Hôm nay,  

Hôm nay, mùng 8 tháng 3

10/03/201200:00:00(Xem: 10727)

Hôm nay, mùng 8 tháng 3

Tôi giặt cho bà cái áo của tôi .

Nếu bà còn nói lôi thôi,

Tôi đem giặt nốt cho tôi cái quần ” *

Không ai trên quả địa cầu này có thể quên được ngày mùng 8 tháng 3 . Nhứt là các ông lại càng không đưọc quyền quên. Trong lúc đó, ngày kỵ giổ Tổ tiên có thể quên được vì lý do bận công ăn việc làm .

Từ năm 1977, ngày mùng 8 tháng 3 đã được LHQ long trọng chánh thức ban hành làm Ngày Quốc tế Phụ nữ .

Những năm đầu tiên :

Một số sử gia và văn nghệ sĩ cho rằng Phong trào Giải phóng Phụ nữ thật sự bắt nguồn từ năm 1968 . Nhưng những người khác lại cho rằng nguồn gốc của Phong trào Giải phóng Phụ nữ manh nha từ những bản văn viết về hiện tượng xã hội này, những bài diển thuyết, những lời tuyên bố, cổ vũ Phong trào,... Giửa những năm 1967 và 1970, có nhiều nhóm hoạt động cho Phong trào Giải phóng Phụ nữ . Trong phong trào Tháng 5/68, có những buổi họp chỉ gồm toàn phụ nữ hoạt động cho nữ giới và ủng hộ những tổ chức chống thực dân và tranh đấu giai cấp .

Năm 1967, một tổ chức hổn hợp ra đời từ phong trào xã hội trên đây, mở những buổi hôi thảo về quan hệ Nam / Nữ . Đến năm 1970, nhiều nhóm khác xuất hiện nhưng không tồn tại được lâu dài Mùa Xuân năm 1970, một cuộc biểu tình công khai đầu tiên hô hào vận động thành lập Phong trào Giải phóng Phụ nữ được tổ chức tại Đại Học Vincennes, ngoại ô phía Đông Paris . Tháng 5/1970, một bài báo đầu tiên về Phong trào Giải phóng Phụ nữ xuất hiện trên tờ báo L'Idiot International (Thằng ngốc Quốc tế) dưới nhan đề “Chiến đấu giải phóng phụ nữ”. Bài báo được nhiều người cùng ký tên tác giả: Monique Wittig, Marcia Rothenburg và Margaret Stephenson .

Truyền thông lần đầu tiên nói về Phong trào Giải phóng Phụ nữ ngày 26/08/1970 khi một nhóm mươi phụ nữ kéo nhau tới Khải Hoàn môn ở Paris đặt vòng hoa tại Đài Chiến sĩ vô danh để tưởng niệm người Phụ nữ, để bày tỏ tình đoàn kết với Phong trào Phụ nữ Mỹ, cùng ngày này, ở Mỹ họ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Quyền Phụ nữ bỏ phiếu. Người ta đọc được trên một biểu ngữ căng lên trong dịp này khẩu hiệu “ Vô danh hơn chiến sĩ vô danh, Vợ của hắn”. Và một khẩu hiệu khác “ Một trong 2 đàn ông là một phụ nữ ”. Đến mùa Thu năm 1970, xuất hiện trên tạp san Les Partisans do nhà xuất bản uy tín Pháp Maspéro ấn hành, một bài báo nhan đề “Giải phóng Phụ nữ, năm thứ 0”, tập hợp những nhân chứng vô danh, những cây viết phụ nữ Pháp và Mỹ . Lời mở đầu rất quan trọng, có giá trị như một bản Tuyên ngôn về Phong trào Giải phóng Phụ nữ . Phong trào không giới hạn ở Huê kỳ, mà khắp nơi ở cả Đông âu, đồng loạt diển ra từ hai năm nay ở Anh, Hòa lan, Thụy điển, Đan mạch, Đức, Pháp . Giờ đây ở Ý, những nhóm phụ nữ tập hợp lại, họ học tập với nhau để cùng suy nghĩ tìm kiếm những phương tiện tranh đấu để giải phóng họ thoát khỏi những áp bức xã hội . Tới năm 1977, LHQ chánh thức ban hành “Ngày 8/3 là Ngày Quớc tế Phụ nữ ”.

Tuy nhiên, người Phụ nữ ngày nay, sau nhiều đợt giải phóng và bình quyền, thân phận của họ vẫn còn bị bức bách, thiệt thòi về nhiều mặt. Nên tranh đấu cho nữ quyền lúc nào cũng cần thiết .

Nữ quyền trước ngày bầu cử ở Pháp

Hôm 03/03 vừa qua, tại Tổng Hành dinh vận động tranh cử của Đảng Xã hội ở Quận VII Paris, ứng cử viên xã hội, ông François Hollande, tuyên bố chánh sách của đảng về vấn đề phụ nữ làm cho nhiều Đại diện Phụ nữ từ xa cũng đi lên Paris tham dự : “ Nếu tôi đắc cữ, Chánh phủ của tôi triệt để tôn trọng sự bình đẳng Nam/Nữ . Tôi sẽ cho tái lập Bộ Nữ quyền ” . Nữ tái tử Eva Darlan hỏi ông François Hollande “ Ông tuyên bố tranh đấu cho nữ quyền mà thứ nữ quyền nào ? ” . Cả Hội truờng nghe qua câu hỏi đều phát lên cười ầm .

Đó là câu hỏi đầu tiên mà ông François Hollande trả lòi để nói rỏ là ông “ muốn tranh đấu cho quyền bình đẳng Nam/Nữ, cho nhơn phẩm người phụ nữ, quyền cho mỗi người phụ nữ sống đúng như ý muốn của mình ”.

Cũng nhơn cơ hội này, ông nhắc lại “nạn thất nghiệp, làm việc ít giờ, ...vẫn còn trầm trọng ở người phụ nữ . Sự nghèo khó của những người phụ nữ một mình phải nuôi con, sự ngược đải, bạo hành trong gia đình, sự phân biệc đối xử ngoài xã hội, đều là những điều mà người phụ nữ ngày nay vẫn còn phải gánh chịu ” .

Ông trả lời tiếp “ Để thực hiện Nam/Nữ thật sự bình quyền, tôi sẽ giới thiệu số ứng cử viện Nam/Nữ vào Quốc hội trong kỳ bầu cử tới bằng nhau. Hủy bỏ trợ cấp cho Chánh đảng nào vi phạm luật bình đẳng Nam/Nữ. Về mặt xã hội, sau một năm để điều chỉnh, xí nghiệp nào không tôn trọng sự bình đẳng Nam/Nữ sẽ bị Chánh phủ cắt bỏ sự miển đóng góp và cả khoảng bảo hiểm xã hội cho xí nghiệ đó. Về sức khỏe, Chánh phủ sẽ xem xét để cho những trường hợp phá thai (IVG) sẽ được hoàn toàn miển phí ”.

Đặc biệt chỉ có ở Pháp, một Chương trình về Nữ Quyền được giảng dạy ở Năm thứ nhứt Ban Cử nhơn tại Đại Học Paris VII . Sinh viên tham dự rất đông . Đề tài thảo luận tại lớp là “ Phụ nữ bị nghèo khó hoành hành hơn đàn ông, đúng hay sai ? ” .

Thực tế ngày nay ở Pháp, trong việc chia xẻ trách nhiệm gia đình với chồng, người đàn bà Pháp vẫn lãnh 80% những công việc " khổ sở " như đi chợ, làm bếp, giặt giũ, săn sóc con cái. Thì giờ dành riêng cho bản thân, người phụ nữ trong gia đình chiếm được 2 giờ 37 phút/ngày, trong lúc ấy người đàn ông được hưởng 3 giờ 51 phút/ngày. Riêng thì giờ dành cho con cái, người đàn bà dành số thì giờ gấp đôi đối với ông chồng .

Những người đàn bà quyền lực

Ngày mùng 8 tháng 3 hằng năm vẫn diển ra với những lễ hội ồn ào, rùm beng, những chương trình cải thiện địa vị phụ nữ, những lời hứa tốt đẹp đủ loại, ...Nhưng tất cả đều bị dể dàng quên lảng sau đó. May nhờ những số liệu nhắc nhở trí nhớ con người : “ Hơn nửa tỷ phụ nữ trên thế giới còn bị mù chữ, cứ 1 phụ nữ trên 5 bị hành hung về thân thể hay hiếp dâm, ....” .

Trong lúc đó, người phụ nữ vẫn đảm nhiệm được những việc làm thường dành cho đàn ông, như làm lính cứu hỏa, gở mìn, phi công quân đội, cứu hộ trên biển khơi, bác sĩ cứu cấp, ... Họ biểu hiện sự dấn thân và can đảm ở người phụ nữ . Tất cả đều có nhan sắc đẹp lộng lẫy .

Bà Michelle Chambrion, 42 tuổi, để thuyết phục sự kính trọng của đồng đội, bà đã một mình vác lên vai một trái bom nặng 45 kg. Bà lảnh nhiệm vụ tháo gở mìn thời chiến tranh còn sót lại ở vùng biên giới Pháp-Đức, can thiệp các trường hợp nguy hiểm khác như xe hay những gói đồ gày chất nổ để ở nơi công cộng .

Bà điều khiển một toán đều đàn ông và vẫn ý thức được “ sanh nghề tử nghiệp ”. Nhiều lần Bà tâm sự “ Tôi không bao giờ biết chắc là mình sẽ về được tối nay hay không ? ” .

Maeva Lacroix, làm lính cứu hỏa từ năm 17 tuổi . Năm 27 tuởi, bà Lacroix lên Thượng sĩ . Mong đợi của Bà rất khiêm tốn : “ Tôi muốn đuợc chánh thức làm sĩ quan để điều khiển người khác ” .

Bà Johanne Dupont, 29 tuổi, học nghành Sinh học hữu cơ, lại chọn nghề Phi công trong Hải quân . của Tỉnh Brest, cực Tây-Bắc nước Pháp . Bà bay đi quan sát vùng biển để canh chừng cướp biển, canh chừng những tổ chức buôn lậu ma túy, đồng thời can thiệp tai nạn trên biển khơi ...

Về các mặt khác, ở địa vị cao hơn, người phụ nữ giử vai trò lãnh đạo quốc gia hay xí nghiệp lớn . Sự nữ hóa Chánh phủ hay xí nghiệp lớn diển tiến chậm chạp trong các nền dân chủ Tây phương . Racine, kịch tác gia cổ điển Pháp, cho rằng bản chất phụ nữ là nổi loạn khi nắm lấy trách nhiệm . Họ có tâm lý chập chờn, không cả quyết . Chỉ bởi vì họ là đàn bà .

Trong lúc ấy, Bà Magaret Tchatcher, Cựu Thủ tướng Anh, nghĩ nếu người ta muốn làm một bài diển văn, thì nên tìm người đàn ông . Nếu muốn hành động, nên tìm một người đàn bà .

Người phụ nữ đầu tiên chiếm địa vị lãnh đạo ở Liên hiệp Âu châu là Bà Nina Bang .

Ở Pháp, dưới thời Tổng thống Mitterrand, có nhiều phụ nữ trong Chánh phủ : Edith Cresson làm Thủ tướng, Elizabeth Guigou, Ségolène Royale, ...làm Tổng trưởng . Ngày nay, Chánh phủ của Tổng thống Sarkozy gần như thực hiện được Nam/Nữ bình quyền : 1/3 phụ nữ và 2/3 là đàn ông.

Trong khi đó, các nhà độc tài như Hitler, Staline, Franco, ...chủ trương khác hẳn : quyền lực không thể lọt vào tay phụ nữ, mà phải do đàn ông nắm giử .

Nước Pháp có 18, 5 % phụ nữ trong Quốc Hội, đứng hạn 58 % trên thế giới, dưới mức trung bình của Âu châu qui định là phải 20 % .

Ở Việt nam ngày nay, người phụ nữ giải phóng là những người được đảng cộng sản tuyển chọn gởi ra nước ngoài lao động đem tiền về cho đảng viên . Trước khi đi,họ đem tài sản thế chấp cho đảng để vài tháng sau đó, trở thành tài sản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì không có tiền trả lời cho ngân hàng nhà nước .

Nguyễn thị Cỏ May

Phụ chú :

2 câu đầu của Tú Sót . 2 câu kế của AT ( Sydney )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.