Hôm nay,  

Trước Ngày Bầu Cử Tổng Thống Tháng 5/2012, Thử Tìm Hiểu Ý Thức Hệ Chánh Trị Mới Của Pháp

23/01/201200:00:00(Xem: 7963)
Trước Ngày Bầu Cử Tổng Thống Tháng 5/2012, Thử Tìm Hiểu Ý Thức Hệ Chánh Trị Mới Của Pháp

Nguyễn văn Trần
Pháp và Âu châu đang sống trong cơn khủng hoảng công nợ nghiêm trọng . Riêng xứ Pháp, dân chúng, từ năm 2004, có 33, 5 % từ chối quyền thừa kế vì không dám lảnh nợ của ông bà, cha mẹ . Phần lớn người già sống bằng nợ . Nếu không tìm được giải pháp vượt qua được khủng hoảng kỷ lục của năm nay 2011, viển ảnh Pháp và Âu châu sụp đổ sẽ là điều khó tránh.
Có người tự hỏi tình trạng khủng hoảng có thể tránh được nếu Chánh phủ Pháp đã áp dụng một ngân sách cứng rắn từ trước ? Ngày nay, mọi người đều thấy cần phải thanh toán công nợ để giử Âu châu và đồng euro . Vậy Pháp phải bám sát Đức như TT. Sarkozy đang gắn bó theo kiểu « môi hở, răng lạnh» với Bà Thủ tướng Merkel hay chống đối « chết bỏ» lại đường lối này, dứt khoát không thể để cho Pháp lệ thuộc Đức, như đảng xã Hội và phe tả chủ trương ?
Người dân Pháp nghĩ gì trước ngày bầu cử Tổng thống trong sáu tháng nữa ? Họ sẽ đồng ý theo đường lối của đảng cầm quyền, tức phe HỮU hay ủng hộ lập trường của phe chống đối, tức Phe TẢ ? Giá trị tiêu chuẩn TẢ/ HỮU còn ngự tri trong suy nghĩ chánh trị của xã hội pháp ngày nay không ? Người dân bình thường xác định chổ đứng của họ trong xã hội như thế nào ?
Tả/Hữu
Khi nói Tả/Hữu thì phải nghĩ ngay đến mô hình chánh trị của nước Pháp . Hiện tượng này cũng giống như người Việt nam phân chia vạn vật ra làm hai thành phần theo nguyên lý Âm / Dương . Nhưng Âm / Dương của Việt nam đối chọi nhau mà lại tương tác với nhau vì không có Cực Dương hay Cực Âm để đi đến hủy diệt nhau như Tả thì không phải Hữu và phải triệt tiêu Hữu . Và ngược lại .
Tả/Hữu ở Pháp có lịch sự khá dài . Những người theo Tả quan niệm Tả là tranh đấu đòi hỏi công bình xã hội, hàm nghĩa tiến bộ .Còn những người theo phe Hữu chủ trương bảo vệ trật tự văn hóa xã hội củ, tôn trọng quyền hành (nhà vua thời cách mạng) và quyền tư hữu .
Trong hai tháng 8/9 năm 1789, Đại Hội thảo luận về quyền hạn nhà vua đối với quyền hạn nhơn dân đại diện là Quốc hội trong Hiến pháp tương lai, phe ủng hộ nhà vua đa số gồm quí tộc và tăng lữ ngồi tập trung bên cánh hữu của Chủ tịch . Còn những người bỏ phiếu chống lại ngồi phía bên trái, dưới khẩu hiệu « những người ái quốc » gồm đa số là dân chúng .
Từ sau Cách mạng, sự mâu thuẩn này định hình trong chánh trị nghị trường của Pháp và cặp đôi « Tả / Hữu » kéo dài trong sanh hoạt chánh trị Pháp cho tới ngày nay, với những mâu thuẩn, xung đột gay gắt .
Qua thế kỷ XIX, ý niệm Tả/ Hữu này lan rộng ra Âu châu và tới năm 1830, ảnh hưởng qua tận Nam Mỹ . Ở các nước chịu ảnh hưởng cách mạng pháp về ý niệm Tả / Hữu nhưng lại thể hiện dưới hình thức khác, nhẹ nhàng hơn ở Pháp . Như ở Anh, có « Bảo thủ / Lao động», Úc có « Tự do / Lao động», Huê kỳ có «Cộng Hòa / Dân chủ », Bỉ có « Tự do / Xã hội»,…
Nhưng sau hơn hai trăm năm, ngày nay, dân Pháp thật sự còn trân trọng ý niệm Tả / Hữu không ? Hay chỉ trên hình thức trong các cuộc bầu cử ?
Theo kết quả điều tra của Fondation Jean-Jaurès (Le Nouvel Observateur, 11/2011), dân Pháp ngày nay không còn thiết tha tới ý thức hệ Tả / Hữu trong sanh hoạt chánh trị dân chủ nữa bởi có 58% cho rằng sự phân chia đó đã quá lổi thời và chỉ có 35% cho rằng sự phân chia làm hai phe đó vẫn còn thiết yếu. Nhưng về căn bản, không có gì mới từ sự chuyển hướng của TT Mitterrand phải từ bỏ đường lối cai trị nước Pháp theo xã hội chủ nghĩa mà phải quay trở lại với nền kinh tế thị trường tự do cố hữu và nhứt là từ khi bức tường Bá-linh sụp đổ năm 1989 . Theo kết quả điều tra của Fondation Jean-Jaurès, từ năm 1981 cho tới năm 1993, ý niệm Tả / Hữu hảy còn mạnh trong chọn lựa chánh trị của dân pháp . Riêng trong năm 1988 và 1989, sự phân chia này hầu như mờ nhạt đi (tương quan Tả / Hữu 42/45 và 44/48) . Sau biến cố Đông-Âu một thời gian, ý niệm Tả / Hữu lại được đa số chia sẻ, đặc biệc những người cảm tình vói đảng xã hội lại tin tưởng sự phân chia hai phe này là đúng, chính đáng . Nên có nhiều người không phải chỉ giử ý niệm về Tả / Hữu như một niềm tin, mà còn thật sự hành sử theo ý niệm ấy trong những cuộc bầu cử . Họ chiếm 74 % dân chúng cử tri và xác nhận rỏ vị trí của họ ở phía Tả hay phía Hữu qua lá phiếu .
Tả / Hữu trong thực tế xã hội Pháp
Khi hỏi người dân Pháp, không để nghe trả lời ai thuộc phe Tả, ai thuộc phe Hữu, mà muốn nghe nhận xét của họ về tình trạng xã hội Pháp ngày nay, thì câu trả lời của cả hai xu hướng đều gần như giống nhau . Ngoài những bận tâm chung như về nạn thất nghiệp và giá sanh hoạt đắc đỏ, họ lại cách xa nhau khi nhận thức những vần đề mà họ cho là trọng đại của nước Pháp, có 43% cảm tình với đảng xã hội cho đó là sự bất bình đẳng xã hội trong lúc ấy chỉ có 20% cảm tình với đảng cầm quyền UMP đồng ý . Trước vấn đề an ninh xã hội, nhứt là tại những thành phố ngoại ô phía Bắc Paris và những thành phố lớn như Lyon, Marseille, có đông cư dân gốc á-rặp và phi châu đen, có 19% theo phe Tả nhìn nhận là có mất an ninh, trái lại có tới 34% dân chúng theo phe Hữu bất mản và lo sợ . Những người theo phe Tả không thấy sự mất an ninh vì Chánh quyền nơi đó thuộc phe Tả, một số dân của địa phương giải quyết đời sống của họ ngoài vòng luật pháp nên tạo ra tình trạng bạo loạn do hoạt động của băng đảng .
Khi hỏi dân chúng đánh giá sự vận hành của xã hội như thế nào, thì phe Tả trả lời ngay là tiêu cực, để nhấn mạnh thêm nhận xét về bất bình đẳng xã hội, còn phe Hữu, trái lại, cho là tích cực với thiện chí cải thiện và ít ra, không làm cho nó thêm trầm trọng nữa .
Đối với vấn đề toàn cầu hóa, vấn đề di dân, phe Tả tỏ ra không mấy thiện cảm với chủ thuyết toàn cầu hóa, nhứt là toàn cầu hóa lại gần với Huê kỳ, nhưng rất cổ cũ và binh vực vấn đề di dân, cả di dân lậu . Trong lúc đó, lập trường của phe Hữu đối với hai điểm này là đối lập .

Phải thừa nhận sự phân chia Tả / Hữu là thực tế của xã hội Pháp ngày nay . Khi đề cặp tới sự thay đổi trên qui mô lớn, phe Tả có tới 48% phản ứng chống lại, phe Hữu có 41% đồng ý . Về Liện Hiệp Âu châu, phe Tả có 56% cho rằng Liên Hiệp Âu châu gia tăng sức ép của sự toàn cầu hóa ở khu vực trong lúc đó chỉ có 17% phe Hữu nghĩ như vậy .
Trước hiện tình xã hội pháp, giới thợ thuyền, tức giới lao động lảnh lương tháng, có 42% hoài vọng quá khứ, muốn trở lại với quá khứ. Người ta bảo đây là những « người phản động » . Về cần thiết cải tiến xã hội, có 28% đồng ý, sửa đổi vài chi tiết mà phần chủ yếu giử nguyên có 25%, phải trở lại như xưa có 42% . Đồng thời, giới thợ thuyền lo ngại về tuơng lai hơn các thành phần xã hội-nghề nghiệp khác . Họ sợ nước Pháp bị thoái trào trước các nước đang lên . Số đông lo sợ tác động tiêu cực của toàn cầu hóa . Về 2 điểm này, giới thợ thuyền có 31% theo quan điểm phe Tả, giới nghề nghiệp trung gian có tới 45%.
Tuy giới thợ thuyền trong một số vấn đề không còn theo quan điểm của cánh Tả, nhưng cánh Tả không thể buông thợ thuyền bởi đó là một tập họp lớn và năng động gồm có 13 triệu người. Năm 1988, đa số họ bỏ phiếu cho ông Mitterrand (đảng Xã hội), năm 1995, cho ông Chirac (đảng RPR,cánh Hữu) và năm 2007, họ chia phiếu cho bà Ségolène Royal (Xã hội) và ông Sarkozy (UMP, cánh Hữu) . Vậy mà người ta không hiểu tại sao cánh Tả thường tuyên bố là tranh đấu cho công bằng xã hội mà lại không thật sự quan tâm tới những nạn nhơn xã hội . Trong cánh Tả - Tả là cấp tiến, là công bằng xã hội, có Cựu Tổng thống Mitterrand, sau mấy năm đầu đắc cử, áp dụng kinh điển mác-xít cai trị thất bại, phải đổi theo đường lối của phe Hữu, tuyên bố với phe cánh của ông « Mình cứ nói Tả, nhưng cai trị theo đường lối phe Hữu », có ông DSK là thứ «Tả caviar » chỉ muốn sống theo trưởng giả tư bản, …
Ngày nay, giới công nhơn lảnh lương khá hơn thợ thuyền, lại không suy nghĩ như thợ thuyền . Nhưng có một bộ phận quan trọng của giới này còn sát cánh trong những cuộc tranh đấu của thợ thuyền .
Một hiện tượng khuynh tả đặc biệc
Ngày nay ở Pháp có 15 triệu cử tri trên 60 tuổi . Đó là những người thuộc lớp tuổi của phong trào tả khuynh tháng 5/68 (Mai 68) gồm có sinh viên, học sinh và cả thợ thuyền làm bùng nổ cuộc biểu tình và đình công khắp nước Pháp, tập trung ở Paris, kéo dài hơn cả tháng làm tê liệt cả Thành phố . Thành tích của Phong trào 5/68 (Mai 68) là phá bỏ những trật tự và giá trị củ như lễ phép đối với Thầy Cô Giáo, Giáo chức phải ăn mặc nghiêm chỉnh, học sinh và sinh viên phải đồng phục, lễ khai trường, lễ tốt nghiệp, …Thế mà chỉ có 9 triệu bỏ phiếu cho ông Mitterrand thắng cử năm đầu tiên 1981 .
Cử tri lớn tuổi thường tham gia bầu cử đông đảo và bỏ phiếu cho cánh Hữu . Chính nhờ 60% số phiếu của lớp cử tri này mà ông Sarkozy đắc cử năm 2007 . Nhưng năm tới 2012, lớp cử tri 60 tuổi sẽ giử xu hướng củ « Tháng 5/68 – Mai/68 » tả khuynh hay họ chỉ là lớp cử tri sáu mươi thuần túy bình thường ? Phe Tả sẽ vận động kéo họ về trong cuộc bầu cử năm tới ?
Ngày nay, chỉ có lớp cử tri sáu mươi mới có tới 45 % bỏ phiếu cho phe Hữu trong các cuộc tổng tuyển cử . Họ đặc biệc quan tâm những vấn đề mà phe Tả thường xem nhẹ như thâm thủng ngân sách, di dân và nhứt là an ninh xã hội. Họ quan niệm một xã hội tối ưu, trước nhứt, là một « xã hội có đạo đức » trong khi đó, lớp tuổi ba mươi lại quan tâm tới « sự đoàn kết, tương trợ » . Như vậy phải chăng ảnh hưởng của « lớp tuổi » mạnh hơn là tinh thần « thế hệ »? Mà lớp tuổi lớn ( Seniors ) có xu hướng theo Hữu khuynh .
Vậy biểu văn để chinh phục cử tri trong 6 tháng nữa phải nhằm « nói về một lớp tuổi », chớ không phải « nói với một lớp tuổi » ! Nói về một lớp tuổi là để phát họa dự án có khả năng đáp ứng những mong đợi của lớp tuổi đó .
Nhìn lại nước Pháp
Nhiều người cho rằng Pháp là nước « bảo thủ » và đang trên đà « tuộc dốc » . Nhưng theo kết quả điều tra của Fondation Jean-Jaurès thì bộ mặt của nước Pháp lại tương phản với nhận xét này . Nước Pháp không bảo thủ bởi chỉ có 28% dân chúng muốn giử xã hội trong nguyên trạng hoặc chỉ thay đổi trên bề mặt, không thay đổi cơ bản . Có 43% dân chúng mong muốn cải tổ xã hội thật sự trong đó có 30% chủ trương phải thay đổi sâu xa và 13% đi xa hơn, thay đổi tận gốc rể.
Đồng thời lại có một nhận xét nghịch lý là xã hội Pháp mang tính « phản động » vì có tới 29% dân chúng – con số khá lớn – đòi hỏi phải « quay trở lại quá khứ » . Trên những ý tưởng mâu thuẩn này thì sự phân cách xã hội không còn căn cứ được trên Tả / Hữu nữa ?
Nếu bộ phận dân chúng «phản động», trưóc đây mười năm chỉ có 13%, trong sáu tháng nữa sẽ lớn mạnh tiến vào vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống như đã xảy ra năm 2002 và thắng cử, thì họ có còn bị cho là «phản động» không ? Bởi chẳng lẽ nước Pháp là một nước phản động? Nhắc lại thành phần «phản động» này xuất hiện tranh đấu dưới khẩu hiệu «Nước Pháp của người Pháp» .
Nước Pháp cũng không «tuộc dốc» tuy hiện nay trong dân chúng có không ít người lo sợ, bi quan, mất tin tưởng ỏ khả năng lãnh đạo của Chánh phủ . Cũng theo kết quả điều tra của Fondation Jean-Jaurès, chỉ có 25% dân chúng nghĩ nước Pháp đang trên đà « tuộc dốc» không tránh khỏi trước nhiều nước đang lên, trước kia kém phát triển hơn nước Pháp .
Nhưng có một thứ nghịch lý nổi cợm mà báo chí và chánh giới không nói tới . Báo cáo của một Trung úy Tuyên úy gới về, không được trả lời và cũng không được phổ biến : « Lính Pháp khi tới trại ở Afghanistan bị Quân cảnh địa phương vạch cổ áo, tháo gở dây chuyền đeo Thánh giá đưa cho một Quân cảnh Pháp cất giử, chỉ hoàn trả khi rời khỏi đây» .
Và ở tại xứ Pháp, nếu có người nói «Xứ Algérie của người Algériens . Đúng ! Xứ Á-rặp của người Á-rặp. Đúng! Xứ Đức của người Đức . Đúng !
Nhưng khi nói Xứ Pháp của người Pháp . Raciste ! »
Không biết ở Việt nam ngày nay, tôi bắt chước nói như trên đây : «Nước Việt nam của người Việt nam», tôi có bị ở tù vì tội raciste không, vì đảng cộng sản hiểu nước Việt nam là của phe xã hội chủ nghĩa chớ không phải của người Việt nam ?
Nguyễn văn Trần

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.