Hôm nay,  

700 NĂM CUỘC TÌNH HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

12/10/201100:00:00(Xem: 7466)

700 NĂM CUỘC TÌNH HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

Trúc Giang MN

1* Huyền Trân Công Chúa

Chuyện tình Huyền Trân Công Chúa đã được nhắc tới nhiều trong dân gian Việt Nam dưới nhiều góc độ nhìn khác nhau.

Người thì ca ngợi công chúa đã thay mặt triều đình nhà Trần, thực hiện công tác ngoại giao, tạo hoà bình giữa hai nước, đã thường xuyên tranh chấp lâu đời với nhau. Hơn nữa, cuộc hôn nhân đã mang lại cho Đại Việt hai châu Ô và Lý (Rí), xem như mở rộng bờ cõi. Công chúa đã thực hiện một sứ mạng hoà bình.

Cũng có người tiếc cho công chúa xinh đẹp, lá ngọc cành vàng, phải xa quê hương trao thân gởi phận cho người chồng thuộc sắc tộc lạc hậu, “man di”, trong ý nghĩa của những câu: “Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo” hoặc tiếc cho “cái bông hoa lài cắm bãi cứt trâu”.

Về mặt tình cảm, thì nhiều người thương tiếc cho mối tình đầu thơ mộng của đôi trai tài gái sắc Huyền Trân và Trần Khắc Chung, phải tan vở để người gốc biển kẻ chân trời ngàn trùng xa cách, nhưng đó chỉ là những lời đồn đoán vô căn cứ.

Thật sự, cuộc đời của Huyền Trân công chúa là một chuổi bất hạnh. Đã trở thành goá phụ ở tuổi ngoài hai mươi, và sau đó xuống tóc đi tu cho hết cuộc đời trần thế.

Chuyện tình Huyền Trân công chúa được hâm nóng lại và gây tranh cải với bài khảo luận của một tiến sĩ gốc Chiêm Thành, ông Dominique Nguyễn, Nguyễn Đố, sống ở Pháp dưới bài khảo luận nhan đề “700 năm cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công chúa”.

Nội dung bài khảo luận nêu ra những nghi vấn ám chỉ triều đình Nhà Trần dùng Huyền Trân Công chúa trong mỹ nhân kế, nhiệm vụ đầu độc vua Chế Mân rồi bỏ trốn về Thăng Long. Từ đó, đánh giá nhà Trần không có danh dự và thể diện quốc gia, và Huyền Trân công chúa không có đạo đức và lòng chung thủy với chồng, của người phụ nữ Việt Nam.

Bài khảo luận gây tranh cãi.

Ở vào thế kỷ 14, lịch sử VN chưa được ghi chép có tổ chức, hệ thống và khoa học như ngày nay, cho nên có rất nhiều vấn đề gây tranh cãi, nhất là những sự việc nằm trong những mưu toan bí mật như trong thâm cung bí sử.

2* Bắt đầu chuyện tình

2.1. Khung cảnh lịch sử

Câu chuyện xảy ra ở thời nhà Trần, mà người mở đầu là Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ làm quan dưới triều nhà Lý, mà vị vua lập nên cơ nghiệp nhà Lý là Lý Công Uẩn, tức Lý Thái Tổ (Dời đô về Thăng Long). Vị vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Huệ Tông, đã bị Trần Thủ Độ bắt ép phải đi tu và phải nhường ngôi lại cho con gái thứ hai tên là Kim Phật. Kim Phật được phong làm Công chúa Chiêu Thánh và lên ngôi lúc 7 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng.

Trần Thủ Độ đưa cháu là Trần Cảnh, 8 tuổi vào hầu Lý Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và nhường ngôi lại cho chồng là Trần Thái Tông vào năm 1225.

Nhà Trần làm vua được 175 năm, đã tạo ra nhiều chiến công hiển hách, 3 lần chiến thắng chống quân Mông Cổ xâm lược. Những tướng tài như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão…Câu nói để đời của Trần Hưng Đạo là “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Trần Thủ Độ đoạt ngôi nhà Lý bằng hôn nhân “ngoại thích” của nhà Lý, cho nên Trần Thủ Độ chủ trương cho người trong họ kết hôn với nhau để tránh cái hoạ “ngoại thích” tức là người ngoài dòng họ. Đã có hơn 30 cuộc hôn nhân “nội thích” trong gia tộc nhà Trần được ghi nhận. Đó là hôn nhân giữa con chú con bác, con cô con cậu, con dì…

Nhưng cuối cùng, nhà Trần cũng bị mất vào trong tay ngoại thích là Hồ Quí Ly.

2.2. Thái thượng hoàng đi thăm Chiêm Thành

Vua Trần Nhân Tông, sau khi truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, đã rời triều chính, chỉ còn giữ chức Thái thượng hoàng, ông vào ẩn tu trong núi Yên Tử (Quảng Yên).

Ngài là con trưởng của Trần Thánh Tông, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258). Ngài tuy ở vị sang cả, mà tâm hâm mộ Thiền Tông từ thuở nhỏ. Ngài là người sáng lập ra dòng Thiền Tông Trúc Lâm, dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam.

Vào tháng 2 năm Tân Sửu (1301), Thái thượng hoàng tháp tùng sứ bộ của nước Chiêm Thành đến thăm nước nầy. Đi thuyền đến Chiêm Thành mất nửa tháng.

Khi tiếp kiến vua Chế Mân, ông mặc áo nâu sồng, tay bưng bình bát, được vua Chiêm trân trọng tiếp đón và đích thân hướng dẫn đi “tham quan” các đền chùa, cố đô, cổ miếu cùng các danh lam thắng cảnh của người Chàm.

Chín tháng trôi qua. Trong buổi tiễn hành, Thái thượng hoàng hứa gả con gái là Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm, vì biết đường tình duyên của Chế Mân có điều không được vừa ý và cũng để nối tình thông gia giữa hai nước vốn đã có những sự tranh chấp lâu đời.

Mùa xuân năm sau (1302) Chế Mân cử phái bộ mang lễ vật đến cầu hôn.

Đến năm 1305, Chế Mân tức giận hoàng hậu Đan Thư (Tapasi) người Java (Indonesia ngày nay) vì bà đầu độc đứa con trai của ái phi thứ 17. Chế Mân định truất phế hoàng hậu, nên sai sứ bộ đưa thư chính thức dâng 2 châu Ô và Lý (Rí) làm sính lễ và hứa phong tân nương Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm. Châu Ô từ Đèo Lao Bảo đến song Thạch Hản, nay là Quảng Trị. Châu Lý ngày nay là Thừa Thiên-Huế.

Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) Huyền Trân lên đường sang Chiêm quốc. Nhà Trần tiếp nhận 2 châu Ô, Lý và đổi tên thành châu Hoá và châu Thuận.

2.3. Huyền Trân Công chúa

Huyền Trân là con gái của Trần Nhân Tông, là em của vua Trần Anh Tông.

Bà sinh năm 1287. Năm 1301, Thái thượng hoàng có hứa gả Huyền Trân cho vua Chế Mân. Sau nhiều lần sai sứ sang hỏi về vụ hôn lễ, triều đình phản đối, chỉ có quan đại thần Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.

Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý làm của hồi môn, cho nên Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, hoàng hậu sinh hoàng tử Chế Đa Đa, thì vào tháng 5 năm 1307, Chế Mân băng hà.

Tháng 8 năm 1308, Huyền Trân về nước và xuất gia đầu Phật ở núi Trâu Sơn (Bắc Ninh).

Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340), 53 tuổi.

2.4. Chế Mân và nước Chiêm Thành

Chế Mân hay Jaya Sinhavarman III là vua thứ 34 của Vương quốc Chiêm Thành ở vào thế kỷ 14.

Chế Mân có tài thao lược, vào năm 1282, khi Hốt Tất Liệt đem 500,000 quân Mông Cổ sang tấn công Chiêm Thành thì ông chỉ huy quân đội, điều khiển 20,000 quân chận đường đánh tan quân nhà Nguyên. Trận đánh có sự yểm trợ của nước Đại Việt.

Là anh ùng dân tộc, ông lên ngôi lấy hiệu là Jaya Sinhavarman III, người Việt Nam gọi là Chế Mân.

Chế Mân có vợ chính thức là hoàng hậu Tapasi, người Java (Indonesia) nhưng Chế Mân muốn phế bỏ bà.

3* Huyền Trân về Chiêm quốc

Xin trích đoạn Huyền Trân về Chiêm quốc của tác giả Mường Giang như sau:

“Sử đã kể lại cuộc tiễn đưa Huyền Trân công chúa về Chiêm quốc làm vợ vua Chế Mân, thật long trọng. Từ kinh đô Đại Việt đến Bến Đông Bộ Đầu, cờ xí rợp trời, hai bên đường người đứng xem đông nghịt.

Dẫn đầu là sứ bộ Chiêm Thành, kế đó là kiệu hoa của công chúa, bên tả là kiệu của Văn Túc Vương Trần Đạo Tải, bên hữu là kiệu của Thượng tướng Trần Khắc Chung, tiếp theo là Trí Khu Mật viện Sự Đoàn Nhử Hài, Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi, Hoàng Giáp Nguyễn Trung Ngạn. Đoàn tuỳ tùng gồm các quan văn võ và hoàng gia theo đưa tiễn, trên ngàn người. Riêng dân vì lòng mến mộ một vị công chúa vì nước hy sinh, lại có đức hạnh và nhan sắc thiên kiều bá mỵ, nên nô nức rủ nhau đi xem đông không kể xiết.

Dù cố gạt lệ trước mặt những người đưa tiễn, nhưng công chúa cũng không sao cầm lòng nổi khi bước chân xuống thuyền, nên nàng chỉ còn biết đưa tay vái lạy, non nước và đồng bào trong giờ vĩnh biệt. Người sau cảm thông nỗi niềm cay đắng của một kiếp hoa vì nước quên mình, nên đã trút cạn lòng mình trong lời ca bi thiết của điệu Nam Bình:

'Nước non ngàn dặm ra đi,

Mối tình chi

Mượn màu son phấn

Đền nợ Ô Ly

Xót thay vì Đương độ xuân thì..'

Và rồi một phát pháo hiệu nổ vang, tiếp theo là hàng chục ánh pháo bông tỏa sáng khắp bầu trời. Đoàn thuyền căng buồm rời bến. Trong khoang thuyền, công chúa ngồi giữa hoa trầm thơm hương ngào ngạt nhưng hồn thì như đã gởi tận ngàn phương. Bên tai, tiếng cha già căn dặn vẫn còn văng vẳng: 'Đây là cuộc tình ngoại giao, con phải cố làm sao giữ hòa khí giữa hai nước và trách nhiệm làm làm vợ đối với Chế Mân '. Thuyền ra khỏi cửa biển Đại Hoàng vừa lúc hoàng hôn ập xuống bao trùm vạn vật. Người buồn gặp cảnh càng buồn hơn, làm ai có thể ngăn được lệ, huống chi là một công chúa đa sầu"

Thật ra nhiệm vụ của Huyền Trân hoàn toàn khác xa với lần đi cống Hồ của Chiêu Quân hay Trần Hạnh Nguyên. Công Chúa lấy chồng vì trách nhiệm với đất nước, vừa đem về bờ cõi thêm hai châu Ô-Lý, vừa kết thân với Chiêm Quốc làm thành thế phên dậu, chống giặc Mông-Nguyên phương bắc. Thế nhưng thiên hạ cứ vô tình, mai mỉa, ngay cả hoàng tộc cũng không tha:

'hoài công mà gã chồng xa,

trước là mất giỗ, sau là mất con..'

Sáng hôm sau, trong khi đoàn thuyền hoa còn đang lênh đênh trên biển, thì bỗng vang lên một tiếng pháo lệnh thật lớn, thì ra đoàn thuyền rồng của vua Chế Mân ra tận biển rước công chúa. Khi hai đoàn thuyền xáp lại gần nhau, bên thuyền Hoàng gia Chiêm Thành trống kèn, đàn sáo vang lên rộn rã. Trong lúc đó, đoàn thuyền của Đại Việt cũng đốt pháo mừng, xác pháo theo gió bay đỏ cả mặt biển. Hòa thượng Du Già, trong bộ áo cà sa màu vàng, đội mũ hoa sen, đứng trước mũi thuyền rồng, đại diện cho vua Chế Mân, tiếp kiến Hòa thượng Minh Thái, đại diện cho vua Trần Anh Tông của Đại Việt. Sau đó hai đoàn thuyền song song tiến vào đất liền, nơi biên giới giữa hai nước.

Thuyền cập bến, cũng vừa lúc vua Chế Mân từ kiệu vàng tiến lại. Nhà vua cao lớn, mình vận áo bào trắng, quần che cũng màu trắng, ngoài khoắc áo giáp đan bằng sợi vàng, chân mang hia đen thêu chim thần Garuda. Ngang ngực thắt đai ngọc, lung lẳng bên hông là một thanh bảo kiếm khắc hình thần Ganesa đầu voi mình người, võ kiếm bằng vàng, chuồi kiếm bằng ngà voi nạm hồng ngọc. Đầu đội mũ trụ bằng vàng, chóp nhọn, trên đỉnh nạm một viên ngọc quí to bằng trứng chim sẻ, luôn luôn tỏa ánh sáng bảy màu.

Vua còn trẻ, da màu nâu sạm nhưng cốt cách thanh kỳ, toát lên cái vẻ hào hoa phong nhã của một quân vương đa tình, đa cảm. Bên này, Huyền Trân e ấp chấp tay khép nép chào nhà vua bằng tiếng Chàm, khiến vua sững sờ không ngờ một nàng công chúa Đại Việt, lại thông thạo tiếng nước mình một cách trôi chảy. Rồi cả hai sóng đôi bước về phía kiệu đang chờ, giữa tiếng hô chào vang dậy của thần dân Chiêm quốc, dành cho một hoàng hậu người Đại Việt.” (Hết trích-Mường Giang)

Cũng có tài liệu nói Trần Khắc Chung được phong chức chỉ huy đoàn đưa dâu lên tới 5,600 người đi bằng đường bộ vì công chúa không quen đi biển, sợ say sóng và cướp biển Tàu Ô.

Đến kinh đô Đồ Bàn (Vùng Bình Định ngày nay) lễ nghênh hôn rất long trọng, nào là ra mắt Thiên Y Thánh Mẫu Yana, lễ cáo thần Mộc Hương Trụ Quốc (Vak Kraik) và tiệc đại yến huy hoàng, trọng thể. Đến ngày thứ bảy, nhân lễ Cri Cambhu là lễ tấn phong Tân Chiêm Bang Hoàng hậu. Chính trong lễ nầy, hoàng hậu thất sủng Đan Thư, khi nghe tiếng trống chiêng vang rền đỗ theo điệu nhạc đăng quang, đã tủi ghen, uất hận đập đầu vào vách mà chết.

Qua năm sau, Chế Mân thường có tiết hạn nặng mùi trong cơ thể, có tin cho rằng bị bịnh ngoài da gọi là lác (hắc lào), nên thoa thuốc, nằm nghỉ ngoài vườn, bổng nhiên, nhánh cây to bị con trốt (gió xoáy) cuốn rơi, đâm ngay vào ót và Chiêm vương băng hà.

Lễ hoả táng vào tháng 9 năm Đinh Mùi (1307), thọ 50 tuổi, trị vì 26 năm, trong lúc Huyền Trân 25 tuổi và trở thành goá hậu sau 11 tháng đăng quang.

Được tin vua Chiêm băng hà, Huyền Trân sắp lên dàn hoả, vì tánh ý nàng bao giờ cũng tròn nghĩa vợ chồng, nên vua Trần Anh Tông mật nghị, bàn việc giải thoát Huyền Trân.

Một là không cho Huyền Trân biết, vì nàng sẽ phản đối. Hai là vì thể thống quốc gia, đừng để cho người Chiêm và các lân bang biết được sẽ chê cười.

Kế hoạch được bàn kỹ với Phạm Ngũ Lão và giao cho Trần Khắc Chung thi hành.

Khắc Chung và Đặng Thiệu lên đường vào Đồ Bàn dâng lễ phúng điếu vua Chiêm.

Khắc Chung tâu với tân vương Chế A Đà Ba, xin cho hoàng hậu làm lễ cầu hồn Chế Mân. Lễ sẽ lập ở một nơi thanh vắng ngoài hải đảo xa khơi lúc hoàng hôn vắng lặng, thì vong hồn Chế Mân mới dễ trở về.

Chế A Đà Ba chấp thuận và truyền cho các pháp sư phối hợp soạn thảo chương trình và nghi thức tế lễ. Thuyền đưa Huyền Trân ra đảo vào lúc hoàng hôn. Sau khi mãn lễ đàn tràng, Huyền Trân cùng chư tăng, quan khách chuẩn bị trở về, thì đoàn thuyền của Khắc Chung giả dạng giặc Tàu Ô xông ra chận đánh và bắt cóc công chúa Huyền Trân.

Thuyền pháp sư bị đánh chìm, 5 sư tăng bị nước cuốn mất tích và sau nầy được lập miếu thờ tại đảo.

Theo kế hoạch ém nhẹm vìệc giải cứu, thuyền của Khắc Chung hộ giá công chúa lênh đênh trên biển vùng Khoái Long hơn một năm trời để vua Chiêm không nghi ngờ và khám phá.

Nhưng sau đó, vua Chế A Đà Ba biết được việc quân Nam giả dạng Tàu Ô bắt đi hoàng hậu, nên mới sinh lòng thù hận sau nầy.

Tháng 8 năm Mậu Thân (1308) Huyền Trân mới về tới Thăng Long, kịp cho việc xả tang Chế Mân. Do kế hoạch trốn tránh lâu dài trên biển cho nên có tiếng đồn là Trần Khắc Chung tư thông với công chúa. Nên có câu:

Tiếc thay hột gạo trắng ngần

Đã vo nước đục, lại vần lửa rơm.

"Nước đục" ám chỉ Chế Mân thuộc sắc tộc lạc hậu, Mán, Mường. "Lửa rơm" ám chỉ Trần Khắc Chung.

Năm 1309, công chúa Huyền Trân vào chùa xuống tóc đi tu ở núi Trâu Sơn (Bắc Ninh) và mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340) 53 tuổi.

Cuộc đời của công chúa Huyền Trân quả là bất hạnh.

Việc giải cứu Huyền Trân gây hiềm khích với các vua Chiêm sau nầy. Trong nhiều năm liên tiếp, các vua Chiêm tiến đánh Đại Việt để đòi lại đất 2 châu Ô và Lý.

“Bắt thang lên hỏi ông trời

Đất đem cho gái có đòi được không"”

Các vua nhà Trần sau nầy suy nhược, hèn yếu cho nên đã bị Chế Bồng Nga đánh chiếm thành Thăng Long 3 lần. Các quan quân phải chạy trốn. Và sau cùng, nhà Trần lọt vào tay Hồ Quý Ly.

5* Những chỉ trích của bài khảo luận

Trong bài khảo luận hồi năm 2006, ông Dominique Nguyễn, Nguyễn Đố, một tiến sĩ gốc người Chàm, định cư ở Pháp, đã nêu lên những nghi vấn là Chế Mân không có quyền dâng đất, và cho là Huyền Trân chạy trốn để từ đó kết luận là vua nhà Trần dùng Mỹ nhân kế ám hại Chế Mân, Huyền Trân sợ tội bỏ trốn và đánh giá là nước Đại Việt không có danh dự và thể diện quốc gia và Huyền Trân không có đức hạnh và lòng chung thủy với chồng.

Xin trích nguyên văn:

"Ai cũng biết, Champa là một quốc gia theo chế độ mẫu hệ, tức là một hệ thống tổ chức xã hội trong đó mọi tài sản (dù đất đai hay châu báu) và con cái trong gia đình là thuộc quyền sở hữu của người đàn bà. Người đàn ông dù họ là chồng, vua chúa hay quan lại, không có quyền chiếm đoạt, chuyển nhượng, mua bán hay đổi chác tài sản và con cái này….

Chế Mân là một nhà vua cai trị một quốc gia theo chế độ mẫu hệ. Thành vậy, mọi sự dâng hiến đất đai cho Ðại Việt hoàn toàn đi ngược lại với thể chế pháp lý của Champa thời đó.” (Hết trích)

Về điểm nầy, sự thật là 2 châu Ô và Lý đã thuộc về nước Đại Việt và được đổi tên là châu Thuận và châu Hóa, dù dưới hình thức nào, thì cũng có sự đồng ý chấp thuận mà không có một phản kháng nào cả. Do đó, cho dù Chế Mân có vi phạm thể chế Chiêm quốc, thì cũng không phải là do lỗi của công chúa Huyền Trân và triều đình nhà Trần.

Nói thêm về chế độ mẫu hệ.

Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở người Chăm. Đàn ông lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong gia đình và gia phả. Phong tục Chăm qui định con theo họ mẹ, họ bên mẹ được xem là gần (họ nội). Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.

Thật ra, Huyền Trân công chúa không có chỗ nào đáng trách cả. Công chúa không sợ tội bỏ trốn, mà "bị bắt cóc bởi bọn cướp biển Tàu Ô".

Cuộc giải cứu chỉ để duy trì sự sống của công chúa mà thôi, bởi vì, ngay sau khi về tới Thăng Long, công chúa vào chùa xuống tóc đi tu.

Thật sự, việc bắt cóc hoàng hậu Chiêm Thành là không chính đáng. Nhà vua biết như thế, cho nên mới bí mật thi hành và nó cũng không mang một âm mưu gian trá nào, ngoài việc cứu sống một mạng người ruột thịt.

Nhận xét của Ông Đố mang nhiều cảm tính, bắt nguồn từ tâm trạng của một người dân Chàm mất nước, như giọng ca truyền cảm của danh ca Chế Linh trong bài Hận Đồ Bàn vậy.

Trúc Giang

Minnesota ngày 6-10-2011

Ý kiến bạn đọc
12/10/201123:45:36
Khách
Dầu sao đi nữa, nước Chiêm Thành đã mất.Người Chiêm và người Kinh nên kết hợp để viết lịch sử cho rõ ràng hơn. Tôi, người dân gốc Quảng nam,tôi tự nghĩ, tự cảm nhận và tự mong ước bà cố tổ của tôi phải là người Chàm.Cứ mỗi lần tôi nghe bản nhạc Hận Đồ Bàn là tôi muốn khóc, nổi da gà và rất là thương hận cho dân Chàm.Tôi không bao giờ nghe nhạc rên rỉ của Chế Linh,nhưng từ ngày tôi biết ông ta còn hát được những bài hát Chàm làm tôi cảm phục và kính trọng.Hãy tôn kính Huyền Trân Công Chúa.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.