Hôm nay,  

TẠI SAO CÓ SỰ THAY ĐỔI TẠI MIẾN ĐIỆN

15/12/201100:00:00(Xem: 9978)
TẠI SAO CÓ SỰ THAY ĐỔI TẠI MIẾN ĐIỆN

Trúc Giang MN

Miến Điện bắt buộc phải cải tổ chính trị để thoát ra khỏi tình trạng bị cô lập, cấm vận, nghèo đói, đồng thời thoát ra khỏi sự khống chế của Trung Cộng, nhưng vẫn duy trì độc tài.
1* Miến Điện ra luật biểu tình
Ngày 24-11-2011, trong khi Quốc Hội Việt Nam còn đang tranh cãi, có nên hay không nên làm ra luật biểu tình, thì Quốc Hội Miến Điện đã thông qua luật biểu tình và được Tổng thống Thein Sein ký ban hành ngày 2-12-2011. Luật cho phép người dân được biểu tình ôn hoà, đánh dấu một bước tiến trên đường dân chủ hoá.
Luật quy định phải thông báo cho chính quyền trước 5 ngày và không được tụ tập ở trước các bịnh viện, trường học, trụ sở chính phủ và các toà đại sứ.
Nếu nước VN có một bộ luật như thế và được nghiêm túc thi hành, thì những người Việt yêu nước tụ tập ở Hồ Gươm đã không bị công an đánh đập và bắt giam.
Như thế, luật biểu tình của Miến Điện đã công nhận người dân có đủ trình độ dân trí để biểu tình, trái lại, ở VN vào thế kỷ 21 nầy, mà còn có mấy cha nội đại biểu nhân dân cho rằng người Việt chưa đủ trình dộ dân trí để biểu tình. Lại còn bảo rằng, các cuộc biểu tình đều do những kẻ xấu và những thế lực thù địch kích động, giật dây.
Suy ra, ở miền Nam trước 1975 những cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh đều do những kẻ xấu và thế lực thù địch kích động. Có người cho rằng tên nầy dốt nát, nhưng thật ra, cha nội đại biểu Hoàng Hữu Phước nầy quả thật là rất thâm. Chỉ dùng một hòn đá mà chọi 2 con chim, thứ nhất là con chim Việt Cộng hồi trước 75, là những kẻ xấu đã xách động biểu tình, thứ hai là con chim Nguyễn Tấn Dũng, vì ông nầy đề xuất luật biểu tình.
Cũng hy vọng rằng, cái chính phủ “cổi áo nhà binh” nầy biết thượng tôn pháp luật, nghiêm chỉnh thi hành luật pháp do mình làm ra, chớ không phải dùng nó như một bản văn trên tờ giấy lộn, mục đích lừa bịp, như điều 69 trong Hiến pháp VN vậy.
2* Tại sao có sự thay đổi tại Miến Điện?
Chế độ độc tài quân phiệt vô văn hoá, phản dân hại nước, đã làm cho Miến Điện trở nên một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới, do bị cấm vận, bao vây và cô lập.
Đảng Đoàn Kết Thống Nhất và Phát Triển Liên Bang (The Union Solidarity and Development Party – USDP) được thành lập ngày 2-6-2010, do Thein Sein lãnh đạo, đảng nầy muốn duy trì chế độ độc tài quân phiệt, nên không có con đường nào khác hơn là phải cải cách chính trị.
Mục đích cụ thể trước mắt là để tránh những cuộc biểu tình khổng lồ, đã từng xảy ra 4 năm trước đây (năm 2007) và năm 1988, nhất là hiện nay, Miến Điện đang ở trong tình trạng nghèo đói, độc tài, tham nhũng và bất ổn, do những nhóm vũ trang sắc tộc tấn công quân chính phủ ở khắp nơi. Hơn nữa, ảnh hưởng của cách mạng Hoa Lài ở Tunisia và Mùa Xuân Á Rập là mối đe dọa của chế độ.
Phải cải tổ để thoát ra khỏi tình trạng bị cô lập và cấm vận, đã làm cho đất nước bị kiệt quệ trong nghèo đói.
Muốn hội nhập vào thế giới văn minh, thì phải tỏ ra có văn hoá, tức là biết tôn trọng nhân quyền và dân chủ, tự do của người dân. Trước mắt là được tổ chức ASEAN đã bỏ phiếu chấp thuận cho Miến Điện được giữ ghế Chủ tịch luân phiên của Hiệp Hội từ năm 2014, sau một thời gian dài bị “treo ghế” vì vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Cải tổ chính trị để hội nhập thế giới, đồng thời cũng để thoát ra khỏi sự khống chế của Trung Cộng, mà mục đích là bóc lột tài nguyên của Miến Điện.
3* Những cải tổ được thực hiện
Những cải tổ được thực hiện: Cởi áo nhà binh thành lập chính phủ dân sự, làm luật biểu tình, ân xá và thả tù chính trị, đối thoại với nhà dân chủ Aung San Suu Kyi và các sắc tộc thiểu số, mở rộng quan hệ ngoại giao, làm luật cho phép thành lập công đoàn, đình công, luật bầu cử. Nhất là cho đình chỉ dự án xây đập thủy điện Myitsone do Trung Cộng thực hiện.
3.1. Tổ chức bầu cử sau 20 năm cầm quyền
Ngày 7-11-2010, đảng nhà binh tổ chức bầu cử lần đầu tiên sau 20 năm cầm quyền, được thế giới hoan nghênh, mặc dù đó chỉ là một cuộc bầu cử gian lận, lừa bịp vì kết quả đã được biết trước, cũng giống như kết quả bầu cử ở VN vậy.
Ngày 27-10-2010, tờ Washington Post, với bài viết tựa đề “Đàn áp tàn bạo với cuộc bầu cử trá hình” (Burma’s brutal repression continues with a shame election):
“Họ được xếp ngang hàng với nhà lãnh đạo Bắc Hàn, xem như những nhà cai trị bí mật nhất, đàn áp và sát hại nhân dân mình nhất thế giới. Bây giờ, họ tổ chức bầu cử trên toàn quốc, và một điều đặc biệt là kết quả bầu cử đã được biết trước một cách chắc chắn.
Nhóm quân phiệt vẫn nắm quyền điều khiển quốc hội.
Mánh khoé ngăn chận những người không thuộc đảng cầm quyền, là ấn định số tiền ký quỹ quá cao và nhà nước xuất tiền ủng hộ gà nhà.
Những người đối lập thì đã bị giam cầm trên 2,000. Nhà dân chủ Aung San Suu Kyi (Phát âm tiếng Việt là A Ung Xan Xu Chi) đang bị quản chế tại nhà (Under house arrest) và đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (National League for Democracy-NLD) của bà thì bị giải tán.
Trước ngày bầu cử quốc hội, chế độ quân phiệt đã soạn sẵn một Hiến pháp, quy định, một phần tư (1/4) số ghế trong các cơ quan hành pháp phải do quân đội nắm giữ, vì thế mà Thủ tướng đương nhiệm của chế độ độc tài là trung tướng Thein Sein được cử làm Tổng thống chính phủ dân sự, sau khi cởi áo nhà binh.
Không có quan sát viên quốc tế và nhà báo ngoại quốc nào được vào Miến Điện để xem bầu cử ra sao.
Kết quả bầu cử ngày 7-11-2010, đảng Đoàn Kết Thống Nhất và Phát Triển Liên Bang (The Union Solidarity and Development Party-USDP) của Tướng Thein Sein chiến 80% số ghế trong quốc hội. Hạ viện QH Miến Điện có 440 ghế, thượng viện có 224 ghế.
Hồi năm 1990, đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã thắng trong cuộc bầu cử nhưng không được trao quyền hành.
Bản chất độc tài vẫn còn. Hảng Reuters loan tin, “Không hề báo trước, nhà cầm quyền quân sự đã thay thế quốc kỳ, quốc ca và quốc huy. Một giới chức chính quyền nói với Reuters rằng, nhóm quân phiệt đã chỉ thị rõ ràng, là quốc kỳ phải hạ xuống ngày thứ ba, và quốc kỳ mới phải kéo lên ngày thứ tư. Quốc kỳ cũ phải đem đốt hết. Lịnh ban hành không kèm theo một lời giải thích nào cả.
3.2. Cởi áo nhà binh, lập chính phủ dân sự
Hồi tháng 3 năm 2011, tập đoàn quân sự đã chuyển giao quyền lực cho chính phủ gọi là “Dân Sự”, nhưng thực chất vẫn do quân đội nắm giữ.
Quốc hội do quân đội kiểm soát đã bầu Trung tướng Thein Sein, cởi áo nhà binh, nguyên Thủ tướng chế độ quân phiệt, làm Tổng thống chính phủ dân sự. Thein Sein là tướng lãnh hàng thứ tư trong quân đội, và là người thân tín của Thống tướng Than Shwe. Phó Tổng thống là Tướng Tin Aung Myint Oo và đệ nhị Phó Tổng thống là bác sĩ Sai Masuk Kham cũng là những người thân cận của nhà độc tài Than Shwe.
Bình mới mà rượu cũ cho nên bản chất độc tài vẫn tồn tại dưới những cơ chế và nhản hiệu mới, mục đích lừa bịp, với chế độ bàn tay sắt bọc nhung. 
Ông Zaw Oo, giám đốc Viện nghiên cứu đại học Chiang Mai, Thái Lan, nêu nhận xét: “chính phủ dân sự Thein Sein muốn cải tổ, nhưng không có kế hoạch và chính sách rõ ràng”.
3.3. Ân xá tù nhân
Hồi tháng 5 năm 2010, Miến Điện có đợt ân xá lớn, gồm 15,000 tù nhân được thả ra, nhưng không có tù chính trị nào trong số đó.
Ngày 12-10-2011, một đợt ân xá 6,000 người, trong đó có 227 tù chính trị, nhưng các nhà sư lãnh đạo biểu tình năm 2007 không có người nào được thả ra cả, nhất là nhà sư lãnh đạo U Shin Gambira đang bịnh nặng.
Ngày 18-10-2011, bà Aung San Suu Kyi cho biết có 2,000 tù chính trị gồm sinh viên, nhà báo, nhà sư, các nhà dân chủ, còn đang bị giam cầm, và bà cam kết sẽ tranh đấu để cho họ được thả ra. Bà muốn Miến Điện thật sự là một quốc gia tự do.
3.4. Bà Aung San Suu Kyi được trả tự do
Ngày 13-11-2010 là ngày mà bà Suu Kyi mãn hạn tù quản chế tại nhà sau 14 năm, mà nhà nước không tiếp tục giam giữ, không giống như trường hợp của anh Nguyễn Văn Hải, Blogger Điếu Cày, mãn hạn tù pháp định mà không được ra khỏi nhà giam.
Tin về "Người hùng dân chủ"- Bà Aung San Suu Kyi được trả tự do khi mãn hạn tù quản chế tại nhà hôm thứ bảy, thực sự đã gây ồn ào trên mạng lưới truyền thông quốc tế.
Ông Tổng Thư Ký LHQ, Ban Ki-moon, đã ca ngợi bà Suu Kyi, ông nói " Tư cách và lòng can đảm của bà khi phải đương đầu với bất công, là nguồn cảm hứng cho nhiều người trên thế giới”.
Tổng thống Obama gọi bà Suu Kyi là "Người nữ anh hùng của tôi", tỏ vui mừng khi bà được tự do. Trong bản thông cáo, ông viết "Nước Mỹ đón chào việc thả bà và đáng lẻ việc nầy phải xảy ra từ lâu rồi. Cho dù bà Aung San Suu Kyi sống trong chính căn nhà của bà hay trong nhà tù của đất nước, điều đó không thay đổi được sự thật là, bà và các thành viên đối lập mà bà đại diện, đã từng bị đàn áp có hệ thống, bắt giam và tước đoạt mọi cơ hội để tham dự vào tiến trình chính trị trong nước".
Thủ tướng Anh, ông David Cameron nói "Suu Kyi là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta, những người tin vào tự do phát biểu, dân chủ và nhân quyền”.
3.4.1. Trở lại vụ án đầy oan ức
Trong thời gian còn bị quản chế, 2 tuần lễ trước ngày mãn hạn tù, thì ngày 3-5-2009, bổng nhiên một ông Mỹ bốc đồng, tên John Yettaw, không biết vì lý do gì, đã lội qua hồ Inya, Yangon, tìm đến nhà bà xin được trú 2 đêm vì ông bị mệt, và sẽ tìm cách bí mật lội trở về sau đó.
Người khách không mời mà đến, bị phát hiện và bị bắt.
Ông Mỹ tào lao nầy mang tai họa đến cho bà Suu Kyi.
Ngày 13-5-2009, bà Suu Kyi bị bắt và bị giam tại nhà tù Insein về tội vi phạm lịnh quản chế và tiếp xúc với người nước ngoài. Bà tuyên bố vô tội.
Trong sinh nhật lần thứ 64, ngày19-6-2009, bà vẫn còn nằm trong nhà giam.
Việc bắt giữ bà Suu Kyi bị cả thế giới phản đối, bao gồm ông Tổng Thư Ký LHQ, Ban Ki-moon, các chính phủ Tây phương, Nam Phi, Nhật Bản và khối ASEAN, bởi vì việc bắt giam vô lý, bà Suu Kyi vô tội. Tất cả là do ông John Yettaw gây ra.
Chính quyền quân sự độc tài Miến Điện bác bỏ những lời phản đối, cho rằng các nước đã xen vào công việc nội bộ của MĐ, và vụ án bị thổi phòng lên do những phần tử phản động và các thế lực thù địch với MĐ tạo ra.
Ông TTK/LHQ Ban Ki-moon thu nhận những thỉnh nguyện thư của các quốc gia, mang đến MĐ để thương lượng xin thả bà Suu Kyi, nhưng bị từ chối.
Ngày 11-8-2009, toà MĐ kết án, phạt bà Suu Kyi 18 tháng tù quản chế tại gia.
Mục đích chính của việc bắt giam bà Suu Kyi là để ngăn cản, không cho bà có cơ hội ra ứng cử trong cuộc bầu cử vào năm sau, ngày 7-11-2010.
3.4.2. Về ông John Yettaw
Ông John William Yettaw sinh năm 1955, quê tại Falcon, Missouri, bị bắt ở MĐ ngày 13-5-2009.
Ông Mỹ bốc đồng nầy, không biết vì lý do gì, bơi qua hồ Inya, tìm đến nhà bà Suu Kyi. Sau đó, ông xin ở lại 2 tối trước khi tìm cách bí mật lội trở về.
Ông Yettaw nói là ông tìm cách báo cho bà Suu Kyi biết một âm mưu ám sát bà mà ông thấy trong một giấc mơ.
Ngày 18-5-2009, ông Yettaw bị kết án 3 tội danh, trong đó có tội "Làm nhục quốc thể Miến Điện" với tổng số là 7 năm tù lao động khổ sai.
Ngày 16-8-2009, do can thiệp của TNS Jim Webb, Yettaw "được" trục xuất về Hoa Kỳ. Và ông Yettaw đã nổi tiếng nhờ việc gặp được bà Suu Kyi và bị vào tù ở MĐ.
3.4.3.Tiểu sử bà Aung San Suu Kyi
Bà Aung San Suu Kyi (phát âm là A Ung Xan Xu Chi), sinh ngày 19-6-1945 tại Rangoon, thủ đô cũ của Miến Điện.
Trong những năm từ 1985 đến 1995, bà hoạt động đòi tự do dân chủ cho MĐ và bị chính quyền độc tài quân sự quản chế tại gia, cấm mọi tiếp xúc với người ngoại quốc.
Tháng 9 năm 2006, theo bình chọn của Tạp chí Forbes, thì bà Suu Kyi được xếp hạng 47 trong 100 ngưòi phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Bà thường được gọi một cách kính trọng là Daw Aung San Suu Kyi. Chữ "Daw" trong ngôn ngữ MĐ tương đương với chữ "Madam", có nghĩa là "Bà" dùng để tỏ sự tôn trọng.
Học lực. Cử nhân Triết học, Chính trị và Kinh tế tại các Đại học Oxford (Anh), New York và Nhật Bản.
- Ngày 14-10-1991, nhận giải Nobel Hoà Bình, Na Uy.
Gia đình : Kết hôn ngày 1-1-1972. Chồng là Michael Aris, người Anh. Bà Suu Kyi theo chồng đến Bhutan, nơi mà Aris dạy tiếng Anh cho hoàng gia Bhutan.

2 con trai: Alexander, sinh năm 1973. Kim, sinh năm 1977.
Gia đình sống ở Luân Đôn cho đến khi mẹ bà bị tai biến mạch máu não ngày 31-3-1988, bà phải về Rangoon để chăm sóc mẹ già. Từ đó, bà tham gia chính trị, chống chế độ độc tài vì đã đàn áp dã man những cuộc biểu tình của quần chúng và các nhà sư, đã giết chết nhiều người.
Ngày 12-8-2011, Bộ trưởng Thông tin của chính phủ dân sự cho báo chí biết, họ muốn Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (LND) của bà Suu Kyi cùng tham gia nổ lực hoà giải dân tộc.
4* Tổng quát về nước Miến Điện
Cộng hòa Liên bang Myanmar là một quốc gia ở Đông Nam Á. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc, (2,185 km) với Thái Lan, (1,800 km) với Ấn Độ, (1,463 km) với Lào, và (235 km) với Bangladesh. Đường bờ biển dài 1,930 km.
Tên Myanma là tiếng Miến Điện. Tên tiếng Anh là Myanmar và trước kia tên là Burma.
Diện tích: 678,500 Km2.
Dân số: Từ 50 đến (62) triệu. Tình trạng phức tạp do công nhân nhập cư hàng triệu người lao động bất hợp pháp, và do thống kê không hữu hiệu.
- Có 135 sắc tộc khác nhau. - 4 ngôn ngữ chính: Hán-Tạng, Nam Á, Ấn-Âu, và Tai Kadai.
Thủ đô: Thủ đô là Naypyidaw.
Ngày 27-3-2006, Hội Đồng Quân Đội, lãnh đạo quốc gia, đã di chuyển thủ đô Miến Điện từ Yangon (Rangoon trước kia) đến thủ đô mới và chính thức đặt tên là Naypyidaw, có nghĩa là "vùng đất của những vua chúa" trong tiếng MĐ.
5. Tổng thống Thein Sein đình chỉ dự án Myitsone
Ngày 30-9-2012, Tổng thống Thein Sein thông báo trước quốc hội là Miến Điện đình chỉ dự án Myitsone. Quyết định thật bất ngờ, vì mới tháng trước, Bộ trưởng Năng lượng Zaw Min tuyên bố, việc xây dựng vẫn tiến hành mặc dù có sự phản kháng mạnh mẽ của dân chúng. Và đồng thời, công an cũng đã bắt giam một người đứng trước toà đại sứ Trung Cộng ở Rangoon, để phản đối dự án.
Quyết định đình chỉ dự án xây đập thủy điện Myitsone được dân chúng và các nhà hoạt động môi trường hoan nghênh, tuy nhiên, dư luận vẫn chưa an tâm, vì Thein Sein hứa là chỉ đình chỉ trong nhiệm kỳ của ông sẽ mãn nhiệm vào năm 2015 mà thôi. ( As our government is elected by the people’s will. So the construction of the Myitsone Dam will be suspended in the time of our government-Thein Sein, Letter to the Parliament). Ông Thein Sein bịnh đau tim và đang mang máy trợ tim (Pacemaker), như thế, có thể ông sẽ không được chỉ định làm tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp sau năm 2015.
5.1. Tổng quát về dự án Myitsone
Myitsone là dự án xây đập thủy điện trên sông Irawaddy, MĐ, do nhà thầu Trung Cộng thực hiện.
Khởi công: ngày 22-12-2009. Dự kiến hoàn thành năm 2019
Chi phí: 3.6 tỷ USD do Trung Cộng đài thọ.
Cao 152m* Dài 152m. Lòng hồ 1,214 Km2. Chắn ngang sông Irawaddy.
Con đập nằm trong tiểu bang Kachin, phía Bắc Miến Điện.
Công suất 6,000 Megawatts, với sản lượng điện mỗi năm là 16,635 Gigawatts (1GW=1,000MW)
Nhà máy thủy điện nầy chủ yếu là cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam, Trung Cộng, trong thời gian 50 năm. Miến Điện được hưởng 10% số lượng điện và hưởng tiền thuế xuất cảng điện qua Vân Nam. Nhà máy sản xuất điện để cung cấp cho Trung Cộng 90% cũng giống như dựa án Bauxite VN, cung cấp nhôm cho Trung Cộng vậy. Éo le ở chỗ, người Miến đang thiếu điện.
5.2. Những hậu quả tai hại
Khi dòng sông bị chận lại, thì nó gây ngập lụt một vùng rất lớn, diện tích 766 Km2, bằng với diện tích nước Singapore.
- Vùng ngập lụt bao phủ cả 47 ngôi làng ở hai bên bờ sông.
- Phải di dời 10,000 người sắc tộc Kachin trong 47 ngôi làng đó.
- Nước lũ sẽ nhận chìm những ngôi đền lịch sử quan trọng của người Kachin.
- Con đập đe dọa động đất, vì nó nằm gần nếp gãy của vỏ trái đất ở Kaschin 100 km.
- Những khu vực tái định cư không có đất canh tác.
- Nước bị chận ở thượng nguồn làm cho đồng ruộng hạ nguồn thiếu nước, gây tác hại cho nông nghiệp. Ngư dân thiệt hại do tôm cá bị chận ở trong đập trên thượng nguồn.
5.3. Những vụ phản kháng
Năm 2007, 12 lãnh đạo các sắc tộc gởi thơ lên tướng Than Shwe, yêu cầu đình chỉ dự án. Đồng thời, cũng gởi thơ đến các nhà lãnh đạo Trung Cộng.
Năm 2010, những nhà hoạt động bên ngoài Miến Điện thực hiện đồng loạt những cuộc phản kháng bằng những cuộc biểu tình trước các toà đại sứ Miến Điện ở Anh, Nhật, Úc và Hoa Kỳ.
Ngày 17-4-2010, 3 trái bom nổ tại công trường làm chết 4 công nhân người Tàu.
Ở trong nước, các vụ biểu tình của các nhà sư, ký giả, nhà văn, nhà báo, sinh viên, nhưng bị chính quyền thẳng tay đàn áp và quyết tâm hoàn thành.
5.4. Phản ứng của Trung Cộng
Sau khi Tổng thống Thein Sein tuyên bố đình chỉ dự án, thì Bộ trưởng Ngoại giao U Wunna Maung qua Bắc Kinh để dàn xếp vụ việc.
Bộ Ngoại giao Trung Cộng kêu gọi MĐ tổ chức hiệp thương để tiếp tục dự án. Trung Cộng cho rằng, hai nước đã đồng ý ký kết văn kiện sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và thẩm định nghiêm túc. Các nhà thầu Trung Cộng đe dọa sẽ tranh tụng bằng pháp lý.
6*Miến Điện vi phạm nhân quyền trầm trọng
Ngày 25-6-2011, một báo cáo của LHQ, do luật sư nhân quyền, ông Tomas Ojea Quintara điều tra và đúc kết như sau:
6.1. Tàn sát công dân (Murder)
Năm 1988, quân đội bắn thẳng vào đám biểu tình giết chết 3,000 người
Năm 2007, trong cuộc biểu tình trên 100,000 tham dự, quân đội bắn chết 184 người.
6.2. Bắt trẻ em đi lính (Recruitment of child soldiers)
Nhiều ngàn trẻ em bị bắt đi lính, trong đó có nhiều em 10 tuổi, tạo ra những làn sóng chạy nạn sang Thái Lan để tránh bị bắt lính.
6.3. Cưỡng bách tái định cư (Forced relocations)
Trong trận bão Nargis, vì không muốn cho LHQ và các tổ chức cứu trợ quốc tế vào nước MĐ, nên quân đội đã dùng bạo lực cưỡng bách những nạn nhân trong các trại tạm trú, như trường học, đền chùa và các tòa nhà công cộng… phải trở về nhà trong cảnh bị tàn phá của lũ lụt. Nhiều người chết vì đói và bịnh tật vì không được cứu trợ. Đó là cưỡng bách hồi hương.
Đuổi dân chúng ra khỏi làng mạc để lấy đất xây dựng đập thủy điện và các cơ sở hạ tầng khác. Trung Cộng có 9 dự án xây đập ở Miến Điện. Quân đội dùng bạo lực để buộc 10,000 sắc tộc Kachin phải rời bỏ làng mạc, đến định cư ở những trung tâm không có đất canh tác.
6.4. Cưỡng bách và bóc lột sức lao động
Dân chúng bị bắt đưa vào những đoàn “dân công”, vận chuyển lương thực, hàng hoá, dụng cụ đến những căn cứ quân đội xa xôi, mang đồ tiếp tế đến các công trường xây dựng và sửa chữa cầu đường, và các cơ sở hạ tầng khác.
6.5. Giam giữ tù chính trị
Miến Điện còn đang giam giữ từ 3,000 đến 4,000 tù chính trị, nhưng Tổng thống Thein Sein, bắc chước CSVN tuyên bố là MĐ không có tù chính trị, mà chỉ có những người phạm pháp mà thôi.
7* Quan hệ giữa Miến Điện và Trung Cộng
Lợi dụng tình trạng Miến Điện bị cô lập và cấm vận, Trung Cộng tích cực và giúp đở các tướng lãnh, làm cho họ ngày càng lệ thuộc để thẳng tay khai thác và cướp đoạt tài nguyên của nước nầy.
Tại LHQ, TC bảo vệ MĐ chống lại những biện pháp trừng phạt của LHQ.
7.1. Trung Cộng huấn luyện Miến Điện chống lật đổ
Đại tá Phan Liên Phong (Fen Lian Feng) trong sứ quán TC ở Miến Điện, một chuyên viên chống lật đổ, đã mở những khoá huấn luyện quân đội MĐ chống lật đổ. Nội dung như sau:
- Phương pháp và kinh nghiệm chống biểu tình theo cách của Trung Cộng.
- Gài gián điệp, mật vụ vào các phong trào, tổ chức chống đối
- Cung cấp phương tiện, dụng cụ giải tán biểu tình.
- Đại tá Phong giám sát việc chuyển súng tự động bắn đạn bọc cao su, dụng cụ hơi cay, các hoá chất kiểm soát biểu tình.
Ngoài việc bán vũ khí, TC còn mở những đường dây giúp các khoản cho vay để các tướng lãnh được tồn tại trước những cấm vận tài chánh của phương Tây.
7.2. Khai thác tài nguyên
Trung Cộng trám vào những công ty do phương Tây bỏ lại, vì lịnh cấm vận, và trở thành ông chủ của đất nước nầy.
Trên thực tế, TC làm chủ các thị trường địa ốc ở các đô thị. Khai thác tàn bạo rừng xanh, đào các mỏ quý, khoáng sản để cướp tài nguyên. Xây dựng cầu đường, sân bay, và các cơ sở hạ tầng để giải quyết tình trạng lao động của công nhân người Tàu.
Các gian thương người Tàu, mở các quán Karaoke và các động mãi dâm kế bên những đền thờ thiêng liêng của MĐ, để phục vụ cho lớp người mới phát lên, làm giàu mà thất học.
Nói chung, người Miến coi TC là kẻ thù vì đã giúp đở cho chế độ độc tài để đàn áp, và cướp tài sản của nước họ.
8* Quan hệ Miến Điện và Hoa Kỳ
8.1. Chuyến thăm của ngoại trưởng Hillary Clinton
Sau chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Obama, việc ngoại trưởng Hoa Kỳ thăm Miến Điện cho thấy một bước tích cực của HK trên đường trở lại châu Á. Hoa Kỳ đang tìm cách thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực trước sự lớn mạnh của Trung Cộng. Ý nghĩa nhất, là gia tăng ảnh hưởng đối với quốc gia đã từng là đồng minh thân cận nhất của Trung Cộng. Việc nầy làm cho TC quan ngại và cảm thấy bị “lạc loài, cô độc” theo ý của ông Syamsul Hadi, một chuyên viên về quan hệ quốc tế của Đại học Indonesia.
Chuyến thăm của bà Clinton được cho biết là để “xem xét tận mắt những cởi mở” và khuyến khích MĐ có thêm những cải cách, để đến dân chủ, tự do.
Tổng thống Thein Sein hoan nghênh sự giao tiếp với Hoa Kỳ.Chủ tịch Hạ Viện, ông Shwe Mann, tuyên bố: “MĐ muốn xây dựng quan hệ chính thức và bình thường với Hoa Kỳ”.
Hai ngày trước khi bà Clinton đến MĐ, Tướng Tư lệnh tối cao của QĐ Miến, Min Aung Hlaing đã đến Bắc Kinh và cam kết với Phó chủ tịch Tập Cận Bình, quyết tâm thắt chặt mối bang giao song phương Miến-Trung.
8.2. Hoa Kỳ đưa điều kiện hợp tác với Miến Điện
Bà Clinton tuyên bố ở bên thềm Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC tại Honolulu: “Nếu có cải thiện dân chủ thì MĐ có thể trở thành đối tác với Hoa Kỳ”.
Tại Hội nghị Đông Á ở Bali, Tổng thống Obama cho biết: “Những thay đổi ở MĐ là những bước tiến quan trọng, là “bóng dáng thấp thoáng ở nước nầy”. Thấp thoáng là chập chờn như đôm đốm trong đêm tối.
8.3. Vẫn còn nghi ngờ
Các giới chức HK vẫn còn nghi ngờ chế độ MĐ, vì giới quân nhân đã thất hứa nhiều lần trước đây. Cải tổ như thế chưa đủ, cho nên HK luôn kêu gọi cải tổ thêm nữa. Còn hơn 3,000 tù chính trị đang bị giam cầm. Tổng thống Thein Sein lại bắt chước CSVN tuyên bố, ở MĐ không có tù chính trị, mà chỉ có những người phạm luật bị tù mà thôi.
Hoa Kỳ cũng kêu gọi MĐ nên từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử, và cắt đứt quan hệ hạt nhân với Bắc Hàn.
Hoa Kỳ đi nưóc đôi ở MĐ. Một mặt kêu gọi chính quyền MĐ cải tổ chính trị, hứa hẹn viện trợ và sẽ bãi bỏ việc cấm vận. Mặt khác, ủng hộ nhà đối lập Aung San Suu Kyi, kêu gọi hợp tác đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền và tự do cho MĐ.
9* Kết
Nhìn chung, các tướng lãnh chưa thực tâm mang dân chủ, tự do và nhân quyền đến cho người Miến. Những cải cách chỉ là phương tiện bất đắc dĩ phải thực hiện để được hội nhập với thế giới và thoát ra khỏi sự kềm chế của TC.
Bản chất độc tài vẫn còn. Độc tài còn thì dân chủ mất.
Có thể dự đoán là MĐ muốn đi theo mô hình của CSVN. Kết thân với Ấn Độ, Việt Nam, Hoa Kỳ và khối ASEAN, lấy đó làm đối trọng với Trung Cộng.
Miến Điện không muốn và không dám chống lại TC, mà chỉ muốn được có sự quan hệ bình đẳng mà thôi. Do đó, việc quan hệ với HK cũng giống như VN, là lửng lơ con cá vàng, khi nóng khi lạnh để được viện trợ và bỏ cấm vận.
Khi Hoa Kỳ và MĐ gắn bó với nhau, thì Việt Nam bị mất giá, không còn giữ vị trí quan trọng trong vòng đai bao vây TC của HK. Những căn cứ từ Úc, Thái Lan, Singapore, Miến Điện và Ấn Độ cũng đủ cho HK thành lập vòng đai bao vây Trung Cộng. VN sẽ dư ra. Và chừng đó, nếu TC đánh đòn để giành biển, đảo, thì VN lãnh đủ. Hoa Kỳ đứng nhìn.
Tướng công an Nguyễn Văn Hưởng trách HK không tích cực bênh vực VN. Trách sai. Vì muốn liên minh thì phải ký Hiệp ước trên giấy trắng mực đen, có phê chuẩn, quy định rõ ràng những điều kiện, nghĩa vụ của hai bên… khi một trong 2 bên lâm nguy, thì bên kia mới ra tay bảo vệ. Chuyện đánh giặc chết người đâu phải chuyện chơi. Nếu CSVN chọn Ấn Độ làm đồng minh thì chưa chắc ăn, vì Ấn Độ có truyền thống bất bạo động của ông Mohandas Gandhi, dĩ hòa vi quý. Chừng đó CSVN lãnh đủ.
Trúc Giang
Minnesota ngày 14-12-2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.