Hôm nay,  

Tại Sao Hoa Kỳ Phản Đối Việc Thành Lập Quốc Gia Palestine

02/10/201100:00:00(Xem: 7150)
Tại Sao Hoa Kỳ Phản Đối Việc Thành Lập Quốc Gia Palestine

Trúc Giang MN

1* Người Palestine muốn thành lập quốc gia
Ngày thứ sáu 23-9-2011, lúc 15g35 giờ QT, Tổng thống Mahmoud Abbas của Palestine trao cho ông Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon một lá thư yêu cầu LHQ công nhận Palestine là một quốc gia thành viên của tổ chức nầy. Tiếp theo, ông Abbas đọc một bài diễn văn tại Đại Hội Đồng LHQ để thuyết phục việc công nhận quốc gia Palestine.
Ông Ban Ki-moon chuyển bức thư đến Hội Đồng BA/LHQ, gồm 5 thành viên trường trực và 10 thành viên không thường trực.
Nếu như được HĐ/BA/LHQ chấp thuận, không có một phủ quyết nào, thì HĐ/BA/LHQ sẽ chuyển quyết định đến Đại Hội Đồng LHQ, phê chuẩn cho Palestine trở thành quốc gia thành viên thứ 194 của LHQ.
Nhưng Hoa Kỳ tuyên bố sẽ dùng quyền phủ quyết để chống lại yêu cầu của Palestine.
1.1. Những nước ủng hộ Palestine
5 thành viên trong 15 thành viên của HĐ/BA/LHQ ủng hộ Palestine trở thành một quốc gia, gồm có 2 trong 5 thành viên thường trực, là Trung Quốc và Nga, cùng những thành viên không thường trực là Brazil, Li băng (Lebanon) và Nam Phi. Indonesia và một số các quốc gia khác cũng ủng hộ Palestine.
1.2. Tại sao Hoa Kỳ và Do Thái phản đối"
Việc thành lập quốc gia Palestine rất phức tạp vì nó có liên quan đến nhiều quốc gia và nhiều tổ chức Á Rập Hồi giáo cực đoan, có chủ trương tiêu diệt Do Thái bằng khủng bố, thánh chiến.
Lý do gây chiến tranh, tạo ra bất ổn trong khu vực là chủ trương tiêu diệt quốc gia Do Thái của Iran và đồng minh Syria. Hai nước nầy ủng hộ tài chánh, cung cấp vũ khí cho hai tổ chức khủng bố Hồi giáo là Hamas ở Dải Gaza và Hezbollah ở phía nam Li băng, để đánh phá Do Thái không ngừng.
Để hiểu tường tận về vấn đề Palestine thì cần phải quay về lịch sử của các quốc gia và các tổ chức liên hệ, như Chính quyền Palestine, những cuộc chiến tranh nhằm mục đích tiêu diệt Do Thái của khối Á Rập, và sự liên hệ đến Hoa Kỳ.
2* Chính quyền Palestine
Chính quyền Palestine là một tổ chức hành chánh được lập ra để cai quản người Palestine ở vùng lãnh thổ Bờ Tây (West Bank của sông Jordan) và Dải Gaza (Gaza Strip).
Chính quyền nầy được thành lập năm 1994 theo Hiệp định Oslo, giữa Do Thái (Israel) và Tổ chức Giải Phóng Palestine (Palestine Liberation Organization-PLO) được xem như một cơ cấu tạm thời trong thời gian 5 năm, trong khi chờ kết quả của những cuộc đàm phán giữa Do Thái và Palestine. Nhưng đàm phán nầy đến ngày nay vẫn chưa kết thúc.
Theo Hiệp định Oslo, thì chính quyền Palestine được trao quyền kiểm soát về trật tự an ninh dân sự tại các khu vực đô thị (Khu vực A) và chỉ được quyền quản lý dân sự tại các khu vực nông thôn có người Palestine sinh sống. (Khu vực B)
Ngoài việc kiểm soát hành chánh về trật tự, an ninh dân sự ở 2 vùng Bờ Tây và Dải Gaza ra, các vùng còn lại sau đây thuộc quyền kiểm soát của Do Thái, như: các khu định cư của người Do Thái, vùng Thung lũng Jordan, các con đường nối giữa các cộng đồng người Palestine. (Khu vực C)
Khu vực Đông Jerusalem không được nói đến trong Hiệp định Oslo. Tóm lại, lãnh thổ của người Palestine chỉ có 2 khu vực là Bờ Tây và Dải Gaza nằm cách xa nhau, một đông bắc, một phía tây nam của nước Do Thái. Trong Bờ Tây có những khu định cư của người Do Thái.
Chính quyền Palestine chỉ là một bộ phận hành chánh tạm thời, trên thực tế, quân đội Do Thái kiểm soát tất cả các vùng đó.
Trong cuộc chiến tranh 6 ngày, các nước Ấ Rập vây đánh hội đồng, nhằm mục đích xoá tên Do Thái trên bản đồ, nhưng Do Thái không những thắng trận mà còn chiếm được những vùng đất mà hiện nay chính quyền Palestine tạm thời quản lý hành chánh.
Ở Bờ Tây, người Do Thái đưa dân đến lập những khu định cư cùng sống chung với người Palestine địa phương.
2.1. Tổ chức Giải Phóng Palestine
Bị Do Thái cai trị, người Palestine vùng dậy, lập ra Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO) và được LHQ công nhận là một tổ chức đại diện cho dân tộc Palestine tại LHQ. Người đứng đầu PLO là Yasser Arafat.
PLO là một tổ chức chính trị bán quân sự, được thành lập năm 1964, chủ trương tiêu diệt Do Thái bằng vũ trang. Chủ trương giải phóng toàn bộ Palestine, thành lập một quốc gia Palestine, chọn Đông Jerusalem làm thủ đô.
Năm 1993, chủ tịch PLO, Yasser Arafat, gởi thơ công nhận Do Thái là một quốc gia. Ngược lại, Do Thái công nhận PLO là đại diện hợp pháp cho người Palestine.
Yasser Arafat mất năm 2004, người lên thay thế là đương kim Tổng thống Mahmoud Abbas.
“PLO chủ trương đấu tranh bạo động bằng vũ lực, khủng bố cả thường dân Do Thái, nên bị coi là một tổ chức khủng bố. PLO là tổ chức khủng bố giàu nhất, thu nhập hàng năm đến 2 tỷ đô la từ các nguồn tặng, tống tiền, buôn bán vũ khí bất hợp pháp, buôn lậu ma túy, rửa tiền, gian lận…”. Đó là báo cáo của Cục Tình báo Tội phạm quốc gia (National Criminal Intelligence Service) năm 1993.
Tờ Daily Telegraph báo cáo năm 1999 rằng, PLO có 50 tỷ USD trong các khoản đầu tư khắp thế giới.
2.2. Sự nổi dậy của HAMAS
Các nhóm Hồi giáo chủ trương tiêu diệt Do Thái trong đó có 2 nhóm nổi bật là HAMAS và Jiha Hồi giáo Palestine.
HAMAS là chữ viết tắt của Harakat al-Muqawama al-Islamiyya, có nghĩa là “Phong trào kháng chiến Hồi giáo”, được thành lập ngày 14-12-1987. Đó là hệ phái Hồi giáo Sunni, chủ trương thành lập một nhà nước Hồi giáo chính thống của người Palestine trên vùng lãnh thổ trước năm 1948, có nghĩa là vùng đất mà quốc gia Do Thái chưa xuất hiện, chưa được thành lập, hay được hiểu là xoá tên Do Thái trên bản đồ hoặc tiêu diệt Do Thái.
Nhà nước Hồi giáo chính thống dùng kinh Koran và luật của đạo Hồi làm căn bản luật pháp quốc gia. Đó là một thứ luật lạc hậu, kém văn minh, như là ném đá cho đến chết tội ngoại tình, cho phép đàn ông đa thê, chặt tay vì tội ăn cắp, khinh miệt phụ nữ, phạt đánh đòn bằng gậy ở nơi công cộng….
Hamas thực hiện đánh bom tự sát, bom khủng bố vào các khu đông dân cư.
Hamas từ chối con đường thương thuyết hòa bình.
Tháng 2 năm 2006, Hamas giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Palestine (Quốc Hội). Thành viên của Hamas chiếm đa số trong QH, nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền Palestine, một chính quyền hành chánh tạm thời theo Hiệp định Oslo.
Lãnh tụ Hamas là Khaled Mashaal. Khẩu hiệu của Hamas là “Thánh Allah là mục tiêu. Nhà Tiên tri Mohammed là hình mẫu. Kinh Koran là Hiến pháp, Thánh chiến là con đường duy nhất, và được chết cho thánh Allah là sự thể hiện lòng trung thành”.

2.3. Sự chia rẻ trong nội bộ Palestine
Hai nhóm có thế lực là Hamas và Fatah. Nhóm Fatah do tổng thống Mahmoud Abbas lãnh đạo, chủ trương ôn hoà.
Ngoài đường lối và chủ trương khác nhau, còn có sự tranh giành quyền lực giữa 2 nhóm.
Tổng thống Abbas cáo buộc Hamas thông đồng với tổ chức khủng bố al-Qaeda. Các cuộc xung đột nội bộ giữa 2 nhóm thường xuyên xảy ra. Vụ chém giết nhau dữ dội nhất kéo dài 3 ngày làm cho 100 người chết ở Dải Gaza.
Ngày 16-1-2007, đảng Fatah cáo buộc Hamas cầm đầu một âm mưu ám sát tổng thống Abbas. Có 5 đường hầm chứa đầy chất nổ được phát hiện dưới những ngôi đền và dưới nhà của lãnh tụ Fatah là Abbas.
Ngày 29-4-2011, Tổng thống Abbas với Hamas đồng ý thành lập một chính phủ đoàn kết, nhưng sự mâu thuẩn ngấm ngầm vẫn tồn tại.
Nhiều ý kiến cho rằng việc đấu tranh với người Do Thái chưa đi đến đâu, mà nội bộ chia rẻ, đấu đá nhau, thật là vô phước cho dân tộc Palestine.
3* Nước Do Thái
Do Thái là một dân tộc có kinh nghiệm đau thương vì mất nước, phải sống tản mác khắp nơi trên thế giới, bị họa diệt chủng do Đức Quốc Xã thực hiện, Người Do Thái có ý chí và tinh thần kiên cường trong chiến đấu bảo vể quốc gia.
3.1. Kế hoạch phân chia lãnh thổ của Liên Hiệp Quốc
Ngày 29-11-1947, Đại Hội Đồng LHQ đã chấp thuận Nghị Quyết số 181, giải quyết xung đột giữa Do Thái-Á Rập bằng cách phân chia nước Palestine thành 2 quốc gia, Do Thái và Palestine.
3.2. Do Thái tuyên bố Độc lập
Vào lúc nửa đêm ngày 15-5-1948, nhà nước Do Thái tuyên bố được thành lập. Hoa Kỳ, Liên Xô và nhiều quốc gia khác công nhận sự độc lập của quốc gia Do Thái (Israel)
Diện tích: 20,777 km2
Bắc giáp với Li băng (Lebanon). Đông giáp với Syria và Jordan ở Bờ Tây của sông Jordan. Phía Nam giáp Ai Cập và Dải Gaza (Gaza Strip)
Dân số: 7,746,000 (2011)
GDP đầu người: 29,531 USD/năm
Thủ đô: Jerusalem * Năm 1950, Do Thái tuyên bố Jerusalem là thủ đô chính thức. Chỗ ở của tổng thống, các trụ sở chính phủ, Nghị Viện… được đặt tại Jerusalem. Tuy nhiên, LHQ không công nhận như thế. Đa số các quốc gia đều xem Tel-Aviv là thủ đô và các toà đại sứ đều đặt tại Tel-Aviv. Quốc tế cho rằng, Jerusalem là vùng đất đang tranh chấp, và tình trạng của nó sẽ được giải quyết qua cuộc thương thuyết giữa Do Thái và Palestine.
3.3. Quân đội Do Thái
Do Thái không có quân binh chủng riêng biệt, Không quân, Hải quân đều thuộc quân đội. Quân đội Do Thái được xem là một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất ở Trung Đông, và cũng nằm trong danh sách các lực lượng quân sự được trang bị và huấn luyện tốt nhất thế giới. Sức mạnh nằm ở “chất lượng” huấn luyện binh sĩ và huấn luyện các chuyên gia xử lý tình huống chớ không phải dựa vào lực lượng đông đảo.
Đa số vũ khí tự chế cho thích hợp với nhu cầu riêng của Do Thái, chớ không phải hoàn toàn nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Cả nam lẫn nữ công dân đến 18 tuổi phải thi hành nghĩa vụ quân sự. Sau thời gian phục vụ quy định, họ được trả về lực lượng trừ bị, tham gia các công việc trong sinh hoạt quốc gia. Mỗi năm được gọi lại huấn luyện vài tuần lễ. Vì thế, mỗi công dân Do Thái là một chiến sĩ, một tay súng.
Do Thái có vũ khí nguyên tử, ước lượng khoảng 200 đầu đạn hạt nhân.
4* Chiến tranh giành độc lập năm 1948
Năm 1948, ngay sau khi tuyên bố thành lập quốc gia Do Thái, thì lực lượng Á Rập gồm Ai Cập, Syria, Iraq, Jordan và Li băng (Lebanon) từ mọi hướng tấn công quốc gia bé nhỏ mới ra đời nầy với dân số chưa đầy 4 triệu người. Do Thái đã liều lĩnh với vũ khí và chiến thuật đầy mưu lược đã đẩy lui các lực lượng tấn công và chiếm một số lãnh thổ vốn được quy định cho người Palestine trong kế hoạch phân chia lãnh thổ của LHQ.
5* Cuộc chiến tranh 6 ngày
Cuộc chiến tranh 6 ngày còn được gọi là cuộc chiến tranh Á Rập-Israel.
Vào tháng 5 năm 1967, Ai Cập huy động 1,000 xe tăng, 100,000 binh lính đến biên giới và phong toả cửa biển, không cho tàu bè Do Thái ra vào.
Ngày 5-6-1967, Do Thái đánh phủ đầu vào không lực Ai Cập vì lo ngại nước nầy tiến hành chiến tranh xâm lược Do Thái.
5.1* Lực lượng tham chiến
5.1.1. Phía Do Thái
- 240,000 quân (bao gồm 214,000 quân trừ bị, là thành phần nồng cốt của các sinh hoạt quốc gia, cho nên không có thể lưu lại trong quân đội quá lâu.
- 197 phi cơ tham chiến
Chỉ huy là Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Dayan (Tướng Độc nhản)
5.1.2. Phía Á Rập
Phía Á Rập gồm có: Ai Cập, Syria, Jordan, Iraq
Ai Cập: 160,000 quân:
- 7 sư đoàn (gồm 4 Sđ Bộ binh+2 Sđ xe bọc thép+1 Sđ xe cơ giới)
- 4 lữ đoàn bộ binh độc lập
- 4 lữ đoàn xe bọc thép độc lập. 8 lữ đoàn nầy có 950 xe tăng, 1,100 thiết vận xa + 1,000 khẩu pháo.
Kế hoạch hành quân lủng củng của Ai Cập.
Tổng thống Nasser đã thay đổi mệnh lệnh hành quân 4 lần trong tháng 5 năm 1967. Mỗi lần thay đổi phải tái phối trí các đơn vị tham chiến, khiến cho hao tốn nhiên liệu, hao mòn xe cộ, làm cho binh lính mệt mỏi, đồng thời thiết lập lại các công sự phòng thủ cho thích hợp với binh chủng.
Syria: 75,000 quân
Jordan:
- 55,000 quân
- 300 xe tăng, trong đó có 250 M-48 và M-113 do Hoa Kỳ sản xuất.
- 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới
- 1 tiểu đoàn lính dù
- 12 tiểu đoàn pháo binh
- 6 khẩu đội súng cối 81mm và 120mm
Tài liệu Do Thái tịch thu cho biết, hồi tháng 5 năm 1967, Jordan đã ra lịnh mở “Chiến dịch Khaled”, dùng 2 lữ đòan tấn công bất ngờ vào ban đêm để chiếm một vị trí chiến lược và giết sạch toàn bộ 800 cư dân Do Thái ở đó.
Iraq:
- 1 sư đoàn bộ binh
- 100 xe tăng
- 2 phi cơ chiến đấu Hawker Hunter và MiG-21.
Ngày 23-5-1967, James Reston của tờ New York Times nêu nhận xét “Về mặt kỷ luật, huấn luyện, tinh thần chiến đấu và năng lực nói chung, quân đội Nasser và các lực lượng Á Rập, kể cả sự trợ giúp trực tiếp của Liên Xô, tất cả không phải là đối thủ của Israel”.
5.2. Các trận đánh
5.2.1. Đợt không tập đầu tiên
Hoạt động đầu tiên mà cũng là hành động quyết định là, Do Thái đánh phủ đầu vào không lực của Ai Cập. Ai Cập có lực lượng không quân rất lợi hại và lớn nhất trong số các quốc gia Á Rập. Với khoảng 450 phi cơ chiến đấu của Liên Xô, trong đó có nhiều MiG-21 là hiện đại nhất thời đó.
Lúc 7g45 sáng ngày 5-6-1967, khi còi báo động vang rền trên toàn nước Do Thái, thì cùng lúc đó, không quân Do Thái với 200 phản lực cơ ào ạt bay đến tấn công các phi trường Ai Cập, đặc biệt là 30 chiếc Tu-16 Badger, có khả năng công phá dữ dội các trung tâm quân sự và dân sự.
Hỏa lực phòng không của Ai Cập rất yếu. Hơn nữa, tại các sân bay quân sự, không có các bong-ke bọc thép để bảo vệ phi cơ.
Phi cơ Do Thái cất cánh bay ra Địa Trung Hải trước mặt, rồi vòng về phía nam, đánh Ai Cập một cách bất ngờ.
Trong khi đó, Ai Cập tự làm hại bản thân bằng chính hệ thống phòng không của họ. Đó là có lịnh khoá chặt phòng không trong ngày, vì sợ có quân nổi dậy Ai Cập bắn hạ phi cơ của Bộ trưởng Quốc Phòng là nguyên soái Abdel Hakim Amer và trung tướng Sidqi Mohammed đang trên đường bay đến bộ chi huy mặt trận của Ai Cập.
Cho dù phòng không của Ai Cập có hoạt động đi nữa, thì cũng khó khám phá ra phi cơ Do Thái, vì các phi công đã bay thật thấp để tránh Radar và nằm dưới tầm bắn của hỏa tiễn SAM SA-2.
Phi công Do Thái dùng nhiều chiến thuật cùng một lúc: ném bom, dùng hỏa lực bắn phá phi cơ đang đậu trên các đường băng, ném bom xuyên phá làm bể nát đường băng, khiến cho phi cơ Ai Cập không thể cất cánh được.
Hơn 300 phi cơ Ai Cập bị phá hủy. Hơn 100 phi công bị giết. Các phi cơ bị phá hủy gồm có:
- 30 chiếc Tu-16, 27
- 40 chiếc ném bom Il-28
- 12 chiếc ném bom Su-7
- 90 chiếc MiG-21
- 32 phi cơ vận tải.
Do Thái mất 19 phi cơ, phần lớn do trục trặc kỹ thuật và tai nạn.
Cuộc không tập thành công mang lại cho Do Thái ưu thế áp đảo trên các mặt trận khác.
Liền tiếp theo đó, không lực Do Thái tấn công không lực Jordan, Syria và Iraq, loại hẳn ra khỏi vòng chiến không lực của các nước nầy.
Đến tối ngày 5-6-1967.
Không quân Jordan bị xoá sổ, gồm có:
- 20 chiếc F-6 Hunter
- 6 phi cơ vận tải
- 2 trực thăng
Không quân Syria mất:
- 32 MiG-21
- 23 MiG-15 và MiG-17
- 2 phi cơ ném bom Il-28
Không quân Iraq mất:
Một số bị phá hủy tại sân bay H3 của Iraq, gồm có:
- 12 MiG-21
- 2 MiG-17
- 5 F-6 (Hunter)
- 3 Il-28
- 1 ném bom Tu-16 bị bắn hạ
Đến tối ngày 6-6-1967, Do Thái cho biết đã phá hủy 416 phi cơ của phe Á Rập.
Do Thái cho biết đã mất 26 phi cơ trong 2 ngày đầu.
Báo chí Tây phương cho rằng Do Thái đã phóng đại số lượng phi cơ bị hủy diệt, tuy nhiên, trên thực tế, không quân Ai Cập và KQ các quốc gia tham chiến, hầu như vắng bóng trong những ngày đánh nhau kế tiếp, chứng tỏ con số 416 là có thể tin được.
5.2.2. Do Thái đánh chiếm bán đảo Sinai của Ai Cập
Bán đảo Sinai thuộc Ai Cập, là ranh giới giữa Ai Cập và Do Thái.
1). Lực lượng Ai Cập ở Sinai
- 7 sư đoàn, khoảng 100,000 quân
- 950 xe tăng
- 1,100 thiết vận xa M-113
- 1,000 khẩu pháo
- 6 khẩu đội súng cối 81mm và 120mm.
2). Ai Cập bố trí chiến thuật
Ai Cập bố trí theo chiến thuật của Liên Xô.
Bộ binh chiến đấu tại các tuyến phòng thủ cố định.
Xe tăng, xe bọc thép, pháo binh cơ động, phòng thủ theo chiều sâu và di động.
3). Lực lượng Do Thái tại mặt trận Sinai
- 6 lữ đoàn xe bọc thép
- 1 lữ đoàn bộ binh
- 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới
- 3 lữ đoàn línhh dù
- 700 xe tăng
- 70,000 quân
4). Kế hoạch hành quân của Do Thái
Là tạo bất ngờ cho Ai Cập về cả thời gian và địa diểm.
Về thời gian là tấn công mặt trận Sinai cùng một lúc với tấn công phi trường Ai Cập, kềm chân phi cơ.
Bất ngờ về địa điểm là tấn công vào hướng bắc và trung bán đảo Sinai, chớ không tấn công theo lối cũ, là đánh vào nam và Trung, một vị trí nầy thuận lợi vì sát biên giới hơn.
Điểm độc đáo của chiến thuật nầy là ở thế chủ động tấn công, nhảy vào phía sau lưng của địch, chia cắt và đánh tới trước, tiêu diệt từng phần, thực hiện như sau:
Một số đơn vị trên đường biên giới khai hoả để cầm chân địch. Dùng 2 lữ đoàn hợp đồng tác chiến với các đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh… tấn công tại một điểm, phá vở hàng rào phòng thủ, tiến sâu vào sau lưng địch. Đồng thời, quân dù dùng trực thăng nhảy vào phía sau tuyến phòng thủ, chiếm một vị trí chiến lược có tên Abu-Ageila. Chia cắt và tiêu diệt từng phần.
Cuộc chiến ác liệt kéo dài 3 ngày rưởi cho tới khi Abu-Ageila bị chiếm. Nhiều đơn vị Ai Cập vẫn còn nguyên vẹn, nhưng khi nghe Abu-Ageila bị mất, nguyên soái Abdel Hakim Amer hoảng sợ, ra lệnh rút quân khỏi lãnh thổ Sinai của mình.

Quân Ai Cập bỏ chạy, Do Thái không đuổi theo, mà tiến chiếm các cao điểm là những đèo để chận đánh.
Trong 4 ngày giao chiến, quân Do Thái đã đánh bại đạo quân lớn nhất, trang bị mạnh nhất của người Á Rập. Trên mặt trận, vô số xe cộ và trang thiết bị bỏ lại hoặc bị phá hủy.
Ngày 8-6-1967, Do Thái hoàn thành việc chiếm đóng bán đảo Sinai của Ai Cập.
Những yếu tố đưa đến thắng lợi là:
1. Không quân Do Thái làm chủ được bầu trời, vì KQ Ai Cập bị tiêu diệt.
2. Quyết tâm áp dụng kế hoạch táo bạo và đầy sáng tạo
3. Sự thiếu phối hợp của quân Ai Cập.
5.2.3.Mặt trận Jordan ở Bờ Tây
1). Lực luợng hoàng gia Jordan
Quân Jordan đóng ở Bờ Tây (West Bank) của sông Jordan, là phía đông của nước Do Thái. Bờ Tây dưới quyền cai trị của Jordan.
Lực lượng của Jordan:
- 45,000 quân chia thành 9 lữ đoàn
- 270 xe tăng và thiết vận xa (APC=Armoured Personnel Carrier)
- 200 khẩu pháo.
- 24 phi cơ F-6 Hunter có khả năng tương đương với phi cơ thế hệ thứ 3 của Do Thái là Dassault Mirage III
Các lữ đoàn Jordan là quân thiện chiến, nhà nghề, do Hoa Kỳ trang bị và huấn luyện.
2). Lực lượng Do Thái ở mặt trận Bờ Tây của Jordan
- 40,000 quân (Chia làm 8 lữ đoàn)
- 200 xe tăng
Ý định hành quân của Do Thái
Chỉ phòng thủ thụ động, dồn nổ lực ở mặt trận Sinai để đánh Ai Cập.
Mở màn trận đánh.
Ngày 5-6-1967, quân Jordan bắt đầu pháo kích vào lãnh thổ Do Thái. Do Thái gởi điện cho vua Hussein đề nghị ngưng bắn, nhưng nhà vua không chấp thuận, cho là đã quá trễ.
Mặc dù bị pháo kích nhưng Do Thái bất động, không bắn trả. Không quân Hoàng gia Jordan tấn công các sân bay của Do Thái.
Ngày 6-6-1967, Do Thái gom nhặt các toán quân còn lại vào Bờ Tây. Buổi chiều cùng ngày, không quân Do Thái công kích tiêu diệt không quân Jordan. Những trận ác liệt và đẩm máu xảy ra. Sức mạnh của không quân Do Thái đóng vai trò quyết định, làm cho đối phương tê liệt, đưa đến thất bại. Vua Hussein rút quân. Thế là Do Thái chiếm được Bờ Tây của Jordan.
5.2.3. Mặt trận Cao nguyên Golan
Tại cao nguyên Golan, Do Thái đánh nhau với Syria.
1). Lực lượng Syria
- 75,000 quân (9 lữ đoàn, được hỗ trợ bởi xe tăng và pháo binh)
2). Lực lượng Do Thái
- 4 lữ đoàn
3). Địa hình đặc biệt của đồi Golan
Cao nguyên Golan (Golan Heights) sườn dốc, cứ vài km thì bị cắt đứt bởi những dòng suối chạy song song nhau từ đông sang tây. Không có đường sá giao thông. Quân Syria đóng trên cao của ngọn đồi. Quân Do Thái ở dưới chân đồi.
Lợi thế của Do Thái là nắm được tình hình quân sự và sự bố trí của quân Syria. Tin tức do một gián điệp người Syria tên Eli Cohen, làm việc cho mật vụ Mossad của Do Thái cung cấp.
Ngày 9-6-1967, do nắm vững tình hình quân Syria, 4 lữ đoàn Do Thái chọc thủng phòng tuyến địch, tràn vào cao nguyên Golan, nhưng họ chỉ chiếm được những mảnh đất trống, vì quân Syria đã bỏ chạy hết.
Lý do bỏ chạy.
Tạp chí Time cho biết “Để gây sức ép, buộc LHQ áp đặt lịnh ngừng bắn, đài phát thanh Damascus của Syria tự làm hại quân đội của mình, bằng cách loan tin thất thiệt là thành phố Quneitra đã bị chiếm. Nghe được tin nầy, quân Syria bỏ chạy, vì thành phố nầy nằm trong lãnh thổ của Syria.
Kết cuộc .
Tới ngày 10-6-1967, (6 ngày) quân Á Rập thảm bại ở 3 mặt trận: Sinai, Bờ Tây và cao nguyên Golan.
Một lịnh ngừng bắn được ký kết ngày 11-6-1967.
Do Thái chiếm được các vùng đất:
- Bán đảo Sinai của Ai Cập
- Bờ Tây (bao gồm địa diểm Đông Jerusalem) do Jordan quản trị.
- Cao nguyên Golan của Syria.
5.3. Tổn thất trong cuộc chiến 6 ngày
5.3.1. Tổn thất phía Do Thái:
- 779 chết
- 2,563 bị thương
- 15 bị bắt làm tù binh
- 19 phi cơ bị mất.
5.3.2. Tổn thất phía Á Rập:
- 21,000 chết
- 45,000 bị thương
- 6,000 bị bắt làm tù binh
- 400 phi cơ bị phá hủy (Ước tính)
6* Các lãnh thổ bị chiếm
Trong 6 ngày, Do Thái thắng trận và chiếm được các vùng đất là Dải Gaza, Bờ Tây sông Jordan, Cao nguyên Golan và bán đảo Sinai.
6.1. Dải Gaza
Gaza là một dải đất hẹp hình chữ nhật nằm nghiêng dọc theo bờ Địa Trung Hải (Mediterranean Sea). Có biên giới 51km với Do Thái ở phía đông, 11km phía nam với Ai Cập.
Dân số: 1,400,000. (GDP đầu người: 625 USD/năm). Diện tích: 360km2. Diện tích quá hẹp, mật độ dân cư cao nhất thế giới, 4,000 người/km2.
Năm 1993, Dải Gaza được Do Thái trao lại cho chính quyền hành chánh tạm thời Palestine. Tổ chức Hamas đang cai quản Dải Gaza.
Tháng 2 năm 2005, chính phủ Do Thái đơn phương rút quân ra khỏi Gaza, chấm dứt 38 năm cai trị vùng đất nầy. Tuy nhiên, quân đội Do Thái vẫn còn kiểm soát lãnh hải và không phận của Gaza.
6.2. Bờ Tây (West Bank)
Bờ Tây hay Tây ngạn sông Jordan, nằm về phía đông của Do Thái.
Diện tích: 6,205km2
Dân số: 2.8 triệu. (gồm 2.4 triệu người Palestine và 400,000 Do Thái đến định cư)
Tình trạng Bờ Tây và Dải Gaza là chủ đề mà Tổng thống Mahmoud Abbas đang vận động thành lập quốc gia Palestine ở LHQ ngày 23-9-2011 vừa qua.
7* Trận chiến Yom Kippur năm 1973
Trận Yom Kippur 1973 còn gọi là Ramadan War là cuộc tranh giữa Do Thái và phe Á Rập trong ngày lễ Ramadan.
Cuộc chiến xảy ra từ ngày 6-10-1973 cho đến 26-10-1973.
Cuộc chiến phát khởi do Ai Cập và Syria bất ngờ tấn công Do Thái đúng vào lễ quan trọng Yom Kippur, là Lễ Sám Hối thiêng liêng của Do Thái.
Địa điểm: Bán đảo Sinai, Cao nguyên Golan và Trung Đông.
7.1. Tham chiến: Ai Cập, Syria và Iraq.
Lực lượng Ai Cập:
- 800,000 quân
- 1,700 xe tăng
- 2,400 xe bọc thép
- 1,120 khẩu pháo
- 400 phi cơ chiến đấu
- 140 trực thăng
- 104 chiến hạm
Lực lượng Syria:
- 150,000 quân
- 1,400 xe tăng
- 900 xe bọc thép
- 600 khẩu pháo
- 350 phi cơ
- 36 trực thăng
- 21 tàu chiến
Lực lượng Iraq:
- 60,000 quân
- 700 xe tăng
- 500 xe bọc thép
- 200 khẩu pháo
- 73 phi cơ
Lực lượng Do Thaái
- 415,000 quân
- 2,300 xe tăng
- 3,000 xe bọc thép
- 950 khẩu pháo
- 561 phi cơ
- 84 trực thăng
- 38 tàu chiến
Mục đích cuộc chiến.
Vẫn mục đích cũ là tiêu diệt người Do Thái, trả thù bại trận trong cuộc chiến 6 ngày và chiếm lại đất bị mất.
7.2. Kế hoạch của Á Rập
1). Kế hoạch tiêu diệt phi cơ Do Thái
Lần trước, không quân Do Thái đánh tả tơi không quân Ai Cập và KQ Syria. Lần nầy, rút kinh nghiệm, bố trí hệ thống phòng không dày đặc bằng hỏa tiển SAM và pháo phòng không rất lợi hại của Liên Xô.
2). Kế hoạch tiêu diệt xe tăng Do Thái
Ai Cập dự đoán là Do Thái sẽ đánh trả bằng xe tăng, cho nên trang bị cho bộ binh xung kích, những hỏa tiển chống xe tăng hiện đại của Liên Xô là Sagger và súng chống chiến xa. Cứ 3 binh sĩ Ai Cập thì có một người trang bị bằng súng diệt xe tăng.
Một sử gia quân sự viết “Chưa bao giờ hoả lực chống xe tăng tập trung nhiều đến như thế trên chiến trường”.
Thêm vào đó, bờ kinh đào Suez phía Ai Cập được đấp cao lên khiến cho Ai Cập có ưu thế tuyệt đối để chụp hỏa lực xuống xe tăng Do Thái.
3). Phá chướng ngại vật của Do Thái
Do Thái có một bức tường cát cao 18 m ở biên giới với Ai Cập. Do sáng kiến của 1 sĩ quan cấp thấp, là dùng vòi phun nước nước thay vì dùng chất nổ theo kế hoạch của các kỹ sư. Ai Cập nhập khẩu những máy phun nước cao áp của Đông Đức, dùng nước của kinh Suez phá bức tường cát của Do Thái.
7.3. Mở màn tấn công Do Thái ở bán đảo Sinai
Ngày 6-10-1973.
14g 05.
Không quân Ai Cập với 250 phi cơ bay rất thấp, đánh bất ngờ vào 3 sân bay, 10 vị trí hỏa tiễn phòng không, các cơ sở chỉ huy, các trung tâm gây nhiễu điện tử, trạm Radar, 2 căn cứ pháo binh…
Bộ chỉ huy Ai Cập đánh giá đã đạt được 95% mà chỉ mất có 5 phi cơ.
Cùng một lúc với không tập, pháo binh Ai Cập bắn dữ dội, 2,000 quả trong 53 phút, nhắm vào tuyến phòng thủ Bar Lev, các lô cốt, hầm chỉ huy, khu tập trung xe tăng của Do Thái.
Được pháo binh yểm trợ, 8,000 bô binh Ai Cập dùng 1,000 xuồng cao su vượt kinh, đánh hầu hết vào các đồn Do Thái trên tuyến phòng thủ Bar Lev. Các tổ diệt xe tăng bắt đầu đặt mìn, tổ chức phục kích xe tăng Do Thái.
20:30 g
Quân Ai Cập cắm cờ trên bờ kinh Suez phía bên Do Thái.
20:46 g
Quân Ai Cập chiếm được đồn đầu tiên.
Được pháo binh và bộ binh yểm trợ, quân đoàn cơ giới Ai Cập lập cầu phao qua kinh. Quân đặc nhiệm thiện chiến Sa’iqa được trực thăng đổ xuống sâu 40 km trong lãnh thổ Sinai để đánh phá, mục đích ngăn chận quân tiếp viện Do Thái.
Không quân Do Thái tìm cách ngăn chận việc lập câu phao nhưng thất bại, vì hỏa tiển SAM dày đặc. 13 phi cơ Do Thái bị bắn hạ.
Cầu phao được thiết lập, 5 sư đoàn Ai Cập và 850 xe tăng vượt qua kinh.
Một lữ đoàn chiến xa gồm 20 xe tăng PT-76, 80 thiết vận xa (APC) vượt qua Đại Hồ Bitter, mục đích cắt đứt hệ thống liên lạc của bộ chỉ huy và đồng thời tấn công phá hủy các vị trí Radar, các trạm vô tuyến của Do Thái.
Quân Ai Cập vượt kinh Suez với thiệt hại rất nhỏ, gồm 280 binh sĩ thiệt mạng, 15 phi cơ và 20 xe tăng bị phá hủy.
Thiệt hại phía Do Thái:
- 300 xe tăng bị phá hủy
- 1 lữ đoàn bộ binh bảo vệ chiến tuyến bị tiêu diệt
- 30 phi cơ bị bắn cháy.
Ngày 7-10-1973
Quân Ai Cập tiến sâu vào Sinai 5km. Sư đoàn 18 BB Ai Cập chiếm đồn Qantara.
Ngày 8-10-1973
3 lữ đoàn xe bọc thép Do Thái phản công nhưng bị hoả tiễn Sagger phá hủy. Do Thái thiệt hại năng nề.
Sau đó trong ngày, hai bên, không bên nào mở cuộc tấn công. Giao tranh lắng dịu.
Do Thái mất 49 phi cơ, khoảng 500 xe tăng. Lữ đoàn pháo số 190 của Do Thái bị sư đoàn 2 Ai Cập tiêu diệt hoàn toàn. Tướng chỉ huy lữ đoàn pháo bị bắt làm tù binh.
Ngày 9-10-1973
Hai bên có vẻ thấm mệt, tự ý ngừng chiến.
Ngày 14-10-1973
Sau mấy ngày ngưng chiến, Ai Cập nhận ra Do Thái đang tập trung nổ lực vào mặt trận Cao nguyên Golan.
Để cứu nguy cho quân Syria ở đồi Golan, Ai Cập đưa 400 xe tăng tiến sâu vào để đánh Do Thái. Nhưng Do Thái đã dùng kế nghi binh, dụ cho xe tăng Ai Cập lọt vào ổ phục kích, bị thiệt hại nặng nề.
Một nhà quan sát phát biểu “Cuộc tấn công lớn nhất của trận Yom Kippur nầy hoàn toàn thất bại. Định mệnh lại quay lưng với Ai Cập. Họ ném lực lượng vào một vị trí mà Do Thái đã phục kích chờ sẵn. Ai Cập mất 250 xe tăng trong ngày 14-10-1973”.
Ngày 15-10-1973
Do Thái thừa thắng xông lên, vượt qua kinh Suez, tiến vào lãnh thổ Ai Cập, chỉ còn cách thủ đô Cairo 101km.
Thời gian nầy, hệ thống phòng không và chống xe tăng của Ai Cập đã bị vô hiệu hoá, thì Do Thái xử dụng trở lại vũ khí chống xe tăng của Mỹ là M-72 LAW và dùng không lực để áp đảo Ai Cập. Do Thái vẫn còn ở trên lãnh thổ Ai Cập.
7.4. Mặt trận cao nguyên Golan (Do Thái với Syria)
Đối với Do Thái, thì mặt trận đồi Golan rất quan trọng vì nó nằm sát khu dân cư, nếu Golan bị mất thì những thành phố lớn và cả Tel-Aviv sẽ bị bị đe dọa.
Lúc mở màn, Do Thái chỉ có 2 lữ đoàn với 180 xe tăng và 60 khẩu pháo mà phải đương đầu với 1,300 xe tăng của Syria.
Do đó, lực lượng trừ bị được cấp tốc triệu tập. Họ được nhận xe tăng rồi ra trận ngay, không phải chờ đợi các tổ lái, các xạ thủ đại liên, không cần điều chỉnh nòng súng, bởi vì họ được huấn luyện và mọi người có thể làm được những công việc đó.
Quân Syria dự tính họ phải mất ít nhất 24 giờ, nhưng trên thực tế, quân trừ bị Do Thái ra trận sau 15 giờ mà thôi.
Trong ngày đầu, quân Syria ở Golan đông gấp 5 lần quân Do Thái, có nhiều nơi, xe tăng Syria đông gấp 11 lần.
Cuộc chiến ác liệt. Hoả tiễn SAM của Syria bắn hạ 40 phi cơ Do Thái. Do Thái đổi chiến thuật, bay rất thấp trên lãnh thổ Jordan rồi bổ nhào xuống Golan, bất thần đánh vào sườn của quân Syria.
Đến khi quân trừ bị Do Thái vào trận, thì ưu thế của Syria giảm lần và cán cân nghiêng về phía Do Thái.
Quân Syria thiệt hại nặng nề, tướng chỉ huy Omar Abrash tử trận vì xe tăng bị trúng đạn.
Ngày 10-10-1973, các đơn vị Syria cuối cùng bị đẩy lui về biên giới của họ.
Ngày 11-10-1973, quân Do Thái tiến sâu vào nội địa Syria, nơi đó, họ có thể bắn trọng pháo vào thủ đô Damascus cách đó 40km.
Quân Iraq
Iraq đưa đoàn quân viễn chinh 30,000, 500 xe tăng, 700 thiết vận xa vào mặt trận Golan. Sự có mặt của quân Iraq là một bất ngờ của Do Thái. Bất ngờ nầy chuyển thành bất ngờ về chiến thuật, là khi thấy quân Iraq đến, thì quân Do Thái sợ bị đánh vào cạnh sườn trong lúc tấn công, nên quân rút lui, tổ chức phòng thủ.
7.5. Lịnh ngừng bắn
Ngày 23-10-1973
Các hoạt động ngoại giao quốc tế hối hả tiếp diễn. Lịnh ngừng bắn được ban hành
Phi cơ quan sát của Liên Xô xác nhận quân Do Thái đang tiến về phía thủ đô Ai Cập.
Trong cuộc hội đàm qua điện thoại với thủ tướng Do Thái là bà Golda Meir, TS Kissinger hỏi: “Làm thế nào mà người ta có thể biết được một giới tuyến tồn tại ở đâu đó trên sa mạc"” Bà Golda Meir trả lời “Do Thái sẽ làm cho họ biết thôi”. Sau đó, Kissinger biết được quân Ai Cập bị quân Do Thái bao vây, đó là giới tuyến mà quân Do Thái vừa mới dựng lên. Tình trạng quân Ai Cập nguy ngập và cũng bị cắt đứt đường tiếp tế lương thực.
Kissinger nhận thấy thắng lợi của Do Thái rất có lợi cho Hoa Kỳ, bèn ra tay cứu nguy và bảo vệ Ai Cập, mục đích kéo Ai Cập ra khỏi Liên Xô. Và Hoa Kỳ đã thành công.
8* Chiến tranh Hamas-Do Thái 2008-2009
8.1. Nguyên nhân
Ngày 24-12-2008
Dân quân Hamas nắm quyền cai trị ở Dải Gaza đã phóng 60 hỏa tiễn vào khu đông dân cư của Do Thái.
Ngày 25-12-2008
Thủ tướng Do Thái Ehud Olmert cảnh cáo, nếu Hamas còn pháo kích vào các khu dân cư thì bị giáng trả nặng nề.
Sau lời cảnh cáo, Hamas phóng thêm hơn 10 hỏa tiễn vào khu dân cư làm chết 2 em bé và 1 người bị thương.
Ngày 27-12-2008.
Phi cơ Do Thái oanh tạc hàng chục mục tiêu là những cơ sở an ninh của Hanmas trên Dải Gaza, làm chết 200 người.
Do Thái huy động 6,500 quân trừ bị và nhiều chiến xa chuẩn bị tấn công trên bộ.
Mặc dù bị 250 phi vụ với hơn 100 tấn bom làm cho 280 người Palestine bị giết, các dân quân Hồi giáo Hamas thánh chiến quyết tử vì đạo, tiếp tục phóng thêm hàng chục hỏa tiễn vào khu dân cư Do Thái.
Ngày 29-12-2008
Con số thương vong của Palestine là 315 thiệt mạng, 1,400 bị thương. Do Thái bác bỏ áp lực quốc tế, kêu gọi ngưng oanh tạc, vì Hamas tiếp tục phóng 20 hoả tiễn vào các khu dân cư Do Thái.
Ngày 18-1-2009
Lực lượng giám sát ngừng bắn được thành lập và Do Thái tuyên bố ngừng bắn.
Tổn thất hai bên
Phía Do Thái:
- 10 lính bị giết
- 3 thường dân thiệt mạng
- 336 bị thương
Phía Hamas:
- 1,330 bị giết
- 5,300 bị thương
- 50,000 người Palestine chạy nạn
- 4,000 căn nhà bị phá hủy
Thiệt hại ở Gaza khoảng 2 tỷ USD.
9* Kết
Do Thái là một quốc gia bé nhỏ với 7 triệu dân, từ khi lập nước đến nay, người Do Thái phải thường xuyên đối phó với thế lực của khối Á Rập để được sinh tồn.
Người dân Palestine, cũng như tất cả các dân tộc khác, xứng đáng phải có một quốc gia riêng của họ, nhưng người Do Thái cũng rất xứng đáng phải có một quốc gia an toàn, hoà bình và không bị tiêu diệt bởi chủ trương của nhiều quốc gia Á Rập Hồi giáo cực đoan, đã nhiều lần tấn công xoá tên Do Thái trên bản đồ. Nếu người Do Thái là một dân tộc yếu hèn, thì quốc gia của họ không còn tồn tại đến ngày nay.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố “Đơn xin thành lập quốc gia Palestine là một sai lầm và không thành công vì Palestine không cam kết bảo đảm an ninh cho Do Thái”. Thật ra, Tổng thống Mahmoud Abbas không có khả năng cam kết điều mà Do Thái yêu cầu. Trước hết, ông không phải là người nắm quyền lực trong chính quyền Palestine, mà sức mạnh nằm trong tay của tổ chức Á Rập Hồi Giáo cực đoan khủng bố quốc tế là Hamas.
Nếu chấp nhận Palestine trở thành một quốc gia, tức là công nhận tổ chức khủng bố quốc tế Hamas là tổ chức hợp pháp. Điều nầy Hoa Kỳ và Do Thái có lý do chính đáng để chống đối yêu cầu của Palestine.
Hơn nữa, cả Palestine cũng không có khả năng cam kết bảo đảm an ninh cho Do Thái, bởi vì nguồn gốc của đe dọa nằm trong tay của Iran. Chính tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nhiều lần khẳng định chủ trương xoá tên Do Thái trên bản đồ. Chính Iran đã cung cấp vũ khí, tài chánh cho tổ chức Hamas để đánh phá Do Thái.
Iran không những là thế lực đe dọa Do Thái, mà còn đe dọa cả Liên Âu và Hoa Kỳ trong hành động chế tạo vũ khí hạt nhân, đó là thái độ ngông cuồng thách thức thế giới của tổng thống Iran Ahmadinejad trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử.
Iran và Do Thái đang có những cuộc chiến tranh ngầm về tình báo gián điệp. Iran cáo buộc Do Thái âm mưu ám sát các nhà khoa học nguyên tử của Iran, cáo buộc Hoa Kỳ và Do Thái tấn công phá hủy hệ thống máy vi tính trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân của xứ nầy.
Tóm lại, việc thành lập quốc gia Palistine khá phức tạp, vì nó có liên hệ đến những tổ chức Á Rập Hồi giáo cực đoan, đã và đang đe dọa an ninh và sự sống còn của nước Do Thái.
Hoa Kỳ và Do Thái phản đối tổng thống Abbas xem ra cũng có lý do chính đáng, vì an ninh của Do Thái cũng cần đuợc bảo vệ.
Còn việc Do Thái chiếm đất của người Á Rập là vì, khối Á Rập ỷ người đông, dùng luật giang hồ, mạnh được yếu thua, đánh hội đồng để diệt Do Thái, bị thua thì phải chịu mất đất thôi.
Trúc Giang
Minnesota ngày 28-9-2011

Ý kiến bạn đọc
03/10/201113:00:32
Khách
Gã TT Iran " mắt sâu râu rậm " Mahmoud Ahmadinejad cùng bọn đạo sĩ hồi giáo hay khuya môi múa mép đòi tiêu diệt quốc gia Do thái và muốn xoá nước nầy trên bản đồ thế giới . Bọn tặc khấu nầy chưa tởn khi thấy liên quân Ả rập thảm bại bởi người Do thái trong " cuộc chiến sáu ngày " năm 67 và cuộc chiến Jomkipur năm 73 . Bọn nầy cứ thử đem quân đánh tay đôi với Do thái thử xem , coi có bị nghiền nát hay không ! Bọn Ả rập thì to họng hùng hổ khi chưa đụng trận , khi đụng rồi thì nhát như thỏ đế , bỏ cả vũ khí chạy lấy người như trong hai cuộc chiến vùng Vịnh vừa qua mà ta đã từng chứng kiến . Trong khi quân đội Do thái nam cũng như nữ đều can đảm anh hùng cả . Trong chiến trận , các sĩ quan đều xông pha trong lửa đạn trước binh sĩ của mình . Mong sao mỗi người Việt ta đều mang trong tâm hồn " chủ nghĩa phục quốc " như người Do thái thì thật là đại phúc cho quê hương mình vậy !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trung Quốc sau khi đã hiện đại hoá quân sự, đang từng bước chủ trương thực hiện chính sách Đại Hán
Trong cả ngàn năm, nước Việt Nam độc lập vẫn phải khéo léo hành xử với phương Bắc theo phận nhược tiểu. Các phần tử ưu tú của nước ta
Nghe tin và thấy sinh viên biểu tình chống Trung Quốc lòng mừng trong cảm xúc tuổi trẻ ngàn sau đang tiếp nối hùng tâm đảm lược ngàn xưa
Hầu hết những vùng đông dân cư Việt Nam đều có trung tâm sinh hoạt văn hóa, trong khi cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn
Từ một năm nay, dư luận Đông Á đã theo dõi vụ tranh chấp giữa tập đoàn Danone của Pháp và đối tác liên doanh tại Trung Quốc
Trong khi binh sĩ thuộc Đại Đội Charger đang diễn tập cho một công tác khác tại căn cứ của họ gần Iskanditiyah, phía nam Thủ Đô Baghdad
Nhận được lời mời thuyết trình của anh Huỳnh Quốc Văn, đại diện cho Cộng đồng Người Việt Quốc
Trong văn thơ Quảng Nam, nếu mì Quảng được nhắc bao nhiêu lần trong văn thì lũ lụt có lẽ cũng được nhắc nhiều lần như thế trong thơ. 
Kỹ sư Đỗ Nam Hải, thành viên ban đại diện lâm thời Khối 8406, ngay từ 8g sáng ngày 16-12
Cách đây không lâu tôi có viết một bài đăng trên báo Việt ngữ tựa đề “cần tìm hiểu thêm về đạo Hồi-Giáo” do bởi có đa số người Việt đã quá hiểu lầm về Hồi giáo
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.