Hôm nay,  

Thế Cờ Mới Tại Trung Đông

01/11/201100:00:00(Xem: 9099)

Thế Cờ Mới Tại Trung Đông

Vũ Linh

...Trung Đông, mỏ dầu thế giới, sẽ thành một vùng xôi đậu bất an và nguy hiểm nhất...

Chuyện phải đến đã đến, nhà độc tài Kaddhafi cuối cùng đã bị giết chết. Chính quyền Obama làm rùm beng, báo chí phe ta hồ hởi đăng tin, ăn mừng chiến thắng, ca tụng thành tích loại được một nhà độc tài, mang dân chủ tự do cho dân Libya trong vòng nửa năm mà không mất một lính Mỹ nào, tốn có khoảng trên một tỷ, bạc cắc đối với chính quyền Obama.

Một ngày sau, TT Obama bất ngờ loan báo tất cả lính Mỹ sẽ rút khỏi Iraq trước cuối năm nay. Dĩ nhiên, lại là một dịp để truyền thông ca tụng tài bình thiên hạ của tổng thống. Cũng là dịp để TT Obama nhắc nhở mọi người ông đã giữ lời hứa chấm dứt một cuộc chiến mà Obama cho là “không chính đáng”, đáng lẽ không nên xẩy ra ngay từ đầu.

Sau một mùa hè mưa lũ với toàn những tin nhức răng đau đầu, tháng Mười đã mang lại những tin tốt đẹp hơn, khiến triển vọng tái đắc cử năm tới của TT Obama trở nên sáng sủa hơn nhiều.

Tháng Mười mở màn với tin địch thủ nặng ký Rick Perry rớt đài nhanh hơn sung rụng trong cuộc chạy đua tranh cử tổng thống của phe Cộng Hòa, trong khi ông ứng viên yếu nhất, Herman Cain lại đang lên như diều. Rồi đến sự bùng nổ của phong trào Chiếm Phố Wall Street (OWS), nổi lên đánh nhà giàu được hiểu như là “đồng minh” của Cộng Hòa. Rồi bây giờ thì đến tin Kaddhafi chết. Đúng là quà Giánh Sinh của TT Obama năm nay đã đến thật sớm. Gió bắt đầu đổi chiều sao"

Chưa hẳn như vậy.

Trước hết ta thử nhìn vào chuyện Libya.

Hiển nhiên, cái chết của Kaddhafi đánh đấu một khúc quanh vĩ đại trong cuộc chiến tại kho dầu lửa và dầu khí Libya. Phe nổi loạn mà truyền thông gọi là Chiến Sĩ của Tự Do -Freedom Fighters- đã hạ được nhà độc tài thô bạo và chiếm được quyền kiểm soát chính quyền cả nước. Nhưng câu chuyện chỉ mới bắt đầu. Bây giờ là lúc cả thế giới nhìn vào nhóm nổi loạn - cũng có thể gọi là “quân cách mạng”, tùy theo cái nhìn của mỗi người- để xem họ trị quốc như thế nào.

Trước hết là Kaddhafi đã chết, nhưng cả chục bộ lạc phe của ông ta vẫn còn đó.

Cả vùng sa mạc miền nam, và ven biển phía Tây, từ thủ đô Tripoli cho đến biên giới Tunisia/Algeria vẫn là căn cứ địa của các bộ tộc phe Kaddhafi. Libya sẽ trở thành một Iraq thứ hai với các bộ tộc tiếp tục trường kỳ kháng chiến, hay sẽ được ổn định mau chóng" Và ngay trong nội bộ phe nổi dậy, cho đến giờ vẫn chưa ai nhìn thấy ai là lãnh đạo thật sự và đường hướng chính sách sẽ như thế nào. Đoàn kết tới mức nào" Chính quyền mới sẽ có chính sách như thế nào với Mỹ và Tây Phương là những thế lực đã giúp phe nổi dậy thành công. Các lực lượng Hồi giáo cực đoan và Al Qaeda trong phe nổi dậy sẽ có vai trò gì và ảnh hưởng như thế nào" Đây là những câu hỏi lớn mà không ai có câu trả lời trong ngắn hạn.

Ít ra phải vài tháng nữa mới nhìn rõ bức tranh. Chưa kể kho vũ khí khổng lồ, trong đó có kho vũ khí hoá học của Kaddhafi và hai chục ngàn hỏa tiễn tầm nhiệt bắn máy bay đã bị thất lạc, sẽ được xử trí ra sao.

Một thắc mắc lớn là Kaddhafi chết như thế nào. Tin tức đầu tiên được công bố là Kaddhafi bị chết trong lúc giao tranh. Thực tế, ta thấy hình Kaddhafi bị bắt sống lôi đi và bị đánh đập dã man (kể cả bị thọc gậy lớn vào hậu môn như người ta đã thấy qua video của Global Post), nhưng không có vẻ gì là bị thương nặng cả, đầu tóc rối bù nhưng không có vết thương trên đầu. Một loạt hình thứ hai cho thấy xác Kaddhafi nằm dưới đất với máu me tràn ra từ đầu. Bác sĩ khám nghiệm tử thi Kaddhafi đã xác nhận ông ta bị chết vì đạn bắn vào đầu. Rõ ràng là bị giết sau khi bị bắt sống. Chính quyền mới của Libya đã cho biết sẽ mở cuộc điều tra sau khi bị nhiều tổ chức nhân quyền hạch hỏi.

Bị hành hạ và chết kiểu này sẽ khiến các “chiến sĩ của tự do” và cả Âu Châu và Mỹ mang tiếng và người ta sẽ nghi ngờ về tính “dân chủ” hay “bảo vệ nhân quyền” trong chính quyền tương lai của Libya. Nhưng dù sao, cái chết của Kaddhafi cũng có thể thông cảm được. Sau hơn bốn chục năm chuốc oán, ông có bị quân nổi dậy đánh đập và hạ nhục rồi hạ sát thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Mấy ông nhân quyền than vãn cách mấy cũng không lấp được tiếng hò hét vui mừng của dân Libya. Chỉ không biết là dân Libya có mừng quá sớm không thôi.

Cách đây hơn 40 năm họ cũng đã xuống đường ăn mừng người hùng Kaddhafi đảo chánh lật đổ chế độ phong kiến thối nát rồi.

Một câu chuyện bên lề được nhiều báo Âu Châu nêu lên. Trong cuộc chiến tại Libya, ngay từ đầu, Pháp, Anh, và Ý đã là những nước chủ trương đánh Kaddhafi, ép TT Obama phải tham chiến một cách miễn cưỡng để bảo đảm các nước này tiếp tục ủng hộ Mỹ tại Afghanistan. Sau đó, TT Obama đưa ra kế sách độc đáo “lãnh đạo từ phía sau”, đẩy NATO ra trước chịu sào. Nhưng khi Kaddhafi bị giết, các lãnh tụ Âu Châu chưa kịp lên tiếng thì TT Obama đã là người đầu tiên chường mặt ra trước, không còn đứng sau lưng nữa, để họp báo khoe công. Thời buổi tranh cử khó khăn, thành tích hiếm hoi, có dịp là phải khai thác cho nhanh. Đây gọi là đổ thừa giỏi mà tranh công cũng tài.

Dù vậy, việc tranh công này có vẻ hơi quá sớm. Ổn định và dân chủ hoá là điều chính quyền Obama quảng bá. Nếu như việc giết Kaddhafi là chỉ dấu về cách hành xử của những người lãnh đạo mới của Libya thì thế giới có nhiều lý do lo ngại hơn là hy vọng.

Hơn thế nữa, tân chính quyền Libya loan báo Libya sẽ là quốc gia được cai trị theo luật Sharia là luật Hồi giáo nổi tiếng khắt khe, coi phụ nữ như công dân hạng ba, sử dụng hình phạt lạc hậu như ném đá đến chết hay chặt tay chặt chân tội phạm. Điều đáng nói là một trong những quyết định đầu tiên của quân cách mạng là cho phép các ông có ngay bốn bà vợ theo đúng luật Hồi Giáo. Điều chắc chắn nữa là thể chế chính trị “dân chủ” không có trong kinh Koran. Đây có phải là thành tích đáng tranh công của chính quyền Obama không"

Các cơ quan truyền thông dòng chính đã mau mắn ca tụng thành tích đối ngoại của TT Obama: giết được Bin Laden, Kaddhafi, và rút quân khỏi Iraq trước cuối năm nay. Có thật là thành tích không"

Cái chết của Bin Laden là thành tích của lực lượng đặc nhiệm đã truy lùng hắn ta từ thời Bush. Thành tích của TT Obama là…cơ may làm tổng thống đúng khi nhóm đặc nhiệm đó bắt được cuộc nói chuyện điện thoại của tên cận vệ Bin Laden rồi từ đó truy ra tung tích của hắn. Sau khi Bin Laden chết, tỷ lệ hậu thuẫn của TT Obama vọt lên 9 điểm, nhưng chỉ hai tuần sau là đâu vào lại đấy, rớt mất 8 điểm, vì dân Mỹ sau những cảm xúc đầu tiên, đã nhìn rõ vấn đề. Chẳng những không phải hoàn toàn là công của Obama, mà hơn thế nữa, cái chết của Bin Laden một cách cụ thể đã chẳng thay đổi được gì trong cuộc chiến chống khủng bố. Dân Mỹ vẫn phải cởi giầy, cởi nịt quần, cho nhân viên an ninh rờ mò khắp người mỗi khi qua phi trường. Có gì khác"

Trong khi đó, cuộc chiến tại Libya và cái chết của Kaddhafi, như vừa nhận định, thực sự là kết quả của chính sách can dự bằng vũ lực do TT Pháp Sarkozy chủ động từ đầu đến cuối. Ngay cả ngày cuối của Kaddhafi cũng vậy. Ông bị bao vây trong tỉnh Sirte và nhẩy lên xe tìm cách chạy ra khỏi tỉnh, nhưng bị máy bay Pháp bắn theo gắt gao, buộc ông ta phải quay trở lại trốn vào ống cống và bị quân nổi dậy bắt sống. Lính Mỹ không dính dáng gì từ đầu đến cuối. Cái chết của Kaddhafi cũng sẽ tăng tỷ lệ hậu thuẫn TT Obama trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài rồi cũng sẽ đi vào lãng quên. Ưu tiên của dân Mỹ vẫn là kinh tế và công ăn việc làm.

Việc rút quân tại Iraq thì phức tạp hơn.

Đây là yêu cầu chính của khối cấp tiến và cũng là một trong những lý do đưa Obama vào Nhà Trắng. Việc chấm dứt can dự vào Iraq sẽ tạo hậu thuẫn mạnh và lâu dài cho TT Obama. Nhưng cũng có thể sẽ gây ra vấn đề lớn sau này.

Nhà báo cấp tiến Fareed Zakaria, chủ bút tuần báo Time, đã nhận định rút quân thực sự là một “thất vọng” (disappointment) vì chỉ là hậu quả của việc thất bại trong điều đình với chính quyền Iraq.

Theo kế hoạch của TT Obama, Mỹ sẽ lưu giữ lại Iraq một lực lượng quân sự trên nguyên tắc để duy trì ổn định, nhưng trên thực tế để ngăn cản sự bành trướng ảnh hưởng của Iran. Con số ngày một “teo” dần. Lúc đầu thì nói 35.000 người, rồi hạ dần, xuống đến 3.000. Theo đúng truyền thống trịch thượng của Mỹ (mà dân Việt ta đã biết quá rõ), Mỹ muốn toàn quyền sử dụng lực lượng này, độc lập với chính quyền Iraq, đồng thời cũng đòi hỏi quân nhân Mỹ được hưởng quyền miễn tố trước toà án dân sự và quân sự Iraq vì bất cứ tội gì. Cuộc điều đình bế tắc và TT Obama quyết định rút hết quân Mỹ về. Qua đầu năm tới thì chỉ còn vài trăm quân nhân bảo vệ tòa đại sứ thôi.

Trên nguyên tắc thì chính quyền Iraq có lý do chính đáng muốn xác định chủ quyền của mình trên đất nước của mình. Trên thực tế, vấn đề đi xa hơn vậy rất nhiều.

Trước hết, cả ngàn công dân Mỹ tại Iraq, phần lớn đang làm việc qua cả trăm chương trình, dự án tái thiết Iraq, sẽ bị bỏ lại mà không còn được quân đội Mỹ bảo vệ nữa. Họ sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu của các vụ khủng bố, bắt cóc, ném bom,…Cho đến giờ, chưa thấy chính quyền Obama nói đến biện pháp gì để bảo vệ họ. Nhưng đây cũng vẫn chỉ là chuyện tương đối nhỏ, giống như chuyện miễn tố quân nhân Mỹ phạm tội.

Chuyện mẫu chốt là chính quyền Iraq bị áp lực mạnh của Iran muốn bằng mọi giá đẩy Mỹ hoàn toàn ra khỏi Iraq để áp đặt ảnh hưởng của mình. Cả tổng thống, thủ tướng, và tư lệnh quân đội của Iraq đều là những người có cảm tình với Iran vì trước đây, dưới thời Saddam Hussein, họ đều tỵ nạn chính trị tại Iran. Ngoài ra, dân quân thuộc giáo phái Shiite của Muqtada al Sadr do Iran nuôi dưỡng vẫn là lực lượng quân sự mạnh nhất sau quân đội chính quy Iraq. Người ta cũng không quên Hồi giáo Shiite là tôn giáo đa số của cả Iran lẫn Iraq.

Việc Mỹ rút khỏi Iraq sẽ đảo lộn thế cờ Trung Đông, tạo cơ hội cho Iran bành trướng ảnh hưởng. Mỹ và Âu Châu sẽ đối đầu với một liên minh Iran-Iraq thật lớn, cực đoan, và không thân thiện gì lắm.

Hơn nữa, Iran sẽ rảnh tay về phiá Tây, trực tiếp bắt tay với Syria, Lebanon, và các tổ chức cực đoan có tính khủng bố của Palestine, Hamas và Hezbollah, đồng thời tập trung nỗ lực vào phiá Đông, tức là Afghanistan. Với chính sách “địch tiến ta lùi” của TT Obama, có nhiều hy vọng con cờ thí tới sẽ là Afghanistan và Iran sẽ đông tiến thêm một bước và áp lực trực tiếp lên Pakistan bị kẹp vào nách của Ấn Độ. Trong khi đó thì quan hệ giữa Mỹ và Pakistan không tốt đẹp gì cho lắm. Vụ giết Bin Laden trên lãnh thổ Pakistan đã gây căng thẳng với chính quyền Pakistan và oán ghét trong quần chúng. Rồi quan hệ với ngay Afghanistan cũng xuống cấp mạnh. TT Karzai gần đây công khai tuyên bố nếu có tranh chấp quân sự giữa Mỹ và Pakistan, Afghanistan sẽ đứng ngay về phe Pakistan. Người ta có thể dễ dàng mường tượng ảnh hưởng của khối Hồi giáo chống Mỹ chạy dài từ Ấn Độ đến tận bờ biển Địa Trung Hải, trực tiếp đe dọa Do Thái, Ả Rập Saudi và các vương quốc vùng Vịnh phiá nam, và phiá bắc đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ. 

Quyết định rút quân khỏi Iraq sẽ có thể có những hậu quả về lâu về dài hết sức bất lợi cho Mỹ. Trước đây Saddam Hussein đã là kỳ đà cản mũi các giáo chủ Iran. Sau đó đến phiên Bush cản trở tham vọng “bá quyền” của các giáo chủ. Bây giờ thì với việc rút quân Mỹ khỏi Iraq và Afghanistan, con đường bành trướng đã thêng thang mở rộng cho Iran. Trung Đông, mỏ dầu của thế giới, sẽ thành một vùng “xôi đậu” bất an và nguy hiểm nhất thế giới, với Iran có khả năng có vũ khí nguyên tử mà TT Obama đã hoàn toàn bất lực không cách nào ngăn cản được. Dĩ nhiên chưa kể Pakistan và Do Thái cũng đã có vũ khí nguyên tử rồi.

Không phải là chính quyền Obama không nhìn thấy mối nguy Iran. Bà ngoại trưởng Clinton đã lên tiếng cảnh cáo Iran không nên lợi dụng nước đục thả câu. Làm như thể mấy giáo chủ quá khích Iran nghe vậy là bèn ngoan ngoãn ngồi im như học sinh tiểu học ngay.

Nôm na ra, người ta có cảm tưởng như Mỹ đã nhổ cái gai Saddam rồi dâng cả Trung Đông lên mâm cho các giáo chủ Iran. Nhà báo phe ta Zakaria miễn cưỡng phải khều chân TT Obama rất nhẹ nhàng với danh từ “thất vọng”. Nếu như là Bush thay vì Obama, thì người ta có thể tưởng tượng Zakaria sẽ không nương tay như vậy.

Tóm lại, “thành tích ngoại giao” mà truyền thông phe ta đang quảng bá là gì"

Việc tháo chạy khỏi Iraq, kèm với những thắng lợi gần đây của các nhóm Hồi giáo cực đoan tại bắc Phi như Ai Cập, Libya, Tunisia qua “mùa Xuân Ả Rập” vừa qua, sẽ đưa đến kết luận là rất có thể TT Obama đã chủ trì - nếu không muốn nói là giúp đỡ - một sự bành trướng vĩ đại nhất và nguy hiểm nhất của Hồi giáo cực đoan từ mấy trăm năm qua.

Nếu đó là thành tích duy nhất hay lớn nhất của ba năm chính quyền Obama thì ta có lý do để lo ngại nhiều hơn vui mừng. (10-30-11)

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Ý kiến bạn đọc
03/11/201102:06:39
Khách
Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến cho biết số dân Hoa Kỳ ủng hộ Occupy Wall Street đông đảo hơn người ủng hộ phong trào Tea Party nhiều. Nhưng một phân tích mới của Google còn cho thấy phong trào Occupy Wall Street hấp dẫn hơn.

Một bài viết trên Google’s Politics & Elections blog tường trình về các truy cập trên Google về hai phong trào này đưa ra kết quả là số người search về Occupy Wall Street đã qua mặt search về Tea Party kể từ ngày 24 tháng Chín, ngay cả trứơc khi phong trào Occupy Wall Street lan rộng khắp nước Mỹ.

Đến ngày 15 tháng Mười, khi phong trào bắt đầu lan rộng khắp thế giới thì Occupy Wall Street vượt xa Tea Party. Tuy nhiên theo dữ liệu của Google thì Occupy Wall Street vẫn qua mặt Tea Party một cách dễ dàng. So với lúc cao điểm của phong trào Tea Party vào năm 2009 thì khỏang cách giữa hai phong trào có nhỏ đi, thế nhưng Occupy Wall Street vẫn thắng.

Một điều hơi ngạc nhiên là mặc dù Occupy Wall Street xuất phát ở New York nhưng số ngừơi search ở New York lại không cao nhất. Theo Google, tiểu bang New York xếp hạng ba, thua Vermont (hạng nhất) và Oregon (hạng nhì).

Đa số những người search Occupy Wall Street múôn tìm hiểu phong trào này là cái gì, vì thế câu search thường xuyên nhất là: “what is occupy.”

Kết quả của một thăm dò ý kiến do New York Times và CBS đồng thực hiện cho thấy chỉ 9% dân Hoa Kỳ ủng hộ Quốc Hội, 56% cho rằng tâm tư của những người tham dự phong trào Occupy Wall Street phản ảnh những gì đa số người dân Hoa Kỳ đang suy nghĩ. Trong khi đó chỉ 17% nói rằng phong trào Tea Party phản ánh quan điểm của họ.

Những gì ông Vu Linh viết về phong trào Occupy Wall Street là khoé lát, phịa ra. Các cháu vỗ tay hoan hô, cám ơn rối rít không biết mắc cở khi Bác Hồ chí Minh Vu Linh ca ngợi đảng Cộng sản. Dân Mỹ bây giờ mới biết đảng Cộng hoà là đảng Cộng sản, đảng này mới lòi đuôi năm 2010 nên mới đi biểu tính thấy chưa?????

Một cuộc thăm dò công luận mới đưa ra tin vui cho Tổng thống Barack Obama hiện đang có ý định ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai trong năm tới.

Các cháu và Vu Linh đừng khóc nhen khi Obama và đảng Dân chủ automatic thắng ở Quốc hội và Tổng thống năm 2012. Tội nghiệp các cháu và ông hề Vu Linh quá.

Cuộc thăm dò do trường đại học Quinnipiac thực hiện cho thấy Tổng thống Obama được 47% người thăm dò ủng hộ, tăng đáng kể so với 41% vào tháng 9.

01/11/201115:40:37
Khách
Dân Mỹ đã phải trả giá quá đắt cho cuộc bỏ phiếu mà ba rack obama trở thành tổng thống !!! Lần thứ nhất họ có thể tự trách là bị tên bịp bợm dối gạt nhưng nếu là lần thứ nhì thì không thể bào chửa cho sự ngu ngốc được . Mong không phải xảy ra như thế .
02/11/201120:45:34
Khách
Chính-sách Ngoại-giao " Lãnh đạo từ đằng sau " của Ngài TT Obama thật chẳng mới mẻ gì, nằm sẵn trong "tam thập lục kế " mà nhiều tay Chính-trị thời cơ dùng như là "bùa hộ mạng". Đây chính sách "Chờ sung rụng" hay mỉa mai hơn là chính-sách "Xui trẻ con ăn cứt gà" "Ngư Ông hưởng lợi" v.v. Tuy nhiên phải thành thật mà nói rằng, ngay từ ngày đầu tranh cử và ngay sau ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng-thống Hoa-kỳ, Ngài Obama ,có thể vẫn muốn theo đuổi chính-sách Đôi-Ngoại chủ-động, hoăc Trung-dung. Nhưng tháng ngày sau đó, bọn phản chiến cấu kết với bọn khuynh-tả Âu-châu khuyến dụ Hội "Nobel" cho Ông (Obma) cái bằng "Tưởng lục Hoà-binh" (Sự thật là bọn này rất u-mê về thành tích Hoa-bình của Ông). Và kể từ "buổi gặp gỡ đầu tiên ấy"thì lưỡi Ông cứng như Gỗ, tránh nói ra những từ "Chiến tranh" "Khủng bố" nảy nọ. Khi ra nước ngoài thì luôn nói câu "Tạ lỗi", nhưng khi về nước thì lên lớp " doạ nạt " đối thủ chính trị. Khi Tư-lênh chiến trường A-phú-Hãn kêu gọi đôn quân thì bần thần lo lắng (vì sợ mất tưởng-lục Nobel) và ba tháng sau mới quyết định đôn quân "Từ từ", nhưng lại không quên "định ngày rút quân" (có kẻ xấu nói rằng đây là chính sách " Chưa đút vào đã rút ra ")của Ông. Thời gian trên hai năm đầu nhiệm kỳ, Ngài Obama lo chuyện Quốc-nội để chuyện Quốc-ngoại cho Bà Già Hillary lo hết, thế là bà có cơ hội "Múa gậy giữa rừng hoang", được thể, Bà liền tung nhiều "Chưởng" thật ngoạn mục, như ví von Ông TT Sadad là "nhà cải cách",được trớn, Sadad liền làm cú "Cải trang,càn quét"ngoạn mục đến nay vẫn chưa dứt , Bà Ngoại la hoảng ,nhờ bạn bè Năm châu giúp sức.? Chưa xong việc trong nhà, thì hàng xóm,bè bạn , nội ngoại "vật lộn nhau" trước sân "nhà trắng" thế là trận thư hùng nổ lớn, mang cái tên "Mùa Xuân Ả-Rập" và qua đó mới biết là chính-sách Đôi -ngoại "Lãnh Đạo từ Đằng sau'" là do chính Ngài Obama khởi xướng và đang "Kích hoạt". Vubinh
02/11/201119:35:11
Khách
Khi" Cách-mạng Mùa Xuân Ả-rập" (Còn có cái tên "Cách-mạng Hoa-Nhài) bùng nổ (khởi từ Tunisia, lan dần sang Ai-cập, Yemen, Syria và Lybia v.v.) thì không những thường dân ai cũng lạc quan cho rằng ngày tàn của các bạo chúa gần kề và thế giới sẽ được an-bình, mà ngay cả các Chính-trị gia Hoa-kỳ cũng "Hồ hởi". Tuy nhiên, sau vài tháng ồn ào xảy ra, cuộc diện thế giới vẫn chưa có gì sáng sủa cả . Cái chết thê thảm của nhà Độc tài Gadhafi những tưởng rằng, một vận hối mới tốt đẹp hơn đến với dân chúng Lybia , nhưng rồi nhiều bất cập đang chờ đợi Họ do từ những mưu toan chính trị giữa các phe phái trong cũng như ngoài Lybia . Về phía chính-phủ Hoa-kỳ, thì với chính sách Ngoại giao " Lãnh đạo từ phía sau "hay nói rõ hơn " Lãnh đạo từ Hậu trường" ( " Leading from Behind " ) . Một chính sách Ngoại-giao thiếu tính chủ động ngay từ đầu của Ngài TT Obama đã biến cuộc "Cách-mạng Mùa Xuân Tươi Mát Ả-Rập " thành "Mùa Thu Ảm Đạm Ả-Rập" và những hậu quả thật khó lường . Chính sách Đối -Ngoại , được gọi là "Lãnh đạo từ phía sau "đó mang hai ý nghĩa quan trọng : 1/ Vì thiếu chủ động cho nên quyết định đưa ra thiếu thực dụng và không đáp ứng kịp tình thế biến chuyển từng giờ, từng phút. Tỷ như vụ việc Lybia , phải chờ quyết tâm của Nato (của Anh,Pháp thì đúng hơn), rồi Nghị quyết của LHQ,. lúc đó Hoa-kỳ mới "giám" nhập cuộc nhưng lại giữ vai trò "Trợ lực" mà thôi. Có người ca tụng rằng đây là chính sách ngoại giao "khôn ngoan", nhưng theo tôi là thiếu "Khôn khéo" kiểu "khôn nhà dại chợ". 2/ Vì thiếu "viễn kiên chính trị " tức không có cái nhìn xa, nhìn rộng cho nên thấy gì nói đấy,làm đấy, thấy người khác nói cũng nói theo, ăn theo . Tỷ như trong vụ việc Ai-cập, Syria hay Yemen, lúc đầu Bà ngoại Hillary nói"các bên tự chế" (đặc biệt hơn, là Bà Ngoại Hillary còn nói "TT Syria" là nhà "Cải-cách"), rồi kế đó Anh,Pháp lên tiếng yêu cầu độc tài "Từ chức",và sau cùng( lại sau cùng) Ngài TT Obama mới chịu lên TV "Nói theo". Từ những nhận xét thô thiển, cho chúng ta một kết luận thế này :" Hoa kỳ trong thập kỷ này,cần một người biềt lãnh đạo, chứ không cần một người tập sự lãnh đạo, kiểu Job traning " hay nói khác đi Hoa-kỳ cần một chinh-sách Ngoại-giao chủ-động, mạnh mẽ ( Leading in Front ) giống cố TT Reagan khi Ông đứng cạnh bức tường Ô-nhục Bá-Linh và giõng dạc tuyên bố :"Ông Gô-bô-Chốp , hãy dẹp bỏ (tear down this Wall )bức tường này ". Vubinh
03/11/201117:34:50
Khách
Phong trào Chiếm Wall Street (Occupy Wall Street) đã lan khắp nước Mỹ và thế giới, và đã đưa một nạn nhân đầu tiên vào bệnh viện trong cảnh mê man.

Anh Scott Olsen, 24 tuổi, cựu thủy quân lục chiến, đã từng dự chiến tranh ở Iraq. Anh bị cảnh sát bắn đạn mã tử trúng đầu, trong cuộc biểu tình “Chiếm Oakland”.

Diễn tả dưới hình thức đối kháng, thì khẩu hiệu chính của phong trào Chiếm Wall Street là “99 phần trăm chống 1 phần trăm”. Chống như thế nào? Tuyệt nhiên không ai đòi đấu tố, trả thù những người giầu nhất; cũng không đòi tịch thâu tài sản của họ đem chia cho những người nghèo hơn. Mục tiêu đòi hỏi của phong trào Chiếm Wall Street là thay đổi luật lệ ảnh hưởng tới việc phân bố lợi tức trong nền kinh tế. Nói cách khác, là thay đổi luật về thuế khóa.

Những người biểu tình Chiếm Wall Street nói rằng có 1% các gia đình giàu nhất vì được chia phần nhiều quá. Phải sửa lại “luật chơi” của nền kinh tế để chia bớt phần cho những người khác.

Nhờ đâu mà ngay trong số 1% những người giầu này có những người giầu sụ hơn kẻ khác. Một phần lớn là do cách đánh thuế. Thuế đánh trên lương bổng theo suất lũy tiến, càng lên cao càng đóng một tỷ lệ lớn hơn. Nhưng, nhờ luật cắt thuế của Tổng Thống Georges W. Bush năm 2003, những lợi tức kiếm được nhờ đầu tư thì chỉ đóng suất thuế 15%, dù là tiền lời được chia (dividend) hay lời nhờ bán chứng khoán (capital gain).

Các cháu mồm to và mồm thối nhất Luuvong Bất Hạnh, Vú bình bòng, BT, Nhat Nam, doan (cai luong ) truc giang v.v… ráng ca tụng mà không hề biết nhục và xấu hổ ngay cả anh hề Vu Linh cứ ca cứ gáy đến hơi thở cuối cùng để chờ O3Ma cắc cổ gà làm tiết canh. Các cháu này và hề Vu Linh nếu ở Viet nam chỉ có nâng bi bợ đít càc Tư bản đỏ việt cộng mà thôi.

Phong trào Occupy Wall Street chỉ là một biểu lộ của giới trẻ trước cảnh chênh lệch này. Họ không đòi xóa bỏ hệ thống kinh tế tư bản; cũng không hề muốn lật đổ chính quyền dân chủ. Khi những người trẻ có lý tưởng muốn xã hội công bằng hơn, đó là một điều đáng mừng cho các quốc gia. Các nhà chính trị sẽ phải diễn tả các khát vọng đó bằng cách thay đổi “luật chơi” cho xã hội công bằng hơn.

Cảnh sát đụng độ người biểu tình trong phong trào "Chiếm phố Wall" sau khi họ chiếm một cảng đông đúc tại Mỹ và gây tê liệt giao thông tại một thành phố hôm nay.

Tại bang Washington, vài trăm người biểu tình bao vây một khách sạn trong thành phố Seattle, nơi tổng giám đốc điều hành của hãng JPMorgan Chase diễn thuyết trong một sự kiện do Đại học Washington tổ chức. Họ phản đối việc JPMorgan Chase nhận 25 tỷ USD trong gói cứu trợ của chính phủ Mỹ vào năm 2008. Sự hiện diện của đám đông khiến các phương tiện cơ giới không thể di chuyển vào giờ cao điểm.
03/11/201122:10:13
Khách
Gửi bạn Tuyên-Nguyên ! Cám ơn bạn đã viết quá nhiều lần "cái luận điệu ca tụng " mang tích Cách-mạng Xã-nghĩa như thế. Cái luận điệu ấy, thường được gán cho danh hiệu là "già hàm" hay "nói giai như dẻ rách" mà không biết mình nói gi, giống như Ngài TT Obama mỗi lần đọc diễn văn đều phải có "Teleprompter" trước mặt để nhìn vào đó mà đọc thao thao bất tuyệt, thế mà cũng được vài người khen Ngài là "thông thái và hùng biện". Đã có một vài lần, Ngài đang thao thao thì mất điện , máy "Teleprompter" ngừng đập, thế là Ngài thẫn thờ lúc lâu, ủng-hộ-viên vỗ tay ầm ầm khích lệ ,nhờ vậy "Teleprompter" lại tái" kích hoạt". Theo tôi nghĩ, bạn chưa cần dùng "Teleprompter" như Ngài Obama .Chúc bạn vui mạnh. Vubinh
03/11/201116:41:21
Khách
Nhìn vào cuộc nội chiến tại Libya , nói gì thì nói ta thấy Huê kỳ can thiệp vào xứ nầy cũng có chừng mực . Chúng ta cũng còn nhớ những cuộc nội chiến tại Bosnia và Kosovo , Huê kỳ và các đồng minh khối Nato lật đổ nhà độc tài Milosevic và bênh vực cho những sắc dân Hồi giáo thiểu số chống lại sự thanh trừng chủng tộc của người Serb trên những phần đất Nam tư cũ . Từ ngày hoà bình lập lại trên toàn vùng Balkan , các nước Bosnia - Herzegovina và Kosovo đã giành được độc lập và có những giao hảo thân hữu với Hoa kỳ và các nước Tây phương . Tuy những xứ ấy theo Hồi giáo nhưng không lâm vào cảnh hỗn loạn vì tổ chức khủng bố Al Quaida không thể lạm dụng những tư tưởng hồi giáo quá khích để gây ảnh hưởng tại những quốc gia nầy . Đất nước Libya cũng như vậy , họ cũng đã bầu lên vị thủ tướng lâm thời là ông Abdel Rahim El Keib là một vị tiến sĩ tốt nghiệp ngành điện tại Hoa kỳ , điều đó chứng tỏ dân chúng Libya dần dần trưởng thành trong chính trị và chúng ta cũng đừng nên đánh giá họ quá thấp . Sự nổi dậy tự phát của người dân xứ Libya nhằm lật đổ kẻ bạo chúa độc tài Khả Đạt Phi là quyền dân tộc tự quyết của họ , Hoa kỳ chỉ yểm trợ có chừng mực cùng với đồng minh khối Nato cũng giống như thời Bill Clinton can thiệp vào vùng Balkan để ngăn chặn tên độc tài Milosevic thực hiện những tội ác diệt chủng mà thôi . Cho nên cứ cho rằng vì Hoa kỳ trực tiếp gây cảnh hỗn loạn tại các xứ Bắc phi và Trung đông như những chuyện xảy ra vừa qua là những sự đánh giá thiếu khách quan và vô trách nhiệm vậy !
04/11/201121:44:44
Khách
Tin Hà-nội : Tin tức mới nhất tôi nhận được từ Ông bạn tại Houston cho biết là thành phần " Occupy Thái-Hà" gồm các tay nghiện ngập, riệu chè, cờ bạc, đị điếm. Và vài giờ sau đó, Giáo-dân và Sinh-viên Công-giáo được tin khẩn đã chạy tới đuổi bọn "Occupy" ra khỏi khu Thánh-đường và nghe đâu chiến dịch "Occupy" do Nhà nước tổ-chức . Vậy "occupy Wall Street" do Ông cố Nội nào tổ chức đây ? 99% biết rõ 1% rồi, Ai đó ???? Chường mặt ra coi !!!! Vubinh
04/11/201120:37:30
Khách
Tin Hà.-nội : Vào hồi 1430h ngày 3-11-11, một đám Côn-đồ khoảng 200 tên xông vào Chiếm,Đánh tại nhà thờ Thái-hà (tin vắn NVCL). Đây là bản tin vắn từ NVCL do một Ông bạn đồng môn từ Orange County gọi tới tôi. Khi nghe được tin này , tôi hỏi lại Ông bạn cho rõ sự thể : Vậy là có "Occupy Wall Street" tại Hà-nội sao ?. Ông bạn tôi liền trả lời : Không phải vậy, mà là "Occupy Thái-Hà ", chưa già đã lẩm cẩm !?? Tôi liền góp thêm ý : Thì cũng là thể loại na ná "Occupy Oakland " mấy ngày qua ? ! cũng Chiếm,Đánh,Đốt (riêng Thái-hà thì chưa Đốt) ? Ôi thế giới đảo điên, điên đảo. Chỗ nào cũng "Occupy" nghe mà lạnh xương sống, ớn da gà !!!!. Vubinh
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.