Hôm nay,  

Doãn Quốc Vinh Dùng Nghệ Thuật Để ‘Cho Em Niềm Hy Vọng 9’

22/09/201100:00:00(Xem: 3669)
Doãn Quốc Vinh Dùng Nghệ Thuật Để ‘Cho Em Niềm Hy Vọng 9’

sap_gay_quy_vietnamese_farmers_doan_quoc_vinh-large-contentCác tác phẩm nghệ thuật của Doãn Quốc Vinh.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

từ “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều”
Gần đây, tôi được dịp đọc lại “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trên trang SángTạo.org. Đọc công khai, đọc bao nhiêu lần tùy thích. Càng đọc, càng thích. Càng đọc, càng u ẩn niềm quê. Càng đọc, càng muốn khóc cho cái điêu linh của quê hương, dân tộc, cho cái nhục nhằn của sinh linh. Càng đọc, càng muốn đi tìm tác giả, để cám ơn ông đã cho tôi được sống với đất nước trong một giai đoạn trước khi tôi chào đời.
Càng đọc, càng nhớ lại cái lần đầu tiên gặp Doãn Quốc Sỹ trong cái tủ kính khóa chặt của ông Ngoại tôi ở một vùng quê miền Tây Nam đất Việt. Tôi đọc lén. Lén cái chính quyền sau 1975. Lén cả ông Ngoại tôi, vì sách quý, con nít biết gì mà động vào. Tuy sau này tôi mới biết, ông tôi không hề cấm con cháu đọc sách của ông, dù ông quý sách hơn cả vàng (nên tôi oai hùng mượn ông quyển “Ba Sinh Hương Lửa” và vác về nhà đọc một cách hết sức chính quy). “Ngàn vàng dễ kiếm, lời tốt khó tìm.” Quý là đúng.
Và quý nhất là cái thông điệp mà nhà văn, nhà giáo Doãn Quốc Sỹ đã trân trọng gửi gắm cho độc giả ở cuối truyện. Với cái ngôn ngữ giản dị và một tâm hồn thuần Nho, ông nói lên một sự thật và một thực tế mấu chốt của thời đại chúng ta. “Ở thế giới thực dân tư bản, người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn. Ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành.”
“Tình thương yêu rộng rãi và chân thành.” Tình thương yêu ấy, nó có mùi vị gì, màu sắc ra sao, kích cỡ thế nào, hình dáng làm sao" Theo tôi, nhà giáo Doãn Quốc Sỹ đã xuất sắc trong việc tề gia, để câu trả lời nằm chính ngay trong huyết mạch lưu truyền của ông.
đến “Niêu Cơm Quê Nhà”
sap_gay_quy_kids_on_rice_field_doan_quoc_vinh-large-contentCon nhà tông, nên chắc chắn phải giống lông giống cánh. Doãn Quốc Vinh, hậu duệ của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đã được bú mớm cái dòng sữa của mẹ và cái dòng tư tưởng của cha từ trong nôi. Doãn Quốc Vinh được biết đến nhiều như một họa sỹ, qua các cuộc triển lãm “Ao Nhà Lung Linh” hay “Chuyện Trò Với Lá,” vừa xuất thần trong bản sắc dân tộc, vừa bật tung những sáng tạo hiện đại. Nhưng Doãn Quốc Vinh cũng dính líu với chữ nghĩa, có lẽ vì cái duyên nghiệp viết lách còn quá nồng nàn giữa hai thế hệ của Doãn gia.
Tôi đặc biệt quan tâm đến “Niêu Cơm Quê Nhà,” một bài thơ Doãn Quốc Vinh viết tặng cho người thân ở xa, khi anh còn ở tại Sài Gòn, vào năm 2005. Bài thơ dung dị và dân dã như cái niêu cơm, như ý niệm quê nhà, như mối tình thôn quê thuần nông nghiệp. Bài thơ được ‘nấu’ như thế này:
“…lạy trời , lạy đất , lạy mây
lạy cho lúa chín trĩu đầy hạt thơm
lạy cho xó bếp nhiều rơm
để tôi thổi chín niêu cơm quê nhà
mời anh , mời chị ở xa
ghé chơi … xơi chén cơm cà với tôi
bát canh bông bí ngọt chồi
vại dưa , khoanh cá, khúc dồi … chân quê
dăm năm thu vén bộn bề
này anh, này chị đường về nhớ chăng"”

Doãn Quốc Vinh đã thể hiện “tình thương yêu rộng rãi và chân thành” một cách thật cụ thể trong bài thơ này. Anh cầu khẩn cho có được những điều kiện cần thiết để nấu một bữa cơm nhà quê, để mời những anh những chị đang sống xa quê, vài năm “thu vén bộn bề” một lần, về lại. Anh mong họ được hưởng lại cái không gian quê nhà ngay trên đầu lưỡi. Không dưng anh làm cho tôi thèm mùi khói rơm quá!
Nhưng cái sự chuyên cẩn trong từng cái lạy, cái chọn món, cái ‘thổi’ cơm (rất dân dã, và hầu như chỉ còn ở thôn quê Việt Nam vì sự bành trướng của bếp ga, bếp điện) – tất cả bày ra một mâm cỗ của yêu thương, thông cảm, chia sớt. Người-ở-lại Doãn Quốc Vinh đã “chân thành” và cũng rất “rộng rãi” với tâm sức của mình khi đi ngược dòng thời gian, thổi một “niêu cơm quê nhà” để làm ấm lòng người đi xa. Cho đến khi chính anh cũng là người đang đi xa, thì anh lại tiếp tục ‘thổi’ cơm để gửi về cho những đồng bào ở lại, nhất là những đồng bào nghèo khó.
dùng hội họa để “Cho Em Niềm Hy Vọng 9”
sap_gay_quy_lotus_pond_doan_quoc_vinh-large-contentDoãn Quốc Vinh đã ‘thổi’ cơm cho những người nghèo khổ trên quê hương bằng cách nào" Anh không lạy trời lạy mây nữa. Anh vẽ. Anh đã chọn những bức tranh ưng ý của mình để bán gây quỹ cho SAP-VN tại đêm dạ tiệc “Cho Em Niềm Hy Vọng 9,” sẽ được tổ chức và lúc 4 giờ 30 chiều ngày 16 tháng Mười, 2011, tại nhà hàng Mon Amour, thuộc thành phố Anaheim.
Nếu tình người bàng bạc trong văn chương chữ nghĩa của cha con họ Doãn, thì tình người là một nếp sống hằng ngày trong gia đình này. Doãn gia đã cưu mang bao người cơ bần, ngay giữa lúc họ Doãn cũng phải đối diện với khó khăn thời chiến. Họ Doãn đã dùng cái “tình thương yêu rộng rãi và chân thành” để sống và làm chủ đạo cho dòng tộc mình. Cho nên việc họa sĩ Doãn Quốc Vinh đưa cái “tình thương yêu rộng rãi” ấy đến góp tay với SAP-VN để phục vụ đồng bào trong cảnh khốn cùng, âu chỉ là một việc tất yếu.
SAP-VN, với tất cả những thành quả trong hoạt động từ thiện gần hai thập niên qua, đã đón nhận sự giúp đỡ hết mình của biết bao nhân tài và mạnh thường quân. Nhưng sự giúp đỡ của Doãn Quốc Vinh lần này làm cho tôi xúc động theo lũy thừa đôi, có lẽ vì anh diễn đạt cái ‘tình quê’ một cách tự nhiên và sâu sắc, nhất là qua những bài thơ và phát biểu của anh.
Trong thời gian chuẩn bị cho ngày gây quỹ, thân mẫu của anh, bà Doãn Quốc Sỹ, nhũ danh Hoàng Thị Thảo, đã hấp hối và qua đời đầu tháng Chín tại Houston, Texas. Có lẽ bà là một trong những người đàn bà hạnh phúc nhất, vì đã có một người phối ngẫu giàu lòng nhân ái như vị văn tài Doãn Quốc Sỹ, đã cùng bà nuôi nấng những người con có tấm lòng tha thiết với quê hương và với đồng bào như Doãn Quốc Vinh.
Kính mời quý đồng hương cùng đến, thưởng lãm những “niêu cơm quê nhà” mà Doãn Quốc Vinh đã ‘thổi’ bằng óc sáng tạo và nét cọ tài ba, để cùng SAP-VN thắp sáng tình quê trên những vùng nhân sinh nghèo khổ của quê hương. Nếu không có quý vị, “niêu cơm quê nhà” của Doãn Quốc Vinh sẽ không “chín” nổi vì thiếu lửa.
Quý đồng hương có thể mua vé trước tại Nhà Sách Tự Lực (714 531 5290), hoặc Tiệm Kính Optometry (714 418 0190), hay qua email tại sapvntix@gmail.com. Nếu có thắc mắc về chương trình gây quỹ, xin quý vị gọi số điện thoại 714-901-1997.
Xin hẹn cùng ‘ăn cơm quê nhà’ với quý vị lúc 4:30 chiều ngày 16 tháng Mười, 2011 tại Nhà hàng Mon Amour (Mon Cheri 2 cũ), tọa lạc tại 3150 W. Lincoln Ave, #134, Anaheim, CA 92801.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.