Hôm nay,  

Tạp Ghi Quỳnh Giao – Khi Người Ca Sĩ Viết Văn

15/10/201100:00:00(Xem: 11467)
Tạp Ghi Quỳnh Giao – Khi Người Ca Sĩ Viết Văn

quynh_giao_damau_org-large-contentQuỳnh Giao (Photo: damau.org)

Đỗ Xuân Tê

Tình cờ vào dutule.com lướt mục giới thiệu tác phẩm mới, tôi thấy Quỳnh Giao Tạp Ghi, sách dày hơn 400 trang do Người Việt xuất bản vừa phát hành vùng Quận Cam. Như một bất ngờ thích thú, tôi chạy ra tiệm sách hỏi mua, vừa nói tôi có ‘quen’ ca sĩ Q.G. bà cụ bán sách bớt cho một đồng so với giá bìa. Hỏi ra bà cụ mê tiếng dương cầm và tiếng hát của Quỳnh Giao từ ở Việt nam, khi biết tôi mua sách bà biết ngay tôi là người lân la ‘từ tiếng ca qua trang viết’ của Quỳnh Giao như nhiều bạn đọc thế hệ tôi.
Khi nhắc đến Quỳnh Giao tên tuổi cô gắn liền với sự nghiệp ca hát và dạy nhạc trên nửa thế kỷ nay, nhưng ít ai ngờ nữ ca sĩ kiêm dương cầm thủ tài hoa ấy khi ra hải ngoại lại trở thành một cây viết cũng tài hoa không kém. Chính tôi khi được đọc vài bài đầu tiên đã tỏ ý nghi ngờ nên đi hỏi một bạn văn có phải chính là QG hay một bút hiệu trùng tên" Tài năng tay trái của cô tuy nở muộn so với sự nghiệp ca hát nhưng với lối viết thể hiện qua nhiều thể loại từ tùy bút, tiểu luận đến truyện ngắn đăng trên các tạp chí và trang văn học hải ngoại, cô đã được người đọc đón nhận như một nhà văn chuyên nghiệp. Là người thường đọc những bài Tạp Ghi trên lãnh vực văn hoá nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc của cô, tôi không dấu sự thán phục một cây viết nữ mà đôi khi quên mất cô chỉ là ‘người ca sĩ viết văn’.
Tôi vốn hay đọc tùy bút, về sau người ta hay gọi là tạp ghi, một loại hình rất khó viết, mà muốn viết cho hay lại càng…khó viết. Cho nên không lấy làm lạ trong hàng cao thủ về tạp ghi ở hải ngoại chỉ có thể tính trên đầu ngón tay, và nếu ta có dịp đọc tạp ghi của Quỳnh Giao về lãnh vực văn nghệ thì có thể kể cô trong số những đầu ngón tay hiếm hoi này. Tôi cũng không ngờ cô cho xuất bản thành sách những bài gom góp rải rác theo thời gian đã đăng trên NV, tôi mừng là có dịp đọc lại không hẳn vì bỏ sót nhiều bài chưa đọc nhưng vì có thời gian suy gẫm nội dung viết về những nhân vật, sự kiện âm nhạc tôi ưng, mà qua lối phân tích vừa dí dỏm tài tình vừa nặng tính chuyên nghiệp uyên bác dưới ‘thư hiệu QG’ nếu đọc qua một lần thấy chưa đủ.
Cầm cuốn sách được in rất trang nhã trên tay, nhìn trang bìa màu tím nhạt chỉ giản dị có 4 chữ Quỳnh Giao Tạp Ghi, in đậm với kích thước gần bằng nhau, tôi có cảm tưởng Quỳnh Giao rất tự tin về thư hiệu và tên tuổi của mình khi không cần minh họa thêm bằng một cái tựa cho kêu, một hình ảnh hay nét vẽ cho ấn tượng thường thấy ở những tác phẩm mới, nhất là của một tác giả có đầu sách ra mắt lần đầu trên thị trưòng chữ nghĩa. Cũng chẳng có lời tựa lời bạt, thường được viết như những lời giới thiệu trang trọng bằng một cây viết hay nhạc sĩ tên tuổi, mà chỉ có nửa trang tác giả tự sự vài điều trong niềm khiêm tốn như bắc cầu cho độc giả… Trước Khi Mở Sách…
Được tác giả cho phép thích đâu đọc đó không nhất thiết theo một trình tự nhất định, tôi tò mò đi từ cuối sách lên đầu trang, mới phát hiện là mỗi bài viết được kèm theo một trang riêng với hình ảnh được góp nhặt, sưu tập, chọn lọc rất công phu tất nhiên là rất tiệp với nhân vật và sự kiện âm nhạc được đề cập, điều này cũng là điểm độc đáo của cuốn sách giúp cho độc giả tìm lại được những ký ức với thần tượng của mình qua dấu vết của thời gian. Trong khuôn khổ nhất định của cột báo như hình thức của một entry trên on line, tác giả Tạp Ghi dù tài tình cách mấy cũng bị hạn chế khi không thể triển khai mỗi đề tài theo ý của độc giả lúc nào cũng ‘tham lam’ muốn có nhiều chi tiết về những giai thoại qua thần tượng hoặc nhân vật họ ái mộ. Nhưng với Quỳnh Giao qua lối viết ngắn gọn nhưng xúc tích, bóng bảy nhưng giàu chất liệu, cô có cách làm người đọc hài lòng khi nắm bắt được tâm lý thị hiếu độc giả theo phuơng pháp sư phạm dạy nhạc kiên nhẫn của mình để từ đó biết ngừng đúng lúc, phần còn lại người thưởng ngoạn tự suy nghĩ, giải đoán. Tất nhiên tạp ghi không phải xử dụng để kể chuyện, nếu vậy tạp ghi không còn là…tạp ghi, trớ trêu là 67 bài viết trong cuốn sách này, Quỳnh Giao bắt buộc phải lấy câu chuyện làm nền cho nội dung mỗi bản giao hưởng tạp ghi của mình.

Đánh giá một cây bút sắc sảo như Quỳnh Giao không thể nói là ‘mới’ từ khi ra hải ngoại, mà sự trải nghiệm của cô qua nghiệp bút lúc đầu làm vui sau trở thành ‘mệnh lệnh’ cũng đã có bề dày một phần tư thế kỷ, chưa kể cái vốn quí tích lũy khởi đi từ những kiến thức về âm nhạc Việt nam và thế giới qua những năm được đào tạo bài bản và hành nghề xuyên suốt tại quê nhà, cùng thừa hưởng cái di sản tinh túy từ một gia đình nghệ thuật danh giá qua hai người cha, một là học gìả một là nhạc sĩ bậc thầy có công mở đường cho đường lối sáng tác âm nhạc Việt từ đầu thập kỷ ’30 và nguời mẹ là ca sĩ hàng đầu được kể là huyền thoại trong làng tân nhạc hậu bán thế kỷ 20, nhờ vậy Quỳnh Giao có lợi thế hơn những nguời cùng thời khi muốn viết về một lãnh vực đòi hỏi cả tâm thức lẫn thưởng thức ở trình độ và cảm xúc cao.
Tác giả cũng có một sức đọc và theo dõi rất cập nhật các sự kiện và lịch sử âm nhạc tại Mỹ và trên toàn thế giới, cùng bỏ công sưu tầm các tư liệu trong tinh thần khoa học và đam mê nghề nghiệp để có những dữ kiện độc đáo phục vụ phong phú cho mỗi bài viết, chứ không phải chỉ ngồi gõ Google là ra ngay các dữ liệu muốn tìm. Cô cũng phải mua đĩa, tìm băng, xem phim, theo dõi truyền hình, mua vé nghe hòa nhạc, nhạc hôi, nhạc kịch, xem tranh, đọc sách báo tạp chí văn học nghệ thuật, trao đổi với đồng nghiệp, gặp gỡ nghệ sĩ, thính giả, độc giả…Chính vậy mà người ta dễ nhận ra dưới góc nhìn và lối viết của Quỳnh Giao, tạp ghi của cô không hề giống những tạp ghi tùy bút của nhiều tác giả khác phái, mà bàng bạc đâu đó vẫn có những nét riêng, riêng thế nào thì tùy người đọc cảm nhận và đánh giá.
Dở lại cuốn sách, tôi tiếp tục đọc, có bài tôi đọc nhiều lần, không hẳn do nhân vật hoặc sự kiện hấp dẫn vì trong đó có nhiều bài đã từng đọc, nhưng tôi muốn học hỏi ở cô lối viết lôi cuốn và cách chọn chữ, đặc biệt là các trạng từ rất đẹp, rất bóng bảy, rất ấn tượng dùng để phác họa chân dung mỗi người một vẻ của từng khuôn mặt nghệ sĩ huyền thoại, bậc thầy của Việt nam, của Mỹ và thế giới. Thật sự trong các bài tạp ghi của cô dù để phục vụ cho trang báo và bạn đọc xem báo, Quỳnh Giao vẫn cẩn trọng đem chuyên nghiệp của mình lên mức cao hơn với thiện ý như dành cho trang văn và độc giả yêu văn. Trong nghĩa này, tạp ghi của QG được kể như những loại tùy bút văn nghệ thường được viết bởi các cây bút có đẳng cấp và kinh nghiệm rất khó tìm trong thị trường chữ nghĩa trong ngoài nước những thập niên gần đây.
Người viết không có tham vọng giới thiệu Tạp Ghi Quỳnh Giao như một bài điểm sách, vì không thể nói bài nào hay hơn bài nào, do mỗi nhân vật sự kiện âm nhạc có nét riêng của nó. Cái này tùy thuộc vào hoàn cảnh, cảm nhận, và thẩm quan của người đọc. Vì lòng ái một nghệ sĩ ca hát và danh thủ dương cầm từ thuở tuổi đời chúng tôi còn trẻ, nay lại biết tài của người ca sĩ khi cô quay sang viết văn, tôi không ngại khi đề nghị độc giả tìm mua cuốn sách, trước là khích lệ tinh thần cho một nữ tác giả lần đầu ra mắt sách, sau là hình thức hỗ trợ cho những tác phẩm in ẩn khi mà các con chữ trong thời đại ngày nay đang chạy dần vào thế giới ảo.
Tôi xin mượn lời của Quỳnh Giao, “Bây giờ, cuốn sách là của quý độc giả. Xin tùy hứng tìm đọc, từng trang, từng bài, được trình bày gần với thứ tự xuất hiện trên báo.”…
Đỗ Xuân Tê

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.