Hôm nay,  

Gặp lại Cha Padmo, hoài niệm Galang

05/11/201100:00:00(Xem: 10787)

Gặp lại Cha Padmo, hoài niệm Galang

buivanphu_20111102_h01_chuphinhchung-large-content: Những cựu thuyền nhân ở Galang chụp hình kỉ niệm với cha Padmo trong buổi hội ngộ ở San Jose hôm 30-10-2011. (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111102_h02_haidangpadmovu-large-content: Cha Vũ Hải Đăng, bên trái, cha Padmo và cha Nguyễn Vũ. (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111102_h03_giadinhvuigaplai-large-content: Cựu thuyền nhân Galang vui mừng gặp lại vị ân nhân. (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111102_h04_galang_tncg-large-content: Cha Padmo, đội mũ, trong một lần đi sinh hoạt ngoài biển với thanh niên công giáo ở Galang năm 1986. Tác giả bài viết đứng bên trái của cha. (ảnh Bùi Văn Phú)

buivanphu_20111102_h05_galang_canhtraimot-large-content: Trại tị nạn Galang năm 1986. (ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú

“Đẩy xe”, “lên đồi”, “tình xù” là những từ ngữ mang ý nghĩa riêng đối với những ai đã từng sống ở trại tị nạn Galang, một đảo nhỏ được chính phủ Indonesia và Liên Hiệp quốc dùng làm nơi đón tiếp hơn 200 nghìn người Việt vượt biển tìm tự do trong 20 năm kể từ sau ngày 30-4-1975. Đó là ngôn ngữ của hẹn hò, buồn vui, đổ vỡ trong tình yêu trại tị nạn.

Chủ nhật 30-10-2011 vừa qua, những tiếng đặc thù đó lại được gợi lên trong vở kịch vui “Gia đình bác Tám đi thanh lọc” do những cựu thuyền nhân trình diễn nhân dịp hội ngộ với linh mục Padmo, nguyên tuyên úy công giáo tại trại Galang đến thăm Hoa Kỳ.

Vở kịch dựng lại khung cảnh Galang của những năm 1990 khi người vượt biển đến các nước Đông nam Á không còn được mặc nhiên công nhận là người tị nạn mà phải qua thanh lọc để xác nhận quy chế tị nạn, những ai rớt thanh lọc sẽ bị trả về Việt Nam. Trước năm 1990 cụm từ “Galang cửa ngõ tình người” đã ghi sâu trong trí nhớ của thuyền nhân đến đây trong thập niên trước đó, nhưng từ khi có chính sách mới đối với người vượt biển, những chữ nghĩa đẹp này không còn được nhắc đến mà thay vào hai chữ “thanh lọc” đầy bất công và gian nan trong đời sống Galang. Qua thanh lọc là một quá trình đắng cay và đầy nước mắt đối với nhiều chục nghìn người vượt biển đã đến được các nước như Indonesia, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia kể từ năm 1990.

Theo những thay đổi chính sách của quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, thập niên sau cùng của lịch sử Galang người vượt biển bị biệt lập không cho liên lạc với thế giới bên ngoài. Trong tình cảnh như thế cha Padmo là niềm hi vọng của họ. Cha là một một linh mục dòng Tên, đến phục vụ trong trại từ năm 1986, đã giúp họ liên lạc với thế giới bên ngoài, đem nguồn an ủi đến cho họ cho đến khi chương trình định cư thuyền nhân vượt biển chấm dứt, với sự tự nguyện hồi hương những người không đủ điều kiện tị nạn để sau đó được Hoa Kỳ nhận cho qua Mỹ trong chương trình ROVR.

Nhiều người đến Galang trong những ngày đầu của trại vào năm 1979, hay những ai đã qua những khoá học Anh ngữ, văn hoá Mỹ rồi lên đường định cư thì ít biết đến cha Padmo vì ngài là người tiếp tục công việc mục vụ của các cha Dominici và cha Sugundo. Cha Padmo đến trại năm 1986 và ở đó cho đến khi trại đóng cửa vào năm 1996.

Linh mục Vũ Hải Đăng, một cựu thuyền nhân và cũng là người từng giúp cha Padmo trong thời gian ở trại cho biết chuyến đi Hoa Kỳ của ngài nằm trong dịp kỉ niệm 30 năm thành lập đoàn Thiếu nhi Thánh thể Galang, 1981-2011. Các anh chị huynh trưởng cũng như các em thiếu nhi ở Galang trước đây, nay đã ổn định cuộc sống và có nhã ý mời cha Padmo qua Mỹ dịp này để bày tỏ lòng biết ơn đối với ngài.

Hai trăm cựu thuyền nhân và gia đình, đa số là người đến đảo trong giai đoạn cuối của lịch sử thuyền nhân, đã có mặt tại hội trường Unify Event Center chào đón cha Padmo trong một buổi sinh hoạt kéo dài từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều.

Một thánh lễ tạ ơn được cử hành vào lúc 11 giờ hơn do cha Padmo và cha Vũ Hải Đăng đồng tế. Cộng đoàn đã dâng lời cầu nguyện cho cha Dominici và cho những người đã bỏ mình trên đường tìm tự do.

Trong bài giảng, cha Padmo đã nhắc đến Chân phước Mẹ Têrêsa qua những lời Mẹ dạy về những hoa trái của niềm tin phát xuất từ lời cầu nguyện, từ niềm tin dẫn đến tình yêu, từ tình yêu đến phục vụ và hoa trái của phục vụ là sự bình an trong tâm hồn. Ngài nhấn mạnh đến tình thần phục vụ anh em trong đời sống mỗi người. Cha Padmo cũng chia sẻ cảm nhận riêng là từ ngày rời trại chưa bao giờ ngài lại được hiện diện giữa những người Galang đông như hôm nay. Cha nói đây thực là không khí Galang ngày trước và cuộc hội ngộ này có được cũng là do ý Thiên Chúa.

Sau thánh lễ mọi người chung vui với nhau trong bữa cơm thân mật và một chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn. Đến sinh hoạt còn có linh mục Nguyễn Vũ nguyên là một ấu nhi ở Galang trong những năm cuối thập niên 1980. Bài ca sinh hoạt “Mỗi người là một cành hoa” đã được cách anh chị cất tiếng hát to để ôn lại kỉ niệm trong trại ngày xưa. Nhắc đến Galang cũng không thể quên giọng hát Khánh Ly với “Biển nhớ” vang vang trên loa phát thanh mỗi sáng có chuyến tàu định cư. Hôm nay những lời nhạc đó đã được hai bạn trẻ song ca, gợi lại nhiều kỉ niệm buồn vui đời sống tị nạn. Vui cho người lên đường định cư và buồn cho những ai còn ở lại đảo. Những buổi sáng như thế đã có bao nhiêu nước mắt rơi xuống đảo, trước văn phòng ban đại diện, nơi cầu tầu.

Nhắc đến Galang, chị Liên Lê nhớ đến những thánh lễ vào sáng sớm ở trại 1, rất vắng người nhưng cha Padmo vẫn cử hành. Một anh kể cho người viết bài nghe về các sinh hoạt của hướng đạo trong công tác dựng nhà mới thay cho nhiều ba-rắc đã mục nát theo thời gian. Chị Oanh tâm sự về nỗi lo sợ phải trở về Việt Nam trước khi được qua Mỹ theo diện ROVR.

Trong niềm vui được hội ngộ, hôm nay nhiều người đã quây quần bên cha Padmo chụp hình, tặng cha những món quà để tỏ lòng biết ơn. Gặp lại nhau các cựu thuyền nhân Galang ôn lại những kỉ niệm, những khó khăm của nhiều năm trước khi tương lai chưa biết về đâu. Nhiều hình ảnh cũ được chiếu lên. Những con đường trại, những ba-rắc, nhà thờ Thánh Giuse, nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Chùa Kim Quang, quán cà phê, cầu tầu, những lần đi đàng Thánh giá. Hình ảnh cha Padmo hiện diện trong nhiều sinh hoạt.

Sau gần phần tư thể kỉ, một lần nữa được dự thánh lễ do cha Padmo chủ tế, cha Hải Đăng nhận xét là sau bao năm không còn tiếp xúc với người Việt mà tiếng Việt của cha Padmo khá hơn, đọc sách lễ trôi chảy hơn. Còn hình dáng ngài vẫn gầy, có điều mái tóc đã bạc trắng so với những ngày còn ở Galang.

Trong thời gian công tác tại Galang, người viết bài đã có nhiều dịp cùng cha Padmo tham dự các sinh hoạt thanh niên. Gặp lại ngài ở San Jose là một niềm vui vì đây là cơ hội để cám ơn cha đã giúp đỡ tinh thần cho thuyền nhân trong giai đoạn đầy sóng gió của cuộc đời họ. Một lần nữa xin gửi đến cha Padmo hai tiếng “Terima kasih”.

© 2011 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.