Hôm nay,  

Nhất Quốc Tam Kinh

10/03/201200:00:00(Xem: 12561)

Ba nỗi thất kinh của lãnh đạo Bắc Kinh

Trung Quốc có nền kinh tế được tiếp nước biển để đi xe đạp. Xe không lăn bánh là đổ, và đảng lăn. Người viết thường lý luận như vậy nên đã... thành nhàm.

Trung Quốc cũng là một quốc gia mà có ba nền kinh tế. Đó là chuyện "nhất quốc tam kinh". Trên cột báo này, người viết đã nói về chuyện đó từ nhiều năm nay, nhưng vẫn phải nhắc lại.

Vì địa dư hình thể không lấy chi làm "thiên thời địa lợi", xứ này có ba khu vực địa dư khác biệt nên đang sợ chuyện... nhân bất hòa.

Thứ nhất, vùng duyên hải miền Đông - nơi có độ ẩm đủ cao cho việc canh tác, trở thành khu vực tập trung Hán tộc, đất "Trung Nguyên" - là cửa sổ thông thương ra ngoài sau thời "cải cách" 30 năm trước. Người dân nơi đây có mức sống tương đối cao hơn cả, nhưng ở vào hoàn cảnh "đất chật người đông". Diện tích canh tác của xứ này chỉ bằng một phần ba của trung bình thế giới cho nên dù có Thượng Hải hay Quảng Châu rất hoành tráng, Trung Quốc chỉ đủ sức vặt mũi bỏ mồm. Và phải nhập cảng lương thực.

Tiến về hướng Tây là khu vực hoang vu bạt ngàn của những tỉnh lạc hậu, đông dân, bị khoá trong đất liền và thiếu phương tiện vận chuyển. Mức sống rất thấp khiến vựa người lầm than ở đấy vẫn phải Đông tiến để kiếm sống, hay làm loạn, một định nghĩa khác của "cách mạng".

Cả triệu "dân công", những người lưu tán từ quê hương nghèo nàn qua các tỉnh thành miền Tây, đang trở thành vấn đề, như đã từng là khi Mao Trạch Đông qua đó vét quân trong cuộc "Vạn lý Trường chinh" để vào làm chủ Trung Nguyên.

Sau cùng là khu vực ngoại biên ở chung quanh, theo chiều kim đồng hồ là từ Cao nguyên Thanh Tạng phía Tây Nam đến Tậy Tạng, tới đất Đông Thổ, hay là Tân Cương theo cách gọi mới từ 1949, rồi vùng Nội Mông và đất Mãn Châu phía Bắc. Khu vực thứ ba này còn nghèo hơn các tỉnh miền Tây, mà cũng là vùng trái độn chiến lược của Trung Quốc. Chữ "đồn điền" được phát minh là cho vùng đó, lính làm lực điền để bảo vệ cái đồn.

Trong lịch sử, bọn "Tứ Di" hay các dị tộc man rợ đã từng từ vùng biên vực này tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Chuyện Hung Nô, Tây Hạ, Liêu, Kim, Mông, Mãn vào đội mão Thiên tử là những trang sử lạnh mình - và mất mặt - cho Thiên triều. Vạn lý Trường thành từ thời Chiến quốc đến Cường Tần hay Đại Minh chính là biểu hiện vĩ đại của nỗi sợ hãi đó từ vùng biên vực.

Từ hơn nửa thế kỷ nay, chế độ Cộng sản vẫn chưa giải quyết nổi bài toán hội nhập ba vùng và kinh tế vì vậy vẫn cứ chia ba. Trung ương ở miền Đông tương đối trù phú vẫn phải quăng tiền đấm mõm miền Tây để tránh động loạn, và đưa quân vào kiểm soát khu vực ngoại biên để ngăn ngừa tai họa ngoại nhập.

Nhưng tai hoạ còn nguyên vẹn, vì thế lãnh đạo Bắc Kinh thời nay mới có ba điều kinh hãi....

***

Nỗi lo số một của các đấng con trời ngày nay là nội loạn.

Việc ngân sách của cảnh sát và an ninh nội chính lại còn cao hơn ngân sách của quân đội là một biểu hiện. Chế độ hộ khẩu tai ác và vô cùng bất lợi cho sinh hoạt kinh tế lẫn đám "dân công" mà vẫn được duy trì cũng là vì mục tiêu kiểm soát. Nơi đáng lo ngại nhất là miền Tây lạc hậu và nghèo nàn, vùng sinh hoạt của các dị tộc trong những đặc khu tự trị hành chánh.

Sau thời mở cửa, kế hoạch "Tây tiến" của thế hệ lãnh đạo thứ ba là Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ cũng nhắm vào việc đầu tư phát triển khu vực nội địa này, mà không thành. Thế hệ nối tiếp, của Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo, đành ráo riết phát triển miền Đông, trưng thu và bù đắp cho miền Tây theo kiểu "tái phân lợi tức" mà cũng không xong. Vì sự chống đối và phá hoại của nhiều đảng bộ ở địa phương.

Nỗi sợ thứ hai của các đấng con trời cũng xuất phát từ nguyên nhân kinh tế của nội dung an ninh.

Thiên triều đỏ phải ráo riết đầu tư bất kể lời lỗ để tạo ra việc làm cho dân chúng. Hiệu suất đầu tư quá thấp, bơm ra bảy tám đồng mới nâng sản lượng được một đồng, khiến kinh tế bị phao phí, và còn thổi lên bong bóng đầu cơ và lạm phát. Nhưng đó là cái giá cho việc ngăn ngừa thất nghiệp để ổn định xã hội.

Kết quả thì toàn dân toàn đảng đã sản xuất thừa và hỳ hục bán ra ngoài với giá rất rẻ. Trung Quốc đã vượt qua Đức rồi Nhật thành đại gia xuất cảng toàn cầu là vì nhu cầu an ninh đó.

Nhưng toàn cầu đang bị suy trầm, và hai nguồn nhập cảng lớn nhất của Hoa lục là Âu và Mỹ lại cứ lắc đầu và họ còn muốn xuất cảng nhiều hơn - vào Trung Quốc - để phục hoạt kinh tế.

Đầu máy xuất cảng mà chậm lại, đà tăng trưởng mà giảm sút, tới mức 7,5% là nhiều, như Kế hoạch năm năm thứ 12 đã đề ta năm ngoái và Quốc hội khoá 11 đang họp vừa mới thông báo, tình hình sẽ rất "căng". Con số tính nhẩm là tốc độ tăng trưởng an toàn của Trung Quốc phải là 8% trở lên. Dưới mức đó là rất dễ có loạn!

Nay mai, khi Trung Quốc mà bán tháo lượng thép, xi măng hay hóa chất đã sản xuất quá nhu cầu tiêu thụ nội địa thì cả thế giới sẽ hò la về "phép lạ Trung Quốc". Cũng đáng ghét như khi Bắc Kinh bênh vực các chế độ hung đồ tại Iran và Syria. Chi tiết lạnh mình là Thiên triều có một lượng thép dư thừa bằng sản lượng tổng hợp của Nhật Bản và Nam Hàn, bằng cả khối Âu Châu.

Nỗi kinh hãi thứ ba của lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay là vùng trái độn có thể rung chuyển....

Đây là khu vực ngoại biên mà trung ương phải triệt để kiểm soát, từ thời Tần Thủy Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế cho đến Mao Trạch Đông và Hồ Cẩm Đào.

Bây giờ, Tân Cương đã có loạn từ nhiều năm rồi. Rồi từ "khu tự trị Tây Tạng" qua tỉnh Tứ Xuyên, dân Tây Tạng biểu tình ngày một đông hơn và bạo hơn. Tăng ni và thanh niên Tây Tạng theo nhau tự thiêu để phản đối, từ 2009 đến nay đã có 26 vụ như vậy. Dân Mông Cổ ở Nội Mông thì nhìn qua biên giới phía Bắc với sự thèm thuồng: Cộng Hoà Mông Cổ nay là một nước dân chủ, khắng khít hợp tác với Hoa Kỳ và Nhật Bản, lại còn mời đức Đạt Lai Lạt Ma qua đó thuyết pháp!

Ý thức được nhu cầu kiểm soát vùng trái độn để bảo vệ nội an, lãnh đạo Bắc Kinh đã tung tiền đầu tư và mua chuộc các chính quyền Pakistan và Miến Điện, đã mở rộng địa bàn hoạt động của hạm đội Thiên triều đến các quân cảng của Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh, và Miến Điện, v.v...

Với kết quả là khiến Ấn Độ giật mình! Chính quyền Ấn Độ sẽ không đưa quân vượt Hy Mã Lạp Sơn vào "giải phóng Tây Tạng", nhưng lại ngó qua Hoa Kỳ và Đông hải, và mở vòng giao kết với Nhật Bản, nói chuyện an ninh với... Hà Nội.

Đâm ra sợ quá hóa dại.

Lãnh đạo Trung Quốc muốn mở rộng khái niệm "vùng trái độn" qua lãnh thổ Bắc Việt mà chẳng ai nói gì - vì Hà Nội nín thinh cúi đầu núp sau 16 chữ vàng. Nhưng khi Bắc Kinh coi vùng biển xanh lục, khu vực cận duyên tại Đông Nam Á - là Đông hải của Việt Nam - thì các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và dĩ nhiên là Hoa Kỳ đều phải quan tâm. Và lặng lẽ phản công.

Nghĩa là chối bỏ quyền bành trướng của Bắc Kinh.

Hoa Kỳ xác định vai trò Á châu của mình và liên kết với Úc, nối lại quan hệ quân sự với Phi Luật Tân và tăng cường hợp tác với Ấn Độ mà không chỉ vì hồ sơ A Phú Hãn. Rồi Miến Điện bỗng dưng tiến ra con đường dân chủ và khu vực hạ nguồn Mekong lại được nước Mỹ chiếu cố với nỗ lực đối thoại với Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên, Việt....

Nhìn từ Bắc Kinh thì hình như là Thiên triều đang bị bao vây!

***

Ở bên trong, người dân chưa giàu đã già. Lợi tức đầu người của bá tánh Trung Quốc vẫn thuộc loại "BA Bê", chỉ ngang Belarus, Belize hay Bolivia. Bằng con muỗi. Nhưng với bên ngoài, đây là nền kinh tế hạng nhì thế giới về sản lượng, có đạo quân hùng mạnh của cường quốc cấp vùng. Mà cường quốc đại lục này còn muốn trở thành cường quốc hải dương để bảo vệ luồng giao lưu buôn bán khắp năm châu và giao kết với mọi chính quyền độc tài, từ Bắc Hàn, Việt Nam tới tạn Sudan!

Quốc gia đói ăn và khát dầu này quả là đang làm thiên hạ sợ hãi. Nhưng ở bên trong, hay bên trên, lãnh đạo lại có ba nỗi hãi sợ còn kinh hoàng hơn! Chúng ta nên lạnh lùng nhìn vào ba nỗi thất kinh đó, và nghĩ đến kịch bản nước Tầu có loạn.

Khi nước toàn có lậu, lãnh đạo Hà Nội sẽ đứng ở đâu?

Ý kiến bạn đọc
26/03/201205:11:49
Khách
Bài viết hay quá, đầy kiến thức sâu rộng bao trùm nhiều lĩnh vực. Cám ơn ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã viết nên những bài thế này. Tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, tôi còn nhỏ tuổi chỉ biết nói lên suy nghĩ của mình, bao nhiêu năm đọc báo trong nước nhưng càng đọc càng thất vọng vì hình như chỉ dành cho phụ nữ, rất hiếm khi được đọc những bài báo hay về mặt chính trị kinh tế, tôi cảm thấy gần như chưa bao giờ đọc được những bài nào hay đến thế này. Xin tác giả đừng để ý những lời bình của con người như cvmcu vì ở việt nam còn rất nhiều người trình độ cỡ nông dân nhưng thích làm lãnh đạo và bình luận lung tung vì thật ra họ chẳng hiểu gì cả đâu. Tôi hy vọng ông sẽ còn tiếp tục những bài viết hay mà tôi chưa bao giờ bỏ lỡ, và những bài hay nhất thì tôi phải copy để làm tư liệu quý để lưu trữ. Xin cám ơn
12/03/201202:23:06
Khách
Độc giả CVMCU viết tiếng Việt còn sai lỗi chính tả (ví dụ: Bàng quan thì viết thành bàng quang -tức là cái bọng đái, cũ thì viết thành củ-củ cải, củ sâm, dễ tánh thì viết thành dể tánh...). Viết chính tả và bỏ dấu còn chưa xong, thì đã kết luận người này, người nọ là unprofessional!!? Bi kịch ở đời là như vậy đó! Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa có kiến thức uyên thâm, lại nói năng rất có chừng mực. Những bài viết của ông rất có tính thuyết phục. Những bài viết như vậy đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc mở mang kiến thức và sự quan sát. Cám ơn toà soạn Việt Báo và tác giả.
11/03/201220:32:45
Khách
Bác Nghĩa viết mới sơ sơ như vậy mà có người bị chạm nọc. Nói đúng quá, nên có người lo, tìm cách bóp méo, hoặc chỉ trích. Tôi hoàn toàn đồng ý với bài báo này về tình hình Trung Quốc hiện nay. Chuyện Ô Khảm hay các sự kiện người dân Trung Quốc đã dám đối đầu với sự đàn áp, bóc lột của chính quyền cho thấy Trung Quốc đang là một nồi canh sôi sùng sục, chỉ chực nổ. Mong Việt Báo tiếp tục có những bài viết như thế này để người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn với thời cuộc thế giới. Cám ơn nhiều!!
12/03/201223:43:24
Khách
cvmcu chắc không làm được yêu cầu cuả Nguyên Giao, vì mới chỉ viết có vài câu mà đã thấy:

1. Chữ đánh vần sai, nên không có nghiã: "khách quang", "thổi phòng", "thô tạo", "củ", "có lẻ", "dể tánh".
2. Câu không biết muốn diễn tả ý gì: "nếu cần mới có nhiều người xem", "cho tham khảo nghiêm túc".

Trừ khi cvmcu chịu khó đi học lại lớp học viết tiếng Việt cho người không còn trẻ tuổi, đây khác chi là Mission Impossible cho cvmcu!
10/03/201214:26:32
Khách
Thật lãng phí thời giờ của người đọc! Bài viết ít nhiều có nội dung hay quan điểm như vô số những bài khác như nó thường thì sơ sài, thiếu khách quang, thổi phòng hay sao chép thiếu sót( cố tình hay vô ý), hay méo mó thô tạo thậm chí cực đoan và "giựt gân" nếu cần mới có nhiều người xem, và tư liệu thường thì củ mà lại hay dùng những từ ít nhiều có tính miệt thị khó nghe và rất là "unprofessional". Nhưng nói chung,có lẻ như rất nhiều những bài viết có quan điểm( khá phổ biến đến lạm và nhàm?) tương tợ như loại này chỉ thích hợp cho đa số đọc giả Việt Nam là những thành phần tương đối "dể tánh" và đơn giản nhưng rất thừa nhiệt tình ( do nhu cầu tâm lý phức tạp?) dù trên thực tế thì chỉ đáng để giải trí nhiều hơn là cho tham khảo nghiêm túc?
Người viết nào thì chỉ cho người đọc đó hay người đọc nào thì chỉ cho người viết đó ? Đặc biệt sự quan hệ giữa người viết va người đọc Việt nam điển hình như bài này thường thì...có lẽ cả hai đều đúng !
10/03/201216:24:24
Khách
Trong câu cuối, tác giả nói lái thật thâm: "toàn lậu" là trong lãnh đạo VN, so với "Tầu loạn".

Bái phục!
11/03/201216:31:36
Khách
Tôi đã được đọc hầu hết những bài tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa viết đăng, và đã học hỏi được rất nhiều điều hữu ích. Bài này không là một ngoại lệ; Xin cám ơn tác giả.

Nếu (Ông hay bà) độc giả cvmcu thấy bài vở của tác giả này chỉ làm phí thì giờ người đọc, yêu cầu ông thử cho một độc giả như tôi thấy phải viết như thế nào mới là không tầm thường?


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.