Hôm nay,  

Thả Nốt Những Mùa Trăng Cuối, Xuống Vườn Sau (DTL)

03/10/201100:00:00(Xem: 4144)
Thả Nốt Những Mùa Trăng Cuối, Xuống Vườn Sau (DTL)

sach_du_tu_le_y-large-contentBìa trước và sau Trên Ngọn Tình Sầu là 2 tranh vẽ bởi Du Tử Lê.

Lê Giang Trần

Đúng ra, đó là những “chuyện” ngắn, văn vẻ hơn là những “truyện” ngắn. Nói cách khác, nếu nghĩ khác một chút, những tùy bút trong tập “trên ngọn tình sầu” của nhà thơ Du Tử Lê là những truyện ngắn thơ mộng, đúng hơn.
“Như cuộc rượt đuổi bất tận của bâng khuâng những mối sầu, xưa. Nỗi niềm, cũ: Quê nhà một thời. Khuất, lấp... Như những tờ giấy nhám chà xát da mặt tôi tấy, mưng buốt. Rét” (DTL)
Đó là cái tâm hồn sóng đè sóng bất tận, rồi có lúc những lớp sóng nhịp nhàng ấy bỗng như va vào một vách núi vòi vọi; hay một cơn trốt lốc nào chợt băng ngang hút chúng vươn cao như lưỡi búa sóng thần... chúng không còn dịu dàng ngay khoảnh khắc ấy. Bỗng dữ tợn. Bỗng đau đớn. Bỗng tan nát. Mấy cái thứ va phải ấy tựu chung là đời sống, mà, đời sống thì muôn hình vạn trạng chứ nào chỉ cũ kỹ lặp lại như vách núi hay gió cuồng.
Hậu quả của những va chạm ấy, có thứ chết lặng lẽ như bão tố ngoài trùng khơi xa tít không ai nhìn thấy. Có thứ còn vương vất như hoài niệm mơ hồ hay kỷ niệm trăn trở. Có thứ ám ảnh một đời mà không sao nói ra được. Có thứ chỉ là chuyện kể cho vui. Có thứ thành ra được văn chương.
Tâm hồn nhà văn hoặc là mơ hoặc là say. Tâm hồn nhà thơ dường như cả hai, vừa mơ vừa say, đôi khi mơ say lẫn lộn. Say có khi tưởng là mơ; mơ có khi tưởng là say. Tỉnh ư" Trang Tử sau giấc mơ hóa bướm thức dậy than rằng bướm mơ người hay người mơ bướm" không khác mấy triết gia có khuynh hướng nổi tiếng về linh cảm thường xuyên của họ, cũng cho rằng hiện thực hằng ngày của ta cũng là một ảo ảnh, che dấu một loại hiện thực hoàn toàn khác biệt.
Nietzsche khi xem xét về hai hiện tượng sinh lý là giấc mơ và say, thì trạng thái say sưa ngất ngưỡng của thân xác ảnh hưởng bởi những chất say túy chỉ như những linh hồn bị giam hãm trong màn đêm tối xuất hiện một cách nhợt nhạt và ma quái khi đám khách khứa nhốn nháo thác loạn đang ào ào tràn qua họ.
Dân gian thường nhạo mấy nhà thơ “thi sĩ sống trong mơ”, chỉ thế thì còn thiếu, theo Nietzsche, họ vừa mơ vừa ngất ngây, nhưng tách biệt khỏi đám đông say sưa và ý thức mạnh mẽ về sự minh mẫn của mình trong tình cảnh ấy –trong một cái gì tựa như giấc mơ.
Xin được mở ngoặc cho vui, Hans Sachs trong bài thơ Die Meistersinger, chỉ ra cái bí ẩn của sự sáng tác thi ca:
Này bạn, đó là việc của nhà thơ
Cứ chiêm bao để diễn giải và tỏ bày
Tin tôi đi tính tự phụ của con người
Trong giấc mơ trở nên hoàn tất:
Tất cả thi ca ta từng đọc
Chỉ là mơ, thực được diễn giải mà thôi.
Còn ông Schopenhauer thì mô tả cho chúng ta thấy nỗi hãi hùng khủng khiếp mà con người đã có, khi bỗng nhiên bắt đầu hoài nghi những cách nhận thức của kinh nghiệm.
Thành ra văn chương của nhà thơ giống như trừu tượng, giống như hai nghĩa, giống như nói cái này mà là cái gì khác hơn cái đó. Vì cái đẹp không bao giờ đơn giản là “ một cái”, ít nhất bao gồm hai cực. Cái đẹp luôn toàn bộ.
Nhà thơ Du Tử Lê là người làm thơ xưng tụng và tuyên dương tình yêu, ông diễn đạt những nét đẹp của mọi khía cạnh tình yêu, từ thơ mộng đến cực cùng ly biệt, chia tan, đau khổ, cay đắng... hằng hà. Khi tôi đọc đến phần cuối lúc bà Mantineia, một phụ nữ thông thái, chỉ dạy cho Socrates về “tình yêu” -- quá đã!! làm tôi sực nghĩ đến ông Du Tử Lê, có thể là người giông giống như bà diễn tả:
“Những ai đã được chỉ giáo đến mức độ này về những điều liên quan đến tình yêu, và đã học được cách nhìn cái đẹp trong trật tự và sự tiếp diễn thích đáng, khi họ tiến về đích sẽ bất ngờ nhận thức được bản chất của cái đẹp kỳ lạ (và ngài Socrates ạ, đây chính là nguyên do cuối cùng của tất cả những công việc trước đây của chúng ta) – một bản chất mà trước hết là vĩnh cửu, không phát triển và tàn lụi, hay đầy rồi lại khuyết; tiếp đó nó không đẹp theo quan điểm này và xấu theo quan điểm khác, hay đẹp vào một thời, trong một mối quan hệ hay ở một chốn này và trở nên xấu vào một lúc khác, trong một mối quan hệ khác, hay ở một chốn khác, như thể nó đẹp với một số người này và xấu với những người khác, hoặc trong sự giống nhau của một khuôn mặt hay đôi bàn tay hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, hay dưới hình thức ngôn ngữ hoặc tri thức, hay hiện diện trong bất kỳ sinh vật nào khác; thí dụ như ở một động vật hay ở trên trời hoặc dưới đất hay bấy kỳ nơi nào khác, tuy nhiên vẫn chỉ có cái đẹp mà thôi; tuyệt đối, cách biệt, đơn giản, và trường cửu, không giảm mà cũng không tăng, hoặc có bất kỳ sự biến đổi nào, được truyền lại cho những cái đẹp không ngừng phát triển và héo tàn của mọi vật khác.

Con người, dưới ảnh hưởng của tình yêu chân thực nảy sinh từ những điều này, bắt đầu nhìn ngắm cái đẹp đó, thì không còn xa đích nữa. Và mệnh lệnh đích thực bắt phải tiến đến hay bắt phải chịu sự dẫn dắt của người khác để tới những cái thuộc tình yêu, là sử dụng những cái đẹp của trần thế như những nấc thang để tiến dần lên cái đẹp khác, đi từ nấc một đến nấc hai, và từ nấc hai tới tất cả những hình thức khác của cái đẹp, và từ những hình thức của cái đẹp đến sự thực hành cái đẹp, từ sự thực hành cái đẹp tới những khái niệm đẹp, cho đến khi từ những khái niệm đẹp, họ đạt đến cái đẹp tuyệt đối, và cuối cùng biết được bản chất của cái đẹp là gì. Socrates ạ, đây chính là cuộc sống vượt trên tất cả những cái khác của cuộc sống, trong sự chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt đối; một cái đẹp mà nếu đã từng nhìn ngắm, sẽ thấy nó giá trị không kém gì vàng bạc, trang phục, những cậu bé đáng yêu, chàng trai xinh đẹp, hiện đang xâm nhập tâm trí ông; và ông cùng với nhiều người khác sẽ hài lòng được sống để nhìn thấy và chuyện trò với họ mà không cần đến rượu thịt, nếu có thể được.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu con người có được đôi mắt để nhìn được cái đẹp đích thực – tôi muốn nói là cái đẹp thần thánh, thuần khiết, trong sáng và không pha tạp, không bị cản trở vì sự ô nhiễm của sự hủy diệt, và tất cả những màu sắc, những phù phiếm của cuộc đời con người – nhìn tập trung hơn và duy trì cuộc nói chuyện với cái đẹp đích thực vừa thần thánh vừa đơn giản" Ngài không thấy rằng chỉ trong sự hiệp thông đó, bằng cách ngắm nhìn cái đẹp với con mắt tinh thần, họ mới có thể sản sinh được không phải những hình ảnh của cái đẹp mà là những thực tại (vì họ nắm giữ không phải một hình ảnh mà là một thực tại), và sản sinh rồi nuôi dưỡng đức hạnh đích thực để trở nên bạn hữu của Thượng đế và được bất tử, nếu con người không bất tử có thể thực hiện được.”
Những chuyện trong tập tùy bút “trên ngọn tình sầu” của nhà thơ Du Tử Lê mượn rất nhiều nhân và vật: bằng hữu / người lạ trên một chuyến xe nơi quê nhà /căn nhà / tầng dưới hầm / cái gạt tàn /người tình / bức thư / cô gái nhỏ liên hệ đến một dĩ vãng/ nhà văn / họa sĩ / cô gái mười ba tuổi vào đời kiếm sống / người phụ nữ được sinh ra để sống cho kẻ khác / hương tóc, mùi, vị da thịt H. / chú và Lê Huyền TV. /.../ tất cả đều như những“rượt đuổi bất tận của bâng khuâng những mối sầu, xưa. Nỗi niềm, cũ: Quê nhà một thời. Khuất, lấp... Như những tờ giấy nhám chà xát da mặt tôi tấy, mưng buốt. Rét”. Đời sống muôn hình vạn trạng đã va vào nhà thơ “đẹp” như thế, hay ngược lại.
“Tôi thả nốt những mùa trăng cuối của mình, xuống vườn sau...” Câu này của nhà thơ làm rung động tôi. Theo tôi hiểu, ông thả hết tâm hồn mình, cái tâm hồn ánh trăng huyền diệu mơ say đó đem trải hết xuống mảnh vườn cuộc đời phía sau / còn lại.
Cho nên tôi đọc những “chuyện” trong tập tùy bút “trên ngọn tình sầu” của ông bằng ý nghĩa khác, ra ngoài văn chương, để (tự thấy) chia sẻ những cái đẹp của đời sống mà ông chính vì cảm nhận được mới rung động trải lòng viết thành văn chương, giống như, bấy giờ là ánh trăng vàng và nơi ấy là mảnh vườn sau, thì trăng vàng / đương nhiên / phải / rung động / tuôn rơi vàng xuống cây cỏ hoa lá vườn sau. (theo kiểu / của DTL thì hoán đổi vị trí cho nhau của 3 nhóm chữ trong / là: đương nhiên, phải, và rung động, thì sao cũng đều thơ mộng cả).
Tôi cũng ngạc nhiên khi tranh trang trí cho bìa trước và bìa sau của tập tùy bút này do chính tay tác giả thi sĩ vẽ trên bản sơn dầu. Lò dò hỏi lại thì được biết nhà thơ đã có thú vẽ tranh từ lâu mà tôi vì lười biếng không chú ý biết, nhiều tạp chí văn học như Hợp Lưu v.v. đều có sử dụng tranh của ông cho bìa ngoài. Được biết thêm, nhật báo Việt Báo đã từng có bài viết của nhà văn Đặng Phú Phong và đăng tranh của ông để giới thiệu đến thế giới văn chương.
Tựa của tập tùy bút, tôi xin phép được nhắc đến lời của Phạm Công Thiện đã nằm xuống, ông khi sinh tiền có nói với tôi rằng “Du Tử Lê chỉ cần một bài thơ Trên Ngọn Tình Sầu, đủ xứng đáng là một nhà thơ vĩ đại.” Dĩ nhiên ông Phạm Công Thiện hay thích dùng chữ “vĩ đại” nhưng không phải là tôn khen quá đáng đối với thi sĩ Du Tử Lê. Tựa tập tùy bút còn nói lên một tình cảm kín đáo sâu nặng với nhạc sĩ Từ Công Phụng đối với nhà thơ, đã tài ba phổ thành một nhạc phẩm bất hủ và bất tử với thời gian.
Mời những tâm hồn yêu thích thơ Du Tử Lê, xin cùng bước vào mảnh vườn sau của thi sĩ để ngắm trăng vàng lấp lánh. Đẹp.
lê giang trần

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.