Hôm nay,  

Chất Độc Da Cam và Tác hại đến Sức Khỏe:

03/03/201200:00:00(Xem: 9376)

Người Mỹ gốc Việt có bị bỏ quên không?

Cách đây vài năm, cha tôi, nguyên là một cựu sĩ quan hải quân trong quân đội Miền Nam Việt Nam, phát bệnh ung thư gan. Sau nhiều thập kỷ chống chọi với bệnh Viêm gan C, ông được chẩn đoán bị nhiễm vi khuẩn sau khi truyền máu trong thời chiến tranh. Một vụ cấy ghép gan đã cứu mạng sống ông.

Hơn hai năm sau phẫu thuật, cuộc sống của cha tôi chuyển từ tình trạng “chờ xem" sang cuộc sống gần như bình thường trở lại, ngoại trừ phải điều trị với hơn chục viên thuốc hàng ngày. Tuy nhiên, như một con rồng đang ngủ, một di sản chiến tranh khác có thể đang bắt đầu trổi dậy nơi người Mỹ gốc Việt : Những hậu quả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do bị nhiễm Chất Độc Da Cam trong thời chiến.

Lực lượng Mỹ đã phun 19 triệu ga-lông Chất độc Da cam và các chất khai quang khác trong cuộc Chiến tranh Việt Nam trong khoảng từ năm 1961 đến 1971, phần lớn ở miền Nam Việt Nam, nhằm ngăn không cho quân Bắc Việt Nam ẩn nấp trong các khu rừng rú rậm rạp trong nước. Chất độc Da cam có nhiễm dioxin, một loại hóa chất có độc tính cao tồn tại rất lâu trong các mô cơ thể con người và môi trường chung quanh.

Việc phun thuốc trong thời chiến đã gây hại cho các cựu chiến binh Mỹ từng tiếp xúc với chất khai quang và sau đó gây ra một số bệnh được liệt kê trong một danh sách dài về các bệnh do nhiễm Chất độc Da cam.

Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, Viện Y học và Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia đã liên hệ việc tiếp xúc Chất Độc Da Cam / dioxin với một số lớn các điều kiện sức khỏe, bao gồm các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, phổi và các bệnh ung thư khác, bệnh Parkinson và bệnh bạch cầu, và các dị tật bẩm sinh nơi con cái của các cựu chiến binh, trong đó có bệnh nứt đốt xương sống. Có nhiều triệu chứng mới xuất hiện nơi những binh sĩ từng phục vụ và bị nhiễm độc.

Vô số những cuộc nghiên cứu về các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tương phản hoàn toàn với những gì ít được biết về các tác hại của chất dioxin nơi người Việt Nam hoặc cư dân cũ của miền Nam Việt Nam hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ.

Theo một công trình nghiên cứu của giáo sư danh dự Jeanne Stellman, Đại học Columbia, được công bố trên tạp chí Nature, có đến 4,8 triệu thường dân Việt Nam bị nhiễm các hóa chất trong thời kỳ chiến tranh. Sự sụp đổ của chính phủ Miền Nam Việt Nam dẫn đến cuộc di cư của người Việt đến Hoa Kỳ. Có trên 125.000 người tị nạn được tái định cư ở đây sau năm 1975. Theo cuộc điều tra dân số mới nhất, hiện nay có hơn 1,6 triệu người Việt Nam sinh sống ở đây.

Các Cựu chiến binh Nam Việt Nam không được nhận phúc lợi của Bộ Cựu Chiến binh Hoa Kỳ, vì vậy tình trạng sức khỏe của họ không được theo dõi. Chính phủ liên bang vẫn chưa tiến hành nghiên cứu về dịch tễ học cho Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam của Mỹ theo quy mô lớn, và không tài trợ cho các cuộc nghiên cứu về các đối tác Nam Việt Nam của họ.

Các lực lượng QLVNCH không dự phần trong ngân khoản 180 triệu mỹ kim thương lượng ngoài tòa án trong vụ kiện các nhà sản xuất hóa chất vào năm 1985. Và, thậm chí số tiền bồi thường khó khăn lắm mới đạt được này đã bốc hơi trước khi hàng ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ bắt đầu mắc các bệnh liên quan đến chất độc da cam. Và khi trận chiến pháp lý và y tế truyền đến các con cháu của cựu chiến binh Việt Nam là những người cùng chịu đau khổ do ảnh hưởng lâu dài do tác nhân chiến tranh hóa học, người Mỹ gốc Việt vẫn tiếp tục bị bỏ quên.

Ngược xuôi các dòng sông ở tỉnh Bình Dương tại miền nam Việt Nam trong chiến tranh, cha tôi cho biết ông không xử lý Chất độc Da cam, nhưng ông nhớ lại đã nhìn thấy thảm thực vật bị cháy xém dọc bờ sông, và biết nơi đó đã bị rải chất độc. Ông nói ông không tin mình bị nhiễm độc vì phần lớn ông ở trên tàu và uống nước được cung cấp trên tàu.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy chất khai quang được rải xuống khoảng từ 10 đến 15% tại một số địa điểm ở miền Nam Việt Nam, các khu vực đô thị ít bị phun thuốc. Cha tôi cho biết, các vùng ngoài thành phố Sài Gòn đã bị rải thuốc. Chỉ cách Sài Gòn 32 cây số về phía bắc, thành phố Biên Hòa là một điểm nóng đầy chất "dioxin."

Thành phố Biên Hòa trước đây là căn cứ không quân Hoa Kỳ được sử dụng cho nhiệm vụ phun chất độc da cam. Một số lượng lớn thuốc khai quang đã tràn ra và thấm nhập vào lòng đất tại đây, khu vực này nay vẫn còn bị ô nhiễm. Một cuộc nghiên cứu từ năm 2003 cho thấy cư dân sống ở đó vẫn bị nhiễm dioxin trong mỡ động vật, khi ăn cá, gà, vịt và các loài động vật hoang dã khác bị nhiễm độc.

Cư dân Biên Hòa có mức độ dioxin cao hơn so với các đối tác của họ ở miền Bắc là nơi không có phun thuốc, và một cư dân tại thành phố được phát hiện có mức độ dioxin cao nhất chưa từng được ghi nhận trong nước. Nhưng trong khi trẻ em cư dân Biên Hòa được nghiên cứu cũng có nồng độ dioxin cao, các nghiên cứu này không đề cập đến các ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Tiến sĩ Arnold Schecter, một giáo sư về khoa môi sinh tại Trường Y tế Cộng Đồng thuộc Đại học Texas ở Dallas và là nhà nghiên cứu hàng đầu về vấn đề tiếp xúc với chất dioxin trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cho biết có ít thông tin về vấn đề này là do không có ai đo lường mức độ nhiễm chất dioxin nơi dân chúng.

Nhạy cảm về Mặt Chính trị

Một rào cản đối với việc nghiên cứu là bản chất nhạy cảm về mặt chính trị của Chất Độc Da Cam trong cộng đồng. Đa số người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ đến từ miền Nam Việt Nam khi đã rơi vào tay cộng sản vào năm 1975. Người Mỹ gốc Việt không muốn làm hoặc nói bất cứ điều gì có vẻ như tin theo luận điệu của Hà Nội - có người gọi đó là tuyên truyền - về các tác hại của chất độc da cam, là một phần của chiến dịch to lớn nhằm đòi cho được tiền bồi thường cho các nạn nhân của chất khai quang trong thời chiến. [Một vụ kiện mà Việt Nam khởi tố chống lại các nhà sản xuất hóa chất tại tòa án liên bang ở New York đã bị bác bỏ vào năm 2005, và những kháng cáo sau đó đã thất bại.]

Trong 30 năm qua, ông Schecter cho biết ông không thành công trong việc thực hiện các nghiên cứu tương tự về vấn đề nhiễm chất độc dioxin ở người nhập cư Việt Nam tại thành phố Dallas hoặc Houston.

Vào thời điểm các triệu chứng nhiễm Chất Độc Da Cam / dioxin trong thời chiến xuất hiện lại thiếu các cuộc nghiên cứu y tế về nhóm người này.

Theo cuộc điều tra của báo Chicago Tribune, các khoản thanh toán cho các cựu chiến binh khuyết tật phục vụ trong quân đội trong chiến tranh Việt Nam đã tăng 60% kể từ năm 2003, lên đến 13,7 tỷ mỹ kim năm ngoái, và hiện nay chiếm hơn một nửa các khoản chi trả cho Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ để cấp cho các cựu chiến binh của tất cả các cuộc chiến tranh. "Sự gia tăng đột biến các đơn xin trợ cấp khuyết tật cho thấy rằng “ảnh hưởng âm ỉ trong thời gian dài của Chất độc Da cam đang bắt đầu xuất hiện”.

Vì các triệu chứng do nhiễm Chất Độc Da Cam / dioxin bắt đầu xuất hiện sau nhiều thập niên, việc thu thập các dữ liệu về sức khỏe công cộng cơ bản làm cơ sở là điều thiết yếu, nhất là đối với những người nhập cư vào Hoa Kỳ nào đã có quá trình bị nhiễm chất độc hại, sau đó đi làm những công việc ở đây chẳng hạn như tại các tiệm làm móng tay và các cửa hàng giặt ủi sấy khô, là những nơi họ lại còn tiếp xúc thêm với các hóa chất gây độc hại nữa.

Khi tôi mang thai đứa con đầu lòng, tôi đã rất thận trọng đi xét nghiệm sàng lọc di truyền mà những người mới làm cha mẹ có quyền tùy chọn làm. Tôi đã làm tất cả các cuộc xét nghiệm biết rằng do quá trình của gia đình tôi, tôi có thể gặp nguy cơ còn lớn hơn nữa.

Khi lớn lên, anh chị em chúng tôi không bao giờ biết những gì cha tôi đã thấy hoặc đã làm nơi chiến trường, những gì ông đã cảm nhận khi ông đưa bà nội tôi, các cô chú tôi, mẹ tôi và tôi lúc đó mới chín tháng tuổi, cùng những người khác xuống một con tàu do ông điều khiền đến Vịnh Subic tại Phi Luật Tân vào ngày 30 Tháng Tư, 1975 - ngày Sài Gòn sụp đổ. Chúng tôi cũng mới bắt đầu nói những chuyện đó. Hiện nay, cha mẹ tôi đã già, di sản chiến tranh vừa là một hồi ức xa xôi vừa là một thực trạng rõ rệt, đôi khi còn kéo dài vào cuộc sống của chúng ta.

Ngọc Nguyễn là biên tập viên về sức khỏe môi sinh và là phóng viên của New America Media, một cơ sở tin tức phi lợi nhuận về truyền thông sắc tộc. Cô tường thuật về các tác hại đến sức khỏe do Chất Độc Da Cam / dioxin đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt với một Ngân Quỹ Trợ cấp Báo chí Điều Tra. Xin quý vị liên lạc với cô tại địa chỉ nnguyen@newamericamedia.org.

*

DO YOU KNOW SOMEONE ..?

SOMEONE who is Vietnamese American and sick with the following illnesses/conditions?

*Prostate cancer 

*Lung or other respiratory cancer

*Cancer of the muscle, fat, blood, tissue or lymph vessels

*Hodgkins disease 

*Non-Hodgkins lymphoma 

*Parkinsons Disease

*Leukemia

*Birth defects or spina bifida (a birth defect in which the spine fails to close properly during pregnancy.)

AND

SOMEONE who lived in a southern province of Vietnam (Quang Nam, Tay Ninh, or others) where Agent Orange was sprayed during 1962-1971?

SOMEONE who lived in an area surrounding a former U.S. airbase (Da Nang, Bien Hoa, and others)?

My name is Ngoc Nguyen, and I am a journalist working on a health story related to the Vietnamese American community.

Please contact:

Ngoc Nguyen

nnguyen@newamericamedia.org

415-503-4170 x 105 (office)

415-632-6482 (cell)

Ý kiến bạn đọc
15/03/201200:59:15
Khách
tôi xin chúc bà Ngọc Nguyễn sớm tìm được một nạn nhân da cam ỡ Mỹ . Điều này củng có thể khả thi . Nhiều chị em vn lấy chồng vk sang đây, trong số họ hẳn có con cháu người đi B; Xẻ dọc trường sơn đi cứu nc' . Vài năm họ vào qt mỹ củng là ng mỹ goc vn nhu mọi người và lại song tịch nửa, tha hồ mà sướng . Đây là một bài báo bổ ích cho hội nạn nhân da cam và nếu tìm được một vài "nạn nhân" cho hội thì "tuyệt vời" .
07/03/201203:10:44
Khách
Chất độc da cam nếu có...!!! cũng không độc hại bằng chũ nghĩa CS. Điển hình xã hội chũ nghĩa CSVN đã giết hại hơn 4 triệu dân Việt, đạo đức suy tàn, xã hội nghèo hèn và nặng nề hơn nữa là làm ngu nhược 3 thế hệ trẻ sau 70 năm cướp quyền thống trị độc quyền, độc đảng, và sẽ còn ảnh hưởng thêm vài thế hệ con trẻ nữa. Trong đó có con cháu của chính (Ngoc Nguyen)
07/03/201200:28:57
Khách
Lại thêm môt con vẹt dược mớm .
Vô giá trị
06/03/201218:27:46
Khách
bài viết này sặc mùi rừng trường sơn và những đôi dép râu và nón cối .
05/03/201218:01:39
Khách
Bài viết không thuần tuý về y học, môi trường. Mà có xu hướng về tuyên truyền chính trị nhiều hơn; người viêt đã nhẹ nhàng xen lẫn một chút y học thường thức. Ý chính là quy trách nhiệm cho Mỹ cũng như lên án QLNCH về chất độc "da cam". Một kiểu hyppy "hậu duệ" chống chiến tranh một chiều của Jan Fonda, michael Moor, nghị sĩ Carry (tại chức), Trịnh Công Sơn. Nên nhớ rằng dọc hai bên sông Bình Dương không có rừng rậm, dĩ nhiên không có quân xâm lăng chính quy việt cộng ẩn núp, chỉ là quân du kích giống như sông Vàm Cỏ Đông. Chất da cam đươc dùng ở vùng I và vùng II Chiến Thuât (vùng rừng rậm) đặc biệt là đường mòn hồ-chí-minh.
Bài viết nêu: Có 4.8 triệu thường dân VN bị nhiễm chất độc, trong đó có cha của người viết (cứu sống).
Có 4.8 triệu bị nhiễm, nhưng còn cứu sống được. Nhưng tác giả nên nhớ rằng không có chiến tranh nào mà sạch hết. Thử hỏi người viết (NgocNguyen): Stalin giết 20 triệu, Mao Trạch Đông giết 10 triệu, Hồ Chí Minh giết chết tốt 4.8 triệu không một sống sót (như cha cô), Pôn Pốt giết 3.5 triệu, chưa kể Fidel Castro và Kim Nhật Thành. Sao tác giả không viết một bài về những Đao Phủ Thủ này. Hình như ngoc nguyen chưa biết về lịch sử này. Nguyên bài văn của người viết (ngoc nguyen) dùng nhiều từ, cụm từ, của phía Hà Nội, không thể nào gọt sạch được cái tanh của cá; trốn vào hang mà còn thò cái đuôi ra ngoài. Người viết (ngoc nguyen) là con của một cán bộ cộng sản Hà Nội đi du học Mỹ thì đúng hơn.
Tôi không tin tác giả của bài viết "Chất độc da cam" là con của một vị sĩ quan Hải Quân; đó chỉ là hư ảo, lợi dụng
“oai hùm” để loè, bịp người đọc. Rồi nhân cánh hoá để có bằng chứng như câu:"cha tôi cho biết ông không xử lý Chất độc Da cam, nhưng ông nhớ lại đã nhìn thấy thảm thực vật bị cháy xém dọc bờ sông, và biết nơi đó đã bị rải chất độc”. Tác giả muốn đổ dầu vào lửa, hâm nóng lại phong trào "chống Mỹ cứu nước" để đánh lạc hướng ở VN đã dấy động những phong trào chống lại đảng CS.
Dân miền Nam cũng chẳng cần người viết (ngoc nguyen) phải thông cảm với những gì xảy ra trong chiến tranh ở miền nam VN. Nếu như người viết (ngoc nguyen) có tâm ý hồi chánh, bỏ phía bên kia, trở về với tự do dân chủ, thì nên để thời giờ viết cho ca sĩ Việt Khang thì hay hơn.
03/03/201219:49:13
Khách
Lai môt sụ tuyên-truyên giúp bạo-quyên viêt-công
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.