Hôm nay,  

Mở Mắt Vãng Sinh

16/01/201200:00:00(Xem: 8609)
Mở Mắt Vãng Sinh

Nguyễn thị Mắt Nâu
Trong một sát na, trên quả địa cầu có biết bao em bé lọt lòng, mở mắt vào đời, tức là nhập thế.
Và cũng trong một sát na tương tự, lại biết bao người nhắm mắt giã từ dương thế, tức lìa khỏi trần gian.
Khi một kẻ ra đi, người ta khấn nguyện và đưa tiễn nhau bằng câu “Vãng sanh cực lạc”, tức là cầu chúc người vừa nhắm mắt (quá vãng) đuợc đến một khung trời hoan lạc, bình an, hạnh phúc. Tóm lại là sẽ về nơi không còn khổ đau, không còn nước mắt.
Theo lời Phật trong kinh Bát nhã “Sinh tử là chân lý bất biến”, nghĩa là có ngày sinh ra, là có ngày chết đi, chẳng một nhân vật nào có thể thoát ra khỏi chân lý bất di bất dịch này. Cái chết vừa xảy ra là tiếp nối của cái sống vừa chấm dứt, chỉ là thay đổi hình dạng. Cho nên sống chết là MỘT, một tuơng giao liên hoàn tuyệt đối không thể phân hai.
Kinh Phật dạy thế , con người đọc kinh cũng biết là như thế. Nhưng biết là để biết, chứ con người vẫn chỉ loanh quanh trong mớ lý thuyết, để không vượt được chính mình. Mặc cho bản ngã đầy tham lam dục vọng lôi cuốn và thao túng luơng tri trong thói quen tham ái, sân si, bi hận, quên mất tu tập thực hành lời kinh vàng của Phật, trong nỗi u si tăm tối não nề… Từ những đó, kéo theo muôn vàn đau thuơng nước mắt.
Người ta khóc cho tình yêu vuột mất… tiền bạc ra đi… xa lìa con cháu… sự nghiệp tan tành… công danh trắc trở… tranh đua lợi lộc… giành giựt bon chen… hơn thua quyền lực, v.v… Và người ta quên hẳn rằng tất tất cả chỉ là sự trả vay nhau trong vòng sinh-tử. Mà đã là trả vay nhau, thì thương tiếc, than khóc, vật vã đau khổ chính là hành động đem thân đi than vay khóc muớn trong cảnh đời phù phiếm nhân tình, phù du nhân thế !
Một cuộc tử sinh xoay quanh mớ hành trang nghiệp dĩ lôi thôi bề bộn, lộn xộn lung tung. Nếu chúng ta xem nặng, thì sẽ cực kỳ đau khổ. Còn nếu biết xem nhẹ, biết gạt ra khỏi đầu mọi lẽ thường hằng - Tất cả sẽ là không. Không chấp trụ vào bất cứ điều gì, không cho mọi điều là thật, tức khắc mọi thứ xung quanh sẽ biến thành đồ giả tạm, chúng ta sẽ không phí công tiếc nuối và chẳng phí thì giờ để than vay khóc muớn cho những giả trá, mông lung viễn ảo.
Tâm mở rộng, mọi chuyện sẽ trở thành bé nhỏ. Ngược lại tâm ta nhỏ hẹp, sẽ thấy chuyện gì cũng lớn, quan trọng và ghê gớm kinh hoàng… Chính cái vọng tâm kinh hoàng đen tối này, dẫn đưa tâm hồn đến ngõ cụt đầy bi thương khốn khổ.
Trong một cái duyên hạnh ngộ bất ngờ, tại một lớp học thể dục dưõng sinh , tôi may mắn đứng sau lưng một phụ nữ, chị mặc chiếc aó thung màu xanh thẫm da trời, sau lưng áo có hai dòng chữ màu trắng, nét chữ thanh, bay bướm, hai dòng vỏn vẹn bốn chữ ngắn ngủi như sau:
“Tâm lớn/chuyện nhỏ”. 
“Tâm nhỏ/chuyện lớn”.
Bốn chữ này đã đập vào mắt tôi trong một buổi sáng trời trong, nắng đẹp.

Tâm hồn tôi khoảnh khắc bâng khuâng và sau đó lâng lâng như tỉnh một cơn mê lãng đãng vô thường.
Cảnh sắc chung quanh hôm đó bỗng trở nên dịu dàng hơn, mọi học viên đồng lớp hình như mở lòng khoan dung từ ái với nhau hơn.
Tôi mang mang cảm giác như vừa được khai mở tâm linh nhanh chóng bất ngờ. Kết hợp với thuyết “Tự tại Tâm”, và giáo lý “Phật cũng Tại Tâm”, tôi bỗng chốc nắm bắt một chân lý vô cùng vi diệu và cực kỳ đơn giản – Cái gì cũng ở tại tâm mình. Tạo nghiệp lành hay nghiệp dữ cũng ở tại cái tâm. Chuyện lớn hay nhỏ cũng ở tại nơi tâm….
Mà căn cơ nghiệp quả là quyền lưc hướng dẫn đời của một con người, như trong cuốn sách của sư cô Thanh Tịnh Liên, thiền viện Sùng Nghiêm đã viết, cô chứng minh bằng lời kinh rằng: “Quyền lưc của con người thật là mãnh liệt và ghê gớm, nó quyết định vận mệnh con người: sướng hay khổ, giàu hay nghèo, đau buồn hay hạnh phúc…” Sự thể đích thực là như thế -
“Có sinh là có tử” - “Sống chết là một, chẳng là hai” – “ Sống là thể hiện cái đang chết” - “Cáí đang chết là thể hiện cái đang sống” …
Vậy thì, những người con của Phật, đâu cần chờ khi nhắm mắt lìa đời mới vãng sinh!? Nếu chúng ta sáng suốt, gạt bỏ lòng tham, không chấp ngã, không chấp mọi thứ ở đời là thật, mọi thứ không phải của mình, tất cả chỉ là phương tiện, là mớ hành trang tạm sử dụng trong cõi đời vốn dĩ là giả tạm… Đừng chấp giữ khư khư của gỉả, thì chẳng sinh lòng khổ đau điên đảo khi mất nó. Không tham đắm, chắc chắn chúng ta sẽ nhẹ nhàng an lạc ngay trong cõi sa bà, khi đang còn mở mắt ở thế gian.
Được như thế, đó là chúng ta lập tức vãng sinh ngay khi đang hiện sống, chứ đâu cần chờ sau khi chết mới vãng sinh!! 
Cuốn sách “Tại sao không mở mắt vãng sinh khi đang hiện sống”? của sư Thanh Tịnh Liên Thích nữ Chân Thiền, thiền viện Sùng Nghiêm phát hành đầu xuân Nhâm Thìn 2012 – Tựa đề sách đặt dưới dạng thức như là một câu hỏi, nội dung cuốn sách chính là lời giải đáp, qua sự dẫn dắt theo từng chương, từng đề mục.
Đọc sách này, để thấu triệt hình tuớng là bát nhã tâm. Vô tướng là tâm trí bát nhã. Sau đó dùng trí tuệ bát nhã và chân tâm bát nhã là phương tiện, làm mỏng đi sự vô minh tăm tối, thông suốt vũ trụ vạn vật huyễn hóa qua Giới - Định - Tuệ, vượt ra ngoài : hình tướng và vô tướng, không và có, có và không. Sắc sắc không không. Tính không rời tướng, tướng không rời tính. Thân tâm là một. Âm thế duơng thế chẳng là hai…. Thì ra chân lý là: Đau khổ hay địa ngục là ở đây. Mà thiên đàng, cực lạc cũng ở ngay nơi đây.
Một tác phẩm đọc để tự rèn luyện thân tâm, ngõ hầu: Thân tâm thường lạc - Và nhất là có ý thức để được Mở Mắt Vãng Sinh khi đang hiện sống, ngay tại thế giới này.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
Mắt Nâu 
December 2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.