Hôm nay,  

Người Việt và nem, phở ở châu Phi [Bài 1]

18/02/201200:00:00(Xem: 12708)

Người Việt và nem, phở ở châu Phi [Bài 1]

buivanphu_20120216_nguoivietchauphi_h01_accra_vb-large-content: Bưu ảnh trung tâm thủ đô Accra. Ghana là nước duy nhất trong số các nơi tác giả đi qua mà không có ảnh chụp vì đã bị cảnh sát tịch thu hết phim.

buivanphu_20120216_nguoivietchauphi_h02_buinationalpark_vb-large-content: Bản đồ dành cho khách du lịch Ghana với khu công viên quốc gia có tên Bui National Park.

buivanphu_20120216_nguoivietchauphi_h03_abidjan_vb-large-content: Abidjan năm 1985 nhìn từ cửa sổ xe buýt trên đường vào trung tâm thành phố (ảnh Bùi Văn Phú).

Bùi Văn Phú

[Đây là bài thứ nhất trong ba bài về chuyến đi thăm Ghana và Ivory Coast của tác giả với những gặp gỡ, tiếp xúc đầy bất ngờ và thích thú.]

Nem. Nhưng không phải nem chua. Phở và người Việt hai tiếng tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Châu Phi đây là ở Xứ Ngà, nước Côte d'Ivoire, có thành phố Abidjan là trung tâm kinh tế tài chính. Abidjan là thủ đô từ 1933, đến năm 1983 Tổng thống Félix Houphouet-Boigny cho rời thủ đô chính trị và hành chánh lên Yamoussoukro, nơi sinh của ông.

Những năm dạy học ở Togo, tôi có đi chơi vài nước lân bang cho biết thêm về đời sống quanh vùng. Dịp nghỉ lễ Phục Sinh năm 1985, tôi đi chơi hai nước Ghana và Côte d'Ivoire.

Đi cùng với một người bạn qua xứ Ghana. Quãng đường từ Lomé qua Accra dài chừng 200 cây số nhưng mất năm giờ xe.

Đã quen với cuộc sống ở đây, nơi mọi thứ trôi qua chầm chậm, mỗi lần đi xe đò là trong túi đeo lưng đều có vài cuốn sách để đọc vì xe chạy lâu hay mau, bao giờ đến nơi thì mới rõ.

Lúc còn ở Mỹ, có một tài tử đóng phim hài, tôi đã quên tên mà chỉ nhớ cái mũi to như quả cà chua và chiếc mũ dạ, ông quảng cáo cho thẻ tín dụng American Express với khẩu hiệu: “Don't leave home without it”, diễn nghĩa tiếng Việt là “Đừng rời nhà nếu không có nó”. Từ ngày sang châu Phi, trước khi rời nhà đi chơi xa chúng tôi hay dùng khẩu hiệu này để nhắc nhở nhau đừng quên mang theo bên mình, không phải thẻ tín dụng, mà là hai thứ quan trọng hơn: sách truyện và giấy đi cầu. Đặc biệt là giấy đi cầu: “Don't leave home without it” vì ăn uống lạ nước lạ cái nên bụng dễ bị biến chứng. Ra đi khó biết bao lâu mới đến nơi đã định. Có khi phải đợi ở bến cho đến khi đầy khách xe mới chạy. Có thể xe hư dọc đường, khi đó nếu phải đại tiện ở một góc rừng hay bờ đường thì có giấy mà dùng.

Chúng tôi đến Accra lúc ở đó đang bừng lên không khí chống Mỹ với biểu tình hàng ngày trước toà đại sứ Hoa Kỳ. Từ vài năm qua, sau khi Trung úy Jerry Rawlings lên nắm quyền lãnh đạo bằng đảo chính, tình hình chính trị trở nên bất ổn với nghi ngờ có người Mỹ nhúng tay. Hai năm trước chính phủ Ghana đã yêu cầu Hoa Kỳ rút về vài tình nguyện viên Peace Corps vì có những phát biểu chống chính phủ ở đây. Đời sống dân chúng khó khăn, đồng cedis mất giá. Du khách đi tắc-xi tài xế đòi trả bằng đô-la Mỹ chứ không nhận tiền điạ phương vì đổi chợ đen được giá cao gấp mấy lần hơn giá chính thức (1 USD = 50 cedis, giá chợ đen gấp ba hay bốn).

Khi nhập cảnh vào Ghana, du khách phải khai báo đem bao nhiêu tiền, khi ra phải chứng minh đã tiêu bao nhiêu, còn lại bao nhiêu, với biên nhận đầy đủ. Là những tình nguyện viên, sang đây chơi chúng tôi được ở miễn phí tại nhà trọ của Peace Corps nên không phải đổi tiền nhiều. Với kinh nghiệm gửi tiền về Việt Nam cho gia đình trong những năm qua, tôi giấu được ít tờ trăm cho mình và bạn, đem vào Ghana đổi chợ đen nên cũng đủ tiêu trong mấy ngày. Với tình hình như thế, văn phòng khuyên chúng tôi cẩn thận khi ra đường, không nên chụp hình, tránh đi lại trong khu vực quanh sứ quán. Chuyện chụp ảnh trên đường bị cảnh sát tịch thu hết phim thì chúng tôi đã có kinh nghiệm.

Rời Accra sau vài hôm ở đó, tôi đi chơi xứ Ngà một mình, bằng xe đò lớn như Greyhound có máy lạnh. Giá vé một chiều 2,500 cedis.

Từ Accra đi Abidjan nếu theo đường dọc biển khoảng cách chỉ hơn 400 cây số, nhưng vì có xung đột giữa hai quốc gia, cửa biên giới phiá nam không cho qua lại nên xe phải chạy lên hướng bắc, đến Kumasi là cố đô và nôi của văn hoá Ashanti, trước khi rẽ trái qua biên giới. Đường đi xa hơn nhiều, dài gần gấp đôi.

Xem bản đồ, mạn trên thành phổ cổ Kumasi có công viên quốc gia với tên gọi như họ của tôi - Bui National Park - nằm sát biên giới với xứ Ngà. Hai năm sống ở Togo cho tôi hiểu biết thêm về văn hoá, lịch sử khu vực. Nhiều quốc gia sau thời gian bị phương Tây đô hộ, được độc lập, dùng ngôn ngữ chính là tiếng Anh như ở Ghana, Nigeria hay tiếng Pháp như Bénin, Togo, Burkina Faso nhưng những bộ lạc vẫn giữ tiếng nói riêng của họ. Togo có người Ewe, Mina, Kabye với ngôn ngữ riêng cho từng bộ lạc. Bui ở Ghana gốc có thể là tiếng của người Ashanti chăng?

Khởi hành từ 6 giờ sáng. Đường đi băng ngang những đồn điền đất đỏ. Có lúc thấy xe hư nằm dọc đường trong rừng, hành khách đứng ngồi phe phẩy cho bớt cơn nóng. Tôi hơi lo. Nếu xe của mình cũng rơi vào tình cảnh đó thì không biết bao giờ mới đến nơi.

Gần đến Abidjan xe vào xa lộ rộng hơn với nhiều hàng xe chạy, ánh đèn điện toả sáng. Tôi ngạc nhiên khi thấy đường xá tân tiến ở đây vì đã đi qua mấy nước chung quanh nhưng không nơi nào có hệ thống giao thông tiến bộ như xứ Ngà. Nghe nói đây là khu đô thị phát triển nhất của châu Phi da đen.

Nằm bên một cù lao, thành phố về đêm rực sáng phản chiếu ánh đèn trên mặt nước cho tôi cảm tưởng như mình đang trở lại cuộc sống văn minh, gợi nhớ cho tôi San Francisco, Singapore. Ở góc độ so sánh Lomé của Togo với Abidjan thì như vừa từ quê lên tỉnh.

Sau hành trình dài 20 tiếng, đến khách sạn đã quá nửa khuya. Mệt mỏi. Tôi vùi đầu ngay vào giấc ngủ để lấy lại sức, mai còn đi chơi.

Buổi sáng đầu tiên tôi đón buýt xuống khu thương mại chính. Xe tiến vào trung tâm thành phố, Abidjan hiện ra với những toà bin-đinh trong ánh nắng ban mai. Boulevard de la République là đại lộ chính, nhiều chỗ khuất bóng mặt trời dưới những hàng cây xanh lá.

Xuống xe ở một trạm ngay trung tâm thành phố. Đi bộ vài bước, nơi góc đường thấy hai chú bé da đen đứng bán hàng sau một tủ kính phiá trước có sơn những chữ: “NEM 75F, Beignet de crevette 50F”. Thấy chữ như tiếng Việt, tôi tò mò đứng lại xem. Trong tủ kính nửa trên là những chiếc chả giò bằng độ hai ngón tay được xếp chồng lên nhau như kim tự tháp. Thì ra nem ở đây là chả giò. Nửa dưới tủ có bánh bột chiên vàng lớn bằng nửa nắm tay, như loại bánh cống đậu xanh ăn cùng bánh cuốn. Theo tên món ăn ghi bằng tiếng Pháp trên tủ thì đó bánh tôm tẩm bột chiên.

Tôi mua hai nem, 150F (1 USD = 500 CFA franc) coi như ăn điểm tâm. Cắn một miếng. Mùi thơm ngon quen thuộc mà lâu rồi chưa ăn làm tôi hít ha. Nhưng hương vị chưa trọn vẹn vì thiếu sà-lát, rau thơm và nước mắm như tôi thường ăn. Vừa đến xứ xa lạ mà lại gặp món ăn Việt ngay trên phố làm tôi tự hỏi từ đâu thức ăn quê hương lại lan trải đến đây. Cũng như tôi đã hết sức ngạc nhiên khi mới đến Togo thấy trong một siêu thị có bán nước mắm, có nhà hàng Việt để rồi thất vọng khi ăn phở ở đó vì quá dở.

Đi bộ về phiá những toà nhà cao tìm văn phòng hãng Air Afrique để mua vé cho chuyến về lại Lomé vì đi đường bộ quá xa và mệt mỏi. Rảo bước qua những con phố, ở một vài góc đường khác tôi cũng thấy những tủ kính bày bán hai món ăn Việt cạnh quầy bánh mì pa-tê, cà-phê. Tôi mua bánh tôm chiên ăn thử. Hỏi người bán hàng cho chắc là trong đó có tôm và bao nhiêu con. Anh ta trả lời hai ba con. Tôi thắc mắc vì so với giá nem, chiếc bánh tôm to mà lại rẻ hơn, 50F một chiếc. Ăn thử chỉ thấy vỏn vẹn một con tôm nhỏ, còn toàn bột.

© 2012, 1985 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.