Hôm nay,  

Gặp lại Cha Padmo, hoài niệm Galang

05/11/201100:00:00(Xem: 10771)

Gặp lại Cha Padmo, hoài niệm Galang

buivanphu_20111102_h01_chuphinhchung-large-content: Những cựu thuyền nhân ở Galang chụp hình kỉ niệm với cha Padmo trong buổi hội ngộ ở San Jose hôm 30-10-2011. (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111102_h02_haidangpadmovu-large-content: Cha Vũ Hải Đăng, bên trái, cha Padmo và cha Nguyễn Vũ. (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111102_h03_giadinhvuigaplai-large-content: Cựu thuyền nhân Galang vui mừng gặp lại vị ân nhân. (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111102_h04_galang_tncg-large-content: Cha Padmo, đội mũ, trong một lần đi sinh hoạt ngoài biển với thanh niên công giáo ở Galang năm 1986. Tác giả bài viết đứng bên trái của cha. (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111102_h05_galang_canhtraimot-large-content: Trại tị nạn Galang năm 1986. (ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú

“Đẩy xe”, “lên đồi”, “tình xù” là những từ ngữ mang ý nghĩa riêng đối với những ai đã từng sống ở trại tị nạn Galang, một đảo nhỏ được chính phủ Indonesia và Liên Hiệp quốc dùng làm nơi đón tiếp hơn 200 nghìn người Việt vượt biển tìm tự do trong 20 năm kể từ sau ngày 30-4-1975. Đó là ngôn ngữ của hẹn hò, buồn vui, đổ vỡ trong tình yêu trại tị nạn.

Chủ nhật 30-10-2011 vừa qua, những tiếng đặc thù đó lại được gợi lên trong vở kịch vui “Gia đình bác Tám đi thanh lọc” do những cựu thuyền nhân trình diễn nhân dịp hội ngộ với linh mục Padmo, nguyên tuyên úy công giáo tại trại Galang đến thăm Hoa Kỳ.

Vở kịch dựng lại khung cảnh Galang của những năm 1990 khi người vượt biển đến các nước Đông nam Á không còn được mặc nhiên công nhận là người tị nạn mà phải qua thanh lọc để xác nhận quy chế tị nạn, những ai rớt thanh lọc sẽ bị trả về Việt Nam. Trước năm 1990 cụm từ “Galang cửa ngõ tình người” đã ghi sâu trong trí nhớ của thuyền nhân đến đây trong thập niên trước đó, nhưng từ khi có chính sách mới đối với người vượt biển, những chữ nghĩa đẹp này không còn được nhắc đến mà thay vào hai chữ “thanh lọc” đầy bất công và gian nan trong đời sống Galang. Qua thanh lọc là một quá trình đắng cay và đầy nước mắt đối với nhiều chục nghìn người vượt biển đã đến được các nước như Indonesia, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia kể từ năm 1990.

Theo những thay đổi chính sách của quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, thập niên sau cùng của lịch sử Galang người vượt biển bị biệt lập không cho liên lạc với thế giới bên ngoài. Trong tình cảnh như thế cha Padmo là niềm hi vọng của họ. Cha là một một linh mục dòng Tên, đến phục vụ trong trại từ năm 1986, đã giúp họ liên lạc với thế giới bên ngoài, đem nguồn an ủi đến cho họ cho đến khi chương trình định cư thuyền nhân vượt biển chấm dứt, với sự tự nguyện hồi hương những người không đủ điều kiện tị nạn để sau đó được Hoa Kỳ nhận cho qua Mỹ trong chương trình ROVR.

Nhiều người đến Galang trong những ngày đầu của trại vào năm 1979, hay những ai đã qua những khoá học Anh ngữ, văn hoá Mỹ rồi lên đường định cư thì ít biết đến cha Padmo vì ngài là người tiếp tục công việc mục vụ của các cha Dominici và cha Sugundo. Cha Padmo đến trại năm 1986 và ở đó cho đến khi trại đóng cửa vào năm 1996.

Linh mục Vũ Hải Đăng, một cựu thuyền nhân và cũng là người từng giúp cha Padmo trong thời gian ở trại cho biết chuyến đi Hoa Kỳ của ngài nằm trong dịp kỉ niệm 30 năm thành lập đoàn Thiếu nhi Thánh thể Galang, 1981-2011. Các anh chị huynh trưởng cũng như các em thiếu nhi ở Galang trước đây, nay đã ổn định cuộc sống và có nhã ý mời cha Padmo qua Mỹ dịp này để bày tỏ lòng biết ơn đối với ngài.

Hai trăm cựu thuyền nhân và gia đình, đa số là người đến đảo trong giai đoạn cuối của lịch sử thuyền nhân, đã có mặt tại hội trường Unify Event Center chào đón cha Padmo trong một buổi sinh hoạt kéo dài từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều.

Một thánh lễ tạ ơn được cử hành vào lúc 11 giờ hơn do cha Padmo và cha Vũ Hải Đăng đồng tế. Cộng đoàn đã dâng lời cầu nguyện cho cha Dominici và cho những người đã bỏ mình trên đường tìm tự do.

Trong bài giảng, cha Padmo đã nhắc đến Chân phước Mẹ Têrêsa qua những lời Mẹ dạy về những hoa trái của niềm tin phát xuất từ lời cầu nguyện, từ niềm tin dẫn đến tình yêu, từ tình yêu đến phục vụ và hoa trái của phục vụ là sự bình an trong tâm hồn. Ngài nhấn mạnh đến tình thần phục vụ anh em trong đời sống mỗi người. Cha Padmo cũng chia sẻ cảm nhận riêng là từ ngày rời trại chưa bao giờ ngài lại được hiện diện giữa những người Galang đông như hôm nay. Cha nói đây thực là không khí Galang ngày trước và cuộc hội ngộ này có được cũng là do ý Thiên Chúa.

Sau thánh lễ mọi người chung vui với nhau trong bữa cơm thân mật và một chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn. Đến sinh hoạt còn có linh mục Nguyễn Vũ nguyên là một ấu nhi ở Galang trong những năm cuối thập niên 1980. Bài ca sinh hoạt “Mỗi người là một cành hoa” đã được cách anh chị cất tiếng hát to để ôn lại kỉ niệm trong trại ngày xưa. Nhắc đến Galang cũng không thể quên giọng hát Khánh Ly với “Biển nhớ” vang vang trên loa phát thanh mỗi sáng có chuyến tàu định cư. Hôm nay những lời nhạc đó đã được hai bạn trẻ song ca, gợi lại nhiều kỉ niệm buồn vui đời sống tị nạn. Vui cho người lên đường định cư và buồn cho những ai còn ở lại đảo. Những buổi sáng như thế đã có bao nhiêu nước mắt rơi xuống đảo, trước văn phòng ban đại diện, nơi cầu tầu.

Nhắc đến Galang, chị Liên Lê nhớ đến những thánh lễ vào sáng sớm ở trại 1, rất vắng người nhưng cha Padmo vẫn cử hành. Một anh kể cho người viết bài nghe về các sinh hoạt của hướng đạo trong công tác dựng nhà mới thay cho nhiều ba-rắc đã mục nát theo thời gian. Chị Oanh tâm sự về nỗi lo sợ phải trở về Việt Nam trước khi được qua Mỹ theo diện ROVR.

Trong niềm vui được hội ngộ, hôm nay nhiều người đã quây quần bên cha Padmo chụp hình, tặng cha những món quà để tỏ lòng biết ơn. Gặp lại nhau các cựu thuyền nhân Galang ôn lại những kỉ niệm, những khó khăm của nhiều năm trước khi tương lai chưa biết về đâu. Nhiều hình ảnh cũ được chiếu lên. Những con đường trại, những ba-rắc, nhà thờ Thánh Giuse, nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Chùa Kim Quang, quán cà phê, cầu tầu, những lần đi đàng Thánh giá. Hình ảnh cha Padmo hiện diện trong nhiều sinh hoạt.

Sau gần phần tư thể kỉ, một lần nữa được dự thánh lễ do cha Padmo chủ tế, cha Hải Đăng nhận xét là sau bao năm không còn tiếp xúc với người Việt mà tiếng Việt của cha Padmo khá hơn, đọc sách lễ trôi chảy hơn. Còn hình dáng ngài vẫn gầy, có điều mái tóc đã bạc trắng so với những ngày còn ở Galang.

Trong thời gian công tác tại Galang, người viết bài đã có nhiều dịp cùng cha Padmo tham dự các sinh hoạt thanh niên. Gặp lại ngài ở San Jose là một niềm vui vì đây là cơ hội để cám ơn cha đã giúp đỡ tinh thần cho thuyền nhân trong giai đoạn đầy sóng gió của cuộc đời họ. Một lần nữa xin gửi đến cha Padmo hai tiếng “Terima kasih”.

© 2011 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.