Hôm nay,  

Tổ Chức và Tổ Trác

12/9/201100:00:00(View: 11293)
Tổ Chức và Tổ Trác

Nguyễn Xuân Nghĩa

Nghịch lý về Bầu cử tại Nga và tại Ai Cập...

Thế giới vừa có hai cuộc bầu cử đáng chú ý ở những nguyên nhân và hậu quả mà... ít ai để ý.
Về thời gian thì trước hết là cuộc bầu cử hôm Thứ Hai 28 Tháng 11, đợt đầu tiên trong hàng loạt bầu cử từ nay đến năm tới, có thể đến năm kia, để dân Ai Cập (Egypt) chọn lựa lãnh đạo. Đây là sinh hoạt bầu bán đầu tiên của xứ này sau khi Chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ trong cái trớn của "Mùa Xuân Á Rập" vào đầu năm nay. Kế tiếp là cuộc bầu cử Hạ viện Nga, viện Duma, vào mùng bốn Tháng 12, cũng là đợt đầu trước cuộc bầu cử tổng thống vào Tháng Ba năm tới để chọn người sẽ lãnh đạo Liên bang Nga.
***
Xin nói về bầu cử tại Nga trước....
Kết quả được truyền thông Tây phương loan tải mà mau mắn bình luận, là đảng Thống nhất Nga (United Russia) mất 77 ghế và điều ấy cho thấy uy tín sa sút của người lãnh đạo đảng, là Thủ tướng Vladimir Putin. Đồng thời, tuần qua Ngoại trưởng Hoa Kỳ là Hillary Clinton cũng mạnh dạn đả kích kết quả bầu cử này là đáng nghi ngờ.
Đã hết rồi, cái tinh thần hữu nghị khi Chính quyền Barack Obama muốn cải thiện quan hệ với Moscow theo chủ trương bật lại cái nút – reset the button – được thông báo vào đầu nhiệm kỳ của ông Obama! Chuyện gì vừa mới xảy ra?
Một hài kịch về sự ngờ nghệch của truyền thông Tây phương và của nhiều nhà bình luận!
Putin sẽ ra tái tranh cử năm 2012, hầu như chắc chắn lại trở về làm Tổng thống Nga trong sáu năm tới, theo quy định mới của Hiến pháp Nga. Đảng Thống nhất Nga của ông mà dân Nga mỉa mai là "đảng của bọn ăn cắp và lang băm" (partiya rorov i zhulikov), bị mất ghế trong Quốc hội, nhưng vẫn chiếm đa số là gần 53%, sẽ có nhiều dân biểu hơn hẳn ngần ấy đảng gọi là đối lập. Được trao lại cho đương kim Tổng thống là Dmitri Medvedev, đảng sẽ tiếp tục lãnh đạo Quốc hội, dưới sự chỉ huy của người sẽ làm Thủ tướng là... Medvedev.
Sau bốn năm đổi ghế cho Medvedev, Putin lại trở về làm Tổng thống Nga và là lãnh tụ có thực quyền nhất.
Trong viện Duma có ba chính đảng được coi là mạnh sau đảng Thống nhất Nga. Lần lượt theo kết quả kiểm phiếu là đảng Cộng sản (hơn 20%), đảng nước Nga Công bằng (Just Russia) theo xu hướng trung tả được hơn 14% và đảng Tự do Dân chủ theo xu hướng dân tộc được hơn 12%. Họ sẽ bỏ phiếu ra sao trong viện Duma, đứng ở vị trí nào dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev kể từ Tháng Năm năm 2012?
Đảng Cộng sản là tàn dư của chế độ Xô viết cũ nhưng vẫn có tổ chức, cán bộ và khả năng huy động đáng kể trong thành phần quần chúng luyến tiếc thời vàng son của siêu cường Liên Xô. Cũng vì vậy, đảng này đã và sẽ hợp tác chặt chẽ với người đang khôi phục lại uy tín và thế lực của Liên bang Nga, là Putin.
Chính đảng có vẻ dân chủ nhất theo khẩu vị Tây phương là đảng Nga Công bằng, một ấn bản Nga của các đảng Xã hội hay Lao động Âu châu, thì đã có chủ trương hợp tác với Putin cho sự cường thịnh của nước Nga. Dưới sự lãnh đạo của Nicolai Levichev, đảng này sẽ không thay đổi lập trường và là đối tác đáng tin của Phủ Tống thống, trong điện Kremlin.
Đảng Tự do Dân chủ có xu hướng phát huy sức mạnh an ninh để bảo vệ quyền lợi của Nga, không khác với chủ trương của Putin. Lãnh tụ đảng là Vladimir Zhirinovsky, có một điểm đồng dạng với Putin: nhân viên cũ của "Sở Bảo vệ Chính trị", cơ quan KGB!
Nghĩa là sau bầu cử, bốn chính đảng mạnh nhất của nước Nga đều tiến hành kế hoạch phát huy sức mạnh của Liên bang Nga, dưới sự chỉ đạo của Vladimir Putin.
Sau khi tái đắc cử năm tới, nếu Putin lại... hy sinh vì nước mà làm thêm một nhiệm nữa thì sẽ lãnh đạo nước Nga cho đến năm... 2024! Nói cho gọn: Vladimir Putin có thể là lãnh tụ trong tổng cộng 24 năm, còn hơn Leonid Brezhnev (1964-1982) và chỉ thua Stalin (1928-1953). Mà lại có tiếng là dù sao vẫn dân chủ hơn các chế độ độc tài khác, từ Cuba đến Bắc Hàn....
Gian lận trong bầu cử tại Nga - như thiên hạ phê phán – là chuyện thường tình. Putin còn cao điệu tới độ gian lận để chứng minh rằng đảng của mình bị mất phiếu, tức là dù sao nước Nga vẫn có một chút dân chủ, nhưng mình không thể mất quyền!
Xu hướng "quản lý nền dân chủ" là thủ thuật cao điệu của Putin và thế giới nên nhìn vào vấn đề thật là những gì Putin sẽ thực hiện, hơn là chuyện có dân chủ hay không tại Liên bang Nga! Thực hiện được hay chăng, với thế lực thực tế của kinh tế và xã hội, lại là chuyện khác.
Chúng ta bước qua Ai Cập....
***
Qua sự loan tải và bình luận cũng nhẹ dạ và ngớ ngẩn của truyền thông Tây phương, người ta vội nói đến Mùa Xuân Á Rập và triển vọng của phong trào dân chủ. Người ta đã lầm lẫn biểu hiện với thực chất.

Ai cũng muốn người dân Á Rập, Hồi giáo, hoặc mọi dân tộc khác, được quyền tự do phát biểu và đề cử người lãnh đạo trong một xã hội bình đẳng. Nhưng, từ biểu hiện là quần chúng biểu tình, có khi bị đàn áp hoặc tàn sát, đến sự hình thành của nền dân chủ, theo kiểu dáng được Tây phương coi là mẫu mực, là một khoảng cách khá xa. Ở giữa là khả năng tổ chức và nghệ thuật trình diễn.
Xin được nhắc lại chuyện đó vì trước khi dân Ai Cập đi bầu thì xứ này lại có biểu tình chống Thượng Hội đồng Quân lực (Supreme Council of the Armed Forces). Sự thật mà nhiều người không nhìn ra là các tướng lãnh đã đảo chính Hosni Mubarak để cứu lấy chế độ mà họ đã cùng Mubarak xây dựng từ mấy thập niên. Người viết xin khỏi nhắc lại sự thể bi quan này khi thiên hạ còn ngất ngây với hương hoa nhài.
Các tướng lãnh lập ra Thượng Hội đồng làm cơ chế lãnh đạo trong buổi giao thời. Sau khi Mubarak từ nhiệm vào Tháng Hai năm nay, quần chúng biểu tình vẫn thất vọng và nhiều lần xuống đường, bị chế độ mới mà cũ thẳng tay đàn áp. Một số thành phần Ai Cập Thiên chúa giáo còn bị kỳ thị và hành hung, bạo động cũng đã xảy ra.
Nền dân chủ như nhiều người trông đợi chưa xuất hiện. Duy nhất có một lần mà quy tắc dân chủ ấy được thể hiện là cuộc bầu cử vừa qua, một bước nhỏ trước nhiều cuộc bầu cử và đấu tranh chính trị khác từ nay cho đến năm 2013.
Kết quả bầu cử Tháng 11 là tổ chức Huynh đệ Hồi giáo (MB) thắng lớn. Kế tiếp là đảng Tự do và Dân chủ, theo xu hướng Hồi giáo còn cực đoan hơn lực lượng MB. Còn lại, các chính đảng gọi là tự do theo mẫu mực Tây phương đều lẹt đẹt đứng sau, sau khi đứng trước ống kính.
Trong ngần ấy cuộc biểu tình chống lại Thượng Hội đồng của các tướng lãnh để đòi hỏi dân chủ và trước tiên là bầu ra các cơ chế hoạch địch hướng đi của nền dân chủ, quần chúng khát khao dân chủ đều có mặt cùng một số lãnh tụ trước truyền hình. Nhưng gây tác động rất mạnh mà lại đứng ngoài để giám trận biểu tình vẫn là Huynh đệ Hồi giáo!
Họ cổ võ thay đổi, kín đáo vận động biểu tình mà không tham gia. Họ có lãnh đạo và cán bộ cho trò biến hóa chính trị đó.
Được thành lập từ 1928, như một giải pháp Hồi giáo cho việc canh tân thế giới Á Rập giữa hai giải pháp Tây phương và Xô viết, giữa các chế độ độc tài của cánh hữu hay cánh tả, Huynh đệ Hối giáo đã biến đổi khá nhiều và có kinh nghiệm dày dặn sau những chuyển hướng đó. Có khi đi từ phương pháp bạo động qua chính trị và xã hội, mà chắc chắn là không thân Tây phương.
Nói cho gọn thì những biến động do quần chúng khát khao dân chủ châm ngòi tại Ai Cập đã thực tế dọn cỗ cho tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo còn cực đoan hơn. Họ sẽ làm thay đổi Á Rập mà không nhất thiết sẽ xây dựng xứ này thành một quốc gia dân chủ như nhiều người cứ mơ mộng, hoặc như truyền thông Tây phương vẫn đề cao và báo trước.
Khi ấy, tức là sau này, những người mơ mộng ấy chỉ còn sự chọn lựa: 1) lại ngả theo quân đội để tìm một sự ổn định tạm bợ, hoặc/và một chút đỉnh chung, hay 2) nghiêng về phía Hồi giáo với ảnh hưởng lớn mạnh hơn của giáo luật quá khích. Trong cả hai trường hợp, lập trường quốc tế của Ai Cập sẽ trở thành vấn đề cho các nước Tây phương, Hoa Kỳ, Âu Châu và Israel....
Vì sao những người đấu tranh cho dân chủ lại gặp số phận hẩm hiu đó? Câu trả lời ngắn gọn là tổ chức!
***
Trong có vài tuần mà người ta thấy ra sự tinh ma của Vladimir Putin và bản lãnh của các lực lượng Hồi giáo chống Tây phương.
Các quốc gia Âu-Mỹ, nhất là Hoa Kỳ, đã tốn khá nhiều tiền bạc để đong đưa giữa hai giải pháp mâu thuẫn: một là đi tìm sự ổn định hữu ích cho quyền lợi Âu-Mỹ, dù là phải hợp tác và yểm trợ các chế độ độc tài, quân chủ hay quân phiệt; hai là phát huy giá trị của dân chủ theo đúng luân lý chính trị của Tây phương. Kết quả là mang tiếng yểm trợ độc tài hoặc góp phần lật đổ các chế độ thân hữu của mình để xây dựng một nền dân chủ hiếm hoi. Quá hiếm hoi nên có thể đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay. Thực tế là trên một ngón tay, tại Tunisie! Xin miễn nói về Lybia hay Syria....
Đó là bài toán của các nước Tây phương, vô địch về nói chuyện dân chủ mà làm ăn bất nhất!
Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Những người thực lòng đấu tranh cho dân chủ có nhìn ra bài học chua chát này chưa? Vấn đề là tổ chức và cán bộ.
Họ thiếu tổ chức và khả năng phân tách rất lạnh lùng về thực tế bên trong và bên ngoài, quốc gia và quốc tế, để biến báo xoay trở bên trong xã hội chứ không chỉ trước truyền thông quốc tế. Quốc tế vận chỉ là một phần – phụ thuộc – của vận động chính trị.
Một số không ít trong các lãnh tụ chỉ nhanh nhẩu xuất hiện trước ống kính Tây phương, tưởng rằng đó sẽ huy động được quần chúng. Lấy thành quả giả là bị tổn thất trong đàn áp, họ gây tổn thất thật cho quần chúng, và có khi lại dọn đường cho người khác sẽ mau chóng thanh toán họ.
Mua vui cũng được một vài trống canh? Hay là một số người ồn ào trong phong trào này chỉ thích làm con rối?
Cách ngôn: Không có tổ chức thì rất dễ bị tổ trác!

Reader's Comment
12/14/201101:37:16
Guest
Có khi không hẳn là "bị lổi tổ chức", mà vì những kẻ lợi dụng cơ hội hám quyền lực lúc nào cũng đông đúc hơn. Trọc luôn chiếm đa số, thanh thì có được mấy ngoe? Mười phần chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình!??? Tôi chỉ cố phản biện để cùng nhau nhìn từ vấn đề theo một góc cạnh khác đi một chút.

Thực tâm hoàn toàn tán đồng ý kiến của ông. Tổ Chức rất quan trọng. Phải tổ chức và quần tụ phát đi tiếng nói chung, tiếng nói chung mới đủ lực tranh đấu. Ngoài nhân tố tiếng nói chung, còn nhiều yếu tố căn bản khác về tổ chức và điều hành để tồn tại/phát triển nữa.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 6 tháng 1 năm 2021 một cuộc nổi dậy đã xảy ra tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn khi hàng trăm người bạo loạn tràn vào Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ khiến cho 5 người chết. Trong khi nhiều người tại Thủ Đô Washington, bề ngoài đi biểu tình chống lại điều mà họ thấy sai lầm rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp, sự có mặt của họ -- và các hành động của họ -- phản ảnh một loạt mục tiêu lớn hơn mà các dân quân người Mỹ đang hy vọng đạt được để có thêm hành động cực đoan hơn. Nhiều bài viết bởi các học giả chuyên về phong trào cực đoan bạo động, thượng đẳng da trắng và dân quân giải thích con đường đi xuống mà những người bạo loạn và nổi dậy này tìm cách chiếm lấy nước Mỹ. Báo The Conversation U.S. đã biên soạn các trích đoạn của 5 trong số những bài viết đó, tìm cách giải thích sự rạn nứt đã lan rộng trong xã hội Mỹ. “Những người theo QAnon, Proud Boys và các nhóm cực hữu và cực hữu và dân tộc da trắng kết nối lỏng lẻo khác tập họp tại Washington tưởng rằng họ đang sống trong ý tưởng rất ư kỳ quặc
Với bối cảnh này, Tổng thống Biden thừa nhận ông sẽ phải đối phó với một nước Mỹ phân hóa trầm trọng hơn bao giờ hết, cộng thêm với nạn dịch Thế kỷ và một nền Kinh tế suy thoái với 6.7% người Mỹ thất nghiệp. Con số này tương đương với khoảng 40 triệu người cần được trợ giúp khẩn cấp. Tổng thống Biden nói với nhân dân Mỹ rằng ông biết rất rõ phải làm gì trong cương vị Tổng thống để hàn gắn vết thương chia rẽ do các khuynh hướng bạo lực và cường quyền gây ra, nhanh chóng ngăn chặn dịch Covid 19 và phục hồi kinh tế.
Một nền dân chủ lâu đời, bén rễ hơn ba trăm năm qua của một cường quốc hàng đầu thế giới bỗng dưng trở thành nền “cộng hòa chuối” (banana republic)[1] qua cuộc bầu cử tổng thống 2020, với tố cáo gian lận, kiện tụng rồi trở thành bạo loạn sau đó, tưởng như chỉ có thể xảy ra ở một nước độc tài kém phát triển nào đó ở Nam Mỹ hay mãi tận châu Phi xa xôi. Tại sao lại có thể xảy ra những chuyện kỳ lạ như thế với một nền dân chủ được xem như mẫu mực để thế giới noi theo?
Khi Facebook và Twitter quyết định đóng cửa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump, sau nhiều lần cảnh cáo, dư luận bùng lên tranh luận về quyền tự do phát biểu và Tu chính án Số 1 trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Từ ngày lên làm lãnh đạo, ông Trump đã dùng tài khoản twitter để nói chuyện thẳng với những ai có kết nối với tài khoản của ông. Twitter của tổng thống có 80 triệu người theo dõi và ông đã dùng nó như là phương tiện phát ngôn chính, vào bất cứ khi nào ông thấy cần, kể cả lúc đêm khuya hay khi trời còn tờ mờ sáng. Ông viết vài hàng về những gì ông suy nghĩ mà chẳng cần tham khảo ý kiến với cố vấn hay những người làm chính sách trong nội các. Ông bốp chát, khinh miệt những người không đồng ý hay chê bai ông. Nhiều lần Twitter và Facebook đã dán lời cảnh báo trước những phát tán của ông, khi cho rằng tổng thống không nói đúng sự thật. Cho tới khi biến cố 6/1 xảy ra, là sự việc nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump tràn vào trụ sở Quốc Hội làm loạn,
Chiến tranh ở Việt Nam sôi động nhất là vào thập niên 70. Nam ký giả nhà binh thì nhiều, nhưng nữ ký giả chỉ có Phan Trần Mai, thuộc binh chủng Nhảy Dù, sau khi giải ngũ về làm cho nhật báo Trắng Đen. Chúng tôi gặp nhau vào mùa hè đỏ lửa, lúc ở địa đầu giới tuyến, tỉnh Quảng Trị.
Hôm nay công sở và trường học cùng một số hãng xưởng đã được nghỉ lễ ngày Martin Luther King Jr. Day để đón mừng sinh nhật và tưởng niệm ông. MLK sinh ngày 15 tháng Một năm 1929 nhưng ngày MLK Day được chọn là ngày thứ Hai thứ ba trong tháng Một hàng năm, tức hôm nay. Ngoại trừ sinh nhật tổng thống George Washington và Abraham Lincoln được kết hợp và đón chào như một ngày lễ liên bang qua Ngày Tổng Thống - President Day, ông là công dân Hoa Kỳ duy nhất có ngày sinh đã được Quốc Hội chuẩn thuận và tổng thống Ronald Reagan thông qua vào năm 1983, trở thành ngày lễ liên bang chính thức, nhằm tưởng niệm và vinh danh một nhân vật lịch sử vĩ đại của nước Mỹ. Người mà cái tên hầu như hiện diện khắp nước Mỹ qua những bảng tên đường, các trung tâm, tổ chức, phong trào xã hội dân sự.
Bạn tôi, tất cả, phần lớn đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù, mà còn chia chung rất nhiều … cố tật! Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
Đọc các bản tin về ngày lễ nhậm chức của Tổng Thống tân cử Joe Biden cùng Phó TT Kamala Harris với chủ đề Nước Mỹ Đoàn Kết (America United), bên cạnh những thông tin áp đảo về vấn đề an ninh, có thể nhiều người còn thấy con số 191,500 lá cờ đủ kích cỡ tượng trưng cho người dân không thể đến tham dự cùng 56 bệ đèn được cắm và dựng quanh khu vực tổ chức.
Kết quả bầu cử tại Georgia cho thấy quyền lực chính trị ở Mỹ thay đổi chỉ vỏn vẹn 10 ngàn lá phiếu nhất là đến từ dân thiểu số. Cho nên đảng Dân Chủ dưới thời Biden sẽ gấp rút đẩy mạnh các chính sách nhập cư và an sinh xã hội nhằm biến đỏ thành xanh ở các tiểu bang như Arizona, Georgia hay ngay cả Florida và Texas vốn là những thành trì của đảng Cộng Hòa cho đến nay.
Bao lâu nữa thì hệ thống môi sinh nơi quê hương tôi sẽ bị hủy hoại, đến độ không sinh vật nào có thể sống được ở nơi này? Khi cái vòng sống liên tục vô thủy vô chung đó có một mắt xích bị hỏng, khi môi trường sinh thái ở một nơi nào đó bị mất quân bằng, có bao nhiêu sinh vật sẽ bị ảnh hưởng – và bị ảnh hưởng tận cùng rốt ráo ra sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.