Hôm nay,  

Bác sĩ Bùi Hữu Hồng Với Chữ Tâm Trong Cuộc Sống

16/12/201100:00:00(Xem: 8018)
Bác sĩ Bùi Hữu Hồng Với Chữ Tâm Trong Cuộc Sống

Mường Giang & Lê Ngọc Thạch
Trong truyện ngắn “Tiền rơi vô thanh“ của tác giả Dương Hán Quang, kể chuyện Lâm Minh và Lưu Quân, còn lại mấy đồng tiền xu sau khi mua sắm. Trên đường về nhà ngang qua chiếc cầu, thấy có hai hành khuất đang ngồi xin của bố thí, trong đó có một người mù.
Động mối từ tâm, cả hai móc hết số tiền xu của mình bỏ vào chiếc hộp sắt trước mặt người hành khuất mù. Nhưng lạ thay! khi Lâm Minh cho tiền thì người mù chỉ noí “cám ơn“. Trái lại lúc Lưu Quân bỏ tiền vào hộp thì người hành khuất lật đật đứng lên khom người “cảm ơn“ Lưu Quân rất là lễ phép.
Thái độ trên đã làm cho Lâm Minh bất mãn, nên yêu cầu người hành khuất mù giải thích tại sao mình cho nhiều tiên hơn Lưu Quân, lại không được ông ta cám ơn trịnh trọng? Người mù nói ông ta không thấy gì, nên đâu biết ai cho tiền nhiều hay ít. Tuy nhiên ông có thể nghe, nên biết được thái độ của hai người khi cho tiền. Tóm lại theo người hành khuát mù, thì Lâm Minh cho tiền để “bố thí“, còn Lưu Quân ngoài việc “bố thí“ còn biết thương xót và tôn trọng người mình đang cho tiền.
Câu chuyện triết lý trên giúp cho chúng ta một cách sống trong xã hội xô bồ ngày nay, mà nhiều người hầu như đã quên mất chữ “ TÂM “ rất cần thiết giữa đời. Là Phật tử, chúng ta lúc nào cũng phải cố giữ cho ánh Tâm đăng trong cõi hôn ta luôn sáng đẹp, đừng để cho tấm lòng bác ái vị tha của ta trở nên tro lạnh, hờ hững trước những số phận bất hạnh trong cuộc đời quanh ta, đã nghe, đã thấy và đã biết...
Tâm là trái tim là tấm lóng. Phật dạy con người phải lấy TÂM làm gốc trong nhân cách đối xữ lẫn nhau giữa người với người. Rõ ràng hơn đây là một cách sống của người tử tế, không thiên vị, không thị phi, vô ưu nhưng hữu cảm.
Tưởng như rất xa mà lại rất gần khi ngồi đọc lại những trang báo cũ viết về những thế hệ Bình Thuận, nhắc ta phải hướng lòng về với cái Tâm bên trong của những Ân nhân, Mạnh thường quân..suốt nhiều năm qua bao giờ cũng ân cần tử tế và sẵn lòng giúp đỡ người khác nếu có thể. Ý nghĩa nhất của sự khai tâm là chia xẻ hiến tặng với chung quanh, từ những nụ cười và những gì ta may mắn có nhiều hơn người khác.
Đó là những phẩm chất cao quý mà người viết trang trọng gửi tới một trong những ân nhân của Bình Thuận : “Bác sĩ Bùi Hữu Hồng“ .

Ông là một trong những người con của Giáo sư Việt văn Bùi Hữu Huân tại trưrờng Trung học Phan Bội Châu Phan Thiết (Bình Thuận). Sinh và lớn lên trong gia đình thuần thành Phật giáo, nên thời gian theo học Phan Bội Châu, ông cũng đã thường xuyên sinh hoạt vơi gia đình Phật tử Thiện Hạnh, thuộc tỉnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) trước đây.
Là một Phật tử thuần thành, ông luôn luôn lấy tinh thần Bi Trí Dũng làm phương châm dấn thân trên đường đời, vì thế ông luôn luôn được thầy yêu bạn mến.
Thưở bé, theo học tại trường tiểu học Quận Hàm Thuận. Là cựu học sinh Phan Bội Châu niên khoá 1959-1966. Sau khi hoàn tất bậc trung học, ông rời Phan Thiết vào Sài Gòn theo học tại trường Đại học Y khoa và tốt nghiệp với mãnh bằng bác sĩ năm 1975. Sau khi cải tạo về năm 1976, ông làm việc tại bệnh viện Thủ Đức. Năm 1984, ông cùng gia đình vượt biên. Cuộc ra đi hết sức gay go và nguy hiểm. Cũng nhờ Trời Phật gia hộ, thuyền ông đã đến được bến bờ tự do.
Sau khi được định cư tại Hoa kỳ, ông tiếp tục học để lấy bằng bác sĩ dù trước mắt với bao khó khăn của thưở ban đầu tỵ nạn, phải lo cho đời sống vợ con. Nhờ sự quyết tâm cùng sự khích lệ và hổ trợ tinh thần của hiền thê là Bà Nguyễn thị Lan Hương đã giúp ông đạt được mong ước là lấy được bằng bác sĩ y khoa tại Đại học Y khoa New York. Sau đó ông hành nghề trở lại tại San Jose vào năm 1994.
Riêng đối với Hội Thân Hữu Bình Thuận từ khi được thành lập vào năm 1996 đến nay được 12 năm, ông và gia đình đã tích cực hổ trợ từ tinh thần đến vật chất. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ khác nhau trong Ban Chấp Hành như Hội Phó Nội Vụ, Trưởng ban tổ chức các buổi Hội Ngộ Mừng Xuân và hiện nay là Tổng thơ ký của Hội. Cho dù ở bất cứ vai trò nào ông cũng chu toàn trách nhiệm và đặc biệt cạnh ông, lúc nào cũng có sự hổ trợ rất nhiệt tình của hiền nội.
Có lần Ông đã tâm sự, dù ông sinh ra ở Miền Bắc, nhưng lớn oên và học hành tại Phan Thiết nên ông xem Phan Thiết là quê hương của Ông. Ngoài việc Ông và hiền nội là những thành viên trong Ban Chấp Hành của Hội Thân Hữu Bình Thuận Miền Bắc California, Ông cũng là một trong những Mạnh Thường Quân yểm trợ rất tích cực cho Đặc San Bình Thuận trong suốt 12 năm qua. Chẳng những thế, Ông cũng đã tiếp tay cho Hội trong chương trình giúp đỡ cho trẻ em nghèo hiếu học tại Phan Thiết.
Tóm lại, với tư cách và tấm lòng của Bác sĩ Bùi Hữu Hồng đáng được trân quý.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Chạp 2011
MG & Lê Ngọc Thạch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.