Hôm nay,  

Hai Người Đàn Ông Rưỡi

12/11/201100:00:00(Xem: 14784)

Hai Người Đàn Ông Rưỡi

poster_tv_two_and_a_half_men-large-content: Bích chương của Two and A Half Man.

Diamond Bích-Ngọc ghi-nhận.

Nhân-vật chính trong truyện là một người đàn ông tuổi 40; đẹp trai, sức khỏe tốt. Có cuộc sống trác-táng ngày này qua năm nọ với rượu, gái và bài-bạc (Casino); ngôi nhà sang-trọng anh ta ở trong Malibu, thuộc vùng tây-bắc quận Los-Angeles; một thành-phố có 21 dặm (miles) chiều dài dọc theo bờ biển Thái-Bình-Dương (Pacific Ocean), miền nam California. Là một nhạc-sĩ dương-cầm (piano) chuyên sống bằng cách viết nhạc quảng-cáo cho thiếu-nhi và được những hợp-đồng béo bở nên tiền-bạc đối với anh dễ kiếm như trở bàn tay. 

Anh là con trai trưởng trong một gia-đình không Cha, có bà Mẹ là một nhân-viên ngành địa-ốc, sống vô cùng kiêu-ngạo, sân-si và ích-kỷ. Lúc nào cũng trang-phục đẹp với hàng hiệu như St. John, Chanel, Louis Vuiton…Bà đã trải qua bao nhiêu đời chồng, ngoài 60 tuổi vẫn giao-du với những chính-khách để gạ-gẫm mua-bán nhà vùng Beverly Hills , đôi khi dùng con cái để kiếm lợi cho riêng mình. Vì tấm gương xấu của Mẹ nên anh không tin là có tình-yêu thực-sự trong cuộc đời này. 

Cho đến một ngày kia, người em trai duy-nhất của anh xin dọn về ở cùng nhà trong tình-trạng ly-dị vợ. Vì thương, nên anh cho ở nhờ không lấy tiền nhà, lại cưu-mang thêm con của em là một cậu bé kháu-khỉnh nhưng sau này đã tỏ ra đần-độn đến ngờ-nghệch. Câu chuyện xoay quanh trong một đời sống thực-tế gia-đình của người Mỹ trắng với đầy đủ hỷ-nộ-ái-ố. Tất-cả đều mang tính-chất hài-hước, vô cùng lôi cuốn người xem.

Chúng tôi vừa nói về ba nhân-vật chính trong Ti-Vi show “Two and A Half Man”, tạm dịch là “Hai Người Đàn Ông Rưỡi” gồm Charlie Harper (tên ngoài đời là Charlie Sheen) đóng vai anh của Alan Harper (Alan tên thật là Jon Cryer) trong phim mang cách sống của một người đàn ông bần-tiện và lúc nào cũng bị chế nhạo vì làm nghề bác-sĩ chỉnh-xương, đấm bóp (Chiropractor), Alen là cha của cậu bé Jake (Jake tên thật là Angus T. Jones). Ngoài ra còn rất nhiều những vai phụ nhưng không kém phần quan-trọng như Mẹ của Charlie và Alen; tức bà Nội của Jake tên Evelyn Harper. Bà người làm cho Charlie miệng lưỡi vô-cùng sắc bén tên Berta. Rose trong vai cô láng-giềng kỳ-dị của Charlie. Judith Harper: vợ ly-dị của Alen tức Mẹ cậu bé Jake v.v…Những vai phụ này đã góp phần không nhỏ cho tính cách hài-hước chọc cười khán-giả của “Two and A Half Man”.

Đây là một bộ phim nhiều tập của truyền hình Mỹ được chiếu trên đài CBS và một số quốc gia như: Canada (bằng hai thứ tiếng Anh & Pháp), Macedonia, Serbia, Thổ-Nhĩ-Kỳ (Turkey), (được chạy chữ phiên-dịch qua tiếng bản-xứ), Úc (Australia), Liên-Hiệp-Anh (United Kingdom) và Ái-Nhĩ-Lan (Ireland). Do Chuck Lorre là Tổng-Giám-Đốc sản-xuất cùng những chuyên-viên đạo-diễn, dàn-dựng sản-khấu như: Lee Aronsohn, Eric Tannenbaum, Kim Tannenbaum, Eddie Gorodetsky, Susan Beavers, Jim Patterson, Don Reo…. “Two and A Half Man” là của các công-ty: Chuck Lorre Productions, The Tannenbaum Company và Warner Bros. Television làm chủ.

Năm 2011, một bài báo trên The New York Times đã phải công-nhận đây là bộ phim hài-hước nhiều tập hấp-dẫn, lôi-cuốn số đông khán-giả nhất của toàn nước Mỹ. (Trong đó có chúng tôi là người đã xem không bỏ xót một show nào). Chương-trình này đã được xếp hạng trong số “Top 20” kể từ khi lần đầu tiên được phát sóng vào ngày 22, tháng 9 năm 2003.

Trong khuôn-khổ giới-hạn của bài viết này, xin chỉ nói về anh chàng Charlie Harper tức Charlie Sheen; một tài-tử gây nhiều sóng gió nhất trong năm vừa qua - 2011 (bên cạnh những tin xấu của nàng Lynsay Lohan hư-hỏng) trong làng nghệ-sĩ Hoa-Kỳ.

Charlie Sheen tên thật là Carlos Irwin Estévez, sinh ngày 3, tháng 9, năm 1965 tại thành-phố New York. Bố là Martin Sheen, một tài-tử nổi tiếng của phim-trường Hollywood. Khi ông chuyển về thành-phố Manhattan sống thì gặp được bà Janet Sheen; một cựu sinh-viên trường Nghệ-Thuật New-York. Họ lập gia-đình với nhau và sanh được bốn người con, trong đó có Charlie và ba trẻ khác; cũng trở thành những tài-tử nổi tiếng sau này. Đó là: Emilio Estevez, Renée Estevez và Ramon Estevez. Họ “Sheen” mà Bố, Mẹ và Charlie mang lấy từ “last name” của vị Mục-Sư trong đạo của một hội Thánh; nơi họ được rửa tội.

Năm 9 tuổi, lần đầu tiên Charlie được đóng một vai nhỏ trong phim mang tên “The Execution of Private Slovik (1974) của Bố anh. Sau khi học xong trung-học, Charlie được vào vai chính trong phim “Red Dawn” (1984), Rồi tự một mình làm những cuốn phim về sau như “Wall Street” (1987), “Young Guns” (1988), “Major League” (1989) và “Hot Shots!” (1991).

Cũng khoảng thời-gian này, khi bắt đầu nổi tiếng và kiếm được nhiều tiền, Charlie Sheen phải đi cai-nghiện ma-túy. Trong phiên Tòa xử vụ án của tú-bà Hollywood tên “Heidi Fleiss”. Charlie Sheen thú tội rằng anh đã tốn gần 50 ngàn đô cho 27 gái điếm, có khi phải chi-trả $2,500 cho một đêm.

Charlie Sheen đã ly-dị ba đời vợ:

1/ Người mẫu Donna Peele (từ 3 tháng 9, 1995 đến 19, tháng 11, 1996). Không con.

2/ Denise Richard (từ 15, tháng 6, 2002 đến 30, tháng 11, 2006). Sinh được 2 con.

3/ Brook Mueller (từ 30, tháng 5, 2008, đến 2, tháng 5, 2011). Cũng sinh được hai con.

Charlie Sheen phải vác chiếu ra hầu Tòa, bị phạt tiền nhiều lần, nhiều năm quản-chế (probation) trong hoặc ngoài tù vì mang tội vũ-phu với những người vợ cũ, với các bạn gái như Brittany Ashland, Kelly Preston. Vì say rượu lái xe (DUI: Drive Under the Influence) và nhiều tội trạng khác.

Cuộc đời Charlee Sheen đi xuống tận đáy vực sâu và thê-thảm nhất vào năm 1998 khi anh phải nhập viện Thousand Oaks, California vì dùng ma-túy quá độ. Một tháng sau đó anh bị bắt buộc phải trở lại trung-tâm cai nghiện. Cũng từ những lối sống bê-tha, trụy-lạc này nó đã ảnh-hưởng vô-cùng đến sự-nghiệp phim-ảnh của anh qua những thất-bại liên-tục. 

Cho đến năm 2000, Charlie được chọn đóng vai thế cho Michael J. Fox của đài ABC trong Ti-Vi show “Spin City”. Cung-cách của Charlie Sheen lọt vào mắt xanh của Tổng-Giám-Đốc truyền-hình CBS và liền sau đó được chọn đóng vai chính cho “Two and A Half Man” từ 2003 trở đi, một vai tuồng giống y-hệt như đời sống thực ngoài đời của Charlie Sheen; với số tiền cho một show phá kỷ-lục là 2Triệu đô Mỹ; chỉ trong vòng 20 phút xuất-hiện.

Có lẽ vì vậy mà anh đã rất xuất-sắc nhập vai khi đóng làm nhân-vật Charlie Harper. Lột tả được hết đời-sống cô-độc của một thanh-niên nhà giàu nhưng thật bất-hạnh trong tình-trường. Phải tìm can-đảm sống qua rượu mạnh, ma-túy, gái điếm và bài-bạc. 

Thế thì những ai chưa từng xem qua “Two and A Half Man” sẽ đặt dấu hỏi tại-sao show hài-hước này đã thu-hút hàng chục triệu người xem của truyền-hình CBS"

Dưới cặp mắt những khán-giả, chúng tôi nhận thấy rằng:

Tất-cả những tài-tử từ vai chính đến vai phụ trong show đều diễn đạt xuất-sắc vai trò của mình, họ nói chuyện bằng những ngôn-ngữ bình-dân, bằng giọng “Nói” chứ không phải giọng “Đọc”, bằng văn “Nói” chứ không phải văn “Viết”. Họ phô bày những cái xấu của nhân-cách con người rất tự-nhiên trong một gia-đình, một xã-hội lẩn-quẩn không thoát-tục được. Từ cách diễn đến sắc mặt thay-đổi khi bất mãn, vui, buồn, thương-cảm, hờn giận…Những tình-tiết éo-le cuộc sống xoay trong một gia-đình và liên-hệ đến mọi thứ ngoài xã-hội như: trường-học, quán nhậu, vũ-trường, casino, hotel, cơ-quan cảnh-sát, tòa-án, nhà tù, bệnh-viện, nhà quàn…. Tất cả đều làm cho người xem đôi khi phải bật cười thành tiếng, cười đến chảy nước mắt.

Thí-dụ như trong một show nói về Charlie Harper mê đắm Mia; do tài-tử Emmanuelle Vaugier đóng vai một nữ huấn-luyện-viên ngành múa Ballet. Ăn chay trường, có thân-hình và khuôn mặt đẹp diễm-kiều. Cô Mia đã cự-tuyệt nhiều lần khi bị Charlie quấy rầy đeo-đuổi. Cuối cùng Mia cũng lọt vào vòng tay của Charlie rồi họ quyết-định làm đám cưới ở Las Vegas. Nhưng rồi cuộc hôn-nhân không thành vì Mia muốn Charlie phải đuổi người em trai Alen Harper và cháu Jake ra khỏi nhà sau khi cưới Mia về. Vì rất thương em (Alen) và cháu ruột (Jake) nên Charlie đã không nỡ nên phải đành dứt tình với Mia. Charlie vô cùng đau-khổ lại lao vào uống rượu tìm quên hoặc bằng những buổi thâu đêm suốt sáng với gái điếm và bài-bạc. 

Một thời-gian sau, tình-cờ gặp lại Mia. “Tình Cũ Không Rủ Cũng Tới”, Charlie lại tiếp-tục đeo đuổi cô nàng. Cho đến khi Mia nhất-định muốn trở thành ca-sĩ nổi tiếng, bắt Charlie phải đưa đến phòng thâu nhạc để thực-hiện CD đầu tay. Mia đã không biết khả-năng giới-hạn của nàng là cô không có giọng hát hay, mà nghe đi nghe lại những bài nhạc đã thâu-âm vẫn lấy làm tự đắc ý với chính mình. Cô không biết rằng đã phô-trương cái dở nhất của mình cho Charlie thấy; trong tích-tắc, cô đã mất thần-tượng trong mắt Charlie và anh chàng thực-sự bỏ rơi Mia vĩnh-viễn kể từ đó.

Một show khác nói về cậu bé Jake, cháu của Charlie bình-thường rất hồn-nhiên, ham ăn, ham chơi hơn ham học. Bỗng một hôm Jake trở nên biếng ăn, cáu kỉnh, gắt-gỏng với tất-cả mọi người trong gia-đình: Cha, Mẹ, Bà và Cậu. Cả nhà đều quýnh lên và đổ lỗi cho nhau. Nào là vì Cha-Mẹ ly-dị, nào là Charlie làm gương xấu cho cháu mình khi mỗi ngày mang gái về nhà, lại say xưa nghiện rượu, bài bạc…Nào là Bà Nội không bao giờ chăm sóc cho cháu Jake v.v…

Cha Mẹ và Cậu của Jake tốn biết bao nhiêu tiền cho Bác-Sĩ Tâm-Lý, (do nghệ-sĩ Jane Lynch) thủ vai Dr. Linda Freeman nói chuyện nhưng vẫn không tìm ra căn-nguyên bệnh tình của Jake. Cuối cùng nhờ Berta giúp việc nhà (House Keeper) của Charlie; một người đàn bà thuộc giới nghèo bình-dân đi làm công kiếm sống đã giúp cho Jake hết bệnh ngay tức thì. Mấu chốt câu chuyện đã làm người xem bật cười dòn dã vì một lý-do thật đơn-giản đó là những người lớn trong nhà không cho Jake ăn uống theo chế-độ lành-mạnh (Healthy Food) mà suốt ngày là Pizza, gà chiên, cheese, bánh ngọt khiến cậu bé bị bón, ắt phải trở nên cáu-kỉnh, hằn-học. Chỉ một bình nước “Prune Juice” do Berta đưa cho Jake uống trước khi đi ngủ, sáng hôm sau Jake tiêu-hóa đuợc ngay nên cậu bé trở lại vui-vẻ bình-thường; như một phép lạ trước sự kinh-ngạc của Ba Alen và Cậu Charlie trong nhà.

Chúng tôi chỉ tóm-lược sơ qua hai trong hơn 180 tập của “Two and A Half Man” đã chiếu đi chiếu lại trong suốt mấy năm qua trên kênh truyền-hình đài CBS. Coi hoài vẫn không chán mà rút tỉa thêm được nhiều bài học thực-tế trong cuộc sống, về nhân-cách, tâm-lý, hoàn-cảnh của mọi hạng người trong xã-hội. 

Cho đến cuối tháng 2, 2011. Các cơ-quan truyền-thông toàn-quốc, trong đó có tờ Los Angeles Times chạy bản tin: “CBS suspends 'Two and a Half Men' production after Charlie Sheen comments”. 

(Link: http://latimesblogs.latimes.com/showtracker/2011/02/cbs-suspends-two-and-a-half-men-production-after-charlie-sheen-comments.html)

Đài truyền-hình CBS và hãng Warner Bros. tạm ngưng không quay thêm những tập mới cho tuồng “Hai Người Đàn Ông Rưỡi” nữa; sau khi tài-tử Charlie Sheen chỉ-trích một cách bất-kính vị Tổng-Giám-Đốc của anh là ông Chuck Lorre trên làn sóng phát thanh của chương-trình “The Alex Jones Show”. Charlie đã gọi ông là một thằng hề “Clown” và nêu tên thật của Chuck Lorre là “Haim Levine” (thực ra là “Charles Michael Levine”). Điều này đã chọc giận đến “xếp” (Big Boss) của Charlie. Đưa đến tập phim cuối-cùng là nhân-vật Charlie Harper bị xe lửa cán chết trong một chuyến đi du-lịch với Rose (cô láng-giềng quái-đản, cũng là người bạn gái sau cùng của Chalie) trong “Two and A Half Man”.

Mục-đích của CBS nhằm không cho Charlie Sheen có cơ-hội trở lại phim trường và tuyên bố chính-thức vào ngày 13, tháng 5, 2011 là sẽ thay thế bằng tài-tử Ashton Kutcher (chồng của nữ tài-tử nổi danh Demi Moore), với tiền lương chỉ có 650 ngàn US cho một show 20 phút. Tập phim đầu tiên nhằm giới-thiệu Ashton Kutcher trong vai một nhà tỷ-phú trẻ tên Walden Schmidt tìm đến mua lại căn nhà ở Malibu sau đám tang của Charlie Harper đã ra mắt khán-giả vào ngày 19, tháng 9, 2011 gần hai tháng trước.

Cũng từ đó đến nay, số lượng khán-giả xem show này đã rút hẳn một cách trầm-trọng, lời chê nhiều hơn khen vì “Two and A Half Man” không có Chalie Sheen đóng nữa. Ngay cả chúng tôi cũng không còn tha-thiết xem những tập mới trên truyền hình CBS lúc 9giờ mỗi tối thứ hai. Mà chỉ thích xem lại những show cũ có Charlie Sheen trên hệ-thống “Cable” và DVD mua về ngoài thị-trường.

Thực vậy, không ai có thể thay thế được Charlie Sheen trong “Two and A Half Man”. Một nhân-vật tài-ba được nhập vai, đã diễn tả hết sức trung-thực, dí-dỏm vì cuộc sống bê-tha, trụy-lạc ngoài đời của anh y-hệt như trong tuồng phải diễn.

Bộ phim tập “Hai Người Đàn Ông Ruỡi” đã chôn Charlie Harper trong quan-tài như một lời vĩnh-biệt; xem như anh đã chết. Nhưng thật-sự trong lòng khán-giả (trong đó có chúng tôi!) thì Charlie Sheen vẫn sống mãi mà mỗi lần nghĩ đến anh là phải bật cười. Người xưa thường nói “Có Tật. Có Tài” mà “Chữ Tài thì Liền Với Chữ Tai Một Vần”. 

Ước mong sao tài-tử Charlie Sheen biết tu-thân, tích-đức để hết các “Tật xấu” và hết “Tai-ương”; hầu có thể đóng góp thêm nhiều hương-sắc tươi-vui cho vườn hoa của làng văn-nghệ điện-ảnh giải-trí tại Hoa-Kỳ nói riêng và trên toàn thế-giới nói chung. Mong lắm thay!

Diamond Bích-Ngọc (viết xong lúc 11giờ sáng ngày 11, tháng 11, 2011)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.