lợi, Khánh, Nam (Hình do Thủ cấp)
Qua cửa kiếng, tôi thấy nhiều bạn đang đứng dưới đất lóng ngóng chờ chúng tôi.Chúng tôi ngạc nhiên hầu như tất cả bạn bè cùng khóa ở San Jose đều có mặt.Tôi thấy:

Nguyễn Quang Lập cao nghệu đang đứng dựa gốc cây. Hồi ở quân trường, Lập ở trong toán hầu kỳ nay vẫn còn cao và chưa thấy già có lẻ nhờ nụ cuời duyên và đôi mắt tình đã làm Lập trẻ.

Bên cạnh Lập là Lê Thành Nam trang phục từ đầu đến chân toàn là hàng hiệu thứ thiệt. Năm ngoái lên San Francisco Nam đã nhiệt tình đưa chúng tôi đi thăm các vườn trồng nho để thử rượu vang.Nay Nam vẫn thế, vồn vã và thân mật.

Lặng lẽ bên Nam là Phạm Trọng Quỳnh, dáng dấp một một người tình già hơn một hạm trưởng già. Tôi nghĩ Quỳnh đang hát thầm bài “Tà áo tím” để chờ chúng tôi, bản nhac mà Quỳnh thường hát lúc còn ở quân trường Hải Quân Nha Trang. Có điều đặc biệt, Quỳnh tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa mà chẳng lúc nào thấy Quỳnh tham dự lể kỷ niệm trận Hải Chiến Hoàng Sa.

Trong đám đông tôi lại thấy Trần Hữu Bân với bao nổi khó khăn gần 40 năm nay vì chỉ còn một bàn tay, còn bàn tay kia đã cho VC lúc ở chợ Cồn Đà Nẵng năm 1970. Rồi bà xã qua đời 1973, Bân vẫn côi cút sống an bình với bạn bè và con cháu.

tham_ban_quy_ba_medium

Trước nhà chị Lộc có chị Lộc, chị Toàn, chị Khánh, chị Minh, chị Lập (Hình do Thủ cấp)
Xa một chút là Lê Kim Lợi, râu mép vẫn còn đen, tay ném tạ xa nhất trong khóa hồi ở quân trường. Số đẻ bọc điều,trong tù cũng như ngoài đời, ở đâu cũng có quới nhân phò trợ. Hiện Lợi vẫn còn đi làm dù trái tim đang mang “censor” cứ vài năm lại thay pin một lần, thế mà đi làm về vẫn thong dong bên ly rượu.

Lại thêm Nguyễn Cao Toàn, xương sống kẹp “platinum” vẫn ra đón chúng tôi.Toàn là nhà thơ dù chưa lần nào xuất bản sách nhưng lại say mê nghiêng cứu các học thuyết và nhớ thuộc lòng tiểu sử các danh nhân và còn là tay nghiên cứu các con Xì, con tẩy ở casino. Lúc tôi xuống xe. Toàn đến bên tôi và dí vào tay tôi một bài thơ mang tên “Đồng tình nổi dậy” đang làm dở dang nhưng khí thế. Đây là nhân tài của khoá BB nhưng sinh nhầm thế kỷ.

Cuốí cùng Hứa Hồng Minh với chiếc nón vải và bộ mặt giống mấy chú chệt bán xì dầu ở Chợ Lớn. Mặt hay làm nghiêm thấy dễ ghét, nhưng khi cười trông dể thương và khi nói thi ai cũng thích nghe. Minh xưa làm trưởng khối Quân số-Thuyên chuyển-Bổ nhiệm ở BTL/HQ nên chuyện gì cũng biết nhưng kín miệng.

Như vậy ở San Jose có 8 Bảo Bình đang sinh sống và tất cả đều ra bến xe “bus” đón 5 đứa tôi từ Nam Cali lên . Tổng cọng 13 BB chuẩn bị đến thăm Nguyễn Nghĩa. Nhờ Khánh đã chuẩn bị sẳn một bình hoa tươi nên chúng tôi chia nhau lên xe trực chỉ nhà Nghĩa.

Nghĩa dù ra trường sớm nhưng vẫn còn giữ liên lạc với các bạn bè cùng khoá và thường xuyên có mặt trong các cuộc họp mặt tại hải ngoại.Sau đó Nghĩa giải ngũ và tiếp tục học và đã tốt nghiệp Cử Nhân kinh tế, Đại Học Luật Khoa Sài Gòn năm 1972. Nghĩa cũng đã phục vụ tại Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam từ 1966 đến 1975.Qua Mỹ,bà xã Nghĩa qua đời năm 1992 tại San Jose. Nghĩa có hai con, một trai, một gái . Hiện tại Nghĩa sống với đứa con trai.

tham_ban_hq_trung_ta_medium

Hình HQ Trung tá Nguyễn Văn Lộc, nguyên Hạm trưởng HQ 503 (Hình do Thủ cấp)
Khoàng 20 phút ,các xe đã tập trung tước nhà Nghĩa. Theo sự chỉ dẫn của Khánh, chúng tôi xếp hàng vào thăm Nghĩa. Đi đầu là Minh cầm bình hoa rồi các bạn theo sau. Nghĩa ngồi trên chiếc sofa, bên cạnh là cái Walker, xa một chút là chiếc xe lăn, mặt trắng nhạt, hai mắt mở to không cử động và hướng về chúng tôi. Từng người đến trước mặt Nghĩa xưng tên để xem phản ứng của Nghĩa,thỉnh thoảng Minh lập lại tên người vừa mới tới nhưng không thấy Nghĩa mấp máy môi chứng tỏ Nghĩa không nói được. Một lát sau đôi môi Nghĩa mấp máy. Minh áp sát tai vào mặt Nghĩa nghe ngóng. Anh em xôn xao hỏi:

-Nghĩa nói gì đó Minh?

Minh ngập ngừng thông dịch:

Nghĩa nói:

-Tụi bây đến làm gì mà đông vậy.

Không biết Minh thông dịch có đúng không hay ông nói gà bà nghe vịt thì nguy.

Nam có đem theo iPad mới mua, nhưng chưa quen xử dụng nên nhờ con trai của Nghĩa chụp hình. Ngoài con trai giúp bố, mỗi tuần bệnh viện đều có gửi y tá đến chăm sóc Nghĩa 3 lần. Chúng tôi ra về và cầu nguyện cho Nghĩa sớm qua khỏi cơn hiểm nghèo.

Nghe Quỳnh nói ở San Jose có quán mì quảng Mỹ Khê với nhiều món ăn miền Trung ngon nên tất cả kéo nhau ra đó. Quán Mỹ Khê nằm trong khu vực gọi là Little Sai Gon giống như ở Nam Cali. Chúng tôi vừa ăn vừa nói đủ mọi thứ chuyện. Nam nói nhiều nhất và được mọi người trong nhà hàng chú ý bởi bộ cánh nhiều màu sắc sặc sở. Từ chiếc nón gắn nhiều huy hiệu xanh xanh, đỏ đỏ đến cái túi xách, đôi giày cũng khác người. Nam nói lúc nầy rảnh rỗi nhờ giao “Gift shop” ở San Francisco cho một người vừa mới mướn, thỉnh thoảng ghé thăm tiệm,cuối tháng đủ tiền xài. Ăn xong, Nam và Lợi dành nhau trả tiền,cuối cùng Nam thắng.Chúng tôi chia tay hẹn ngày mai gặp mặt tại quán Buffet.

Nam và Khánh đưa 5 chúng tôi về nhà Khánh. Tại nhà Khánh chúng tôi được Khánh mời uống rượu lể và đấu láo.Nam tiếp tục nói về thời oai hùng ở Duyên Đoàn 23 đóng ở Sông Cầu rồi bị thương trong cuộc hành quân hổn hợp với bộ binh tại mặt trận Xuân Lộc. Vui nhất là câu chuyên giữa trung úy Nam và Cao Bồi Luật. Huy hoàng nhất là Nam được giải ngũ sớm và làm thuyền trưởng tàu kéo, sau đó làm “Port Captain hay Port Master”ở quân cảng Cam Ranh. Đến 9 giờ tối, sợ Nam say xỉn lái xe loạng choạng nên mọi người bảo Nam về.Và chúng tôi đi ngủ sau một ngày gặp bạn bè.

Chủ Nhật 11-3-2012.Chúng tôi thức dậy sớm xuống nhà ăn sáng và uống cà phê với Khánh.Một lát sau anh chị Khánh đi nhà thờ. Đến 10 giờ Quỳnh đến chơi và chờ Khánh về để chở chúng tôi ra tiệm Buffet. Lúc đến tiệm Buffet, ngoài anh chị Khánh, Qùynh,Lợi, chúng tôi đã thấy anh chị Cao Toàn, anh chị Lập, anh chị Hứa Hồng Minh, một lát sau chị Lộc tới. Ăn uống no nê chúng tôi kéo nhau về nhà chị Lộc.

Chị Lộc chở tôi và Luân về nhà. Trước đó chúng tôi định lên thăm mộ Lộc sau đó về chùa nơi mà chị Lộc đã ký thác Lộc và thường đến thăm vào ngày rằm,mồng một hay ngày giỗ. Nhưng anh em lại bàn tính về nhà chị Lộc tiện hơn vi ngoài việc thắp một cây nhang trên bàn thờ Lộc chúng tôi còn có dịp thăm lại ngôi nhà mà trước đây chúng tôi thường đến lúc Lộc còn sống và làm việc cho đến khi lìa đời. Ngoài ra chúng tôi muốn họp khoá bỏ túi tại nhà chị Lộc vì nhiều chuyện đấu láo còn dang dở mà thời gian chẳng còn bao nhiêu. Chị Lộc đồng ý và chúng tôi xe trước xe sau lần lượt đậu trước nhà Lộc.

Căn nhà xưa vẫn như xưa, tại ngả ba đường với hàng rào sắt và tượng đôi cá heo đang âu yếm cùng nhảy phóng tới. Chỉ khác có thêm tượng Phật Bà Quang Thế Âm trắng toát đứng giữa hồ sen xanh với những cụm hoa uất kim hương (tulip) màu trắng chen lẫn những nụ hoa hồng đang hé nở. Ngoài ra trong nhà chị còn trồng nhiều chậu lan đủ loại.Quả thật chi Lộc đã bỏ nhiều thời gian và công sức săn sóc vườn hoa, cây cảnh xinh đẹp nầy và chắc ở nơi chín suối linh hồn Lộc cũng được thanh thản như dòng sông Hương hiền hòa muôn thuở. Chị nói bây giờ chị không còn làm thông dịch viên tiếng Hoa cho toà án nữa, hằng ngày chị trông cháu và đưa rước cháu đi học,cuối tuần chị đến chùa.

Bên trong căn nhà vẫn thế. Bàn ping pong đặt sau hiên nhà nơi mà Lập thường đến thăm Lộc và đánh banh không còn nữa.Phòng khách chỉ có thêm một bàn thờ với hình Lộc, một Trung tá Hạm Trưởng (HQ 503) kiên cường thuở nào.

Cây nhang vừa tàn. Chị Lộc mời tất cả ra phòng sau uống nước và nói chuyện. Đầu tiên,Luân đứng dậy mời các anh chị ở San Jose nếu thuận tiện về nhà Luân vào tháng 8 tới dự party,nhưng Luân chưa cho biết lý do. Tôi đề nghị Nam Cali phải tổ chức gì thêm trong dip party nầy của Luân may ra các bạn ở xa mới về . Luân đồng ý sẽ tham khảo ý kiến các bạn sau. Tiếp đến là tất cả các bạn đều tham gia hội luận. Riêng Giám hăng say nhất nói về tôn giáo. Hứa Hồng Minh nói về cuộc sống gia đình rât dí dỏm và hấp dẫn,tôi nói về sinh hoạt bạn bè dưới Bolsa. Trời về chiều, thời tiết ở San Jose lạnh hơn ở Nam Cali. Chúng tôi từ giã nhau trong niềm vui và lưu luyến.

Minh và Khánh chở chúng tôi về nhà Khánh. Tối hôm đó chúng tôi được chị Khánh cho ăn một bửa cơm bình dân nhưng thật ngon miệng như canh chua cá bông lau, cá bông lau kho tộ, thịt bò trộn xà lách, và một món xào chua ngọt. Mấy ngày không ăn cơm nên đĩa nào chúng tôi cũng làm hết sạch.

Ngủ một đêm ngon lành để sáng mai về lại Nam Cali. Sáu giờ sáng thức dậy đã thấy Minh gõ cửa mang vào nhà Khánh một thùng đựng bánh “Pâté Chaud” nóng hổi mời chúng tôi. Chúng tôi lại quây quần ăn bánh và uống cà phê trước khi lên đường. Tôi nhớ lần trước lên San Jose , Minh cũng đem bánh trung thu đến nhà Khánh mời bạn. Có gì đẹp bằng tình bạn cũng là tình chiến hửu lúc tuổi già.

Ngày Thứ Hai 12-3-2012. Minh và Khánh đưa chúng tôi ra xe đò Hoàng lúc 7 giờ 30 sáng. Trên đường lái xe, Minh nói với tôi và Thủ: “Với tuổi già, không nơi nào đẹp bằng cái nhà của mình, nhưng trong căn nhà không nơi nào thoải mái bằng cái giường của mình”. Mấy năm sau nầy nhờ hết việc làm nên Minh thường đến với bạn bè chứ hồi trước thắp đuốc tìm cũng không bao giờ thấy mặt. Từ giả hai bạn Minh và Khánh, xe đò khởi hành và sau 6 tiếng xe đưa chúng tôi về đến chợ ABC lúc 3 giờ chiều cùng ngày.

Chị Luân và chị Diệm lái xe đến chợ ABC đón Luân và Diệm. Bỗng chị Luân vui vẻ, ân cần mời tất cả chúng tôi đi ăn phở.Anh Luân đến bên chị Luân mỉm cười. Thấy anh chi Luân hạnh phúc quá nên tất cả đều tuân hành theo chị Luân vào ăn Phở 54 trong khu chợ ABC.Tôi nghĩ đó là lý do chúng ta phải gặp nhau vào tháng 8 năm nay tại nhà anh chị Luân.

California ngày 14-3-2012
Tam Giang Hoàng Đình Báu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.