Hôm nay,  

Bối Cảnh Quốc Tế Chung Quanh Vụ Trung Quốc Đánh Chiếm Quần Đảo Hoàng Sa Năm 1974

16/12/201100:00:00(Xem: 8523)
Bối Cảnh Quốc Tế Chung Quanh Vụ Trung Quốc Đánh Chiếm Quần Đảo Hoàng Sa Năm 1974

Trần Bình Nam
Một sự kiện nổi bật gần đây là vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Trung quốc nói của Trung quốc. Việt Nam im lặng mãi cho đến ngày 25 tháng 11 vừa qua thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới chính thức tuyên bố trước quốc hội Hoàng Sa là của Việt Nam.
Phía Việt Nam, nhất là các sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã mất nhiều bút mực viết về trận đánh bảo vệ Hoàng sa ngày 19/1/1974, như các tài liệu của Trung Tá Trần Đổ Cẩm, Trung tá Vũ Hữu San, một bài viết của Đại Tá Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận bảo vệ Hoàng Sa, và nhiều tài liệu khác. Trong tất cả các tài liệu đó tài liệu đầy đủ nhất là cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa” do Ủy ban Nghiên cứu Trận Hải chiến Hoàng Sa soạn thảo và phát hành tháng 4 năm 2010.
Mới đây một tài liệu bằng tiếng Hoa nói về trận chiến Hoàng Sa đăng trên mạng canglang.com ngày 7/11/2011 do Quốc Trung dịch đăng tải trên blog basamnews ngày 13/12/2011 và mạng chuyenhoavietnam.com chuyển tiếp. Mạng canglang.com không chính thức thuộc chính phủ Trung quốc, nhưng các tài liệu nếu được đăng tải đều có sự chấp thuận mặc nhiên của chính quyền Trung quốc.Trong bài viết sau tôi gọi tài liệu này là Tài liệu Trung quốc, hay gọn là tài liệu và ghi tắt TLTQ hay TL nếu không thể hiểu nhầm. TLTQ gọi Hoàng Sa là Tây Sa, Trường Sa là Nam Sa, Việt Nam Cộng Hòa là Nam Việt.
Nhiều chi tiết trong TL đã được các tài liệu về phía quốc gia công bố.
Trước hết bản đồ dàn trận Hoàng Sa của TL rất giống tài liệu của Hải Quân Trung Tá Trần Đỗ Cẩm phổ biến tháng 3/2006 (Xem hai bản đồ sau)
*
Thứ hai trong Chương II nói về “Bối cảnh quốc tế” TLTQ viết:
“Trận phản kích tự vệ Tây Sa tuy là một trận chiến quy mô nhỏ, nhưng bối cảnh của nó lại rộng lớn, phức tạp. Liên quan đến chiến lược toàn cầu của 3 nước lớn Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô khi ấy còn có cả Việt Nam và khu vực Đài Loan. Muốn nói về trận phản kích tự vệ Tây Sa, còn phải được bắt đầu bằng việc Nixon đến thăm Trung Quốc mở cửa cho quan hệ Trung-Mỹ.
Vào đầu thập niên 70, mối quan hệ Trung-Xô xấu đi nhanh chóng, Liên Xô cho bố trí hàng trăm vạn quân ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Đặc biệt là sau trận phản kích tự vệ ở đảo Trân Bảo vào năm 1969, trung Quốc đã phải chịu sự uy hiếp chiến tranh to lớn từ Liên Xô. Mỹ và Liên Xô trong cuộc đối đầu chiến tranh lạnh cũng trở nên hết sức bị động. Vào cuối thập niên 60, lực lượng chiến lược Liên Xô có xu hướng hòa hoãn với Mỹ, nước Mỹ khi phải đối mặt với sự uy hiếp chiến lược của Liên Xô đang leo thang nghiêm trọng, đã yêu cầu được liên hợp với Trung Quốc để cùng nhau áp chế Liên Xô. Đồng thời, chính phủ Mỹ vội vã rút quân khỏi Việt Nam, cũng yêu cầu có sự phối hợp chiến lược của Trung Quốc. Chính trong tình hình ấy, Mao Trạch Đông và Nixon, xuất phát từ con mắt chiến lược sâu rộng, đã mở cửa cho mối quan hệ Trung-Mỹ.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, rất nhiều hòn đảo của Tây Sa đã bị Nam Việt chiếm giữ dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chứ không phải Bắc Việt. Những hòn đảo này của Tây Sa sẽ bị Bắc Việt chiếm giữ khi nước Mỹ muốn rút quân, và giao Tây Sa cho Bắc Việt thì chẳng khác nào giao cho Liên Xô. Chuyện này có một dẫn chứng quan trọng: Căn cứ quân sự trọng yếu của quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là vịnh Cam Ranh, sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô nhanh chóng thuê lại vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự cho họ (cho đến năm 2004 hết hạn). Cho nên, chúng ta có thể phân tích thế này, về vấn đề Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Đệ thất Hạm đội hải quân Mỹ đã từ chối lời yêu cầu (của Việt Nam Cộng Hòa) xin hải quân Mỹ can thiệp, thậm chí còn từ chối cả việc đưa tàu tới ứng cứu những người bị chết đuối.”
Sự phân tích và tiết lộ rằng có sự can thiệp của Hoa Kỳ trong trận đánh Hoàng Sa cũng không phải là điều mới mẻ. Cá nhân tôi (Trần Bình Nam) trong quá trình nghiên cứu về trận đánh và rộng hơn là cuộc tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung quốc đã nêu vấn đề này lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1994. Trong bài viết nhan đề “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải làm gì để làm sống lại tinh thần Hội nghị Diên Hồng nếu Trung quốc đánh chiếm Trường Sa” tôi viết: “Tháng 1/1974 trong một hành động chận trước ảnh hưởng của Liên bang Xô viết, Trung quốc đánh chiếm đảo Hoàng Sa tức đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc tấn công này một phần nằm trong chiến lược của Hoa kỳ nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của khối Xô viết về cả hai mặt chiến lược và tài nguyên kinh tế khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ” (Tuyển Tập Bình Luận Chính Trị 1991-1994 trang 103, Mõ Làng Xuất Bản)
Mười năm sau tôi nêu lại vấn đề này với nhiều chi tiết trong bài viết “Biển Đông Dậy Sóng” đăng tải trong Trang Nhà www.tranbinhnam.com ngày 10/1/2004 (Biển Đông Dậy Sóng). Tôi viết:
“Vào cuối năm 1967 Hoa Kỳ có nửa triệu quân chiến đấu tại Việt Nam. Sau trận đánh Mậu Thân 1968 Hoa Kỳ bắt đầu thương thuyết với Hà nội, và đến năm 1973 ký Hiệp định Paris chuẩn bị rút quân ra khỏi Việt Nam.Trên nguyên tắc Hiệp định duy trì hai miền Nam Bắc và sẽ giải quyết việc thống nhất đất nước trong hòa bình. Nhưng đối với giới lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ thì sau Hiệp định Paris miền Nam Việt Nam trước sau cũng sẽ mất vào tay cộng sản bằng chính trị hay bằng quân sự. (nếu TT Nixon không bị khó khăn vì vụ Watergate thì mất bằng chính trị. Và nếu bị trói tay phải từ chức thì mất bằng quân sự).
Cho nên trước khi rút lui, Hoa Kỳ phải tìm một thế địa lý chính trị tại Á châu ít thiệt thòi cho mình nhất. Phía bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ vừa khai thông quan hệ với Trung quốc qua việc thiết lập văn phòng liên lạc tại Bắc Kinh (1973) và Hoa Kỳ còn quân đội đóng ở Nhật Bản và Nam Hàn. Nhưng ở nam Thái Bình Dương thì vấn nạn của Hoa Kỳ là: sau khi Bắc Việt chiếm Nam Việt Nam thì Nga Xô - đồng minh của Bắc Việt - sẽ có mặt tại biển Đông. Hoa Kỳ cần tìm một đồng minh choán chỗ trước.
Nơi biển Đông, Việt Nam Cộng Hòa có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trường Sa ở phía nam gồm nhiều đảo nhỏ. Trong khi quần đảo Hoàng Sa (gọi là quần đảo Paracels) nằm ở phía bắc có ít đảo hơn nhưng có nhiều hòn đảo lớn có khả năng xây cất phi trường (đảo Hoàng Sa là một trong những đảo lớn này). Đối với Hoa Kỳ nếu Nga Xô có quyền xử dụng quần đảo Paracels sau khi Hà nội chiếm Nam Việt Nam thì thế của Hoa Kỳ tại nam Thái Bình Dương sẽ yếu đi, nhất là sự phòng thủ Úc châu. Ngược lại nếu Trung Quốc nắm chủ quyền quần đảo Paracels thì Hoa Kỳ yên tâm hơn. Trung quốc vốn tranh chấp ảnh hưởng với Nga Xô và kèn cựa với Bắc Việt sẽ làm người lính phòng thủ tốt chận ảnh hưởng của Nga Xô xuống vùng nam Thái Bình Dương giúp cho Hoa Kỳ.
Đó là nguyên nhân của cuộc tấn chiếm quần đảo Paracels của hải quân Trung quốc đưa đến trận hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974 giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Trận hải chiến này đã được Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận đánh bảo vệ quần đảo Paracels thuật lại với nhiều chi tiết trong bài viết "Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa" trước khi ông qua đời tại Texas (đăng lần đầu tiên trên Tạp Chí Đi Tới số 21 phát hành tại Montréal, Canada tháng 5/1999, và được đăng lại trong số Xuân Giáp Thân 2004). Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên ông đã dè dặt trong đôi lời trước khi viết rằng ông chỉ "tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật".

Cái gì sau lưng đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger, lúc đó là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ. Nội dung của chuyến công du như ông Henry Kissinger ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị "Years of Upheaval" (Những Năm Tháng Biến Động) là thảo luận tình hình thế giới với thủ tướng Chu Ân Lai và chủ tịch Mao Trạch Đông và hai bên quan tâm nhất đến sự bành trướng thế lực của Nga Xô. Ngoại trưởng Kissinger viết, trong một cuộc thảo luận giữa ông với hai ông Chu và Mao Mao đồng ý với nhận định của ông Chu rằng Nga xô là mối đe dọa lớn nhất của Trung quốc [Mao went along cheerfully with Zhou’ s implications that the Soviets were now the principal threat... (Years of Upheaval, trang 689) ]. Trước đó trong một đoạn tóm tắt mục đích và kết quả của chuyến công du Kissinger viết rằng quan tâm chung của ông và ông Chu là tình hình thế giới. Ông cho biết báo chí quốc tế tường thuật chuyến công du của ông tại Trung quốc không thuận buồm xuôi gió vì vấn đề Đài Loan, nhưng thực ra đây là chuyến đi thành công nhất của ông. Hoa Kỳ và Trung quốc đã đạt đến một cái nhìn chung làm cho hai nước thắt chặt mối thân hữu, và vì những lý do tế nhị đối với Nga Xô không thể tiết lộ được.[Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates... Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation... Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either (Years of Upheaval, trang 684) ]. Qua những dòng chữ trên, có lẽ có một thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa.
Các sự việc diễn ra sau đó giải thích giả thuyết này. Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels. Và trong trận đụng độ giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 hạm đội 7 của Hoa Kỳ đứng né ra ngoài. Hạm đội Hoa Kỳ tránh cả việc cứu vớt thủy thủ Việt Nam bị trôi dạt trên biển để cho Trung Cộng bắt mặc dù có lời yêu cầu chính thức của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Trung quốc sau khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm đội nhiều thương tích này an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng (xem bài Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa của đại tá Hà Văn Ngạc). Nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp để các thủy thủ và quân nhân bị bắt được đối đãi tử tế và trả về trong một thời gian ngắn. Riêng ông Gerald Kosh nhân viên tình báo Hoa Kỳ tháp tùng quan sát bị bắt cũng được trả tự do trong vòng một tháng. Bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc ghi nhận rằng trong thời gian trước khi hai bên nổ súng Trung quốc hết sức hòa hoãn. Có lẽ Trung quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thuyết phục được Việt Nam Cộng Hòa bỏ quần đảo Paracels. Khi hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo Hoàng Sa mà Trung quốc đã chiếm mấy tuần trước đó họ đã bỏ đi không chống cự. Nhưng sau khi biết Hoa Kỳ không thuyết phục được tổng thống Thiệu bỏ Paracels, Trung quốc dùng sức mạnh.
Nhưng các chuyển biến trên thế giới chệch ra ngoài dự tính chiến lược của Hoa Kỳ. Mười lăm năm sau (năm 1989) Liên bang xô viết sụp đổ, Trung quốc không cần phải liên minh với Hoa Kỳ để chống Nga Xô nữa. Mặt khác vấn đề Đài loan làm cho quan hệ Hoa Kỳ - Trung quốc căng thẳng, căn cứ Paracels của Trung quốc trở thành một cái gai trước mắt của Hoa Kỳ.”
Ngòai ra trong TLTQ có hai điểm khác đáng để ý:
Thứ nhất. TL viết: “Trận phản kích tự vệ Tây Sa không hề được coi là trận hải chiến quy mô lớn. Khi trận chiến kết thúc, Bắc Việt lập tức ra tuyên bố, “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa. Chính phủ Trung Quốc không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Chính nước cờ hay tuyệt diệu này đã khiến cho Trung Quốc giành được thế chủ động trong tương lai về vấn đề Nam Hải. Và cũng chính điểm này, sau khi Nam – Bắc Việt Nam thống nhất, đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến Việt Nam dựa vào Liên Xô, thù địch với Trung Quốc”
Để nhấn mạnh điểm này trước khi kết thúc TLTQ còn ghi như một lời cuối
“Nghe nói sau khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, Bắc Việt là đồng chí và anh em với chúng ta khi ấy, đã gửi điện cảm ơn chính phủ Trung Quốc: ‘Cảm ơn anh em Trung Quốc đã thay chúng tôi thu hồi lại được quần đảo Tây Sa từ tay quân tay sai Nam Việt!’ Chính phủ Trung Quốc đã từ chối bức “điện cảm ơn” này, đây cũng là sự khởi đầu cho việc từ chỗ thừa nhận đến chỗ trở mặt về chủ quyền đối với Nam Sa của Trung Quốc từ phía Việt Nam.”
Hai đoạn văn trên hé lộ cho chúng ta thấy thái độ khó hiểu của đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó (mà người làm công tác ngoại giao không ai khác hơn là thủ tướng Phạm Văn Đồng). Câu văn “Điều này đồng nghĩa với việc đề xuất với Trung Quốc yêu cầu về lãnh thổ Tây Sa.” được hiểu là trước khi Trung quốc ra quân đánh Hòang Sa, Hà Nội đã nói (đề xuất) với Trung quốc rằng Hoàng Sa là của chúng tôi đó. Cho nên sau khi Trung quốc chiếm Hoàng Sa, Hà Nội gởi điện cám ơn Trung quốc đã chiếm Hoàng Sa từ trong tay của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giúp cho mình. Và Trung quốc đã “không đếm xỉa gì đến chuyện này, gọi trận chiến đó là “trận phản kích tự vệ”, nhấn mạnh Tây Sa từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc.
Khó hiểu ở chỗ tại sao Hà Nội không lên tiếng công khai phản đối khi Trung quốc tấn kích chiếm Hoàng Sa, hay ít nhất công khai hóa bức điện cám ơn để bày tỏ trước dư luận (và pháp lý) quốc tế rằng Hoàng Sa là của Việt Nam. Nếu đã làm vậy thế đứng của Việt Nam sẽ mạnh hơn bây giờ lúc mà sự tranh cãi Hoàng Sa thuộc về ai đang là một quan tâm quốc tế. Dù sao bức điện cám ơn cũng là một xảo thuật ngoại giao để hôm nay Hà Nội có thể nói “trước sau chúng tôi vẫn xem Hoàng Sa là của nước Việt Nam”. Và sau này nếu vụ Hoàng Sa được đưa ra trước tòa án quốc tế (TBN: điều này rất khó xẩy ra vì Trung quốc sẽ không thuận đưa ra khi họ yếu lý) thì bức điện “xảo thuật ngoại giao” này sẽ là một bằng chứng có sức thuyết phục trước tòa quốc tế.
Thứ hai. TLTQ tiết lộ:
“Khi Trung Quốc thu hồi Tây Sa, binh lực của Hạm đội Nam Hải rất thiếu, đòi hỏi phải có sự chi viện từ Hạm đội Đông Hải. Đảo Đài Loan nằm ở giữa Nam Hải và Đông Hải, việc điều động hạm đội trước đây đều đi vòng từ ngoài khơi đảo Đài Loan, để tránh đi vào đường nhạy cảm trong eo biển Đài Loan. Thời gian hành động của hạm đội lần này quá gấp gáp, quy mô lại hết sức lớn, liệu có thể đi qua eo biển Đài Loan nổi không? Nixon đến thăm Trung Quốc, đụng chạm vào chính phủ Tưởng Giới Thạch có thể nói là thảm họa. Điều động hạm đội quy mô lớn đi qua eo biển Đài Loan vào lúc này, Tưởng Giới Thạch sẽ có phản ứng gì? Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên hệ được với Tưởng Giới Thạch thông qua kênh bí mật, Tưởng Giới Thạch cân nhắc từ đại nghĩa dân tộc, đã để cho hạm đội được đi qua eo biển Đài Loan một cách suôn sẻ, giành được thời cơ cho cuộc chiến.”
Sự tiết lộ này cho thấy Mao và Tưởng tranh chấp sống chết với nhau về chủ nghĩa, về tự do nhân quyền, nhưng khi vì quyền lợi quốc gia (chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam là một quyền lợi quốc gia của Trung quốc, Mao và Tưởng đều được hưởng) Tưởng sẵn sàng giúp Mao hành động. Điều này chứng tỏ Tưởng không bị Hội chứng “Appeasement Complex” làm tê liệt suy nghĩ của mình chứ không có nghĩa Tưởng Giới Thạch (để cho hạm đội Đông Hải của Mao đi qua eo biển Đài Loan) có thái độ hòa giải hòa hợp gì với Mao.
Bối cảnh quan hệ Liên xô, Trung quốc và viễn ảnh Hoa kỳ phải rút quân ra khỏi Tây Thái Bình Dương sau khi ký Hiệp Định Paris (1973) đã đưa Nixon và Kissinger đến quyết định chiến lược “giao” Hoàng Sa cho Trung quốc chận đường tiến về Nam Thái Bình Dương của Liên Xô. Gần 20 năm sau chiến lược này phá sản khi Liên xô sụp đổ và Trung quốc trở thành cừu địch chính của Hoa kỳ ở Tây Thái Bình Dương .
Hoa kỳ nay đã trở lại Tây Thái Bình Dương. Nhưng bài học cũ sẽ làm cho Hoa kỳ cân nhắc hơn trong mọi động thái. Riêng Việt Nam trước sau vẫn là một nước nhỏ ở giữa gọng kềm tranh chấp quốc tế . “Khôn sống, mống chết”, người xưa đã dạy. Và bài học “làm thế nào để khôn” đầy dẫy trong cách hành xử của cha ông chúng ta.
Trần Bình Nam
Dec . 15, 2011
binham@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.