Hôm nay,  

Nước Tầu Hôm Qua - Trung Quốc Hôm Nay

27/02/201200:00:00(Xem: 11770)
Những ai quan tâm đến tình hình kinh tế và chính trị thế giới hôm nay đều phải ngạc nhiên trước những gì đang diễn ra trên cùng khắp địa cầu từ cuôc chiến Syria đến cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu với nguy cơ vỡ nợ, đều không ít thì nhiều có quan hệ mật thiết với Trung Quốc - một đất đất nước của Hán tộc - cách đây hơn 30 năm vẫn còn xa lạ với nhân loại:
- Tại Sảnh Đường Nhân Dân Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 14-2-2012, ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng của nước này, tiếp đón, bắt tay nồng hậu Chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu, Herman Van Rumpy, và Chủ Tịch Ủy hội Châu Âu, Jose Manuel Barroso. Bằng những ngôn từ ngoại giao ôn hòa và mỹ miều nhất, Thủ tướng Trung Quốc nói rằng: Trung Quốc và Châu Âu cần phải hợp tác với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu…Trong lúc phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, đôi bên nên cùng thông hiểu nhau và cùng hợp tác để cùng phát triển kinh tế…
Trong đáp từ, ông Herman Van Rompuy, Chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu, nói rằng Châu Âu và Trung Quốc đã trở nên lệ thuộc vào nhau nhiều cho đến độ sư thay đổi của tốc độ tăng trưởng của một trong hai đối tác chiến lược có những tác động trực tiếp và sâu sắc lẫn nhau.
Trong thực tế, phái đoàn đại diện chậu Âu đến Bắc Kinh hôm 14-2 nhầm cầu cứu Trung Quốc giúp đỡ Châu Âu về tài chánh kinh tế để Châu Âu khỏi rơi vào tình trạng vỡ nợ. Về phiá Bắc Kinh, cũng phải hiểu rằng nếu Châu Âu vỡ nợ, thì là một đại họa cho nền kinh tế xuất khẩu của Trung Quốc vì châu Âu và Mỹ hai thị trường lớn nhất thế giới tiêu thụ hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Trong tình hình hiện tại, kinh tế Châu Âu bị suy trầm nghiêm trọng, đồng EURO xuống giá nặng nề làm tỷ giá của đồng Yuan (nhân dân tệ) tăng cao, lôi theo các mặt hàng xuất khẩu của TQ tại thị trường Châu Âu trở nên mắc mỏ, mãi lực xuống thấp đến mực độ nguy hiểm đã đưa đến sự giảm thiểu tối đa các mặt hàng xuất khẩu của TQ làm cho nền kỹ nghệ xuất khẩu của TQ trở nên trì trệ. Thêm vào đó vì chính sách bảo hộ mậu dịch và sự phục hồi ì-ạch của nền kinh tế Mỹ, đã khiến cho Trung Quốc đang đối diện với nguy cơ thâm thủng lớn trong cán cân mậu dịch. Do đó việc cứu nạn nền kinh tế châu Âu là việc làm tất yếu của Trung Quốc- Cứu Châu Âu trung lúc này cũng là Trung Quốc tự cứu mình. Nhưng với dòng máu “Lã Bất Vi”, bất cứ hành động kinh tế hay nhân đạo nào của Hán tộc luôn luôn mang nặng tính chất đầu tư: Đầu tư kinh tế-Đầu tư chính trị-Hay cả hai. Bây giờ còn quá sớm để nói rằng Liên Hiệp Âu châu và toàn thể Âu châu, sẽ lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc đến mực độ nào?
- Cùng ngày 14-2-2012 tại Hoa Kỳ, Phó Chủ Tịch Nhà nuớc Trung Quốc Tập Cận Bình đang trên đường trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Tại đây, Phó Chủ tịch nhà nước TQ có hai cuộc hội đàm cùng ngày tại tòa Bạch Ốc :
- Phó Tổng Thống Mỹ, Joe Biden, người chính thức đại diện Hoa Kỳ tiếp ông Tập Cận Bình tại Tòa Bạch Ốc. Trong buổi gâp gỡ này, Phó Tổng thống Joe Biden có nói với ông Tập Cận Bình rằng Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc để phát triển kinh tế của cả hai quốc gia và hai bên cùng có lợi…
Liền sau đó, cùng ngày, tại phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc, Phó chủ Tịch TQ, Tập Cận Bình, trong cuộc gặp gỡ Tổng thống Barack Obama, đã chủ động đưa ra lời cam kết là Trung Quốc sẵn sàng đối thoại thẳng thắng về nhân quyền và ông cũng không quên đưa ra lời cam kết rằng Trung Quốc tiếp tục hợp tác với Mỹ trong các vấn đề về kinh tế.
Đáp lại Tổng thống Barack Obama nói rằng chúng tôi muốn làm việc với Trung Quốc về vấn đề kinh tế: Mọi người đều phải tuân thủ cùng những luật lệ như nhau trong hệ thống kinh tế toàn cầu… Các giao thương kinh tế cần phải được cân bằng, không những chỉ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà còn cho cả thế giới nữa. Về vấn đề nhân quyền: Chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh với Trung Quốc về nhân quyền, vì vấn đề tôn trọng và công nhận những khát vọng và quyền lợi của tất cả mọi người là vấn đề quan trọng hàng đầu của xã hội, của các quốc gia tự do dân chủ. Trong cuộc gặp gỡ này, Tổng thống Obama cũng thuyết phục Bắc Kinh biết rằng việc di chuyển lực lượng quân sự Hoa Kỳ về châu Á Thái Bình Dương không có nghĩa là Hoa Kỳ đang cố bao vây hay kiềm hãm sự vươn lên của Trung Quốc. 
Về vấn đề nhân quyền, trong đáp từ với Tổng thống Obama, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình biện hộ rằng: Đến nay TQ đã đạt những thành quả to lớn về nhân quyền và được công nhận rộng rãi hơn 30 năm trước. Mặc dầu có sư đa dạng văn hóa của nhiều vùng khác nhau của hơn 1,3 tỷ dân, TQ vẫn vượt được nhiều thách thức trong cải thiện dân sinh và thăng tiến nhân quyền. TQ vẫn đang tiếp tục theo đưổi những chính sách và các biện pháp để thăng tiến, công bằng xã hội. Trong thực tế, với lập luận chặt chẽ dựa trên những dữ kiện lịch sử, Tập Cận Bình đã bảo vệ tích cực vấn đề nhân quyền tại đất nườc của ông.
Về vấn đề thương mại và kinh tế, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung quốc cũng như Hoa Kỳ đều mong muốn tiến tới mức quân bình hơn trong cán cân thương mại và đầu tư, và tìm cách giải quyết những mâu thuẫn, những khác biệt qua đối thoại chứ không phải bằng chính sách bảo hộ mậu dịch.
Trong thực tế trước khi đến Washington, Tập Cận Bình chủ động nói rằng Washington phải có những hành động và biện pháp củng cố lòng tin lẫn nhau và không nên tăng cường quân sư tại châu Á Thái Bình Dương. 

Đến đây chúng ta thử ôn lại những chứng liệu lịch sử:
- “Năm 1949: Nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được chính thức thành lập. Báo chí thế giới Tây phương đều ngợi ca: Chỉ có chủ nghĩa Cộng sản mới cứu được Trung Quốc…
..Năm 1949-1976- Hơn 500 triệu người dân Trung Quốc sống dưới sự lãnh đạo tàn bạo của một người Cộng sản chuyên chính, Mao Trạch Đông. Tự do dân chủ coi như điều cấm kỵ. Tư bản chủ nghĩa là kẻ thù không đội trời chung…Suốt trong thời kỳ này Mỹ thẵng tay phong tỏa và cấm vận kinh tế. Hơn 500 triệu người dân Trung Quốc trong tình trạng một cổ hai trồng, sống đói rách nghèo khó, cô lập với thế giới bên ngoài, tưởng chừng như sẽ sống ngàn năm lạc hậu…
…Ngày 21-2-1972: trong buổi gặp gỡ ở Nhân Dân Đại Sảnh tại Bắc Kinh, Richard Nixon Tổng thống Hoa Kỳ bày tỏ cùng Mao Trạch Đông: Vì lợi ích của nước Mỹ, Chính phủ Mỹ muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc. Mao Trạch Đông đáp từ: Cũng vì lợi ích của nhân dân Trung Hoa, chúng tôi hoan hỉ chấp nhận đề nghị của Chính phủ Mỹ.
…Năm 1976: Mao Trạch Đông qua đời, để lại đất nước Trung Hoa một Xã Hội Hậu Vệ Binh Đỏ, hoàn toàn đổ nát từ kinh tế, vật chất đến tinh thần chính trị và đạo lý..
…Năm 1978: Đứng trên đất nước Trung Hoa đổ nát đó, Đặng Tiểu Bình với triết lý kinh tế thâu gọn trong 4 chữ “Mèo trắng-Mèo đen” đã thay đổi bộ mặt đất nước Trung Hoa một cách kỳ diệu, đến chính ông ta cũng phải ngạc nhiên, không dám tin mình có thể mang đến đất nước một phép lạ như vậy!
…Năm 1991: Thành trì kiên cố của Vô Sản Thế giới, Moscova, sụp đổ. Chủ nghĩa Cộng Sản bị xóa sổ không còn đất sống ở châu Âu. Thế giới Tây phương ngoãnh mặt lại nhìn về đất nước TQ, vẫn thấy chân dung Mao Trạch Đông sừng sửng giữa quảng trường Thiên An Môn. Cờ đỏ búa liềm vẫn tung bay khắp đất nước TQ và Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Trung Quốc vẫn đi lên. Một lần nữa báo chí thế giới Tây phương mới ngộ ra rằng chỉ có Trung Quốc mới cứu được chủ nghĩa Cộng Sản.
…Năm 1998: Chính phủ Trung Quốc đón tiếp phái đoàn không lồ hơn cả ngàn người từ Hoa Thinh Đốn đến dưới sự lãnh đạo của Bill Clinton, Tổng Thống Mỹ. Cuộc thương lượng Kinh tế, Chính trị, Quân sư, Xã hội.. lần này giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh từ 25-6-1998 đến ngày 3-7-1998 ghi nhớ trong một biên bản gần một ngàn trang được thâu tóm lại trong bản tuyên bố chung dày 47 trang. Nhưng không ai biết được sự thật phía sau bản tuyên bố chung vì còn nhiều thỏa ước trong bóng tối, ngoại trừ Bill Clinton, Giang Trach Dân và những yếu nhân của hai phe. Báo chí thế giới thường hay nhắc lời cam kết giữa Mỹ và Trung Quốc trong bản tuyên bố chung năm 1998: Mỹ và Trung Quốc sẽ giải quyết những xung đột xảy ra trong tương lai, nếu có, bằng cách hòa bình: đàm phán và thương lượng, nhất quyết sẽ không giải quyết bằng chiến tranh và vũ khí. Có một điều chắc chắn mà toàn thể nhân loại đang chứng kiến là sau cuộc thương lượng lịch sử 1998 ấy, nền kinh tế và quân đội Trung Quốc phát triển mạnh và nhanh hơn bao giờ hết….” (1)
- Năm 2012- Từ năm 1998 đến nay vừa ngoài một thập kỷ, 14 năm, một khoản thời gian không đáng kể đối với Trung quốc, đất nước có hơn 4000 năm biên niên sử, nhờ biết lợi dụng tối đa sự hợp tác và giúp đỡ của Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thay hình đổi dạng, hóa thân đất nước Trung Quốc lớn mạnh như Phù Đổng Thiên Vương, tiến lên thành một cường quốc thế giới, đang thật sự cạnh tranh gay gắt với Mỹ trong vị thế lãnh đạo thế giới hôm nay.
Hơn 3 thập kỷ trước, châu Âu, xem Trung Quốc như một đất nước lạc hậu, một xó xỉnh ít được ai biết đến. Ấy vậy mà hôm 14-2-2012 cả một phái đoàn đại diện các quốc gia tư bản hàng đầu Châu Âu và Châu Âu Thống Nhất-E.U-đến Bắc Kinh, cầu cứu chính chính phủ Trung Quốc ra tay giúp đỡ kinh tế và tài chánh để châu Âu khỏi rơi vào cảnh vỡ nợ!
Sau khi đọc qua những dữ kiện lịch sử Trung Quốc tiến hóa qua 3 thập kỷ như chúng ta thấy ở trên, khiến chúng ta nhớ lại câu nói của nhà báo James Reynolds, phóng viên BBC-London nhân nhà báo này tháp tùng chuyến viếng thăm Trung Quốc của tân Thủ Tướng Anh quốc, Gordon Brown, hôm 18-1-2008: “Trong một thời gian dài các lãnh đạo thế giới coi Trung Quốc như một mảnh đất nào đó xa xôi khó gần. Chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Brown ngày 18-1-2008 chứng tỏ điều này: là nếu quí vị muốn hoàn tất một công việc có tính chất toàn cầu hoặc quí vị muốn công việc này tiến triển thì quí vị không có sự lựa chọn nào khác là phải tới Trung Quốc…”
Viết tới đây, tôi dừng lại, tự hỏi: Cùng chung hoàn cảnh lịch sử, tại sao Trung Quốc có được một Đặng Tiểu Bình. Nga có được một Mikhail Gorbachev! ViệtNam! Nguyễn Tấn Dũng đang ở đâu?...Tôi đứng dậy, nhìn qua khung cửa sổ, ngoài trời… khuya…Chicago…tuyết lạnh../.
Đào Như
thetrongdao2000@yahoo.com
Oak park, Illinois,usa
23-2-2012
Chú Thích Nguồn
(1)- Đoạn chữ viết nghiêng trong vọng kép, trích từ bài tham luận của cùng tác giả Đào Như: Trung Quốc Đang Ở Đâu? (Vietnam Nhật Báo—Vietnam daily News)
http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=57375
Hay là: Trung Quốc-Trật Tự Mới-Thế Giới Mới (Trên Báo Tổ Quốc)
http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25847
(2) Thủ Tướng Anh đến Trung Quốc-BBC-London-James Reynolds
http://bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/01/080118_uk_china.shtml

Ý kiến bạn đọc
29/02/201202:45:03
Khách
Mỗi quốc gia sẽ có lối đi riêng cho mình, có tôn chỉ mục đích riêng và có mục tiêu hướng tới của riêng miến sao hợp với lòng dân của mình. Trung Quốc đi lên, phát triển về một số mặt để nổi lên thật nhanh nhưng thật sự những mảng tối đang chìm khuất đâu dễ nhận thấy. Tôi không muốn Việt Nam theo bước họ để rồi đến khi ngoảnh lại phải đau đớn than rằng "sao mình lại đi vào vết xe đã đổ". Nguyễn Tấn Dũng là người Việt Nam chứ đâu phải người Trung Quốc hay người Nga? Nguyễn Tấn Dũng đang ở Ba Đình Việt Nam mà! tác giả về đó mà tìm, sao lại tìm trong tuyết lạnh Chicago???
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.