Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Đầu Năm Rồng Nói Chuyện Cá

03/02/201200:00:00(Xem: 10286)
Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Đầu Năm Rồng Nói Chuyện Cá

nam_rong_lanh_ca_o_bac_han-large-contentBình Nhưỡng phân phối cá tươi cho người dân (Korea News Service).

Cuối năm con Mèo, phóng viên Anh Vũ (RFI) hân hoan tường thuật:
“Tại thủ đô Bình Nhưỡng, chính quyền hôm nay 24/12/2011 đã quyết định phân phối cá cho người dân. Đây là một món ăn từ bao lâu nay có thể nói là xa xỉ đối với cuộc sống thiếu thốn của người dân Bắc Triều Tiên. Tờ Rodong Sinmun không bỏ lỡ sự kiện này để tuyên truyền.
Tờ báo Rodong Sinmun đã cho đăng tấm ảnh chụp một gia đình vui mừng đến phát khóc trước chậu cá chuẩn bị phân phát và cho biết việc làm này là thể theo yêu cầu của chủ tịch Kim Jong Il trước khi chết.”
Cách tuyên truyền ngô nghê của Bắc Hàn khiến cho nhiều người Việt được một trận cười thoả thuê. Blogger Nguyễn Quang Vinh hê hê:
“Ai đời, thời buổi bây giờ mà bà con Bình Nhưỡng vẫn thèm cá, vẫn coi cá là món ăn xa xỉ thì kinh. Chẳng tin nổi. Mà nước họ cũng có biển bao bọc như nước mình cơ đấy...
Phân vân, thắc mắc chán chê hôm nay mới biết hóa ra như vầy: Thủ đô Bình Nhưỡng bắt đầu phát cá cho từng gia đình người dân. Bà con đang thèm cá, coi như đặc sản, coi như món ăn không bao giờ người nghèo dám mơ, bây giờ, đột nhiên chính phủ phát không cá về ăn, tin đó làm nhiều người dân Bắc Hàn cảm động vừa nhận cá vừa khóc. Chắc hai hôm nay, Bình Nhưỡng thơm lừng mùi cá rán, cá hấp, cá gỏi nhỉ.”
Cách riễu cợt của nhà văn Nguyễn Quang Vinh khiến ai cũng phải phì cười. Riêng tôi, cười xong chợt thấy mắt cay cay khi sực nhớ đến chuyện cá mắm (ở chính đất nước mình) cách đây cũng chưa lâu lắm:
“Sắp đến ngày kỷ niệm Quốc khánh mùng 2 tháng 9, cả Hà Nội bừng sáng trong rừng khẩu hiệu và cờ hoa... Nơi các cửa hàng thịt cá mậu dịch người ta niêm yết trên bảng thông cáo: Các ô sổ phụ của phiếu thực phẩm tháng Chín bán cá bể, mỗi hộ được mua hai ký cá ngoài tiêu chuẩn để ăn mừng quốc khánh...”
“Cá bể chưa về. Thế mà có mấy người chầu chực sắp hàng từ năm giờ sáng. Trời vào thu rồi mà vẫn nóng, đám người chờ mua đông đặc không ra hàng lối gì. Mồ hôi, mồ kê nhễ nhại...vừa lúc đó, thốt nhiên bên kia đường bật lên tiếng reo lớn:”Cá về! Cá về!...”
Lúc đó thì không còn hàng lối gì nữa, mọi người chen chúc xô đẩy nhau, ý ới gọi nhau. Từng lớp sóng người dồn lên rồi lại dạt xuống, khiến không còn chỗ cho những bà mậu dịch viên đổ hàng. Thế là lại phải giải thích cho mọi người lùi lại, nhường cho một khoảng trống. Có đến hai mươi phút sau cá mới được đổ xuống vỉa hè, chả cần thau chậu gì ráo. Và lũ ruồi đánh hơi mới tài làm sao! Chỉ loáng một cái chúng đã kéo đến hàng đàn, bám đen lên đống cá. Tôi không đủ can đảm để giữ tư cách nữa, cứ thế mà chen đẩy theo sức lực của mình. Đứng trước tôi là một thằng bé, không hiểu bằng cách nào mà len lỏi tới trước được, nhưng cũng khổ cho nó, mỗi khi đợt xô đẩy dồn tới là nó lại bị đè ngã vào đống cá ...”
(Thế Giang. “Lộc Thánh”. Thằng Người Có Đuôi. Costa Mesa: Người Việt, 1987. 119-123)

nam_rong_xhcn-large-contentX.H.C.N. (Ảnh: vtc.vn.)

Cách phân phối cá ở Hà Nội (thưở ấy) so với Bình Nhưỡng hôm nay, rõ ràng, trông thảm hại và nhếch nhác hơn nhiều. Cái thời bao cấp (thổ tả) đó ở ta, may quá, đã qua. Sự dũng cảm và quyết tâm đổi mới của ĐCSVN đã đưa cả nước bước qua Thời Đại Hậu Tem Phiếu, để tiến vào nền kinh tế thị trường, cùng với sự cải thiện đáng kể về dinh dưỡng.
Người Việt (thôi) không còn bị ám ảnh vì con cá hay lá rau. Họ cũng thôi đặt gạch, hay xếp hàng cả ngày trước những cửa cửa hiệu mậu dịch quốc doanh – như những ngày xưa cũ nữa.

Người Hà Nội bây giờ có kẻ mua “rau sạch ở Thiên Đường Xanh; đồ Tây lấy ở cửa sau khách sạn Sofitel ; bánh ngọt ở L’Indochine ; bánh bao hiệu Tâm Tâm, bánh mì ở Hilton cạnh Nhà hát lớn ; đường, dấm, muối, xì dầu và gạo Thái Lan ở Westside, ốc lại lên tận Tây Hồ, còn đồ khô đến chợ Hàng Bè... – theo như lời kể (chắc cũng có hơi cường điệu chút xíu) của nhà văn Phạm Thị Hoài. Cũng nghe nói là ở Hà Nội hôm nay có những tách cà phê hay những tô phở trị giá (cỡ) ... nửa triệu đồng!
Câu thơ ngày xưa (Đảng còn kia bát phở hoá thành mơ) của Nguyễn Chí Thiện đã bị thời thế bỏ lại phía sau xa lơ, xa lắc. Uớc mơ của người dân Việt hôm nay, rõ ràng, đã vượt mức ăn/ mặc lâu rồi. Đã đến thời ăn/nói. Họ yêu cầu được đối xử như một con người, với những quyền hạn tối thiểu (tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do tư hữu...) như đa phần nhân loại, đang hiện hữu trên mặt đất này.
Họ có voi đòi tiên!
Điều đáng tiếc là những đòi hỏi thượng dẫn đều quá sức “chịu đựng” của chế độ hiện hành. Mâu thuẫn này khiến cho tình trạng xã hội Việt Nam xem ra có vẻ lôi thôi lắm, và e là sẽ còn lôi thôi lâu, cũng như (chắc chắn) sẽ lôi thôi lớn – trong tương lai gần.
Tình hình có lẽ sẽ ổn định hơn nhiều nếu mọi người vẫn cứ tiếp tục sống hai ký cá hàng năm, như hồi còn Thời Tem Phiếu. Thời ấy, theo lời của tác giả Kim Lan, trên diễn đàn Dân Luận: “Kẻ dốt nát thì như giun như dế, ai xéo lên cũng xong, ai bảo gì cũng nghe, ai bắt sao cũng chịu, chẳng khác gì trâu ngựa, dê chó.”
Thiệt là dễ nuôi và ... dễ dậy!
Không tin, cứ nhìn Bắc Hàn mà xem. Có thấy một nhân vật đối kháng nào đâu. Đình công, biểu tình, khiếu kiện – tất nhiên – cũng khỏi có luôn. Nói chi tới chuyện trường kỳ xuống đường đòi lại lãnh thổ và lãnh hải bị xâm chiếm bởi ngoại bang. Có mà bị bắn bỏ hay đi tù cả nút.
Điều rầy rà là Hà Nội không thể quay ngược kim đồng hồ lịch sử để xã hội có thể trở lại cái thời vàng son như ... Bình Nhưỡng hiện nay. Hà Nội cũng không thể tiếp tục giữ nguyên trạng là chỉ cho người dân ăn nhưng nhất định không cho họ nói. Hoặc chỉ cho phép họ nói năng, và cư xử, trong mức độ “khoan dung vừa phải” của một nhà nước pháp quyền...theo định hướng xã hội chủ!
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, trước khi trở thành một tù nhân lương tâm, đã bàn luận về tình huống lưỡng nan hiện tại như sau:
“Trung quốc và Việt Nam ... không thể tiêu hóa nổi kết quả đương nhiên của sự tiến hóa do vận động của nền kinh tế thị trường vốn bắt buộc đòi hỏi một thể chế chính trị ngày càng dân chủ... Mặc dù hai nước này đã chấp nhận kinh tế thị trường và nhận hưởng công trạng của nó, nhưng họ dường như không thấy được quy luật này diễn biến không thể đảo ngược như thế nào và nó sẽ đẩy tất cả các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị đến đâu. Nên họ kịch liệt chống lại sự tiến hóa tất yếu này...”
Ông Trần Duy Thức bị bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009. Gần ba năm đã trôi qua. Từ đó đến nay, cả đống nước sông (cùng nước suối, nước mưa, và nước mắt) đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống. Nhiều sự kiện đã xẩy ra khiến cho thái độ “kịch liệt chống lại sự tiến hóa tất yếu này” của Hà Nội – chắc chắn – sẽ không thể kéo dài lâu nữa, ít nhất thì nó cũng không thể lâu bằng bản án 16 năm tù mà chế độ này đã dành cho ông.
Câu hỏi đặt ra người Việt sẽ làm gì sau đó, sau khi những kẻ cầm quyền hiện tại buộc phải buông tay? Tương lai thường không tốt đẹp, hay sáng sủa gì cho lắm, đối với những ai không sẵn sàng để chờ đón nó. Mà dân Việt, xem ra, vốn có khuynh hướng ăn xổi ở thì chứ không có thói quen chuẩn bị. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này, vào tuần lễ tới, cũng trên diễn đàn này.
Tưởng Năng Tiến (RFA’s Blog)

Ý kiến bạn đọc
08/02/201205:31:43
Khách
Sự dũng cảm và quyết tâm đổi mới của ĐCSVN
Có dũng cảm hay quyết tâm gì đâu mà khen thế. Chúng tớ (DCSVN) thẹn chết mất. Chẳng qua "đói ăn vụng, túng làm càn" thôi. Không "đổi mới cái tư ruy" thì chết cả lũ, nên phải mở trói cho dân làm ăn, dân có cơm thì DCSVN chúng tớ cũng có cháo (cháo bào ngư vi cá).

đã đưa cả nước bước qua Thời Đại Hậu Tem Phiếu,
DCSVN đưa cả nước xuống hố thì có. Chỉ nới lỏng dây trói cho dân thở một tí là đã được kể công thế à?

để tiến vào nền kinh tế thị trường,
theo định hướng rừng rú (jungle capitalism)

cùng với sự cải thiện đáng kể về dinh dưỡng.
Hãy so sánh những gương mặt hồng hào căng bóng mỡ của các quan với thân hình đen nhẻm gầy gò của các em bé phải tự bẫy chuột nướng ăn.

Các vị làm truyền thông làm ơn dùng cái đầu của riêng mình một chút, đọc báo đảng trong nước thì cứ đọc cho rộng đường suy xét, nhưng đừng dùng những ý tưởng và từ ngữ nghe sao giống tuyên truyền của cộng sản quá. Gì mà "dũng cảm và quyết tâm" rồi đến "đưa cả nước bước qua" lại còn "sự cải thiện đáng kể"... Lậm quá!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.