Hôm nay,  

Tình Trạng Kinh Tế Việt Nam

17/10/201100:00:00(Xem: 9136)
Tình Trạng Kinh Tế Việt Nam

nguyen_xuan_nghia_dien_thuyet-large-contentNguyễn Xuân Nghĩa

Giới đầu tư quốc tế đang nghĩ lại về ảo vọng của họ tại Việt Nam...

(Bài thuyết trình trước cuộc hội thảo ngày Thứ Bảy 15 Tháng 10 của Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam (VAST) tại California.)
Đầu năm nay, một giới chức cao cấp của Hà Nội là Thống đốc Ngân hàng Trung ương có phát biểu rằng dân ta sẽ ăn một cái Tết vui vẻ huy hoàng nhất. Quả nhiên, người ta đã cố thổi lên không khí lạc quan phấn khởi vì Đại hội Đảng khóa XI vừa kết thúc trước đó hai tuần.
Nhưng đấy là sự lạc quan của kẻ uống thuốc bổ.
Vì chín tháng sau Đại hội, cách đây năm ngày, Hội nghị kỳ ba của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI vừa quyết định là phải cải tổ nền kinh tế trong ba lãnh vực là đầu tư, thị trường tài chánh và doanh nghiệp nhà nước. Lý do "tái cơ cấu" này được chính người đầu đảng nêu ra:
"Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; lạm phát vẫn ở mức cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; nợ công, đặc biệt là nợ nước ngoài tăng nhanh; dự trữ ngoại hối mỏng, áp lực đối với tỉ giá còn lớn; thị trường tài chính, thị trường bất động sản giảm sút, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng giá cả đầu vào, lãi suất cao, hàng tồn kho lớn... Tình hình nêu trên có nguyên nhân khách quan là do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém của nội tại nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, tích tụ kéo dài từ lâu, chậm được khắc phục và do những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp các ngành, đặc biệt là trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa; quản lý quy hoạch, đầu tư, đất đai, tài nguyên, thị trường bất động sản... "
Bỏ qua ngôn từ chính thức đó mà nói theo dân gian thì Việt Nam đang mấp mé khủng hoảng. Có người ở trong nước gọi là "chết lâm sàng". Đảng Cộng sản phải tiến hành một đợt cải cách nữa, cũng quyết liệt như cách đây đúng 20 năm. Mà vì sao 20 năm"
Và tình hình nguy ngập như thế nào"
Bối Cảnh Thời Gian
Chúng ta có thể tạm nhớ lại vài mốc thời gian để mường tượng ra các bài toán và giải pháp của những người đã độc quyền cai trị đất nước từ năm 1975 đến nay:
Sau 1975 là 10 năm hoang tưởng vì "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa". Còn tiến đến tận Kampuchia. Vì chiếm đóng xứ láng giềng này, Tổng sản lượng GDP vốn dĩ đã suy sụp còn mất toi 5% mỗi năm. Vì vậy Việt Nam mới tiến lên cao điểm là khủng hoảng năm 1986 và bước ngoặt là Đại hội VI.
Sau Đại hội đó là năm năm lúng túng thả nổi, từ 1986 đến 1991, vì nhà cầm quyền biết thế nào là sai mà chưa rõ thế nào là đúng. Đó là "đổi mới tự phát", buông tay ra cho dân làm ăn tự do hơn trước. Quả nhiên là có khá hơn xưa, và dân hết đói.
Nhưng còn đảng thì sao"
Khi Trung Quốc và Liên Xô bị khủng hoảng năm 1989 rồi Liên Xô tan rã năm 1991, nhà cầm quyền hốt hoảng nên đành đổi mới thật. Mà nhìn quanh thì chỉ còn thấy mô hình Trung Quốc, vừa có vẻ khả quan về kinh tế lại an toàn về chính trị. Từ đấy, Việt Nam trôi vào bóng rợp của Trung Quốc vì lý do ta gọi là ý thức hệ. Thực tế là để đảng tìm chỗ tựa về chính trị.
Nhưng trong năm năm đầu của thời đổi mới từ trên xuống thay vì từ dưới lên như trước, nhà cầm quyền vẫn mò chân xuống nước mà đi. Từ 1991 đến 1996 thì chỉ giải toả những gì không gây ra rủi ro chính trị, chứ chưa dám bung hẳn ra ngoài dù đã được quốc tế viện trợ để cải cách.
Đấy là lúc Hoa Kỳ nhập cuộc, kể từ 1993-95 trở đi.
Năm năm sau, từ 1996 đến 2001, Mỹ lần lượt bãi bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ kinh tế rồi ngoại giao, với dấu mốc là Hiệp định Thương mại Song phương ký năm 2001. Bước nhảy vọt khởi sự từ đó, dù Hà Nội vẫn hoài nghi e ngại việc hội nhập vào kinh tế thế giới.
Hà Nội mất 10 năm thương thảo việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cho đến khi vượt qua cửa Hoa Kỳ với quy chế thương mại bình thường NTR, xưa kia được gọi là Tối huệ quốc, được Mỹ chấp thuận đúng năm năm trước đây, vào cuối năm 2006.
Thế rồi từ khi gia nhập Tổ chức WTO thì nhà cầm quyền Hà Nội rơi vào trạng thái tâm lý ngược, là hồ hởi sảng, như con cá nước lợ đã tung tăng ra biến lớn. Nó bị say sóng! Đó là tình hình từ 2007 đến nay.
Do sự lạc quan thiếu cơ sở, Hà Nội tưởng rằng sẽ tập trung cả đặc quyền lẫn đặc lợi vào khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa với việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong khi vẫn khai thác được lợi thế của kinh tế thị trường. Kết cuộc là nguy cơ khủng hoảng như ta đã thấy.
Nhìn lại trong trường kỳ thì cũng không khác vụ khủng hoảng kinh tế của năm nước Đông Á vào thời 1997-1998. Nhưng lại có khác vì Việt Nam chưa có kinh tế thị trường và cũng không có chính trị dân chủ, nên khó xoay trở hơn các nước kia.
Đấy là bối cảnh của những khó khăn hiện nay.
Thách Đố Trước Mặt
Chúng ta phải nhìn lại toàn cảnh từ khi giao lưu với Mỹ và được mở cánh cửa vào WTO:
Vốn dĩ đa nghi mà chẳng nghi ngờ sự kém hiểu biết của mình, lãnh đạo Hà Nội khám phá là ta khôn hơn nên có lợi lớn sau khi bang giao với Hoa Kỳ! So với tình hình năm 1995, ta mua của Mỹ gấp 10 mà bán cho Mỹ gấp 128 lần. Quả là Mỹ khờ! Như năm ngoái Việt Nam đạt xuất siêu là hơn 11 tỷ đô la, và mới có năm tháng của năm nay thì đã lời thêm gần năm tỷ.
Nhưng trong 10 năm cầy cục lập hồ sơ xin vào WTO, Hà Nội cũng không hề nghi ngờ sự thiếu hiểu biết nên chẳng chuẩn bị giai đoạn tiến ra biển lớn. Cơ chế kinh tế, luật lệ và thông tin của Việt Nam không có khả năng đối đầu với những thách đố dồn dập của thời "hậu WTO". Mà vẫn lạc quan hồ hởi với cái tệ sùng bái chỉ tiêu tăng trưởng vì sản xuất tăng vọt. Và quả nhiên là gây lạm phát từ cuối năm 2007.
Khi ấy, một yêu cầu lưỡng nan - vừa tống ga để tăng trưởng mạnh, vừa đạp thắng để hãm đà vật giá - đã thách đố khả năng ứng phó của chính quyền.
Mà ngoài biển lớn cũng có sóng dữ: thế giới lại bị tổng suy trầm 2008-2009 nên Việt Nam bị ảnh hưởng. Theo đúng bài bản Trung Quốc, Việt Nam lại tăng chi và ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế với hậu quả tương tự: gây bội chi ngân sách, lạm phát và thổi lên bong bóng đầu cơ địa ốc.
Nhìn lại thì trong các nước Á châu, Việt Nam đứng đầu - còn hơn Trung Quốc - về kích thích kinh tế với lượng tín dụng bơm ra từ 2008 đến 2010 là 100 tỷ đô la, bằng Tổng sản lượng GDP! Cũng vì vậy mà kinh tế gặp họa còn tệ hơn Trung Quốc.
Sau đây là vài con số khô khan mà người ta phải nói đến.
Đó là chỉ tiêu 7% đã tuột khỏi tầm tay, năm nay mà đạt 6% là mừng. Mà lạm phát lại gần 20%, cao nhất từ bốn năm nay. Bội chi ngân sách bằng 6% GDP. Nhập siêu mỗi tháng chừng một tỷ, mà được với Mỹ bao nhiêu thì nạp cho Tầu bấy nhiêu. Cán cân chi phó hay vãng lai hụt cỡ 5-6% GDP. Dự trữ ngoại tệ chỉ còn đủ cho gần hai tháng nhập cảng và đồng bạc mất giá nên càng gây lạm phát trong vòng luẩn quẩn. Ngoại trái chiếm 50% GDP và nếu kể cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước mà chính quyền phải đảm bảo và trả nợ đậy, thì số công trái đã vượt tổng sản lượng. Tức là lên đến mức báo động. Cũng nguy ngập như hệ thống ngân hàng với núi nợ khó đòi và sẽ mất. Còn thị trường địa ốc thì xì như trái bóng hết hơi vì hết được bơm thuốc bổ.
Trong cơn sóng gió vừa qua, Việt Nam tụt hậu so với các xứ khác: nội một năm, sức cạnh tranh sụt sáu bậc. Còn giá trị trái phiếu bị giáng cấp tới điểm B- là hạng thấp của giấy lộn "junk bond". Giới đầu tư quốc tế đang nghĩ lại về ảo vọng của họ tại Việt Nam.

Nguồn hy vọng cuối chính là tiền bạc do thân nhân gửi về, được Ngân hàng Thế giới ước lượng vào Tháng Năm vừa qua là từ 7,2 tỷ đến tám tỷ đô la cho năm 2010! Ngẫu nhiên sao lại bằng mức gia tăng sản xuất của gần 90 triệu dân trong cả năm. Nhưng đấy chỉ là một cách nhìn máy móc của con số.
Chứ thực tế thì tình hình còn đen tối hơn.
Hệ thống sản xuất của Việt Nam có ba giai tầng cao thấp khác nhau. Trên cùng là các tập đoàn nhà nước với giới điều hành là các đảng viên cao cấp có toàn quyền về kinh tế, kinh doanh, vay mượn hoặc sử dụng đất để trục lợi, mà thực tế đóng góp rất ít cho kinh tế nếu so với tài nguyên được phép tận dụng. Ở giữa là các doanh nghiệp cổ phần tiếng là của tư nhân mà đa số là tay chân của thân tộc hoặc những ai có quan hệ với đảng viên cán bộ, để chia chác đặc quyền từ trên ban xuống.
Dưới cùng là các tiểu doanh thương loại nhỏ và trung bình phải luồn lách qua hệ thống luật lệ và chính sách mờ ảo để trục lợi - hoặc vặt mũi bỏ mồm. Thành phần này có rủi ro phá sản cao nhất dù tuyển dụng nhiều nhân công nhất. Thực tế thì năm nay đã có năm vạn cơ sở đóng cửa và thải người vì làm sao kinh doanh có lời khi phải vay lãi đến hơn 20 phân trong khi cả thế giới đang bị suy trầm"
Dưới đáy của hệ thống kinh tế đó là nông dân, bị cướp đất và phá rừng, bị ở trên trưng thu trục lợi khi gạo lên giá và lãnh họa lúc hệ thống đê bao bị bể, là chuyện đang xảy ra.
Phản ảnh cái hạ tầng kinh tế đó là hệ thống xã hội bất công đã được định chế hóa ở trên.
Các đại gia và thân tộc của đảng ở trên cùng là những kẻ giàu nhất nước, tiêu xài như Mỹ, đi Mỹ như đi chợ, để "đầu tư", rửa tiền và tẩu tán tài sản thụ đắc bất chính, dưới sự đo đếm mẫn cán của công lực Mỹ. Ở giữa là thành phần gọi là trung lưu khá giả thì cũng là những ai có quan hệ với nhân sự của đảng. Trong tầng lớp này, không thiếu những kẻ giàu nổi hãnh tiễn và khoe khoang sự thành tựu của mình.
Ở nấc dưới của xã hội lý tài và bất công đó là một đa số còn nghèo khổ.
Thảm kịch lớn là họ chịu đựng sự nghèo khổ ấy và một số tìm nấc thang leo lên bậc trên, cũng lại qua quan hệ với đảng viên cán bộ của nhà nước, hoặc khai thác những kẽ hở của luật lệ chính sách. Dưới cùng là những kẻ tuyệt vọng và bất mãn. Một số không ít sẵn sàng can vào tội ác để tìm ra ánh mặt trời của họ trong xã hội đen, mà đa số nạn nhân là người dân.
Người ta nhìn ra sự suy sụp kinh tế trong sự băng hoại xã hội. Thế thì vì sao mà năm năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam lại tụt hậu về cả kinh tế và xã hội như vậy"
Nguyên Nhân Gần Xa
Chúng ta có một cách giải thích nhân nhượng, dựa trên lý luận kinh tế theo kiểu chuyên gia ngoại quốc.
Thứ nhất, trong mấy chục năm qua, hiển nhiên là Việt Nam có những đổi thay về lượng. Nhưng nhìn trong không gian thì vẫn chưa theo kịp và thực tế bị thua sút các nước đã từng có tốc độ tăng trưởng rồng cọp là 7-8% một năm trong mấy chục năm liền với mức công bằng cao hơn.
Một trường hợp mà nhiều người nghĩ đến lại buồn là Nam Hàn, nửa thế kỷ trước thì cũng cùng trình độ phát triển với miền Nam, trên phân nửa lãnh thổ. Hai chục năm trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008 của Trung Quốc, Nam Hàn đã tổ chức Thế vận vào năm 1988, như một biểu hiện của sự trưởng thành trong phát triển. Nhưng đấy cũng là bước ngoặt đáng kể của tiến trình dân chủ hóa ra khỏi chế độ quân phiệt của thời chiến. Ngày nay, Nam Hàn đã vượt qua Việt Nam quá xa.
Lý do là lượng của Việt Nam không biến thành phẩm. Tăng trưởng không là phát triển. Tăng trưởng của Việt Nam thiếu phẩm chất, không bền vững, đào sâu bất công và gây ô nhiễm cho môi trường sinh sống. Đó là tăng trưởng sóng vai cùng tham nhũng và hủy hoại môi sinh. Tại sao như vậy"
Vì hạ tầng cơ sở vật chất như cầu đường cho giao thông và vận tải nội địa, hệ thống tiện ích công cộng, như điện nước hay hủy thải phế vật, vẫn còn lạc hậu bên cạnh các công trình gọi là "hoành tráng" của sự phô trương.
Nghiêm trọng hơn vậy, hạ tầng cơ sở luật pháp thì thiếu công minh và thừa kẽ hở cho mọi lối vi phạm. Luật lệ bất minh của một bộ máy cai trị rất rộng - vì cái gì cũng xía vào - mà lại nông vì chẳng điều động được gì hết, đã phá vỡ mọi chánh sách quản lý kinh tế quốc dân, nếu như Việt Nam thực sự có một chánh sách kinh tế ra hồn, là điều chưa có.
Ta cũng có một cách giải thích khác thiên về xã hội và chính trị, chứ không máy móc theo kinh tế học.
Nôm na thì Việt Nam gặp bài toán cổ điển là "cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị" nên làm nẩy sinh một xã hội lý tài ruỗng nát, mà không ai dám nói tới một giải pháp khác.
Chỉ vì hệ thống chính trị Việt Nam khiến đảng có toàn quyền quyết định ở mọi cấp mà đảng viên khỏi chịu trách nhiệm trước quốc dân. Tiến trình quyết định mờ ám đó dẫn đến sự xuất hiện của một "đảng đa nguyên", gồm nhiều phe nhóm trên thượng tầng, trong Bộ Chính trị. Mỗi nhóm có những cơ sở kinh doanh riêng như các tập đoàn nhà nước và tay chân, như một lực lượng Bình Xuyên có cả chục khu vực Bình Khang được bảo kê!
Khi xưa thì Bình Xuyên có sự bảo trợ của Thực dân Pháp, ngày nay, phải chăng là sự bảo vệ của Trung Quốc"
Các phe nhóm này đối lập với nhau về thị phần nhưng tương nhượng nhau để tồn tại và gây ấn tượng với dư luận nông cạn bên ngoài là có phe bảo thủ có phe canh tân. Kết cuộc thì các phe nhóm thế lực làm lệch lạc việc quản lý để trục lợi và cản trở mọi nỗ lực cải cách để duy trì đặc quyền và đặc lợi của họ. Hàng năm, Việt Nam được cả chục khuyến cáo của quốc tế và các nước cấp viện về từng phương hướng cải cách, nhưng Hà Nội chỉ tiến hành những việc không xâm phạm vào vùng đặc lợi của các đại gia ở trên.
Ở dưới, người dân chỉ còn cách ăn gian, hoặc chịu đói, trước sự phe phẩy ngạo mạn của những kẻ ở trên.
Trong một xứ tự xưng "xã hội chủ nghĩa" thì đấy là nghịch lý khó hiểu mà vẫn được đa số cam chịu! Và đa số cũng ý thức được rằng mình có thể gian lận bằng mọi ngả để trục lợi, kiếm sống, miễn là đừng nói đến chính trị, đừng đụng đến chính trị. Và cũng đừng đả kích Trung Quốc.
Chửi Mỹ thì được, chứ đừng phản đối Trung Quốc, từ chuyện kinh tế đến an ninh!
***
Sau khi trình bày khái quát tình trạng kinh tế của Việt Nam với hai cách giải thích tất nhiên là giản lược, chúng tôi xin kết luận với vài nhận xét u ám và mấy câu hỏi.
Thứ nhất, từ 200 năm nay, Việt Nam đã có mấy chục năm liên tục và hiếm hoi mà không bị chiến tranh, ngoại xâm hay nội loạn, và người Việt có quyền quyết định về vận mệnh quốc gia. Cớ sao lại tụt hậu và có thể mất chủ quyền thực tế vào tay ngoại bang"
Thứ hai, xã hội Việt Nam hiện có thể được tóm gọn là "Đại gia hạ cánh an toàn và đã có bãi đáp bên Mỹ; giới trung lưu thì hốt hoảng vì chưa kịp lên tới bậc đại gia đã có thể tuột dốc; còn dân đen thì tuyệt vọng!" Họ tuyệt vọng vì không hiểu là Trung Quốc sẽ làm gì và Hoa Kỳ có muốn làm gì chăng" Còn bên trong thì họ không tin là lãnh đạo muốn thay đổi, có khả năng hoặc sẽ đổi mới thật.
Chuyện ấy dẫn ta đến Trung Quốc và vài câu hỏi cho tương lai.
Việt Nam có thể ra khỏi trật tự Trung Hoa được chăng" Muốn vậy, người dân phải làm gì" Họ còn đất lùi không" Thứ nữa, trong quan hệ tay ba Mỹ-Tầu-Ta, người Việt ta có thể làm được gì" Mà người Việt đó là ai, ở đâu" Những câu hỏi ấy không dễ có giải đáp.
Và có thể là một đề tài hội thảo khác của Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc
17/10/201121:03:15
Khách
VN sau khi bị cac nuoc xa nghia anh em cup dien tro thì mo cửa lam an voi tu ban TB (cái loại nguoi mà hoi tui con ngoi duoi mai truong xa nghia thuong nghe họ chửi bới rất nhiều trong các bài học giáo khoa). Làm an voi TB 1 thoi gian thì bat dau nổ chảnh . Họ khoe khoang bóc phét là họ làm tốt cho dat nuoc. Dat nuoc dang phát triển ve kinh tế và họ rat tự hào... Theo cái nhìn dưới con mắt khách quan của ngời bình thường 0 làm về kinh tế thì tui thay chang co gì dang de tu hào. Nếu có ai hỏi vì sao 0 dang tu hào thì cho tui làm 1 cái so sanh sau day de thay rõ hén?
1. Hàng xóm VN nhu Nhật, Nam Hàn, Dài loan, Sing...kinh te dat nuoc ho moi phat trien thuc sự vì chủ nhan ong của họ chính là nguoi trong xứ sở của họ và họ rat hanh dien + tự hào ve su phat trien dó.
2. Còn VN chảnh chẹ ho hào KT phát trien mà nhìn kỹ lại coi. Các chủ nhan ong dai da so deu la nuoc ngoai, còn dai da so dan den VN thì làm cong cho chung bỏ sừ. Mình chỉ cho nguoi ta muon dat + dem dan minh ra lam no le rẻ mat thoi mà cũng tư hào cũng chảnh. Dan dan hang xuong tho lo rut ve nuoc het. Nhung cái building xay len đó 0 còn duoc bảo trì thì dan dà cũng xuong cấp, chỉ là chốn bỏ hoang.

Làm kinh tế kiểu cho muon dat + dem dan den ra làm no le cho tu bản (nguòi mà họ da từng rủa xả thời chua mo cua) vậy mà chảnh chẹ tự hào.
17/10/201118:11:08
Khách
Trong chuyến công du của nữ Thủ tướng Cộng Hoà Liên Bang Đức Angela Merkel đến Việt Nam tuần qua , chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng : nước Đức được thống nhất bởi những người Quốc gia Đức đã là những người viện trợ nhân đạo nhiều nhất cho nước Việt Nam được thống nhất bởi chủ thuyết Cộng sản độc tài , trái hẳn với chánh sách hợp tác để trục lợi hẹp hòi của các đồng chí phương Bắc đang chèn ép Việt nam về mọi mặt . Những câu tâng bốc mà nhà cầm quyền Trung Nam Hải và bọn Bắc Bộ Phủ Hà nội trơ trẽn nói ra đoại loại như " mười sáu chữ vàng " thật ra chỉ là thứ vàng mã mà người ta hay đốt để cúng người chết mà thôi ! Đúng như lời nói của cựu Thủ tướng Tân Gia Ba ông Lý Quang Diệu khi cho rằng : " nói chuyện với những kẻ độc tài quân phiệt cũng giống như nói với những xác chết vậy ".
17/10/201114:41:26
Khách
Cám ơn Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa. Bài viết của Ông tuy ngắn nhưng đã nêu ra những vấn đề cốt lõi. Tình cảnh kinh tế và chính trị như Ông phân tích là rất xác đáng. Việt Nam bây giờ cần đảo chính, nói ra nghe khó thực hiện lắm, nhưng tôi thấy đó là giải pháp hữu hiệu nhất để Việt Nam thoát thế kẹt về mọi mặt như hiện nay. Đảng Cộng Sản đã dày thành tích hại dân hại nước quá rồi, dù họ quay đầu lại vẫn sẽ còn nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến chế độ CSVN mà dân VN phải giải quyết. Chỉ có cách phá bỏ Đảng Cộng Sản VN và hệ thống chính trị cầm quyền của họ thì mới giải quyết được thế kẹt, thế yếu, mới khai phá được thực lực của dân Việt Nam, và tranh thủ sự ủng hộ của LHQ. Dĩ nhiên, đảo chánh chỉ là thay đổi giới cầm quyền và đưa đất nước theo đường hướng đổi mới dân chủ thực sự. Đảo chánh không có nghĩa phá huỷ mọi cơ sở hành chính quản lý nhân sự sẳn có.
18/10/201112:34:26
Khách
Whoop !!!
"Tiếc thay thân quế giữa rừng"...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.