Hôm nay,  

Có chăng chừa… chớ đừng chừa

10/12/201100:00:00(Xem: 11861)

Có chăng chừa…chớ đừng chừa…

Nguyễn thị Cỏ May

«Một trà, một rượu, một đàn bà,

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta,

Chừa được cái nào hay cái nấy,

Có chăng chừa . »

Xin đừng bao giờ chừa rượu! Rượu là lễ . Thiếu rượu là thiếu lễ . Mà người Việt nam xưa nay lấy lễ làm trọng. Thiếu tiền, chớ không để thiếu lễ !

Năm nay, Pháp được Unesco nhìn nhận nghệ thuật nấu ăn, hay ăn uống là di sản Văn Hóa phi vật chất của nhơn loại .

Và cũng năm nay, rượu nho mới «Beaujolais Nouveau» trúng mùa.

Xưa nay Pháp nổi tiếng là xứ sản xuất rượu ngon không thể thay thế bởi thứ rượu của bất kỳ xứ nào trên thế giới . Tuy trong gần đây, rượu nho (Vin) của Úc, Canada, Californie, Chili, Argentine có chiếm thị trường, làm cho rượu Pháp cùng giá bị khựng lại, nhưng chỉ là thứ rượu «phổ thông», giá một chai trên dưới 20 euros . Còn những thứ ngon của Pháp, giá phải từ 500 euros, chưa có thể bị cạnh tranh bởi thiếu điều kiện đất, khí hậu và nơi giữ để cho rượu «già» đi .

Rượu của Úc, thứ «bình dân» uống cũng đỡ ghiền . Rượu làm trong thùng bằng kim loại, đến lúc lên men đủ để thành rượu, chủ nhà lấy một miếng cây sồi cho vô thùng để rượu có mùi như rượu được làm trong thùng gổ. Chính thùng gổ là một yếu tố quan trọng làm tăng phẩm chất của rượu .

Cách nay vài năm, tại nhà sản xuất Cheval Blanc (Bạch Mã), một chai rượu được chuyên viên nếm đánh giá 275 euros, nhưng rượu còn trong thùng, chưa vô chai . Phải qua năm sau, rượu mới vô chai. Nhưng giới thương gia đã mua hết mùa rượu năm đó. Ngay bên cạnh có một nhà sản xuất khác, không phải Cheval Blanc, giới thiệu người nếm sản phẩm của mình để so sánh thử phẩm chất. Người nếm rượu xác định phẩm chất chỉ kém Cheval Blanc không quá 10 % . Giá bán tại chổ, cũng chưa vô chai là 2, 75 euros/chai . Khách hàng cũng tranh nhau mua hết .

Chúng ta thấy kém 10% là 272,25 euros . Và chai rượu 275 euros vài năm sau bán ở nhà hàng Tháp Bạc (Tour d' Argent - Paris ) phải 700 - 800 euros . Bán tại Café-Restaurant Aux deux Magots trên Đại lộ Saint Germain des Pré, Paris 6, là 600 euros/chai . Nếu mua trực tiếp tại nhà sản xuất, dỉ nhiên, sẽ rẻ hơn .

Rượu đầu mùa

Nơi ăn uống được Unesco đưa lên hàng Văn Hóa thế giới thì rượu phải là sản phẩm độc đáo. Rượu làm tăng cái ngon của thức ăn. Như ăn một miếng phô-mác, hớp một ngụm rượu ngon Khó nói cái ngon tuyệt vời lên tới đâu . Nếu người ăn chay trường, kiêng cử thịt cá, chỉ miếng phô-mác, ly rượu ngon, thì Thiên đường là «ở đây, bây giờ đây»!

Nhưng độc đáo hơn là sống ở xứ Tây, không biết uống rượu không phải là Tây thiệt . Người ngoại quốc tới xứ Pháp, nhìn thấy người âu châu nào môi mỏng và hơi xệ xuống, thỉnh thoảng liếm môi, đó đúng là người Pháp chánh hiệu con Gà trống . Vì người Pháp gốc Ý, gốc Đức, Tây-ban-nha, đều không giống như vậy dù có sống ba đời ở Pháp đi nữa . Ông Sarkozy là Tổng thống nước Pháp mà không biết uống rượu vì gốc Đông âu nên bị Tây thiệt kỳ thị, chống đối, dọa sẽ không bỏ phiếu cho ông năm tới . Ai cũng lấy làm tiếc dưới hầm Dinh Tổng thống luôn luôn có 20 000 chai rượu ngon mà Ông Tổng thống chỉ lấy biếu khách .

Rượu ngon, mắt tiền, là rượu của mùa nho trước . Có khi trước hằng mươi năm hay hơn nữa.

Còn hằng năm, từ năm 1951, cứ vào ngày Thứ Năm thứ ba của tháng mười một, vào 00 giờ, dân sản xuất rượu vùng sông Rhône, tức vùng Lyon, cách Paris 500 km về phía Đông-Nam, làm lễ phát hành một thứ rượu đặc biết đầu mùa, tức làm bằng nho của mùa gặt hồi cuối tháng chín vừa qua. Lễ Hội tưng bừng với đủ chương trình ca nhạc, khiêu vũ, người tham dự uống tự do, miển phí, với vài loại thực phẩm địa phương đưa cay. Năm nay, loại rượu đầu mùa này trúng mùa và trúng lớn .

Thứ rượu đầu mùa này là «Beaujolais Nouveau» .

Trong năm cũng có rượu Beaujolais nhưng loại rượu này không giử lâu được như Bordeaux và giá bán cũng không lấy gì làm đắc.

Beaujolais Nouveau lại không giử được lâu quá cuối năm . Và Beaujolais Nouveau chỉ bày bán trong vòng ba tuần mà thôi .

Năm nay, Cỏ May cùng với một người bạn, tuy không phải Tây thiệt, nhưng cũng có vài điều kiện về sắc diện của Tây chánh cống như môi mỏng, thấy rượn ngon thì nói liếu lưởi, hai chân đi bằt đầu đá nhau, đi xem Beaujolais Nouveau để chọn mua vài chai nếm thử đầu mùa vì hôm đó là ngày Thứ Sáu . Trong chợ, hôm nay có bày riêng một gian hàng Beaujolais Nouveau . Có một bà đầm mặc áo choàng màu đỏ thêu hình chai Beaujolais Nouveau của nhà sản xuất mà bà đại diện giới thiệu . Chúng tôi đưa mắt nhìn giá : giá từ 3, 65 euros tới 5, 80 euros / chai . Chúng tôi lấy mỗi giá một chai . Bà đầm tiến tới, niềm nở giới thiệu với chúng tôi Beaujolais Nouveau Village, giá 5, 80 euros . Nghe bà nói ngọt liệm như vị ngọt của nho đầu mùa bốc men nên chúng tôi lấy thêm 3 chai nữa . Khi nếm thử, quả thật ngon tuyệt, khẳng định thêm mùi trái chín ( fruité ) . Hai hôm sau, chúng tôi trở lại, thứ Beaujolais Nouveau Village lên giá 6, 30 euros/ chai . Và qua tuần sau, chợ không còn Beaujolais nữa tuy chưa hết thời hạn ba tuần!

Năm nay, Lễ Hội Beaujolais Nouveau tổ chức tại địa phương được 50 000 khách đủ quốc tịch, từ khắp thế giới, tới tham dự .

Beaujolais Nouveau tới!

Đó là tiếng la lớn của khách tham dự la lên vào đúng 00 giờ ngày Thứ Năm thứ ba tháng mười một tại quê hương của Beaujolais .

Đúng thời điểm thiêng liêng, Đại diện Chánh quyền Thành phố, Dân cử, nhà sản xuất, dân chúng, khách, hồi họp chờ những thanh niên nông dân lăn tới những thùng gổ để khui tại chổ . Tiếng nhạc trổi lên, pháo bông bắn lên sáng rực . Người người cầm ly tới lấy rượu, trân trọng nâng ly lên, nhìn ngắm màu rượu, hửi mùi, từ từ đưa vào miệng nếm nhẹ để tâm hồn lắng đọng mà cảm nhận hương vị đầu mùa.

Chỉ trong giờ khai lễ tại một nhà sản xuất mà hết 450 lít được nếm thử.

Năm nay, Beaujolais Nouveau bán 40 triêu chai chỉ trong vòng 3 tuần lễ . Rượu gởi đi ngoại quốc, gới đi tới các của hàng, nhà hàng, cà-phê, ba, trước vài ngày, nhưng các nơi đều phải đợi tới đúng ngày 17 / 11 vào 00 giờ mới được quyền bán ra . Nhựt bổn năm nay mua 6 triêu chai . Không bìết Ba Chệt năm nay mua bao nhiêu chai vì từ nhiều năm nay, nhờ làm ăn khấm khá, dân có tiền bắt chước theo nếp sống tư bản tuy vẫn làm xã hội chủ nghĩa, bỏ Mao Đài, tìm mua Beaujolais Nouveau như Nhựt bổn . 

Beaujolais Nouveau được xem là một thứ sản phẩm LUX ở ngoại quốc . Tại Pháp, một chai bán giá cao lắm là 6 euros, ở ngoại quốc bán lên tới 25 euros. Beaujolais Nouveau vẫn giữ được thị trường mặc dầu thế giới đang lo sốt vó tìm cách giải quyết tình hình khủng hoảng đang hoành hành . Pháp sau mùa Beaujolais Nouveau kiếm được chút cháo nhưng không biết cuối năm, đồng euro tồn tai được không vì nhà kinh tế Jacques Attali, nguyên cố vấn kinh tế cho Cựu Tổng thống Mitterrand, tuần trước đây, tiên đoán đồng euro sẽ không qua nổi Noel!

Nơi tổ chức Lễ Hội Beaujolais gồm các Thành phố vùng sông Rhône như Villefranche, Beaujeu, Lyon, Belleville, Gleize, Lacenas . Ba mươi Chương trình đủ thể loại khai mạc Lễ Hội để chào mừng khách tham dự tới từ Mỹ, Canada, Úc, Á châu,…

Lễ Hội Beaujolais Nouveau hằng năm không chỉ là Lễ của riêng xứ Tây, mà phải nói đó là một biến cố trọng đại của toàn cầu, từ Vancouver qua Tokyo, từ Californie tới Hồng kông, Nên Lễ Hội được các Đài truyền hình của cả thế giới phát hình giới thiệu .

Tại Thánh phố Lyon, trong dịp lễ, các nhà sản xuất bán 1 cái ly 5 euros . Người mua ly, tay cầm ly đi tới các gian hàng, tự do uống thử và ăn vài món thịt nguội . Không hạn chế cho tới khi nào tay cảm thấy cái ly nặng quá nên phải buông mà thôi.

Beaujolais Nouveau là một thứ nông phẩm quí riêng của Pháp.

Có nhiều năm, Beaujolais Nouveau không đủ cho thị trường nôi địa vì đã dành ưu tiên cho xuất cảng . Từ ít lâu nay, nhiều nhà nông ở vùng sông Rhône làm Beaujolais Nouveau bán vào dịp lễ, với giá rẻ hơn . Dân ghiền cũng đành chấp nhận, vào Cà-phê, đứng trước quầy, nhấp nháp cho đở ghiền, có cơ hội đấu láo với bạn bè . Nhưng vẫn không phải là Beaujolais Nouveau đúng thứ thiệt .

Ở quê hương của Beaujolais Nouveau có 12 sản phẩn của 12 địa phương mang nhãn hiệu Beaujolais Nouveau, tức đó là thứ thiệt bởi nó phát xuất từ cây nho mà trái là nguyên liệu . Địa phương này, mỗi nhà sản xuất chiếm một vùng đất được qui định bởi luật pháp và mỗi thứ nguyên liệu cho một hương vi khác nhau . Beaujolais Nouveau thứ thiệt cho vị chát ít, nhưng dồi dài mùi vị đặc biệc pha lẩn mùi vị của một thứ trái cây nào đó . Beaujolais Nouveau không do đia phương sản xuất không thể có đủ những thứ hương vi này.

Xứ phát triển không chỉ có nghĩa kinh tế giàu mạnh, mà quan trọng là « cai biết làm, biết ăn ».

Ăn uống được đưa lên hàng Văn Hóa nhân loại .

Việt nam không phải không có những món ăn ngon . Nghề làm bếp của Việt nam không phải mộc mạc . Nhưng ăn uống và làm bếp vẫn còn ở từng phục vụ nhu cầu sinh lý căn bản, chưa nâng lên được từng Văn Hóa hay nghệ thuật .

Phở, Chả giò ngày nay được cả thế giới biết tới và ưa chuộng . Nhưng Phở Ba chệt, Chả giò Ba chệt, được bán nhiều hơn sản phẩm thuần túy việt nam . Và sự phân biệc không được đặc thành vấn đề .

Người Việt nam vẫn còn nảo trạng làm bác sĩ, kỹ sư không được mới đi làm bếp . Chưa thấy làm bếp là một khoa học nghệ thuật đòi hỏi kiến thức ở trình độ Đại học . Và khi tốt nghiệp một trường nổi tiếng, đi đâu cũng sống được và sống khỏe trong lúc bác sĩ, kỷ sư phải học thi lại theo qui chế địa phương .

Nghề làm bếp của việt nam có một thời rất có tiếng ở Miệt vườn vì các bà, các cô nhà khá giả tranh nhau lấy tiếng . Vì vậy, các bà các cô lại dấu nghề .

Ngày nay, lớp người này không còn nữa . Nhưng làm bếp vẫn chưa được quan tâm là một sự «biết làm» một cách khoa học .

Nguyễn thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
10/12/201114:28:52
Khách
Nếu phải bị lựa chọn -như chọnngười cầu hôn chẳng hạn- thì giữa tên đầu bếp, gã đầu bác sĩ và khứa đầu kỹ sư điện toán (chẳng hạn) ... thì đa số bạn (gái) nên chọn Mông xừ nào ???

Miếng ăn là miếng tồi tàn; vì ăn để mà sống, chứ không sống để mà ăn !
Miếng uống là miếng tồi tàn; vì ưống để mà sống, chứ không sống để mà uống... rượu Pháp... !!!

12/12/201104:08:15
Khách
Bài viết của GS TRẦN THỦY TIÊN đọc cũng vui vui ,nhưng ta chẳng nên chừa một thứ gì vì khoa học đã cho biết cả ba thứ đó đều rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta .Ba cái lăng nhăng đó nó quấy ta càng vui chỉ sợ nó chừa ta mà ta lại không muốn chừa nó mới khổ thôi .
11/12/201117:11:36
Khách
Cách đây không lâu , đọc về chuyện báo chí xứ Anh Cát Lợi than phiền cựu Tổng Thống Pháp là ông Jacques Chirac , trong một hội nghị về an ninh Âu châu tại Luân Đôn ông Tổng Tài xứ Phú Lang Sa khiều nhẹ ngài Thủ Tướng Đức Quốc lúc đó là ông Gerhard Schroeder và Tổng Thống Nga Putin rồi bình phẩm một cách thậm tệ các món ăn của xứ Sương Mù là dở nhứt Âu châu . Trong khi bàn tán , ông Chirac và mấy ông kia cười hê hê ra vẻ đầy miệt thị . Xui làm sao , có một ký giả Anh đi ngang qua nghe lóm được những câu đối thoại đầy vẻ khinh khi nền ẩm thực nước nhà , thì liền viết bài phản đối kịch liệt và chất vấn ông Tonny Blair là vị Thủ Tướng tại Anh lúc ấy rằng mấy ông khách bất lịch sự quá , người ta cho ăn sơn hào hải vị vậy mà chê lên chê xuống , chẳng có tế nhị tí nào !
Nhưng quả thật , kẻ nầy từ xứ Hoà Lan rong ruổi đến xứ Sương Mù rồi các nước Bắc Âu chẳng thấy ở đâu có những món ăn phong phú như tại xứ con gà trống Gaulois cả . Những xứ nầy thích ăn đồ lạnh và sống , giả dụ như cá hồi phi lê vắt chanh ăn sống với bánh mì đen cắt lát là món đặc sản thuần tuý của những xứ nầy . Trong khi tại Pháp , người ta ăn bánh mì Baguette nướng nóng giòn nhét Giăm bông hoặc chả thịt , thì tại Anh và các xứ Bắc Âu , người ta lại để Baguette khô cứng trong tủ lạnh độn lèo tèo vài lát cá hồi sống , để vậy ai muốn mua thì mua còn không mua thì ... quăng cho chó , có khi chó cũng chẳng thèm gặm chắc sợ gãy răng bởi chúng cũng có những món khoái khẩu đóng hộp đặc sản cho chúng rồi ! Chỉ khốn khổ cho kẻ nầy , mấy mươi năm lưu lạc xứ người , cái ăn chỉ để ăn mà sống chứ chẳng phải thứ hưởng thụ cuộc đời , chỉ thèm thuồng những món ăn đặc sản dân giã của quê hương như cá trê kho tộ , cá bống kho nước dừa trong niêu đất và còn nhiều món bình dân khác như .... dồi nai đồng quê chẳng hạn . Than ôi ! Bao nhiêu năm lưu vong xa xứ , biết khi nào đất nước được thật sự tự do để có ngày về , tựa như Bạch Mã Tướng Quân Lý Long Tường tại xứ Cao Ly năm xưa , xây Vọng Quốc Đài để trên đó , ngóng về trời Nam cố hương xa thẳm mà than khóc cho phận lưu vong , và kẻ nầy cũng thường ngâm mấy câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan mà tức tưởi cho bước đường xa xứ :
- Nhớ Nước đau lòng con Quốc Quốc .
Thương Nhà mỏi miệng cái Gia Gia ....
11/12/201100:05:32
Khách
Dear Sir/Madam Cỏ May, tại sao ăn phở lại có Hoisin Sauce?, phở chính gốc VN, Hoisin sauce chính gốc chệt, nghệ thuật ăn uống của người Việt là ầm-bà-làng-xí-cấu.
Một trà, một rượu, một đàn bà,...không bỏ thứ nào cả, chỉ đổi trà qua beef stake mà thôi, rượu và đàn bà chết cũng không đổi. Tôi là một thiền sư tu tại gia, những ngày ăn chay, tôi chỉ ăn goat cheese với rượu chát mà thôi, tuyệt vời, rượu ngon là rượu $2.99(2 dollars and 99c ở Walmart). Khi uống rượu, tôi đưa ly lên mũi ngửi, ngon hơn rượu đế, lắc lắc cái ly, màu rượu chát đẹp, thử một hớp hơn nửa ly, ngon, cạn một chai mới đả, chai 1.5 lít.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.