Hôm nay,  

Cao Xuân Huy - Người Ở Lại Thuận An

11/11/201100:00:00(Xem: 12168)
Cao Xuân Huy - Người Ở Lại Thuận An

Đỗ Xuân Tê
Cao xuân Huy đã trở về cát bụi cách nay đúng một năm. Thân xác ông đã được hỏa thiêu sau một tang lễ vừa trang nghiêm theo nghi lễ quân cách vừa thân mật đơn giản như một cuộc chia tay trong đó có đông đủ thân nhân, đồng đội, bạn bè, bạn văn, bạn làm báo và độc giả của ông.
Hiếm thấy một người vướng vào nghiệp văn bút, báo bổ tại một vùng đất vốn được đồng hương gọi đùa là ‘gió tanh mưa máu’, nhưng lại được quí mến gần gũi tâm đắc, rồi đến lúc đau yếu nhắm mắt xuôi tay lại được nhiều người nhiều giới chia buồn phúng điếu đưa tiễn bằng lời nói bằng bài viết trên các phương tiện truyền thông hải ngoại tựu chung tỏ lòng thương tiếc sâu sắc một con người mà hồi sinh thời rất can trường trong chiến đấu, nghiêm túc trong công việc nhưng lại ‘hết mình’ trong cuộc chơi với những người vốn biết và giao lưu với ông.
Cuộc đời Cao xuân Huy mà người ta quen gọi là ‘ông Gẫy Súng’ cũng khá lạ kỳ. Nhờ vào lính mà sau này mới trở thành nhà văn, rồi từ tác phẩm đầu tay Tháng Ba Gẫy Súng người ta mới biết ông qua danh xưng ‘nhà văn’ hơn là …‘nhà binh’. Với ai khác được gọi là nhà văn chắc phải hãnh diện về thiên chức của nó, nhưng oái oăm thay ông vẫn không chịu nhận mình là nhà văn và cứ xin coi ông là ‘người lính’, môt người lính quay sang cầm bút sau khi gẫy súng để tường thuật những sự việc do chính ông trải nghiệm, đặc biệt ở thời điểm cuối cùng của cuộc chiến. Bằng ngòi bút ông viết lại một cách trung thực như những gì nó đã xảy ra, không hư cấu không vẽ vời không tô hồng không đánh bóng. Khi một người lính nói sự thật theo bản chất ‘nói thẳng như lính’ thậm chí kèm theo cả ngôn ngữ chửi thề, thì những điều ông kể ra cùng với tài viết văn tiềm ẩn tự phát chẳng ai dạy nhưng trời cho đã được người ta nhanh chóng tin ông và chấp nhận ông để từ đây giới văn bút coi ông là nhà văn, độc giả gọi ông là nhà văn, dù sau này có nghiêng về làm báo và hai mươi lăm năm sau mới ra một đầu sách mới, nhưng chỉ một Tháng Ba Gẫy Súng tên tuổi ông đã thành danh và ‘lừng lững’ đi vào dòng văn học sử hải ngoại như một bạn văn ca ngợi mới đây.
Những gì về sự nghiệp văn bút và chủ biên văn học của Cao xuân Huy đã và sẽ còn được nhiều người viết và nhắc nhớ. Tháng Ba Gẫy Súng sẽ được đánh giá như một tập hồi ký sử thi chứng nhân cho ngày tàn của cuộc chiến, nó sẽ được độc giả trân trọng như Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam và một số bút ký chiến tranh nổi bật của số ít tác giả miền Nam, thậm chí kể cả Nỗi Buồn Chiến tranh của Bảo Ninh nếu không ngại phân biệt về mặt quan điểm.
Ở đây người viết chỉ để ý một khía cạnh là không hiểu vì sao mà Cao xuân Huy cứ trăn trở chuyện xin coi ông là người lính thay vì nhà văn. Tất nhiên có những nguyên ủy của nó, mà dễ hiểu nhất thì vẫn tại vì bản thân ông…là lính! Hãy nghe ông tự sự từ đáy lòng mình về tình yêu của ông với đời quân ngũ,
“Tôi yêu đơn vị tôi, tôi yêu màu mũ, màu áo tôi, tôi yêu thuộc cấp tôi và tôi kính trọng thượng cấp tôi. Tôi bình thản chấp nhận mọi thói hư tật xấu của thượng cấp và thuộc cấp, và chính tôi cũng có quá nhiều thói hư tật xấu.”
Đơn vị ông là Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, màu mũ là màu xanh của binh chủng, màu áo là màu rằn ri tựa như dấu in cọp biển, thuộc cấp là lính thuộc đại đội ông khoảng trên dưới một trăm, thượng cấp thì quá nhiều vì cấp bậc của ông chỉ là trung úy đại đội phó. Dù thượng cấp hay thuộc cấp ông vẫn yêu họ như chính mình, dù ai xấu ai tốt thì ông cũng chẳng hơn ai và chẳng dám đoán xét ai. Vào lính ở tuổi hai mươi trong một đợt tuyển quân cao điểm hồi Mậu Thân 68, trải qua các chiến trường từ Cà mâu đến miền giới tuyến, cuối cùng trụ lại làm anh lính gác giặc theo tuyến phòng thủ bảo vệ cố đô sau Hiệp định Paris trải dài từ sông Thạch Hãn qua Phá Tam giang xuống tận Thuận an và gẫy súng tại đây sau một cuộc rút quân hỗn lọan.

Trở lại chuyện của ông quả ít ai có tâm hồn luôn thiết tha với màu cờ sắc áo, sau khi gẫy súng bị bắt làm tù binh ông vẫn mặc đồ trận, người ta cũng chẳng cấp bộ đồ tù chỉ yêu cầu cởi bỏ lon lá, sau này ra hải ngoại có dịp ông vẫn mặc quân phục, vẫn đeo huy hiệu của binh chủng mình, nhưng chỉ mang bảng tên trên ngực ghi HUY 4, có nghĩa là tên & đơn vị của ông, đến khi vào quan tài thì cũng được liệm nguyên bộ đồ này. Con số 4 luôn theo chân ông, ông sống chết với nó suốt bảy năm quân ngũ, một đơn vị tác chiến cấp tiểu đoàn nhưng đã lừng danh bốn vùng chiến thuật, chính đơn vị này là đơn vị đầu tiên đã chạm trán quân chính qui Bắc Việt tại chiến trường Bình Giả miền Đông năm 1964, mở đầu cho cuộc thư hùng của những trận đánh lớn sau này. Cũng đơn vị ông trở thành mũi nhọn trong trận tái chiếm Cổ thành mùa hè 72 khiến đội quân đối nghịch khi rút về bên kia sông Thạch Hãn lúc đi đủ chục lúc về còn ba. Nói vậy chứ tổn thất trả giá cho những lần quyết tử cũng là những con số chóng mặt, chính tôi đã mục kích khăn sô trắng đầu các cô nhi quả phụ trong trại gia binh cạnh hậu cứ tiểu đoàn của ông tại Vũng Tàu để thấy cái khắc nghiệt của chiến tranh và sự hy sinh cao độ của các đồng đội của ông suốt chiều dài cuộc chiến. Tôi thiết nghĩ chính vì cứ trăn trở bởi những hình ảnh này mà Trung úy Huy người may mắn sống sót sau những trận để đời đã không ngoảnh mặt quên đi quá trình chiến đấu để nhận những phong vị khác xem ra cao trọng hơn cho tên tuổi của mình.
Dù gẫy súng ông vẫn chết với tư cách một người lính, xứng đáng được đồng đội phủ cờ hôm tang lễ vừa qua vì thực chất ông không thuộc diện đầu hàng buông súng. Ông bị gẫy súng trong tư thế đang chiến đấu và chịu làm tù binh khi các cấp chỉ huy của ông không thể xoay chuyển được chiến trường. Ông trở thành một trong những ‘người ở lại Thuận An’ và trở thành chứng nhân cho bi kịch thời đại của một cuộc rút quân Waterloo thu nhỏ tại cửa biển oan nghiệt này vào một ngày tháng ba, ‘tháng ba gẫy súng’, dự báo cho một ‘tháng tư tan hàng’, xóa sổ tức tưởi một đạo quân được coi là chiến đấu rất can trường trong quân sử Việt.
Cửa biển Thuận an, một địa danh không xa lạ gì với người dân xứ Huế, và anh em chúng tôi khi được lệnh tăng phái từ Phủ đầu Rồng để bảo vệ cố đô, nhưng không ngờ vào thời điểm sắp tàn cuộc chiến thì Thuận an trở thành chứng tích của những cái chết vô nghĩa trong thảm cảnh gẫy súng nửa đường. Biển Thuận an trăng sáng thuở nào vẫn mang vị mặn nhưng không phải của muối, biển mặn vì máu. Máu của những người lính trẻ đã chết oan vì các tư lệnh của họ đã bỏ cuộc, đã bỏ chạy trước khiến họ phải chân đất chạy ra cửa Thuận an, con đường độc đạo ra biển để chờ tàu xuôi Nam, trốn chạy những người anh em cùng màu da nhưng khác máu từ phương Bắc đang rượt đuổi theo họ. Nhiều kiểu chết nhiều cách chết, vừa tự xử bằng lưỡi lê, lựu đạn, vừa trúng thương bằng tăng bằng súng của đối phương, vừa bỏ thây vì sóng cao biển động nhưng phải đọc tác phẩm của Cao xuân Huy mới cảm nhận sâu sắc tấn bi kịch ‘mang con bỏ chợ’ của những lãnh đạo miền Nam và nét hào hùng của những người lính quyết tử theo màu cờ sắc áo.
Khốn khổ thay cho những người lính về từ địa ngục sau khi kẹt lại Thuận an lại bị dồn vào các trại tù cải tạo chờ đợi biến cố họ không mong vào cuối tháng tư rồi sống tiếp trong cảnh ‘đáy địa ngục’ sau 75, trong đó có người lính Cao xuân Huy.
Cao xuân Huy, người ở lại Thuận an. Nhờ ‘Ông Gẫy Súng’ mà người ta mới thấy hết nét bi thương của những ngày tháng Ba, nhờ ông mà những đồng đội nằm lại vĩnh viễn trên cửa Thuận an mới có cơ hội ‘lên tiếng’. Chúng tôi trân trọng ông về điều này và xin vinh danh ông với tư cách nhà văn song hành với danh xưng người lính. Xin ông cứ nhận ông là nhà văn vì chính ông là một nhà văn đích thực, một nhân chứng chỉ biết nói sự thật, và sự thật thì sống mãi ngàn thu.
Đỗ xuân Tê

Ý kiến bạn đọc
13/11/201122:32:18
Khách
Bên website của Tổng Hội Thuỷ Quân Lục Chiến (www.tqlcvn.org) cũng có những vài viết tưởng niệm anh Cao Xuân Huy. Tác giả các bài viết ấy cũng tù cộng sản và cũng có thời gian phải sống dưới chế độ cộng sản, nhưng, họ không dùng từ ngữ cộng sản. Tại sao? Bởi vì họ không chấp nhận cộng sản và không để cộng sản dễ dàng "tẩy não" họ.
Phuc
12/11/201119:40:14
Khách
" Ngôn ngữ của bọn đầu đường xó chợ", " ngôn ngữ của bọn du thử du thực", " ngôn ngữ của các loài hoa", v...v..., từ xưa, người Việt ta đã phân loại ra nhiều loại ngôn ngữ như vậy. Sau khi bị mất nước vào tay bọn Việt cộng, qua những gì tai nghe mắt đọc, người Việt Tự Do đã nhận thấy có sự khác biệt rất nhiều giữa hai ngôn ngữ của họ và ngôn ngữ thổ tả của giặc. Nhiều bài phân tích về những sự khác biệt này đã được viết- Đơn cử bài " Có nên dùng ngôn ngữ của Việt cộng ?" của tác giả Đào Văn Bình. Ấy thế mà tác giả Xuân Tề nay lại cho rằng "...Tuy nhiên tôi thiết nghĩ ngôn ngữ Việt chỉ ...có một, không có chuyện VNCH hay CS". Ôi thôi, xem ra bọn Việt cộng đã thành công trong việc tẩy não tác giả Xuân Tề rồi vậy.

Sau khi hạ sát xong gã Hồi giáo cực đoan bin Laden, dù gấp rút chôn xác y trong vòng bí mật, Hoa kỳ tuyên bố đã thực hiện việc này theo đúng phong tục Hồi giáo. Trong khi để viết bài ca ngợi người lính Việt Nam Cộng Hoà Cao xuân Huy, tác giả Xuân Tề lại dùng lối văn và chữ của giặc thì mỉa mai quá !

Dù sao cũng xin vinh danh và bày tỏ lòng ngưỡng mộ về quá khứ phục vụ đất nước và về những năm tháng tác giả bị tù đầy trong các trại tù của Việt cộng.

" Phải về lo lắng lại đất nước, và trả thù cho tụi tao nhớ chưa", lời trăn trối của một người lính Việt Nam Cộng Hoà trước khi qua đời với một người bạn đồng tù trong một trại " cải tạo". Mỗ tôi vẫn luôn ghi nhớ.
11/11/201103:06:09
Khách
Một người Việt hải ngoại dùng lời văn và những chữ của Việt cộng mới có thể viết nên được một bài ca ngợi một người lính Việt Nam Cộng Hoà ???!!! Than ôi bộ ngôn ngữ Việt Nam Cộng Hoà nghèo lắm sao ? Và cũng không rõ ở thế giới bên kia hay dưới suối vàng, người lính Việt Nam Cộng Hoà này nghĩ thế nào ?
11/11/201118:45:03
Khách
Đã lâu không muốn nghe những từ ngữ chướng tai, dị hợm của bọn CS nữa. Nay tình cờ đọc bài viết này, dù là vinh danh người chiến sĩ VNCH nhưng cũng thấy phát tức. Tại sao ta đã từ bỏ nó lâu rồi, mà vẫn còn cố lệ thuộc nó chi nữa? Hởi anh bạn yêu nước của chúng ta!
11/11/201118:52:40
Khách
Xin cám ơn lời phẩm bình của Ông Quang Phan. Tác giả có ở tù và sống chung với CS gần hai chục năm, nên có thể lối viết không được 'trong sáng' như hồi còn chế độ của ta. Tuy nhiên tôi thiết nghĩ ngôn ngữ Việt chỉ ...có một, không có chuyện VNCH hay CS.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.