Hôm nay,  

'Chính Sách Hồi Giáo' Thất Bại?

06/03/201200:00:00(Xem: 11327)

...Hồi giáo Ả Rập quá khích là do việc lấy đất Ả Rập biến thành nước Do Thái...

Cách đây một thập niên, quân khủng bố Al Qaeda đánh xập hai tòa cao ốc World Trade Center tại Nữu Ước và Ngũ Giác Đài ở Hoa Thịnh Đốn. Các phong trào Hồi Giáo quá khích lúc đó mới thực sự trở thành một mối đe dọa lớn cho nước Mỹ. Dân Mỹ lần đầu tiên mới nhìn thấy nguy cơ này.

Thật ra, các cuộc tấn công của quân khủng bố Hồi Giáo quá khích không có gì mới lạ vì đã xẩy ra thường xuyên từ thập niên 60-70 rồi. Thập niên đó là thập niên của những vụ đánh cướp máy bay, bắt cóc con tin để trao đổi vài chuyện như thả tù khủng bố đang bị giam, hay phổ biến tuyên cáo chính trị, hay chuộc tiền để các tổ chức khủng bố có tiền hoạt động. Những cuộc tấn công này phần lớn xẩy ra bên Âu Châu, hay trong vùng biển Địa Trung Hải, và thường nhắm thẳng vào dân Do Thái.

Đối với dân Mỹ, đó là những tin gây kinh hoàng, nhưng dù sao thì cũng chỉ là những tin họ thấy trên truyền hình và báo chí. Cũng không khác gì chuyện ta đọc tin động đất ở Indonesia chết mấy trăm ngàn người, hay tin sóng thần tại Nhật chôn vùi cả chục thành phố. Chuyện kinh hoàng thật, nhưng vẫn là chuyện xa vời, vừa ăn cơm tối vừa coi hình trên màn ảnh. Hết bữa cơm, hết tin tức, đến giờ coi phim diễu sitcom, rồi đi ngủ, mai dậy sớm đi làm như thường lệ.

Cuộc tấn công 9/11 đã thay đổi tận gốc lối suy nghĩ và cách nhìn của dân Mỹ về vấn đề khủng bố nói riêng và Hồi giáo nói chung. Bây giờ không còn là chuyện cảm tử Hồi giáo đánh nhau với mật vụ Mossad của Do Thái nữa, mà đã thành vấn đề của Mỹ. Quan trọng hơn nữa, đây cũng không phải là chiến tranh Việt Nam xẩy ra bên kia địa cầu, mà là chuyện xẩy ra ngay trên đất Mỹ. Giặc đã vào tới trong nhà rồi.

TT Bush, vừa nhậm chức không bao lâu, và cũng như tất cả các vị tổng thống khác, đang tối mặt lo lợi dụng “tuần trăng mật” nhằm đẩy qua quốc hội những luật để đời, đặc biệt là luật cải cách giáo dục, trong khi chưa có thời giờ đào sâu mối đe dọa của quân khủng bố. Dĩ nhiên là TT Bush vẫn còn nhớ là năm 1993, quân khủng bố Hồi giáo quá khích đã đặt bom tính phá hai tòa cao ốc World Trade Center tại Nữu Ước, nhưng cũng chỉ là một trò tấn công tài tử, chưa nghiêm trọng đến độ phải tập trung mọi nỗ lực của cả tân nội các vào vấn đề này. Cải tổ hệ thống giáo dục và cắt giảm thuế để phục hồi kinh tế sau cơn khủng hoảng điện toán dot.com vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Bây giờ, nhiều người không ưa Bush vẫn thường chỉ trích TT Bush đã bất tài để xẩy ra cuộc tấn công 9/11.

Sự thật thì đối phó với khủng bố lúc đó chưa phải là vấn đề sinh tử. Hơn thế nữa, cho dù có là vấn đề sinh tử thì cũng chẳng ai có thể biết trước được Al Qaeda sẽ cướp máy bay dân sự đâm thẳng vào các cao ốc dân sự như vậy. Tổ chức an ninh tình báo của Mỹ chưa đủ khả năng biết trước được những chuyện như vậy. Phải đợi đến sau khi xẩy ra vụ 9/11 thì người ta mới có thể nghĩ đến các cách đề phòng hữu hiệu hơn. Và cũng phải nói thẳng là phải có vụ 9/11 thì quốc hội mới chịu chi bạc ngàn tỷ để cải cách hệ thống an ninh, và dân Mỹ mới chấp nhận giới hạn phần nào tự do cá nhân của mình. Hãy thử tưởng tượng nếu không có vụ 9/11, thì làm sao có lý do đòi hỏi dân Mỹ phải cởi giầy, phải chịu bị rờ mò khắp người trước khi lên máy bay?

Cuộc tấn công đó cũng là dịp để nước Mỹ nhìn kỹ lại vấn đề Hồi giáo, và quyết định lại chính sách đối ngoại đối với khối này. TT Bush trong những ngày đầu mò mẫm đã khôn khéo tìm mọi cách tách rời các nhóm khủng bố ra khỏi khối Hồi giáo, một mặt ra những quyết định chống khủng bố cực kỳ mạnh tay, mặt khác vuốt ve, ca tụng khối Hồi giáo, mời các giáo sĩ Hồi giáo tham gia ngồi ghế hàng đầu trong các dịp quốc lễ, để chứng minh nước Mỹ tôn trọng tôn giáo này.

TT Bush cho ra đời một chính sách đối ngoại mới đối với khối Hồi giáo và Ả Rập nói chung. Ông kêu gọi dân chủ và tự do cho khối dân này, như là liều thuốc dài hạn chữa trị được căn bệnh khủng bố phát xuất từ các bất công xã hội, nghèo đói, bệnh hoạn, thiếu tự do, không có dân chủ. Ông gia tăng mạnh mẽ viện trợ quân sự, kinh tế, cũng như y tế và văn hoá cho các quốc gia trong vùng Trung Đông, đặc biệt là Ả Rập Saoud và Ai Cập. Hàng trăm tỷ viện trợ mỗi năm được đổ vào các nước được gọi là tương đối ôn hòa, có cơ hội cải cách trong khối Hồi giáo.

Trong lý luận của TT Bush, giúp cho các nước trong khối này có tự do, dân chủ, kinh tế phồn thịnh, ... thì các phong trào khủng bố chống Mỹ sẽ tự biến, không còn lý do tồn tại nữa. Đó chính là phương thức trị bệnh khủng bố từ căn gốc, sẽ khiến cho khối Hồi giáo thân thiện với Mỹ.

Riêng đối với một vài nước ... hết thuốc chữa, thì chỉ có cách là nước Mỹ can thiệp bằng vũ lực để thay đổi chế độ, nếu có thể. Đó là trường hợp của Afghanistan, là đất của nhóm quá khích Taliban đã dung dưỡng Al Qaeda, và Iraq, là giang sơn của Saddam Hussein. Cả hai chế độ này chẳng những không có một mảy mai hy vọng cải tổ trong “diễn biến hòa bình” được, mà còn là công khai tuyên cáo chính sách chống Mỹ bằng bạo lực đến cùng. Chỉ còn một cách là dùng vũ lực thay đổi các chế độ Taliban và Saddam bằng những chế độ ôn hoà và thân thiện với Mỹ hơn.

Chính sách của TT Bush chỉ mới là bước đầu trong một tiến trình thật dài.

TT Obama lên kế nhiệm, và mặc dù hò hét chống đối TT Bush trên đủ mọi khía cạnh khi còn tranh cử, nhưng khi nắm quyền thì đã lẳng lặng tiếp tục chính sách của TT Bush.

Ở đây, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận trên phương diện kinh tế, xã hội, TT Obama và TT Bush như là mặt trăng mặt trời, không bao giờ giáp mặt nhau được. Nhưng trên phương diện đối ngoại, TT Obama hiển nhiên chỉ là người tiếp tục hướng đi của TT Bush, tuy có phần đi mạnh hơn và xa hơn.

TT Obama tiếp tục chính sách tách rời các nhóm khủng bố ra khỏi khối đa số Hồi giáo, tiếp tục ve vãn tôn giáo này, nhưng đi xa hơn nhiều, bằng cách đi ngay Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ trong những tháng đầu vừa chấp chánh, để vuốt ve và xin lỗi khối Hồi giáo (bài diễn văn tại Cairo và Ankarra). Mặt khác vẫn tiếp tục truy lùng Al Qaeda, tiếp tục cuộc chiến tại Iraq, và đôn quân tại Afghanistan. Trại tù Guantanamo vẫn còn đó.

Ở đây, cũng cần nói thêm có nhiều người cho rằng chính sách của TT Obama khác chính sách của TT Bush ở hai điểm: ông quyết tâm giết Bin Laden và rút quân khỏi Iraq. Thật ra, nói như vậy có vẻ như... viết lại lịch sử, theo kiểu thành công thì nhận vơ, thất bại thì đổ thừa.

Trong vụ Bin Laden, tên trùm khủng bố bị theo dõi và giết bởi một lực lượng đặc nhiệm do TT Bush thành lập. Công của TT Obama là... không thay đổi gì hết, vẫn để nguyên lực lượng đó tại chỗ với nhiệm vụ cũ, và cái may mắn là lực lượng đó tìm ra được tung tích của Bin Laden dưới thời Obama. Không có chuyện TT Bush thì cố tình tha cho Bin Laden, trong khi TT Obama đích thân chui vào hang hóc Pakistan để tìm rồi giết Bin Laden.

Việc rút quân ra khỏi Iraq cũng vậy. Chương trình rút quân đã theo đúng lịch trình được thoả thuận giữa TT Bush và Thủ Tướng Maliki từ trước khi TT Obama nhậm chức. Công trạng của TT Obama nếu có, chỉ là tôn trọng hiệp ước giữa Bush và Maliki, và đã đi xa hơn Bush là rút hết quân Mỹ về vì không thoả thuận được với Maliki về con số lính duy trì lại tại Iraq.

Nói tóm lại, chính sách đối phó với nạn khủng bố Hồi giáo quá khích của TT Obama chỉ là một tiếp nối của chính sách của TT Bush, có khác chăng chỉ là khác ở tầm mức ve vãn thôi.

Giờ này đây, một thập niên sau khi chính sách này được áp dụng, có lẽ cũng là lúc nhận định lại xem chính sách đó thành công hay thất bại. Dưới cái nhìn hết sức chủ quan của kẻ viết này, dường như chính sách này đã hoàn toàn thất bại.

Từ Ai Cập đến Tunisia, từ Libya đến Syria, người dân nổi loạn chống các chế đố độc tài, nhưng chẳng có nơi nào chế độ mới lại tỏ vẻ thân thiện hơn với Mỹ. Iraq và Afghanistan cũng không khác gì. Thất bại vì đã không nhận định đúng nguyên nhân, từ đó đã không tìm ra được đúng thuốc. Bác sĩ chẩn bệnh không đúng thì dĩ nhiên không thể cho đúng thuốc được.

Phải nói cho ngay, vấn đề khủng bố của Hồi giáo quá khích đã được nhận định dưới nhiều khía cạnh, từ văn hoá đến tôn giáo. Các học giả hay chiến lược gia đã viết sách hoặc trường thiên đại luận về mối xung khắc giữa văn minh Ả Rập và văn minh Âu Mỹ. Có người thì luận về khác biệt tôn giáo. Đó là những cái nhìn cực kỳ phức tạp trong khi vấn đề giản dị hơn nhiều.

Tất nhiên là đã có những khác biệt về tôn giáo và văn hoá như các tác giả đã nhận định. Nhưng những khác biệt đó đã có từ cả ngàn năm, và ngoại trừ một thời đại dưới thời trung cổ khi Âu Châu phát động cuộc "Thập tự chinh" mang màu sắc thánh chiến -crusade - tại Trung Đông, thì tương đối những khác biệt đó vẫn được hạn chế trong một giới hạn nào đó, chưa đến độ nổ tung ra thành chiến tranh đẫm máu.

Dù sao thì nhìn vào vấn đề như vậy có lẽ là đã đi quá xa vào quá khứ. Mâu thuẫn giữa Hồi giáo/Ả Rập và Công giáo/Tây Phương ngày nay thực sự là hậu quả của một chuỗi sự việc trong lịch sử. Thứ nhất, các cường quốc Âu châu đã chinh phục nhiều nước Hồi giáo làm thuộc địa từ thế kỷ 19.

Rồi, thứ hai, sau khi Đế quốc Hồi giáo Ottoman tan rã năm 1919 thì các nước Tây phương (Âu châu và cả Hoa Kỳ, khi ấy là cường quốc mới nổi lên) đã chia lại lãnh thổ của đế quốc này thành nhiều quốc gia và sắc tộc sống xen kẽ với nhau nên cũng gây ra nhiều mâu thuẫn nan giải giữa hai hệ phái Sunni và Shia cùng bốn sắc tộc là Thổ, Ba Tư, Á Rập và Kurd, hoặc giữa các nước Syria, Lebanon, Iraq, Iran, v.v... Nguyên nhân thứ hai này, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa có nói đến nhiều lần nên người viết xin ghi lại ở đây.

Sau cùng và kết tinh tất cả ẩn ức và khó chịu, các nước Âu châu còn lấy một phần đất của dân Ả Rập đang sinh sống để thành lập một nước mới là nước Do Thái vào năm 1948, sau Đệ Nhị Thế Chiến. Các nước Âu châu đã để sáu triệu dân Do Thái bị Đức quốc xã tàn sát nên cũng muốn chuộc tội và... gây tội khác. Vì quyết định này ban hành mà chẳng ai thèm hỏi ý kiến các nước Ả Rập trong vùng, vốn dĩ cứ bị coi như thuộc địa cũ.

Đây là vùng thánh địa của ba tôn giáo lớn là công giáo, hồi giáo, và do thái giáo, tự nhiên lại biến thành lãnh thổ của một nước mới tên là Israel. Dĩ nhiên vùng đất này trước đây đã là đất của dân Do Thái, nhưng đó là chuyện ngàn năm trước. Và trong giai đoạn đầu, Hoa Kỳ thật ra có ác cảm với chính quyền Israel vì dân Do Thái khi đó lại thiên về Liên bang Xô viết - ngay thời Chiến tranh lạnh. Sau này Mỹ mới đổi lập trường khi chính các nước Á Rập Hồi giáo lại ngả về phe Xô viết. Đó là chuyện rắc rối hơn trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và khối Á Rập.

Nhưng trở lại chuyện Israel, với dân Á Rập Hồi giáo, do một quyết định của những kẻ chiến thắng xưa kia là bọn thực dân, người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đổ về chiếm cứ, gom dân Ả Rập địa phương - gọi là dân Palestine - vào một vài khu giới hạn, coi họ là công dân hạng hai trên đất nước của mình trước đây. Bảo sao khối dân này không bực mình và nổi loạn được?

Đã vậy, “kẻ thù” Do Thái mới này lại quá mạnh, được sự hậu thuẫn của cả khối Âu Mỹ, nên các nước Ả Rập có đầy mâu thuẫn trong vùng chẳng làm gì được. Mấy lần tiến đánh Do Thái đều thua liểng xiểng.

Đã bị ức hiếp, lại còn bất lực không thay đổi được gì, bị dồn ép quá, nên bắt buộc họ phải tìm mọi cách chống và giết bằng hành động khủng bố, khủng bố Do Thái trước, rồi khủng bố nước coi như đỡ đầu cho Do Thái là Mỹ.

Nói nôm na ra, sự ra đời cũng như các hoạt động khủng bố của các nhóm Hồi giáo Ả Rập quá khích là do việc lấy đất Ả Rập biến thành nước Do Thái. Đó chính là nguyên nhân xâu xa thật sự của nạn khủng bố Hồi giáo ngày nay. Ngày nào vấn đề này chưa được giải quyết ổn thỏa theo ý của khối dân Ả Rập, tức là xoá bỏ nước Do Thái trên bản đồ Trung Đông, thì ngày đó dân Hồi giáo vẫn còn không chấp nhận Mỹ, và sẽ vẫn còn nạn khủng bố chống Do Thái và chống Mỹ.

Đây là một sự thật mà ai cũng nhìn thấy, nhưng không ai dám nói đến. TT Bush hay TT Obama cũng vậy, chẳng người nào dám đả động đến sự tồn vong của Do Thái. Chỉ đi lòng vòng phía ngoài.

Từ đó mới thấy chính sách vuốt ve hay ca tụng Ả Rập và Hồi giáo của cả TT Bush lẫn TT Obama đều vô hiệu, không giải quyết được mâu thuẫn và không xoá bỏ được sự hận thù Do Thái và Mỹ. Cho đến chính sách dùng vũ lực để thay đổi chế độ cũng vô hiệu không kém, vì vẫn chưa đả động đến nguyên nhân thật sự của mâu thuẫn, tức là sự tồn vong của Do Thái mà khối Hồi giáo không thể và không muốn chấp nhận.

Giải pháp hai quốc gia Israel và Palestine cùng tồn tại đã được đề nghị nhiều lần, kể cả dưới thời TT Bush với hậu thuẫn của xứ Á Rập Hồi giáo Saudi Arabia, mà vẫn không thành, vì dân Á Rập tại Palestin ở hai khu vực lại có lập trường đối nghịch: phe Fatah tại West Bank thì dung hoà, phe Hamas tại Gzaza thì đòi tử chiến để đưa dân Do Thái xuống biển (với sự cổ võ của Iran, một xứ Ba Tư theo hệ phái Shia!) ở đằng sau.

Vì những mắc mứu phức tạp này, sau chục năm chiến tranh và tìm cách ổn định, tốn cả ngàn tỷ và cả ngàn người chết, chúng ta vẫn không thấy có kết quả cụ thể gì tại Iraq và Afghanistan. Chẳng khiến cho dân hai xứ này trở nên thân thiện với Mỹ hơn trước. Tại đây, hiển nhiên là người dân có được nhiều tự do, dân chủ hơn dưới các chế độ cũ, nhưng chẳng người nào nhớ ơn Bush hay Obama. Trái lại, bất cứ chuyện lớn bé gì cũng có thể mau chóng trở thành điểm tập hợp của những phong trào chống Mỹ.

Chuyện đốt kinh Kuran là điển hình.

Trong cả ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay, các phe phái và các nước Hồi giáo đánh giết nhau là chuyện thường, phá đền và đốt kinh cũng là chuyện không tránh được. Nhưng khi khám phá ra quân đội Mỹ lỡ đốt vài cuốn kinh là dân Afghanistan không cần biết Mỹ đã giúp mình giải thoát khỏi nạn Taliban như thế nào, cũng không cần biết mấy cuốn kinh bị đốt là những phương tiện các tù nhân Taliban dùng để chuyển tin cho nhau trong tù, ùn ùn xuống đường xỉ vả Mỹ, đốt cờ Mỹ, rồi giết luôn cả lính và cố vấn Mỹ, bất chấp chuyện cấp lãnh đạo Mỹ, từ địa phương đến trung ương, từ tướng tá đến tổng thống, cúi rạp mình xin lỗi chối chết.

Chuyện chính quyền Obama xin lỗi thiên hạ bốn phương tám hướng đã trở thành chuyện cơm bữa, nên có lẽ vì vậy đã mất hết ý nghĩa rồi.

Mười năm sau khi “chính sách Hồi giáo” mới ra đời, kết quả chẳng có được là bao. Dân Hồi giáo và Ả Rập vẫn không ưa Mỹ và khủng bố vẫn còn là một đe dọa thường trực trong khi Âu châu già nua đã mệt mỏi thì chỉ muốn cầu hòa. Ngày nào vấn đề tồn vong của Do Thái chưa được giải quyết ổn thỏa thì mọi biện pháp, từ củ cà rốt đến cây gậy, từ thả bom đến viện trợ và xin lỗi, cũng đều không thể biến khối dân này thành thân thiện hơn với Mỹ. (4-3-12)

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo. 

Ý kiến bạn đọc
07/03/201218:40:51
Khách
Một bài viết chủ quan chỉ vì tác giả triệt để ủng hộ Đảng Cộng Hoà. Không biết tác giả co biết ai đặc biệt cho phép gd Bin Laden va giám đôc ISI rời Mỷ khi tất cả máy bay bị ground ở Mỷ. Tưởng củng nên nói thêm là ISI là cơ quan tình báo Pakistan và giám đôc ISI cũng là người wire 1 triệu US dollar cho trùm khủng bố 911 là Mohamed Atta. Chính sách của Bush là liên kết với Pakistan, và Saudi Arabia.
Ai đọc báo cáo của CIA về việc khai thác tên Abd al-Rahim al-Nashiri se biết là hắn khai 3 ông hoàng của Saudi Arabia (cả 3 đều bị CIA giết) và 1 tướng Không Quân Pakistan dính líu đến tổ chức 911.
Chính Bush con đã nói là "I don't care whether he (Bin Laden) dead or alive and where he is " thì làm sao bắt được mà biện hộ cho công của Bush ?
Đọc báo cáo cua Nato sẻ thấy là Pakistan là nước che chở Al Quadea nhưng Bush ngu xuẩn chọn làm đồng minh và viện trợ cả Tỉ để mua chuộc Musharraf sau 911.
Còn nói Obama theo chân Bush, sorry phải nói là đó là ý kiến Stupid vì Bush chủ trương đưq quân Mỷ đến Àganistan va Iraq và sa lầy không lối thoát (mision accomplished ???) còn Obama chủ trương rút quân ra va dung Drone đề triệt hạ và khủng bố lanh tụ Al Quada. Obama lien ket voi India va đề cho Pakistan lien kết vơi Trung Công vv... Có lẽ sẻ không bao giờ kể cho hết nhưng cái ngu xuẩn của Bush con.
07/03/201215:50:41
Khách
Lính Mỹ ra ngoại quốc không tôn trọng văn hoá nước khác. Đốt kinh Koran đái lên tử thi người chết. Còn trong nước Mỹ dân da màu bị kỳ thị bị đối xử như công dân hạng hai khi ra ngoài xã hội hay vào công sở.
06/03/201221:09:03
Khách
Các nước Hồi Giáo nước nào cũng có ác cảm đối với Do Thái , Huê Kỳ và Tây Âu cả . Nhưng trong cái tổ chức các nước Á Rập thì cũng đầy mâu thuẫn và chia rẽ trầm trọng . Điển hình là Ả Rập Saudi và Quatar theo hệ phái dòng Sunny có sự đối đầu âm ỉ với xứ Ba Tư tức Iran theo hệ phái Shiite . Điều đó chứng tỏ các nước trong vùng Trung Đông nầy chẳng có sự đồng nhất và đồng thuận với nhau . Miệng nói thì ghét Mỹ , nhưng cũng muối mặt ngữa tay xin tiền viện trợ Mỹ như xứ Hồi Quốc tức Pakistan . Hoặc những xứ giầu có như Á Rập Saudi thì mong mua được những chiến đấu cơ tiềm kích tối tân nhất của Huê Kỳ , dĩ nhiên là chẳng phải đề phòng quốc gia Do Thái mà rõ ràng muốn ngăn chận những nguy cơ tiềm tàng từ xứ Ba Tư rất đỗi lưu manh . Người Mỹ chỉ muốn khai thác tối đa những cái bất ổn ấy nhằm củng cố vị thế của mình tại vùng Trung Đông nóng bỏng nầy , cũng như bảo vệ cái tiền đồn tự do là xứ Do Thái bị bao vây bởi những quốc gia thù nghịch chung quanh vậy !
06/03/201206:07:32
Khách
Ông nội nầy nói xàm, giờ này mà còn nói khủng bố. Bộ không biết rằng Bush con là TT nuôi khủng bố. Suốt cả 2 nhiệm kỳ hù dân Mỹ khủng bố. Làm gì tính báo CIA Mỹ không biết Bin Laden trốn ở Afghanistan, Bush con chỉ chỗ cho bin Laden trốn thì đúng hơn, Bush con bị Obama phá đám, nhào vô giết Bin Laden, thế là hết chiến tranh. Rút quân ở Iraq về, toàn bộ đảng Cộng hoà lên án Obama và nói đó là thất bại. Obama rút 150,000 quân Mỹ ở Iraq về tiết kiệm cho Mỹ 200 triệu mỗi năm
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.