Hôm nay,  

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA, Thứ Sáu, 23 Tháng 9 Năm 2011:Khát dầu

24/09/201100:00:00(Xem: 4091)

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA, Thứ Sáu, 23 Tháng 9 Năm 2011:Khát dầu

Bùi Tín

Cơn khát này là cơn khát dầu mỏ, một nhiên liệu quý cho mọi quốc gia trong thời công nghiệp hóa. Quốc gia đang khát dầu mỏ một cách cấp bách với quy mô lớn là Trung Quốc.

Tình trạng thiếu dầu và nhiên liệu trên một đất nước khổng lồ với gần 1 tỷ rưỡi dân đang là một vấn đề báo động cấp quốc gia.

Theo thông kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA - International Energy Agency) hiện Trung Quốc tiêu thụ đến 10,4 % sản lượng dầu mỏ toàn thế giới, nhưng chỉ tự túc được có 47%, phải nhập đến 53 %, lại từ rất xa. Theo tính toán của các nhà kinh tế Trung Quốc, với đà công nghiệp hóa hiện nay, nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng lên gấp đôi trong 15 năm tới. Nạn khát dầu của Trung Quốc hiện nay đã trầm trọng, với thời gian sẽ càng nghiêm trọng gấp bội. Đây là vấn nạn mang tính chất sinh tử của quốc gia, khi nhóm lãnh đạo đang có tham vọng sớm vươn lên hàng siêu cường toàn diện của thế giới, thậm chí thành siêu cường số một trong một thời gian không xa.

Cơn khát dầu và tham vọng siêu cường giải thích thái độ của Bắc Kinh đối với vùng biển Đông của Việt Nam, vùng biển mà các nước Đông Nam Á mong muốn được gọi một cách chính xác là vùng biển Đông Nam Á. Nhóm lãnh đạo ở Bắc Kinh nhiều lần lớn tiếng khẳng định đây là vùng biển Trung Hoa hoàn toàn thuộc chủ quyền duy nhất của Trung Quốc, không thể tranh cãi, còn nhấn mạnh là thuộc vùng quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc. Gần đây cuồng vọng của Trung Quốc tăng thêm khi được biết trữ lượng dầu và khí đốt ở biển Đông thực tế còn lớn hơn phỏng đoán trước đây rất nhiều. Bộ Lãnh thổ và Tài nguyên Trung Quốc thông báo có đến 38 túi dầu mới đã được phát hiện trong vùng biển Đông, những túi lớn nhất ở ngay trong quần đảo Trường Sa.

Tham vọng cực lớn của Trung Quốc sẽ đưa Trung Quốc đến đâu"

Rõ ràng đó là một tham vọng quá đáng, mù quáng, vượt quá xa thế và lực của Trung Quốc, đi ngược lại với pháp luật quốc tế, trái với Luật về biển của thế giới, trái với quyền lợi và chủ quyền của các nước láng giềng. Một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei đã lên tiếng bác bỏ yêu sách ngang ngược của Trung Quốc ở vùng biển Đông. Ngay cả Đài Loan mà Bắc Kinh coi như một tỉnh của họ cũng tranh chấp thẳng cánh với lục địa về một số đảo trong vùng biển này.

Với Việt Nam, Trung Quốc đã lôi kéo được nhóm lãnh đạo cộng sản, trói buộc họ bằng những xiềng xích «16 chữ vàng», «Bốn Tốt», nhưng Bắc Kinh đang vấp phải sự chống đối ngày càng mạnh của một xã hội công dân đang lừng lững tiến bước.

Một cản trở lớn cho tham vọng của Bắc Kinh là từ hơn một năm nay, Hoa Kỳ tuyên bố vùng biển Đông là vùng hàng hải quốc tế, là vùng gắn chặt với quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ và nhiều nước khác, đồng thời Hoa Kỳ đã kịp thời hành động để giành lại thế mạnh ở châu Á, trong vùng Đông Nam Á, Đông Bắc Á, cả vùng Đông và Tây Thái Bình Dương, với hàng loạt tàu chiến hiện đại, thao diễn quân sự, tập trận chung với các nước đồng minh Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, còn cung cấp vũ khí mới cho Đài Loan.

Tất cả những sự kiện trên đã không cảnh tỉnh được Bắc Kinh. Trước đây họ ngộ nhận rằng Hoa Kỳ bị kẹt bởi 2 cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, bị cuộc khủng hoảng tài chính quấy rầy nên sẽ bỏ trống châu Á. Việc Hoa Kỳ trở lại châu Á trên thế mạnh làm cho họ cay cú, hung hãn, phát cuồng, gây sự với các nước khác. Gần đây nhất, Bắc Kinh công khai ngăn cản Ấn Độ đưa tàu chiến vào thăm hữu nghị vùng biển và cảng Việt Nam, còn cảnh cáo công ty dầu ONGC Videsh của Ấn Độ chuẩn bị khoan dầu ở 2 lô 127,128 thuộc vùng biển tỉnh Phú Khánh. Người phát ngôn Hồng Lỗi của phía Trung Quốc ngang ngược tuyên bố ngày 19/9: «Bất cứ nước nào thăm dò dầu ở vùng này không có phép của Trung Quốc là vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp».

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ của Viện quan hệ quốc tế thuộc Đại học Phúc Đán là Giáo sư Thẩm Đình Lập cũng lên giọng dậm dọa: «Ấn Độ cần nhớ hành động của họ tại Nam Hải (!) sẽ đặt Trung Quốc tới bờ của giới hạn». Phó chủ tịch Viện quan hệ quốc tế Vinh Ưng còn cay cú nói liều rằng: «Việc Ấn Độ xâm nhập vùng này là do phía Việt Nam muốn quốc tế hóa vấn đề, họ nhượng cho phía Ấn Độ đến 70% lợi nhuận khoan dầu, do đó mà Ấn Độ lao vào nơi mà hãng dầu lớn của Anh British Petrolium đã phải từ bỏ ». Phía Trung Quốc còn cho rằng có bàn tay của Hoa Kỳ thôi thúc Ấn Độ chọi lại với Trung Quốc. Phía Ấn Độ đã lập tức phản pháo Bắc Kinh; báo chí New Delhi bác bỏ lời lẽ ngang ngược vô căn cứ của phía Trung Quốc, Công ty ONGC Videsh khẳng định thực hiện hợp đồng như đã ký với phía Việt Nam, coi như phản đối của Bắc Kinh là vô giá trị.

Vậy mà trong vấn đề này báo chí chính thức ở Hà nội vẫn im thin thít.

Trước đó Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối khá mạnh của Philippines. Tháng trước, khi Tổng thống Phi Benigno Aquino gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ở Bắc Kinh, ông từng nói rõ các vấn đề tranh chấp ở biển Đông phải được giải quyết giữa 2 nước, và có những vấn đề chung phải được giải quyết theo con đường đa phương. Ông bác bỏ mưu thâm của Bắc Kinh là chỉ có họp song phương, nhằm bẻ từng chiếc đũa một và gạt Hoa Kỳ ra khỏi vùng này.

Trong dịp này Trung tướng Juancho Sabban, tư lệnh quân đội Philippines, nói rõ sẽ tăng cường hải quân trong vùng biển quốc gia và sẽ trang bị vũ khí cho tàu đánh cá để bảo vệ ngư dân của mình trong vùng biển thường bị tàu Trung Quốc thâm nhập. Rõ ràng chính quyền Philippines đã tỏ ra cứng cỏi, đàng hoàng hơn chính quyền ở Hà Nội. Báo chí Philippines gần đây nói nhiều đến mối liên hoàn Hoa Kỳ - Ấn Độ - Nhật Bản - Úc, tất cả cũng là bạn liên minh thân thiết của Philippines, trong chủ trương chung ngăn chặn sự bành trướng phi pháp của chế độ độc đoán ngày càng bị cô lập ở Trung Quốc.

Trung Quốc dù cho nuôi cuồng vọng lớn đến đâu nhưng trái pháp luật quốc tế, trái đạo lý, giữa thời đại mới, khi các chế độ độc đoán độc đảng theo nhau sụp đổ tơi bời dù một thời hét ra lửa, cũng chỉ như húc đầu vào đá. Xem ra còn lâu những cái đầu bành trướng và tay chân của họ mới có thể nhận ra lẽ tất yếu ấy. Để xem cơn khát dầu và cuồng vọng siêu cường sẽ dẫn họ và bộ hạ theo chân họ phiêu lưu đến đâu mới là giới hạn.

Bùi Tín

Ý kiến bạn đọc
25/09/201112:09:29
Khách
Cũng chỉ vì lòng tham và lo sợ không đủ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong tương lai, nhà nước bành trướng bá quyền Trung Cộng đã và đang âm mưu thôn tính biển đảo của Việt Nam.
Trong khi đó, nhà cầm quyền và cái gọi là đảng lãnh đạo csVN thì luôn luôn tỏ thái độ nhu nhược, hèn nhát, quị luỵ trước quan thầy vì sợ mất đảng, mất quyền lực. Chỉ dám lên tiếng phản đối một cách yếu ớt, có lệ, không dám có những hành động mạnh mẽ và dứt khoát như người bạn láng giềng yếu hơn và cùng chung hoàn cảnh philippines. Lại còn có những hành động a dua, nịnh bợ, tâng bốc cho nên quan thầy Trung Cộng càng ngày càng tỏ ra ngang ngược hơn trong phương cách hành xử , mặc dù ngoài miệng lúc nào họ cũng tuyên bố ủng hộ đàm phán song phương, hoà hoãn, phản đối dùng vũ lực ...
Họ ngang ngược và vô lý ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ngay trong phạm vi hải phận và chủ quyền của Việt Nam. Cho tàu hải chính hai lần xâm phạm hải phận cắt cáp của các tàu thăm dò khảo sát dầu khí của công ty khai thác dầu khí Việt Nam. Ỷ tàu lớn đụng chìm tàu đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam. Ăn cướp hải sản và ngư cụ của các tàu đánh cá Việt Nam. Bắt giữ và đòi tiền chuộc các tàu thuyền của Việt Nam ngay trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Trong khi hàng trăm tàu đánh cá của ngư dân Trung Cộng tha hồ tung hoành đánh bắt cá trong hải phận Việt Nam như một vùng biển hoang, vô chủ. Như vậy, mà nhà cầm quyền và đảng csVN chẳng có bất cứ một hành động thiết thực, cụ thể nào để can thiệp, bảo vệ cho ngư dân của mình. Đồng thời cũng hèn hạ, nhút nhát không dám bắt giữ, tạm giam, xử phạt bất cứ ghe thuyền nào của ngư dân Trung Cộng, xâm phạm vùng biển chủ quyền nước ta để đánh bắt cá lậu.
Đó là việc làm của một nhà nước, một đảng anh hùng, một quân đội anh hùng, bách chiến bách thắng, đã từng chiến thắng hai đế quốc xừng xỏ nhất thế giới ?! Một nhà nước với những đỉnh cao trí tuệ của loài khỉ, loài vượn, loài đười ươi ... lãnh đạo, một đảng và nhà nước luôn luôn tự nhận là từ dân, của dân, và luôn luôn vì dân mà hành động.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cái giá bầu bán Quốc hội XII ngày 20-5 (2007) đã ngả ngũ: 876 người được chọn cho dân bỏ phiếu lấy 500 ghế
Sau vòng đầu vào ngày 22 tháng này, qua ngày sáu tháng Năm, dân Pháp sẽ đi bầu vòng hai để chọn hai ứng cử viên đã được nhiều phiếu nhất tuần qua
Ngày Thứ Bảy, 21 tháng 4 vưà qua, ở Boston đã diễn ra một cuộc quyên tiền kỳ thú, với sự tham gia tích cực cuả đồng bào mọi giới, mọi tôn giáo
Chủ nhật tuần qua, dân Pháp đã đông đảo đi bầu tổng thống và hai nhân vật dẫn đầu sẽ gặp nhau ở vòng chung kết ngày sáu tháng Năm
Hằng năm cứ gần vào ngày 30/4, chúng tôi những người tù Tỉnh điểm xin cống hiến quý vị những gì đã xảy ra trong các nơi
Bệnh viện lúc nào cũng có người phải tỉnh thức trọn đêm để chiến đấu chống lại tử thần, dành quyền sinh tồn cho con người. Bệnh viện cũng rất buồn về đêm dù không vắng vẻ
Hôm nay, chúng ta tề tựu về đây để cùng nhau cử hành lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ công đức mở nước và dựng nước của tổ tiên chúng ta. Ngày nay, nhất là ở hải ngọai
Những kẻ liều đây là 14 thành viên của bộ chính trị đảng cộng sản Việt nam. Đầu tháng 3 vừa qua, họ đã ra một quyết định tày trời: xây dựng trụ sở Quốc hội
Từ tháng Tư đau buồn năm 1975 đến nay đã hơn ba thập niên. Ba thập niên, thế giới vật chất đã biến đổi nhanh với một tốc độ chóng mặt
Anh cố gắng ghi lại quá trình của Viện Đại học Cần thơ từ thành lập, phát triển, cho tới khi cả Miền Nam bị cộng sản Miền Bắc xâm chiếm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.