Hôm nay,  

Tại Sao Hoa Kỳ Không Viện Trợ Vũ Khí Cho Phe Đối Lập Ở Syria

23/02/201200:00:00(Xem: 12286)
Tại Sao Hoa Kỳ Không Viện Trợ Vũ Khí Cho Phe Đối Lập Ở Syria

Trúc Giang MN
(Kính tặng độc giả Việt Báo: Nhà thơ Văn Dzĩnh, ông Nguyễn Gia Tĩnh, nhà văn Đào Anh Dũng, Ngô Trọng Phục Chủ tịch Hội Cựu Chiến Sĩ QLVNCH-Minnesota và anh Triệu Trần Golden Valley* MN)
1* Hoa Kỳ không viện trợ vũ khí cho phe đối lập ở Syria
“Các vụ đụng độ ở Syria và bất ổn ở Libya khác nhau xa. Chúng tôi không nghĩ rằng trang bị vũ khí ở Syria là một giải pháp. Giải pháp là phải có một cuộc đối thoại dân chủ, bạo lực phải chấm dứt”. Đó là phát biểu của bà Victoria Nuland, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sau lời kêu gọi trang bị vũ khí cho phe đối lập ở Syria, của TNS John McCain. Phát ngôn viên toà Bạch Ốc Jay Carney cho biết thêm: “Mỹ đang tìm khả năng viện trợ nhân đạo cho người dân Syria”.
Tóm lại, Hoa Kỳ không tham gia hoạt động quân sự, mà cũng không viện trợ vũ khí cho phe đối lập ở Syria, bởi vì Syria và Libya hoàn toàn khác nhau.
Vậy sự khác nhau đó là gì? Tại sao Hoa Kỳ không viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy ở Syria?
Vì tình hình Syria rất phức tạp trong hiện tại, cũng như trong tương lai thời hậu Assad, phức tạp đó, là sự chia rẻ không thể hàn gắn được trong việc mưu cầu lợi ích chung cho một quốc gia, dân tộc. Giới quan sát lo ngại Syria sẽ chia năm xẻ bảy sau khi lật đổ tổng thống Bashar al-Assad.
2* Tổ chức khủng bố Al Qaeda ủng hộ phe nổi dậy ở Syria
Trung tâm SITE của Hoa Kỳ, chuyên theo dõi những trang mạng điện tử của các nhóm Hồi giáo cực đoan, đã phát hiện một cuộn băng Video dài 8 phút của Ayman al-Zawahiri, người thay thế Osama Bin Laden, lãnh đạo tổ chức al-Qaeda. Nội dung cuộn băng tố cáo chính phủ Syria là một chính quyền tàn ác , phạm tội giết dân.
Al Zawahiri kêu gọi những người Hồi giáo ở Iraq, Jordan, Li Băng và Thổ Nhỉ Kỳ, hãy cùng với phe nổi dậy, lật đổ chế độ độc tài thối nát của tổng thống Bashar al-Assad.
Tên trùm khủng bố mới, cũng kêu gọi người dân Syria hãy tự giải phóng, không nên lệ thuộc vào phương Tây, Thổ Nhỉ Kỳ và các vương quốc Á Rập trong vùng.
Lời kêu gọi của al-Zawahiri đưa ra sau 2 vụ tấn công bằng xe bom tự sát, vào sở an ninh và sở cảnh sát ở thành phố Aleppo, làm chết 28 người và 250 người bị thương. Thành phố nầy rất yên tĩnh trong suốt 11 tháng xáo trộn ở Syria, bắt đầu từ ngày 15-3-2011. Cũng trong thời gian xảy ra 2 vụ nổ, một tướng lãnh, cũng là bác sỷ quân y, chuẩn tướng Issa Kholi bị ám sát.
Phe Quân Đội Syria Tự Do (Free Syrian Army-FSA), ly khai, xác nhận là tổ chức của họ không có liên can gì đến vụ xe bom tự sát và ám sát đó cả. Hành động xe bom tự sát và ám sát là sở trường của tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda.
Bộ trưởng Nội vụ Iraq tiết lộ, trong suốt 4 tháng qua, có rất nhiều chiến binh Hồi giáo cùng với những số lượng vũ khí đã từ phía Bắc Iraq, đổ vào Syria để giúp phe nổi dậy.
Sự can dự của tổ chức khủng bố al-Qaeda vào Syria, làm cho tình trạng vốn phức tạp của Syria lại càng thêm phức tạp.
2.1. Tóm lược về tân lãnh đạo al-Qaeda
Ayman al-Zawahiri sinh ngày 19-6-1951, là thành viên xuất sắc của tổ chức al-Qaeda. Trước khi gia nhập vào tổ chức khủng bố nầy, Zawahiri là thủ lãnh Phong Trào Chiến Tranh Hồi giáo Ai Cập (Egyptian Islamic Jiha-EIJ)
Ông là bác sĩ giải phẩu Ai Cập, nhà Vật Lý, nhà thơ và nhà tổ chức quân sự.
Năm 1998, khi sát nhập vào al-Qaeda, Zawahiri vừa là cố vấn, vừa là bác sĩ riêng, vừa là bạn thân của Osama bin-Laden, đồng thời cũng là người phát ngôn của tổ chức nầy.
FBI (Hoa Kỳ) đã treo giải thưởng về cái đầu của Zawahiri là 25 triệu USD.
Những bí danh của Zawahiri là: Abu Muhammad, Abu Fatima, Muhammad Ibrahim, Abu Abdellah, The Doctor, The Teacher. Tờ Wall Street Journal cho rằng Zawahiri là tên khủng bố cực đoan, và tàn độc hơn bin-Laden rất nhiều. Lý do là hắn bị Ai Cập tra khảo, và vợ con hắn bị bom Hoa Kỳ giết chết.
Được cho là kẻ đứng sau vụ khủng bố tại Hoa Kỳ ngày 11-9-2001, có tên trong danh sách 22 tên khủng bố bị tầm nã toàn cầu.
2.2. Vợ con của Zawahiri
Zawahiri kết hôn năm 1978. Vợ tên Azza Ahmed Novari, sinh viên môn triết tại đại học Cairo (Ai Cập). Đám cưới rất trang nghiêm của người sùng đạo. Nam nữ thọ thọ bất thân. Khách mời được dành cho hai khu riêng biệt, một bên nam, một bên nữ. Không có nhạc, không có đèn màu, không có chụp hình, quay phim.
Họ có 5 gái một trai, trong đó, con gái tên Aish bị hội chứng bịnh Down.
Sau vụ 11-9-2001, Hoa Kỳ đánh bom trả đủa vào tòa nhà của Taliban ở Gardez, vợ Azza và con gái Aish thiệt mạng. Bà Azza bị chôn dưới đống gạch đổ nát, nhưng không bằng lòng cho nhân viên cứu hộ đào bới để cứu bà, vì theo phong tục, ngoài người chồng ra, không để cho bất cứ người đàn ông nào được nhìn thấy mặt.Thà chịu chết để giữ “trinh tiết” với chồng. Con gái Aish không bị thương, nhưng chết vì nhiễm lạnh ở ngoài trời, do cứu cấp trễ.
2.3. Vài nét về tổ chức al-Qaeda
Al Qaeda là một tổ chức vũ trang Hồi giáo, do Osama bin-Laden lập ra, mục đích thanh lọc ảnh hưởng phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, ra khỏi các quốc gia Hồi giáo. Dùng vũ lực tiến hành cuộc “Cách mạng Hồi giáo” để thành lập một nhà nước Hồi giáo duy nhất, lấy luật đạo Hồi Shariah như Hiến pháp. Chủ trương thánh chiến (Jiha) lật đổ các chế độ Hồi giáo mà họ gọi là thối nát. Hồi giáo cho phép đàn ông đa thê. Phụ nữ bị khinh rẻ, không cho được đi học và làm việc. Phụ nữ ngoại tình bị ném đá đến chết….
Al Qaeda coi sự có mặt của Hoa Kỳ ở Arab Saudi là sự lăng mạ to lớn đối với đạo Hồi, vì ở nước nầy có hai thánh địa là Mecca, nơi sinh ra, và Medina, nơi có mồ chôn của nhà Tiên tri Mohammed của đạo Hồi.
*Nguời Hồi giáo không có họ truyền nối từ tổ tiên, mà thường lấy tên của những người được kính trọng như Mohammed, Muhammad, Muhammed…làm họ.
Al Qaeda có 6 cuộc tấn công Hoa Kỳ, mà lớn nhất là vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại toà Tháp đôi ở New York và Bộ Quốc Phòng HK ở thủ đô Washington, D.C. làm chết 3,000 người.
3* Tóm tắt cuộc nổi dậy ở Syria
Chịu ảnh hưởng của cuộc “cách mạng hoa lài” ở Tunisia, cuộc nổi dậy ở Syria bùng nổ ngày 15-3-2011, đến nay được 11 tháng, với gần 6,000 người chế,t đa số là thường dân. Diễn biến mới nhất là quân chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad đã dùng xe tăng, đại bác, hoả tiễn, súng cối và trực thăng, tấn công vào thành phố Homs, nơi tụ tập của các đơn vị quân chống chính phủ.
3.1. Thảm sát ở thành phố Homs
Tin tức báo chí cho biết, trong 10 ngày tấn công vào Homs, nơi có các đơn vị quân đối lập cố thủ, số người chết lên đến 700.
Quân chính phủ tấn công trong lúc Nga chống lại những can thiệp từ bên ngoài, được xem như Nga bật đèn xanh cho cuộc tàn sát, mà nạn nhân đa số là dân chúng.
Hình ảnh chụp được bởi vệ tinh của tổ chức Digital Globe ở Mỹ, được phổ biến, cho thấy 30 chiếc xe tăng của quân chính phủ tấn công vào Homs.
Ngày 8-2-2012, cuộc tấn công của xe tăng, đại bác, súng cối, hoả tiễn… đã làm sập 20 căn nhà và nhiều thường dân thiệt mạng. Trong thời gian nầy, ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov thăm Syria, và tổng thống Bashar al-Assad hứa sẽ chấm dứt bạo động, không cần biết nguồn gốc phát xuất từ đâu. Thủ tướng Nga Putin nói với các nhà lãnh đạo tôn giáo Nga rằng: “Hãy để cho người Syria dàn xếp xung đột của họ một cách độc lập”.
Một nhân chứng kể lại, hàng loạt đại bác nã vào như mưa làm sập những dãy phố, những căn nhà của dân, phá sập những bức tường bê tông cốt sắt, khiến cho gạch vụn đổ sập xuống những cư dân đang tránh pháo kích ở trong nhà. Ông gọi tình hình vô cùng tuyệt vọng. Ông van xin hội Chữ Thập Đỏ, hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, hay bất cứ tổ chức nhân đạo nào, hãy có hành động can thiệp để cứu người Syria.
Trong một đoạn Video, một thanh niên tên Danny Abou Diyne chỉ xác chết của một em bé do đạn pháo nổ trong nhà em, người thanh niên thét to câu hỏi: “Có phải đây là điều mà LHQ chờ đợi cho đến khi không còn một đứa trẻ nào sống sót, cho đến khi họ giết hết phụ nữ và trẻ em hay không?”. Lời kêu gọi của người thanh niên Syria nầy trái ngược với tuyên bố của Putin. Và người có thẩm quyền trả lời câu hỏi chính là Trung Cộng và Nga, chớ không phải là LHQ.
Tổng thống Obama cho rằng, đợt tấn công bằng hoả tiễn và súng cối vào Homs “Thật là một cuộc đổ máu vô nhân đạo”.
Ông Abdel Rahman, một quan sát viên về nhân quyền Syria, có trụ sở tại London (Anh) nói với đài truyền hình Alhurra rằng, cuộc pháo kích của quân chính phủ là “một thảm họa của con người, nhiều người bị chôn sống dưới những đống gạch vụn. Quân chính phủ đã giết 30 người trong 3 gia đình khi họ tiến vào thành phố Homs. Đây là một cuộc tàn sát dã man đối với thường dân, trong tay không có vũ khí”.
Giáo sư Khattar Abou Diab dạy môn chính trị tại đại học Paris cho biết, những vụ tàn sát dân chúng đều do những người trong gia đình Assad chỉ huy, cũng giống như những người con của Gaddafi ở Libya trước đây vậy. Những nhân vật quyền thế trong gia đình Assad, kể cả em rể Assef Shawqut và em ruột Maher của Bashar al-Assad, đang chỉ huy chiến dịch tấn công vào Homs. Cuộc tấn công vào Homs cũng giống như cuộc tấn công vào thành phố Hama mà người cha Hafez al-Assad đã thực hiện hồi năm 1982.
3.2. Quỹ Nhi Đồng LHQ tố cáo tổng thống Bashar al-Assad giết trẻ em
Ông Anthony Lake, Tổng Giám đốc UNICEF, kêu gọi nhà cầm quyền Syria chấm dứt những cuộc oanh kích nhắm vào thường dân, đã có hàng trăm trẻ em bị giết bởi quân của chính phủ.
Phát ngôn viên UNICEF, bà Marixie Mercado, nói rằng tổ chức của bà đã mất tinh thần khi lực lượng chính phủ bắn đại bác vào những khu đông dân cư trong những ngày qua. Bà nói, trẻ em bị bắt giữ tùy tiện, bị tra tấn và bị tấn công tình dục trong khi bị giam giữ. Bà Mercado cho biết, chính quyền Syria đã ký tên vào “Công Ước Về Quyền Của Trẻ Em”, theo công ước nầy, thì Syria phải bảo vệ trẻ em, thế nhưng tổng thống Bashar al-Assad lại giết hại trẻ em.
3.3. Cuộc thảm sát ở Hama năm 1982 của Hafez al-Assad
Cuộc thảm sát xảy ra hồi tháng hai năm 1982 tại thành phố Hama. Quân chính phủ của tổng thống Hafez al-Assad (cha của Bashar al-Assad) gồm 12,000 người, do tướng Rifaat al-Assad chỉ huy, bao vây quân nổi dậy do tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood-MB) lãnh đạo.
Quân đội kêu gọi dân chúng đầu hàng, và cảnh cáo, người nào còn ở trong thành phố thì bị coi là quân phản loạn. Thế rồi, phi cơ dội bom, đại bác hạng nặng pháo kích, và xe tăng tiến vào, bắn giết bất cứ ai mà họ thấy. Người dân bị bắt, bị tra khảo và hành quyết tập thể. Thành phố bị phá sập.
Cuộc hành quân kéo dài 27 ngày, với 1,000 quân chính phủ bị giết và bị thương, và có khoảng 35,000 người bị bắn chế, đa số là thường dân trong thành phố Hama.
Dòng họ Assad là những tên độc tài khát máu, đã ra tay tàn sát chính người dân của họ.
4* Tình trạng phức tạp của vấn đề Syria
Quân đội chính phủ Syria được Iran và Nga hỗ trợ, cung cấp vũ khí để bảo vệ chế độ của tổng thống Assad.
Liên đoàn Á Rập (Arab League-AL) can thiệp, giải quyết bạo động Syria, nhằm mục đích ngăn chận Hoa Kỳ và Liên Âu can thiệp vào thế giới của người Hồi giáo.
Người Á Rập không muốn Hoa Kỳ và NATO nhảy vào Syria. Nga và Iran cũng không muốn HK can dự vào nước nầy.
Hai tổ chức đối lập là Hội Đồng Quốc Gia Syria (The Syrian National Council-SNC) và Quân Đội Syria Tự Do (Free Syrian Army-FSA) lại có lập trường khác nhau trong việc lật đổ chế độ Assad.
Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood-MB) cũng có mục đích khác nhau về việc thiết lập một quốc gia hậu Assad.
Và mới đây, tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda lại nhảy vào, làm cho mâu thuẩn gia tăng, tạo thêm phức tạp cho một vấn đề vốn đã phức tạp vì những chia rẻ không thể hoà giải được.
Tình hình phức tạp do những mâu thuẩn gây chia rẻ, làm cho Syria hoàn toàn khác biệt với Libya mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland đã phát biểu, vì thế, Hoa Kỳ không tham gia hoạt động quân sự chống chế độ Assad, như đã làm ở Libya.

Tóm lại, sự khác biệt giữa Syria và Libya là:
Ở Libya. Không có những thành phần như sau:
- Nga không trực tiếp nhảy vào Libya
- Iran không trực tiếp can dự vào Libya
- Không có tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo ở Libya
- Không có vai trò của Liên Đoàn Á Rập ở Libya
- Không ció tổ chức Al Qaeda ở Libya
Ở Libya, Hoa Kỳ và NATO thiết lập vùng cấm bay, là thi hành Nghị Quyết của LHQ, trái lại, ở Syria, LHQ chưa có một Nghị Quyết nào cho phép hành động quân sự ở Syria cả.
5* Những mâu thuẩn trong thành phần đối lập
5.1. Mâu thuẩn trong Hội Đồng Quốc gia Syria (SNC)
Ngày 2-10-2011, Hội Đồng Quốc Gia Syria (The Syrian National Council-SNC) được thành lập tại thủ đô Istanbul của Thổ Nhỉ Kỳ, với 140 thành viên, đa số là những người Syria lưu vong. Thành phần gồm những tổ chức như sau:
- Nhóm Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood), một tổ chức lưu vong
- Nhóm sắc tộc người Kurd
- Một số đại diện các bộ tộc trong nước
- Đại diện mạng lưới nhân quyền có trụ sở ở Damascus trong nước.
Tổng thư ký: Ông Burhan Ghalioun, một học giả nghiên cứu của Đại học Sorbonne (Pháp).
Nguyên tắc đấu tranh căn bản của Hội Đồng QG Syria:
- Lật đổ chế độ Assad bằng những phương tiện hợp pháp, ôn hoà, bất bạo động.
- Bảo vệ chủ quyền Syria. Từ chối sự can thiệp của nước ngoài.
Những bất đồng ý kiến trong Hội đồng
- Người Kurd muốn ly khai, thành lập một khu vực tự trị hay một quốc gia riêng biệt.
- Người Á Rập hệ phái Hồi giáo Sunni, đa số, không đồng ý để thiểu số hệ phái Shiite tham gia lãnh đạo đất nước. Hai hệ phái Hồi giáo nầy có mối thù truyền kiếp, không đội trời chung.
Do những mâu thuẩn nầy, mà Hội Đồng QG Syria chỉ đưa ra một mục đích chung chung là “Lật đổ chế độ Assad, và “Xây dựng một nước Hồi giáo mới”. (Việc xây dựng một nước Hồi giáo không phù hợp với lập trường của HK và phương Tây)
Ngay trong ngày thành lập Hội đồng, có một cuộc biểu tình tại khách sạn của buổi họp ở Istanbul (Thổ Nhỉ Kỳ) gây náo loạn, phản đối những người lưu vong, do chia rẻ giữa người lưu vong với người trong nước.
5.2. Sự mâu thuẩn giữa Hội Đồng Quốc Gia Syria với tổ chức Quân Đội Syria Tự Do.
Thành lập Quân Đội Syria Tự Do
Ngày 29-7-2011, những quân nhân bỏ ngủ, tuyên bố thành lập Quân Đội Syria Tự Do
(Free Syrian Army-FSA). Thành phần gồm có:
- Chỉ huy trưởng: Đại tá Riyad al-Asad
- Chỉ huy phó: Đại tá Malik Kurdi
- Tham Mưu trưởng: Đại tá Ahmed Hijazi.
Tổ chức nầy cho biết, đã có 20,000 người. Tổ chức kêu gọi binh sĩ chính phủ hãy bỏ ngũ, tham gia đấu tranh quân sự lật đổ chế độ Assad. Họ tổ chức những cuộc phục kích, tấn công quân chính phủ. Chủ trương nầy trái với đường lối đấu tranh hợp pháp, bất bạo động và không có can dự của nước ngoài, của Hội Đồng QG Syria.
Nhiều phe phái cho rằng Đại tá Riyad al-Asad là tay sai do Thổ Nhỉ Kỳ dựng lên.
6* Sự can dự của những nước ngoài vào Syria
6.1. Can dự của Iran
Iran và Syria là những đồng minh lâu đời, đã có những hiệp ước về kinh tế và quốc phòng. Lãnh tụ tối cao Iran là Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei lên tiếng ủng hộ Syria, tuyên bố: “Ở đâu có phong trào Hồi giáo chống Mỹ thì chúng tôi ủng hộ họ”.
Những nguồn tin của The Guardian, The Telegraph và Reuters tường thuật, thì Iran đã giúp Assad những thiết bị kiểm soát biểu tình, kỹ thuật thám thính, những tay bắn tỉa, và xăng dầu. Iran cung cấp kỹ thuật kiểm soát Email, Cell phone và những trang web xã hội, thiết lập đạo quân mạng (Cyber Army) để theo dõi đối lập trên Online.
Ngày 10-2-2012, tướng Iran Qassem Suleimani, người cầm đầu lực lượng Quds, thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, đã đến Syria, làm cố vấn chính phủ, đối phó lại những người biểu tình. Quds là lực lượng tinh nhuệ nhất của Iran.
Các chuyên viên phương Tây cho rằng, đã có hàng ngàn cố vấn Iran tại Syria.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh cho biết: “Chúng tôi đang quan ngại sâu xa trước việc Iran cung cấp thiết bị và các cố vấn để đàn áp những người biểu tình Syria. Việc hỗ trợ như vậy không thể chấp nhận được”.
Ngày 11-2-2012, tờ Nhân Dân nhật báo (Trung Cộng) đưa tin, Syria yêu cầu Iran cung cấp 15,000 quân thuộc lực lượng đặc nhiệm, để giữ an ninh cho Syria.
Đặc nhiệm Anh và Qatar đến Syria
Ngày 10-2-2012, trang Web về thông tin tình báo DEBKA file, dẫn các nguồn tin cao cấp, cho hay đặc nhiệm Anh và Qatar đã đến Syria. Hai toán nầy đã lập ra 4 trung tâm hoạt động trong 4 quận thuộc thành phố Homs.
6.2. Can dự của Nga vào Syria
Tại Hội Đồng BA/LHQ, Nga và Trung Cộng dùng quyền phủ quyết bác bỏ dự thảo Nghị Quyết, buộc Assad phải từ chức, giao quyền lại cho phó tổng thống trong khi chờ tổ chức bầu cử.
Ngày 9-2-2012, thông tấn xã Tass (Nga) loan tin, Nga cung cấp hoả tiễn chiến thuật đất đối không, thuộc thế hệ mới X-31A và X-31P cho Syria.
Ngày 13-1-2012, một chiếc tàu Nga chở hàng chục ngàn tấn đạn dược đã cập bến tại cảng Tartus, Syria.
Ngày 13-2-2012, quân đội Nga cho biết, chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ đến Syria để viếng thăm nhiều cảng của nước nầy. Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Baltic của Nga cũng cử một biên đội tàu chiến vào khu vực Điạ Trung Hải. Hạm đội gồm 1 tàu chiến săn tàu ngầm, 1 tàu hộ tống và 1 tàu tiếp tế.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov mang theo 26 phi cơ chiến đấu Su-33 và Su-25 và 24 trực thăng.
6.3. Lực lượng quá chênh lệch giữa HQ/HK và HQ Nga tại Địa Trung Hải
1). Phía HQ/HK.
Hàng không mẫu hạm nguyên tử hiện đại nhất của HK là chiếc CVN-77 George Bush mang theo:
- 68 phi cơ cánh cố định là F/A-18 Super Hornet (Thế hệ 4.5)
- 4 phi cơ tác chiến điện tử (gây nhiễu, phá sóng điện từ, làm tê liệt và vô hiệu hoá hệ thống điều khiển hoả tiễn).
- 4 phi cơ cảnh báo sớm E-2C Hawkeye.
2). Phía Nga.
Chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov mang theo:
- 26 phi cơ Su-33 và Su-25
- 18 trực thăng Ka-27 chống tàu ngầm
- 4 trực thăng cảnh báo sớm
- 2 trực thăng cứu hộ.
Địa Trung Hải là căn cứ của 2 hạm đội số 5 và số 6 của HQ/HK.
Các quan sát viên nêu nhận xét:
Hải quân Nga yếu kém hơn HQ/HK rất nhiều, cho nên Nga không dại gì đụng độ với Mỹ trong tình trạng yếu như thế.
Các chuyên viên nêu nhận xét, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov cũ kỹ, từ khi đưa vào xử dụng, thì đa số thời gian chỉ nằm trong xưởng sửa chữa. Nó có thể tham gia chiến dịch tối đa là 2 tháng mà thôi.
Phía Mỹ, Hoa Kỳ cũng không dại gì đụng độ với Nga chỉ vì một nước Syria không thân thiện, và cũng không có giá trị nào đáng kể để phải lâm chiến.
Vậy việc triển khai của hai bên chỉ là những đòn gió mà phần thua thiệt về phía Nga.
7* Vai trò của Liên Đoàn Á Rập
Liên Đoàn Á Rập (Arab League-AL) là một tổ chức của 22 quốc gia Á Rập, trong đó, Syria là một thành viên. Liên đoàn nầy không muốn cho Hoa Kỳ và Tây phương xen vào các công việc của thế giới Á Rập Hồi giáo.
Liên đoàn đã nhiều lần kêu gọi Syria chấm dứt đàn áp, đối thoại với với quần chúng, để tìm một giải pháp chính trị cho Syria, nhưng thất bại. Kế đó, tổ chức nầy lập ra những tổ quan sát để thu thập bằng chứng cụ thể về việc đàn áp của tổng thống Assad, nhưng Assad đã coi AL như không có gì, vẫn tiếp tục đàn áp người biểu tình trước mặt các quan sát viên. Và tổng thống Assad khẳng định rằng ông ta không có ra lịnh đàn áp.
Người đứng đầu đoàn quan sát từ chức, và AL ra quyết định trục xuất Syria ra khỏi Liên Đoàn Á Rập. Cuối cùng, AL yêu cầu LHQ gởi lính mủ xanh đến Syria để giữ hòa bình, đồng thời đệ nạp một dự thảo Nghị Quyết, buộc Assad từ chức, giao quyền lại cho phó tổng thống trong thời gian chờ bầu cử. Nhưng dự thảo NQ đã bị Nga và Trung Cộng bác bỏ bằng quyền phủ quyết. Hiện tại, AL lại dự thảo một NQ về việc tổ chức một lực lượng hỗn hợp giữa lính mủ xanh của LHQ và quân đội của Liên Đoàn Á Rập, đến giữa hòa bình tại Syria. Nhưng dự thảo NQ nầy cũng chưa chắc gì tránh khỏi bị Trung Cộng và Nga phủ quyết.
8* Lý do khiến Nga và Trung Cộng phủ quyết
Các quan sát viên cho rằng Nga và Trung Cộng dùng quyền phủ quyết ở HĐ/BA/LHQ có 2 lý do, một là về quyền lợi kinh tế và hai là sự lo sợ phong trào dân chủ tràn đến nước họ.
Theo nhận định của GS Chris Dixon, người phụ trách chương trình châu Á, thuộc The Global Policy Institute, thì nguồn dầu lớn nhất của Trung Cộng là mua từ Iran và các nước trong vùng. Do đó, TC phản đối bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển dầu qua vùng vịnh. Hơn nữa, Syria là khách hàng đã nhập cảng hàng hoá của TC lớn thuộc hàng thứ ba.
Về phía Nga, bài viết của Harvey Morris trên tờ New York Times hôm 31-1-2012 cho biết, mặc dù tình hình bất ổn ở Syria, nhưng các công ty Nga vẫn ký những hợp đồng quốc phòng với nước nầy lên tới hàng tỷ đô la.
Về lý do lo sợ dân chủ, trong bài viết tựa đề: “Why did Russia and China veto UN Resolution on Syria?” đăng trên tờ Israel National News ngày 4-2-2012, TS Amiel Unga cho biết, Nga và Trung Cộng lo sợ rằng phong trào dân chủ sẽ lan tới hai nước nầy, sau khi Assad bị lật đổ, người dân sẽ tin tưởng rằng việc biểu tình khiến họ có thể đạt được những điều mà họ mong muốn. Tây Tạng, Uighur và nhiều tầng lớp ở Trung Cộng đang giận dữ trước những vụ cưỡng chiếm đất đai bất hợp pháp và tham nhũng, khiến cho nhà nước TC phải lo sợ.
Tóm lại, lý do khiến cho Nga và Trung Cộng dùng quyền phủ quyết là về quyền lợi kinh tế và lo sợ phong trào dân chủ của cách mạng Mùa Xuân Á Rập lan tràn đến nước họ.
9* Syria loan báo Hiến pháp mới, dân chủ đa đảng
Tổng thống Bashar al-Assad là một tên độc tài, tàn bạo, quỷ quyệt và ma giáo. Ngày 15-2-2012, tuyên bố một hiến pháp mới sắp được đưa ra trưng cầu dân ý, sẽ bãi bỏ hệ thống cai trị của đảng Baath đang cầm quyền, trên nền tảng đó, một nhà nước dân chủ sẽ được thành lập dựa trên hoạt động đa đảng.
Trích một đoạn đăng trên thông tấn và đài truyền hình nhà nước:
“Hệ thống chính trị dựa trên cơ sở đa nguyên và quyền lực mang tính dân chủ qua các cuộc bầu cử”. Hiến pháp mới quy định rõ: “Tổng thống sẽ được bầu trực tiếp trong hai nhiệm kỳ liên tiếp” và “tôn giáo của tổng thống là đạo Hồi”. Cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào ngày 26-2-2012.
Các quan sát viên cho rằng đó chỉ là nổ lực làm dịu tình hình, xoa dịu cộng đồng quốc tế đang phẩn nộ trước hành động tàn bạo dã man của Assad. Biện pháp nầy tỏ rõ sự ma giáo, xảo trá, bởi vì, những chiến dịch trấn áp vẫn tiếp diễn.
Cho dù một cuộc trưng cầu dân ý có được tổ chức đi nữa, có một hiến pháp tiến bộ đi nữa, thì với cái bản chất độc tài, tham quyền, cố vị gian manh xảo trá, sẽ không tránh khỏi sự cai trị gian lận, trồng tréo, dùng hiến pháp để lừa bịp, cứ nhìn vào điều 69 của HP năm 1992 của VN thì rõ.
10* Kết
Trong tình trạng ảnh hưởng của Hồi giáo còn tác động mạnh mẽ ở Syria, tương lai của đất nước nầy thời hậu Assad, có trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ theo khuôn mẫu Tây phương, hay một quốc gia Hồi giáo thần quyền, độc tài, lạc hậu, là điều khó xác định được.
Với những mâu thuẩn phức tạp và chia rẻ như hiện nay, cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa Syria và Libya trước đây, đó là điều mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác định, và quyết định không trực tiếp tham gia hoạt động quân sự cũng như viện trợ vũ khí cho phe đối lập Syria.
Thực tế nhất, là không bỏ công sức, tiền bạc, vũ khí và ngay cả tính mạng công dân, cho một quốc gia không thân thiện và đầy bấp bênh như Syria hiện nay, nhất là trong thời kỳ mà nền kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái.
Khối Á Rập không muốn Hoa Kỳ xen vào công việc nội bộ của họ, thì thôi. Hoa Kỳ viện trợ nhân đạo cũng làm cho bớt bị lương tâm cắn rứt trước nổi đau của dân chúng.
Lật đổ chế độ độc tài chỉ là một phương tiện, mà cứu cánh là thiết lập một chế độ dân chủ thật sự, tiến bộ hơn, chớ cũng không phải là một chế độ dân chủ trá hình bằng những khẩu hiệu đi đôi với sự cai trị lừa bịp, gian lận và mị dân.
Trúc Giang
Minnesota ngày 22-2-2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.