Hôm nay,  

Trước Ngày Bầu Cử Tổng Thống Tháng 5/2012, Thử Tìm Hiểu Ý Thức Hệ Chánh Trị Mới Của Pháp

23/01/201200:00:00(Xem: 7964)
Trước Ngày Bầu Cử Tổng Thống Tháng 5/2012, Thử Tìm Hiểu Ý Thức Hệ Chánh Trị Mới Của Pháp

Nguyễn văn Trần
Pháp và Âu châu đang sống trong cơn khủng hoảng công nợ nghiêm trọng . Riêng xứ Pháp, dân chúng, từ năm 2004, có 33, 5 % từ chối quyền thừa kế vì không dám lảnh nợ của ông bà, cha mẹ . Phần lớn người già sống bằng nợ . Nếu không tìm được giải pháp vượt qua được khủng hoảng kỷ lục của năm nay 2011, viển ảnh Pháp và Âu châu sụp đổ sẽ là điều khó tránh.
Có người tự hỏi tình trạng khủng hoảng có thể tránh được nếu Chánh phủ Pháp đã áp dụng một ngân sách cứng rắn từ trước ? Ngày nay, mọi người đều thấy cần phải thanh toán công nợ để giử Âu châu và đồng euro . Vậy Pháp phải bám sát Đức như TT. Sarkozy đang gắn bó theo kiểu « môi hở, răng lạnh» với Bà Thủ tướng Merkel hay chống đối « chết bỏ» lại đường lối này, dứt khoát không thể để cho Pháp lệ thuộc Đức, như đảng xã Hội và phe tả chủ trương ?
Người dân Pháp nghĩ gì trước ngày bầu cử Tổng thống trong sáu tháng nữa ? Họ sẽ đồng ý theo đường lối của đảng cầm quyền, tức phe HỮU hay ủng hộ lập trường của phe chống đối, tức Phe TẢ ? Giá trị tiêu chuẩn TẢ/ HỮU còn ngự tri trong suy nghĩ chánh trị của xã hội pháp ngày nay không ? Người dân bình thường xác định chổ đứng của họ trong xã hội như thế nào ?
Tả/Hữu
Khi nói Tả/Hữu thì phải nghĩ ngay đến mô hình chánh trị của nước Pháp . Hiện tượng này cũng giống như người Việt nam phân chia vạn vật ra làm hai thành phần theo nguyên lý Âm / Dương . Nhưng Âm / Dương của Việt nam đối chọi nhau mà lại tương tác với nhau vì không có Cực Dương hay Cực Âm để đi đến hủy diệt nhau như Tả thì không phải Hữu và phải triệt tiêu Hữu . Và ngược lại .
Tả/Hữu ở Pháp có lịch sự khá dài . Những người theo Tả quan niệm Tả là tranh đấu đòi hỏi công bình xã hội, hàm nghĩa tiến bộ .Còn những người theo phe Hữu chủ trương bảo vệ trật tự văn hóa xã hội củ, tôn trọng quyền hành (nhà vua thời cách mạng) và quyền tư hữu .
Trong hai tháng 8/9 năm 1789, Đại Hội thảo luận về quyền hạn nhà vua đối với quyền hạn nhơn dân đại diện là Quốc hội trong Hiến pháp tương lai, phe ủng hộ nhà vua đa số gồm quí tộc và tăng lữ ngồi tập trung bên cánh hữu của Chủ tịch . Còn những người bỏ phiếu chống lại ngồi phía bên trái, dưới khẩu hiệu « những người ái quốc » gồm đa số là dân chúng .
Từ sau Cách mạng, sự mâu thuẩn này định hình trong chánh trị nghị trường của Pháp và cặp đôi « Tả / Hữu » kéo dài trong sanh hoạt chánh trị Pháp cho tới ngày nay, với những mâu thuẩn, xung đột gay gắt .
Qua thế kỷ XIX, ý niệm Tả/ Hữu này lan rộng ra Âu châu và tới năm 1830, ảnh hưởng qua tận Nam Mỹ . Ở các nước chịu ảnh hưởng cách mạng pháp về ý niệm Tả / Hữu nhưng lại thể hiện dưới hình thức khác, nhẹ nhàng hơn ở Pháp . Như ở Anh, có « Bảo thủ / Lao động», Úc có « Tự do / Lao động», Huê kỳ có «Cộng Hòa / Dân chủ », Bỉ có « Tự do / Xã hội»,…
Nhưng sau hơn hai trăm năm, ngày nay, dân Pháp thật sự còn trân trọng ý niệm Tả / Hữu không ? Hay chỉ trên hình thức trong các cuộc bầu cử ?
Theo kết quả điều tra của Fondation Jean-Jaurès (Le Nouvel Observateur, 11/2011), dân Pháp ngày nay không còn thiết tha tới ý thức hệ Tả / Hữu trong sanh hoạt chánh trị dân chủ nữa bởi có 58% cho rằng sự phân chia đó đã quá lổi thời và chỉ có 35% cho rằng sự phân chia làm hai phe đó vẫn còn thiết yếu. Nhưng về căn bản, không có gì mới từ sự chuyển hướng của TT Mitterrand phải từ bỏ đường lối cai trị nước Pháp theo xã hội chủ nghĩa mà phải quay trở lại với nền kinh tế thị trường tự do cố hữu và nhứt là từ khi bức tường Bá-linh sụp đổ năm 1989 . Theo kết quả điều tra của Fondation Jean-Jaurès, từ năm 1981 cho tới năm 1993, ý niệm Tả / Hữu hảy còn mạnh trong chọn lựa chánh trị của dân pháp . Riêng trong năm 1988 và 1989, sự phân chia này hầu như mờ nhạt đi (tương quan Tả / Hữu 42/45 và 44/48) . Sau biến cố Đông-Âu một thời gian, ý niệm Tả / Hữu lại được đa số chia sẻ, đặc biệc những người cảm tình vói đảng xã hội lại tin tưởng sự phân chia hai phe này là đúng, chính đáng . Nên có nhiều người không phải chỉ giử ý niệm về Tả / Hữu như một niềm tin, mà còn thật sự hành sử theo ý niệm ấy trong những cuộc bầu cử . Họ chiếm 74 % dân chúng cử tri và xác nhận rỏ vị trí của họ ở phía Tả hay phía Hữu qua lá phiếu .
Tả / Hữu trong thực tế xã hội Pháp
Khi hỏi người dân Pháp, không để nghe trả lời ai thuộc phe Tả, ai thuộc phe Hữu, mà muốn nghe nhận xét của họ về tình trạng xã hội Pháp ngày nay, thì câu trả lời của cả hai xu hướng đều gần như giống nhau . Ngoài những bận tâm chung như về nạn thất nghiệp và giá sanh hoạt đắc đỏ, họ lại cách xa nhau khi nhận thức những vần đề mà họ cho là trọng đại của nước Pháp, có 43% cảm tình với đảng xã hội cho đó là sự bất bình đẳng xã hội trong lúc ấy chỉ có 20% cảm tình với đảng cầm quyền UMP đồng ý . Trước vấn đề an ninh xã hội, nhứt là tại những thành phố ngoại ô phía Bắc Paris và những thành phố lớn như Lyon, Marseille, có đông cư dân gốc á-rặp và phi châu đen, có 19% theo phe Tả nhìn nhận là có mất an ninh, trái lại có tới 34% dân chúng theo phe Hữu bất mản và lo sợ . Những người theo phe Tả không thấy sự mất an ninh vì Chánh quyền nơi đó thuộc phe Tả, một số dân của địa phương giải quyết đời sống của họ ngoài vòng luật pháp nên tạo ra tình trạng bạo loạn do hoạt động của băng đảng .
Khi hỏi dân chúng đánh giá sự vận hành của xã hội như thế nào, thì phe Tả trả lời ngay là tiêu cực, để nhấn mạnh thêm nhận xét về bất bình đẳng xã hội, còn phe Hữu, trái lại, cho là tích cực với thiện chí cải thiện và ít ra, không làm cho nó thêm trầm trọng nữa .
Đối với vấn đề toàn cầu hóa, vấn đề di dân, phe Tả tỏ ra không mấy thiện cảm với chủ thuyết toàn cầu hóa, nhứt là toàn cầu hóa lại gần với Huê kỳ, nhưng rất cổ cũ và binh vực vấn đề di dân, cả di dân lậu . Trong lúc đó, lập trường của phe Hữu đối với hai điểm này là đối lập .

Phải thừa nhận sự phân chia Tả / Hữu là thực tế của xã hội Pháp ngày nay . Khi đề cặp tới sự thay đổi trên qui mô lớn, phe Tả có tới 48% phản ứng chống lại, phe Hữu có 41% đồng ý . Về Liện Hiệp Âu châu, phe Tả có 56% cho rằng Liên Hiệp Âu châu gia tăng sức ép của sự toàn cầu hóa ở khu vực trong lúc đó chỉ có 17% phe Hữu nghĩ như vậy .
Trước hiện tình xã hội pháp, giới thợ thuyền, tức giới lao động lảnh lương tháng, có 42% hoài vọng quá khứ, muốn trở lại với quá khứ. Người ta bảo đây là những « người phản động » . Về cần thiết cải tiến xã hội, có 28% đồng ý, sửa đổi vài chi tiết mà phần chủ yếu giử nguyên có 25%, phải trở lại như xưa có 42% . Đồng thời, giới thợ thuyền lo ngại về tuơng lai hơn các thành phần xã hội-nghề nghiệp khác . Họ sợ nước Pháp bị thoái trào trước các nước đang lên . Số đông lo sợ tác động tiêu cực của toàn cầu hóa . Về 2 điểm này, giới thợ thuyền có 31% theo quan điểm phe Tả, giới nghề nghiệp trung gian có tới 45%.
Tuy giới thợ thuyền trong một số vấn đề không còn theo quan điểm của cánh Tả, nhưng cánh Tả không thể buông thợ thuyền bởi đó là một tập họp lớn và năng động gồm có 13 triệu người. Năm 1988, đa số họ bỏ phiếu cho ông Mitterrand (đảng Xã hội), năm 1995, cho ông Chirac (đảng RPR,cánh Hữu) và năm 2007, họ chia phiếu cho bà Ségolène Royal (Xã hội) và ông Sarkozy (UMP, cánh Hữu) . Vậy mà người ta không hiểu tại sao cánh Tả thường tuyên bố là tranh đấu cho công bằng xã hội mà lại không thật sự quan tâm tới những nạn nhơn xã hội . Trong cánh Tả - Tả là cấp tiến, là công bằng xã hội, có Cựu Tổng thống Mitterrand, sau mấy năm đầu đắc cử, áp dụng kinh điển mác-xít cai trị thất bại, phải đổi theo đường lối của phe Hữu, tuyên bố với phe cánh của ông « Mình cứ nói Tả, nhưng cai trị theo đường lối phe Hữu », có ông DSK là thứ «Tả caviar » chỉ muốn sống theo trưởng giả tư bản, …
Ngày nay, giới công nhơn lảnh lương khá hơn thợ thuyền, lại không suy nghĩ như thợ thuyền . Nhưng có một bộ phận quan trọng của giới này còn sát cánh trong những cuộc tranh đấu của thợ thuyền .
Một hiện tượng khuynh tả đặc biệc
Ngày nay ở Pháp có 15 triệu cử tri trên 60 tuổi . Đó là những người thuộc lớp tuổi của phong trào tả khuynh tháng 5/68 (Mai 68) gồm có sinh viên, học sinh và cả thợ thuyền làm bùng nổ cuộc biểu tình và đình công khắp nước Pháp, tập trung ở Paris, kéo dài hơn cả tháng làm tê liệt cả Thành phố . Thành tích của Phong trào 5/68 (Mai 68) là phá bỏ những trật tự và giá trị củ như lễ phép đối với Thầy Cô Giáo, Giáo chức phải ăn mặc nghiêm chỉnh, học sinh và sinh viên phải đồng phục, lễ khai trường, lễ tốt nghiệp, …Thế mà chỉ có 9 triệu bỏ phiếu cho ông Mitterrand thắng cử năm đầu tiên 1981 .
Cử tri lớn tuổi thường tham gia bầu cử đông đảo và bỏ phiếu cho cánh Hữu . Chính nhờ 60% số phiếu của lớp cử tri này mà ông Sarkozy đắc cử năm 2007 . Nhưng năm tới 2012, lớp cử tri 60 tuổi sẽ giử xu hướng củ « Tháng 5/68 – Mai/68 » tả khuynh hay họ chỉ là lớp cử tri sáu mươi thuần túy bình thường ? Phe Tả sẽ vận động kéo họ về trong cuộc bầu cử năm tới ?
Ngày nay, chỉ có lớp cử tri sáu mươi mới có tới 45 % bỏ phiếu cho phe Hữu trong các cuộc tổng tuyển cử . Họ đặc biệc quan tâm những vấn đề mà phe Tả thường xem nhẹ như thâm thủng ngân sách, di dân và nhứt là an ninh xã hội. Họ quan niệm một xã hội tối ưu, trước nhứt, là một « xã hội có đạo đức » trong khi đó, lớp tuổi ba mươi lại quan tâm tới « sự đoàn kết, tương trợ » . Như vậy phải chăng ảnh hưởng của « lớp tuổi » mạnh hơn là tinh thần « thế hệ »? Mà lớp tuổi lớn ( Seniors ) có xu hướng theo Hữu khuynh .
Vậy biểu văn để chinh phục cử tri trong 6 tháng nữa phải nhằm « nói về một lớp tuổi », chớ không phải « nói với một lớp tuổi » ! Nói về một lớp tuổi là để phát họa dự án có khả năng đáp ứng những mong đợi của lớp tuổi đó .
Nhìn lại nước Pháp
Nhiều người cho rằng Pháp là nước « bảo thủ » và đang trên đà « tuộc dốc » . Nhưng theo kết quả điều tra của Fondation Jean-Jaurès thì bộ mặt của nước Pháp lại tương phản với nhận xét này . Nước Pháp không bảo thủ bởi chỉ có 28% dân chúng muốn giử xã hội trong nguyên trạng hoặc chỉ thay đổi trên bề mặt, không thay đổi cơ bản . Có 43% dân chúng mong muốn cải tổ xã hội thật sự trong đó có 30% chủ trương phải thay đổi sâu xa và 13% đi xa hơn, thay đổi tận gốc rể.
Đồng thời lại có một nhận xét nghịch lý là xã hội Pháp mang tính « phản động » vì có tới 29% dân chúng – con số khá lớn – đòi hỏi phải « quay trở lại quá khứ » . Trên những ý tưởng mâu thuẩn này thì sự phân cách xã hội không còn căn cứ được trên Tả / Hữu nữa ?
Nếu bộ phận dân chúng «phản động», trưóc đây mười năm chỉ có 13%, trong sáu tháng nữa sẽ lớn mạnh tiến vào vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống như đã xảy ra năm 2002 và thắng cử, thì họ có còn bị cho là «phản động» không ? Bởi chẳng lẽ nước Pháp là một nước phản động? Nhắc lại thành phần «phản động» này xuất hiện tranh đấu dưới khẩu hiệu «Nước Pháp của người Pháp» .
Nước Pháp cũng không «tuộc dốc» tuy hiện nay trong dân chúng có không ít người lo sợ, bi quan, mất tin tưởng ỏ khả năng lãnh đạo của Chánh phủ . Cũng theo kết quả điều tra của Fondation Jean-Jaurès, chỉ có 25% dân chúng nghĩ nước Pháp đang trên đà « tuộc dốc» không tránh khỏi trước nhiều nước đang lên, trước kia kém phát triển hơn nước Pháp .
Nhưng có một thứ nghịch lý nổi cợm mà báo chí và chánh giới không nói tới . Báo cáo của một Trung úy Tuyên úy gới về, không được trả lời và cũng không được phổ biến : « Lính Pháp khi tới trại ở Afghanistan bị Quân cảnh địa phương vạch cổ áo, tháo gở dây chuyền đeo Thánh giá đưa cho một Quân cảnh Pháp cất giử, chỉ hoàn trả khi rời khỏi đây» .
Và ở tại xứ Pháp, nếu có người nói «Xứ Algérie của người Algériens . Đúng ! Xứ Á-rặp của người Á-rặp. Đúng! Xứ Đức của người Đức . Đúng !
Nhưng khi nói Xứ Pháp của người Pháp . Raciste ! »
Không biết ở Việt nam ngày nay, tôi bắt chước nói như trên đây : «Nước Việt nam của người Việt nam», tôi có bị ở tù vì tội raciste không, vì đảng cộng sản hiểu nước Việt nam là của phe xã hội chủ nghĩa chớ không phải của người Việt nam ?
Nguyễn văn Trần

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.