Hôm nay,  

Viết Cho Ngày Nhân Quyền Quốc Tế - 10/12/2011

13/12/201100:00:00(Xem: 7933)

Viết Cho Ngày Nhân Quyền Quốc Tế - 10/12/2011

nhan_quyen_dieu_cay_bieu_tinh-large-content: Anh Điếu Cày, nhà báo tự do, bị giam phi pháp.

nhan_quyen_tim_me_bui_hang-large-content: Phát bích chương tìm mẹ.

nhan_quyen_boxun_tibetan_monks_china1-large-content: Các sư Tây Tạng bị công an TQ nắm cổ đẩy đi, ép mang biểu ngữ hạ nhục.(Photo Bonxun.com)

Giáo Sư Trần Thủy Tiên

Ngày Nhân Quyền (Human Rights Day) được quốc tế nhìn nhận cách đây 63 năm, bắt đầu từ năm 1948, và được đón mừng khắp nơi trên thế giới, hằng năm, vào ngày 10 tháng 12. Người ta thường tổ chức các buổi họp chính trị, văn hóa, hoặc các buổi biểu tình, triển lãm, với các hình ảnh về quyền bình đẳng của con người thuộc mọi chủng tộc trên thế giới trong ngày quan trọng nầy.

Riêng về hoàn cảnh Việt Nam của chúng ta ở quốc nội đã và đang bị nhà cầm quyền Việt Cộng cai trị hơn 36 năm qua (1975-2011), và của nước Tây Tạng hiền hoà đã bị quân đội ác hiểm Trung Cộng xâm lăng trên 60 năm (1950-2011), với sự thờ-ơ không can thiệp của thế giới, rõ ràng là vấn đề Nhân Quyền đang bị xâm phạm nghiêm trọng ở hai nước này. Bad things happen as “good” people do nothing. Phạm vi của bài viết hôm nay chỉ xin ghi nhận từ các nguồn khác nhau, những sự kiện và hình ảnh đáng chú ý về Nhân Quyền, hầu nói lên tâm tư của người Việt hải ngoại vẫn không quên hướng về đời sống mất tự do của người dân Việt trong nước và của người dân Tây Tạng bất hạnh gần đó, cho dù đang trong mùa Giáng Sinh vui chơi hiện nay của Tháng 12.

1) Ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày): Sinh năm 1953, ở Hải Phòng. Ông đã thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, thu hút những người viết về thực trạng xã hội Việt Nam và nói lên nguyện vọng của những người dân bị bọn cầm quyền Việt Cộng trưng dụng nhà đất và cả gia đình còn bị trấn áp sau khi họ thưa kiện. Ông cũng tham gia các cuộc biểu tình lên án Trung Cộng xâm lấn đất của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Dù liên tục bị công an VC quấy nhiễu và khủng bố tinh thần, nhưng ông vẫn không sợ hãi. Ông bị bắt ngày 19/4/2008 về tội danh ngụy tạo "trốn thuế" rồi bị tuyên án tù 2 năm rưỡi vào ngày 10-9-2008. Nhưng sau khi hết hạn tù, ông vẫn bị giữ và vợ con ông không hề được tin ông cho tới nay. Tổ chức Human Rights Watch nói rằng việc xử kín ông Điếu Cày hồi Tháng Chín đã bị tiếp tục với một loạt bắt giữ các nhà đấu tranh dân chủ khác nhằm dập tắt Nhân Quyền ở Việt Nam.

Ông Hải (tức Điếu Cày) đã được Mạng Lưới Nhân Quyền VN ở Hoa Kỳ trao Giải Nhân Quyền vào Tháng 12, năm 2008. Khoảng giữa năm 2011, có tin ông đã bị công an VC tra tấn đến mất cả cánh tay... làm nhiều người vô cùng thương xót. Gần đây nhất, ngày 6/12/2011, Bà Dương thị Tân, vợ ông, nói rằng, “Có một lần vào ngày 16 tháng 10/2011, tôi gặp trung tá (VC) Phạm Văn Tấn khi tôi đi cùng luật sư đến, ông ta có nói một số 'thành phần cứng đầu' phải chịu sự giám sát 'đặc biệt', và việc không cho thăm và gặp ông Nguyễn Văn Hải là vì cơ quan an ninh điều tra chưa làm việc xong.”

Xin để bà Tân trực tiếp cho chúng ta biết về Quyền Con Người ở Việt Nam ra sao, “Tất cả những đơn yêu cầu, khiếu nại và tố cáo mà tôi viết tổng cộng khoảng 12 đơn; còn hỏi miệng trực tiếp khoảng 27 lần, tức một tháng hai lần tôi đến hỏi, có tháng đến 3 lần. Tôi có gửi đơn tố cáo ra Bộ Công An, đơn khiếu nại lên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, nhưng họ không trả lời. Tất cả những thư từ gửi đi, tôi đều có biên lai gửi. Gia đình tôi không hiểu tại sao từng ấy năm tháng mà điều tra vẫn không ra, vẫn giữ người. Nói chung họ né tránh mọi câu hỏi của tôi... Chắc chắn điều đó vi phạm điều 120 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam. Tôi có đọc kỹ 'người tạm giam, tạm giữ, vẫn được nhận quà tiếp tế của thân nhân'. Như thế họ vi phạm; rồi quá thời hạn tạm giam, tạm giữ, họ cũng không cho biết còn giam giữ bao lâu. Rồi cũng không đưa ra xét xử. Gia đình tôi không hề biết ông Hải đang bị giam giữ nơi đâu, tội danh gì, điều tra về tội gì, có tội hay không, và hiện còn sống hay đã chết...” (2 Nguồn: Trần Khải/Viet Bao và Ủy Ban Liên Lạc Cộng Đồng Hải Ngoại)

2) Bùi Trung Nhân, Con Trai Cô Bùi Thị Minh Hằng, và Bạn là Trần Hoài Bão:

Anh Bùi Trung Nhân - con trai cô Bùi Thị Minh Hằng đang phát thông báo "Tìm Mẹ" thì bị CA bắt mất tích.

Việc bắt giữ người phi pháp đã được tường thuật như sau :

"Vào lúc 11:30 ngày 07/12/2011 tại vòng xoay Phù Đổng (sau lưng khách sạn New World), anh Bùi Trung Nhân đi tìm mẹ, cùng một người bạn tên Trần Hoài Bão (Vô Thường). Họ đã phát tờ rơi diễn tả chi tiết thông tin về mẹ của Trung Nhân là bà Bùi Thị Minh Hằng. Khi hai anh em đang bắt đầu phát tờ rơi thì sau lưng họ, năm công an VC (mặc thường phục), nhảy vào bắt họ, và thu hết ba tờ rơi mà họ vừa kịp phát ra cho người đi đường. Công an VC bắt người một cách chớp nhoáng, vi phạm luật giao thông vì đã chở hai bạn này trên xe gắn máy, mỗi xe 3 người, không đội nón bảo hiểm, và chạy ngược chiều đường Lê Lai...

Việc bắt anh Nhân tạo ra một tiền lệ có một không hai trên thế giới, là người đi tìm mẹ có thể bị bắt." (Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com)

3) Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận - Ủy Ban Đấu Tranh Chính Trị:

Đã vận động đồng hương tham gia Biểu Tình vào Thứ Bảy, ngày 10-12-2011, trước Lãnh Sự Quán Việt Cộng tại Houston, TX, để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Cộng phải tôn trọng Nhân Quyền đối với đồng bào quốc nội. Ông Võ Đức Quang, Trưởng Ban Tổ Chức, đã kêu gọi mọi người tham gia Xuống Đường Hỗ Trợ Đồng Bào Quốc Nội, Tranh Đấu Giành Lại Quyền Làm Người đã bị bọn Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam Tước Đoạt Kể Từ Biến Cố 30-04-1975. (Nguồn: http://www.hennhausaigon2015.com/?p=11570)

4) Hạ Viện Hoa Kỳ Kêu Gọi Hà Nội Thu Hồi Hai Điều Luật 79 và 88

Trước tình trạng đàn áp ngày càng ngặt nghèo, nhân danh điều luật 79 (lật đổ chế độ) và 88 (tuyên truyền) tại Việt Nam, Hạ Viện Hoa Kỳ vừa ra một Nghị Quyết về hai điều luật phản Nhân Quyền và Nhân Bản này. 

NGHỊ QUYẾT 484

Kêu gọi Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tôn trọng các Quyền Căn Bản của Con Người và chấm dứt lạm dụng các viện dẫn mơ hồ về an ninh quốc gia, như điều luật 79 và 88 của bộ luật hình sự Việt Nam mà họ thường dùng làm lý cớ để bắt giữ và giam cầm các công dân đang tìm các quyền tự do tôn giáo và chính trị một cách ôn hòa.

- Xét rằng điều luật 79, để trừng phạt tội “có những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” với mức án tối đa là tử hình và được Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dùng để đàn áp các công dân đang tìm đa nguyên chính trị hoặc tham gia các đảng phái dân chủ, bao gồm -

(1) Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim bị bắt năm 2009;

(2) Cao Văn Tỉnh, Dương Kim Khải, Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Thành Tâm, Phạm Minh Hoàng, Phạm Ngọc Hoa, Phạm Văn Thông, và Trần Thị Thúy bị bắt năm 2010; và

(3) Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Văn Duyệt , Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Xuân Anh, Nông Hùng Anh, Paulus Lê Sơn, Thái Văn Dung, và Trần Minh Nhật bị bắt vào mùa hè năm 2011;

- Xét rằng điều luật 88, để trừng phạt tội “tuyên truyền chống lại Nhà nước” với mức án tối đa 12 năm tù và được Chính Phủ Việt Nam dùng để bắt giam các nhà văn và bloggers, bao gồm -

(1) Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phong, và Trần Quốc Hiền bị bắt năm 2007;

(2) Nguyễn Văn Hải (Điếu Cầy), Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên và Phạm Văn Trội bị bắt năm 2008;

(3) Cù Huy Hà Vũ, Phan Thanh Hải, và Vi Đức Hồi bị bắt năm 2010; và (4) Lữ Văn Bảy bị bắt năm 2011;

- Xét rằng Chính Phủ Việt Nam là một thành viên đã ký kết Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị;

- Xét rằng Chính Phủ Việt Nam đã kêu gọi các nước khác theo sát bản Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các thỏa ước quốc tế tương tự. Những kêu gọi này chỉ mạnh khi chính Việt Nam tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền; và

- Xét rằng sự gia tăng quan hệ kinh tế và an ninh giữ Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tùy thuộc sau cùng vào sự tôn trọng của Chính Phủ Việt Nam đối với các quyền căn bản của con người. Nay Quyết Định, Hạ Viện Quốc Hội

(1) lên án việc đàn áp liên tục và ngày một tồi tệ tại nước CHXHCNVN đối với những người tổ chức cộng đồng, các bloggers, và các nhà vận động dân chủ;

(2) kêu gọi Chính Phủ Việt Nam thu hồi điều luật 79 và 88 của bộ luật hình sự và những luật lệ mơ hồ tương tự về an ninh quốc gia, mà mục tiêu chỉ để truy bức các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa;

(3) kêu gọi Chính Phủ Việt Nam hãy thả tất cả các tù nhân chính trị, đặc biệt là các nhà hoạt động, văn sĩ, và bloggers đã bị bắt giữ hoặc kết án theo điều luật 79 và 88 của bộ luật hình sự Việt Nam; và

(4) thúc đẩy Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ theo dõi việc phát triển pháp quyền để bảo đảm tác động của các luật lệ đang được áp dụng tại Việt Nam theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền... (Nguồn: BBT WebVT)

5) Công An Trung Cộng Đấu Tố Người Tây Tạng Như Thời “Cách mạng” Văn Hóa!

Thứ Bảy, Ngày 03 Tháng Mười Hai 2011 - Nhiều người dân và tu sĩ Tây Tạng (Tibetan monks) bị công an Trung Cộng sỉ nhục bằng hình thức đấu tố. Các nạn nhân bị bắt quỳ gối, gục đầu, cổ mang tấm bảng ghi tên họ và “tội danh” bằng chữ Hán. Cùng lúc đó, mạng thông tin điện tử Boxun.com, phổ biến nhiều hình ảnh cho thấy hàng loạt tu sĩ và dân cư địa phương người Tây Tạng đã bị an ninh Trung Cộng áp giải từ một tòa nhà hoặc đang bị bắt quỳ gối giữa hai hàng công an võ trang. Một tấm ảnh chụp một đoàn công an chống biểu tình đang đè cổ các tu sĩ Phật giáo, đẩy họ ra khỏi một tòa nhà. Trên một tấm ảnh khác, một hàng công an, cứ hai người võ trang, đè cổ một người dân Tây Tạng. Ảnh thứ ba, nhiều người Tây Tạng bị bắt quỳ gối, đeo bảng ghi tên họ và tội danh «ly khai» hoặc «tụ họp chống nhà nước». Tấm ảnh thứ tư cho thấy trên một chiếc xe tải, công an võ trang đang đè cổ các nhà sư ở tư thế gập người làm đôi, trên cổ đeo bảng tên và tội danh, chữ Tầu.

Tổ Chức Tự Do Cho Tây Tạng đã xác định các tấm ảnh này chụp tại thành phố Aba, Tứ Xuyên, nơi có tu viện Kirti, và cũng là nơi xảy ra 11 vụ tu sĩ tự thiêu từ Tháng Ba đến nay. Một số ảnh khác cho thấy an ninh Trung Cộng lập rào cản, tuần tra với vũ khí hùng hậu. (Nguồn: Tú Anh - RFI) 

Sau cùng, hy vọng các tổ chức Nhân Quyền quốc tế và thêm nhiều người ý thức được những vi phạm Nhân Quyền tồi tệ trên đây để cùng tiếp tay hành động ngăn chận, hoặc ít nhất, đừng thờ ơ, mà phải nói viết lên thành chữ thành lời Nỗi Thống Khổ - Không Được Làm Người - của họ, như một thông điệp của Đức Phật: “Ngôn ngữ có cả 2 khả năng, tiêu diệt và hàn gắn. Khi thực hành từ ngữ chân chính và nhân hậu, ta có thể thay đổi thế giới.” - “Words have the power to both destroy and heal. When our words are both true and kind, we can change our world.” - Buddha Sakya Muni

Giáo Sư Trần Thủy Tiên - M.A. in Psychology & Sociology - ghi nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.