Hôm nay,  

Kể Từ Buổi Sáng Hôm ấy

12/09/201100:00:00(Xem: 3957)
Kể Từ Buổi Sáng Hôm ấy

buivanphu_h01-400-large-contentTháp đôi World Trade Center là hai bin-đinh cao nhất ở New York. Hình chụp năm 1998. (Ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú
Tôi thức dậy sau khi đồng hồ báo thức reo. Như mọi ngày, bật ti-vi coi nhanh tin thời tiết và giao thông xem có tắc xe mà chuẩn bị rời nhà sớm muộn vài phút để đến trường cho đúng giờ. Nhưng sáng nay các kênh không có tin thường nhật và đều đang chiếu cảnh World Trade Center bốc cháy giữa những tầng cao gần nóc.
Đó là toà tháp đôi cao nhất New York, nơi tôi đã vài lần ghé thăm, lên nóc nghe gió vùn vụt thổi, nhìn xuống thành phố ngập tràn những nhà chọc trời bên dưới. Đây là một địa danh mà khách du lịch thường ghé thăm.
Với nhiều bin-đinh cao chót vót thì sự việc một phi cơ bay lạc hay vì trục trặc kỹ thuật đụng vào là điều có thể xảy ra. Ý nghĩ vụt nhanh trong đầu tôi là thế.
Nhưng đôi phút sau trên màn hình hiện rõ một máy bay khác đâm thẳng vào toà nhà thứ hai, nổ ra một vùng lửa đỏ khổng lồ. Trí óc tôi giao động mạnh. Chuyện gì ghê gớm đang xảy ra giữa ban ngày ở thành phố nổi tiếng nhất nước Mỹ này.
Ti-vi chiếu cảnh lửa cháy trên hai tháp cao. Bên dưới người chạy đi, kẻ đứng lại nhìn hai toà nhà đang cháy với vẻ mặt đầy lo âu sợ hãi. Tuy chỉ xem cảnh hoảng loạn qua màn hình tôi cũng cảm nhận được nỗi sợ của nhiều người, sợ vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, lo cho những người còn đang kẹt trong hai nhà cao tầng màu bạc đang rực lửa.
Một Mậu Thân đang xảy ra trên đất Mỹ hay sao" Trong trí tôi vụt lên những hồi tưởng.
Cảnh sát, cứu hoả đổ về nơi bị tấn công tìm cách cứu người. Từ những tầng cao ngùn ngụt lửa thỉnh thoảng có người nhảy ra như tìm đường thoát thân sau cùng để khỏi bị chết thiêu. Tôi cầu xin Thượng Đế cứu giúp họ.
Tổng thống George W. Bush sau khi rời một lớp học ở bang Florida đã chính thức cho toàn dân biết nước Mỹ bị khủng bố tấn công.
Rồi có tin máy bay rớt ở Pennsylvania, máy bay đâm vào Lầu năm góc, các cơ quan chính phủ ở thủ đô Washington được lệnh di tản. Những tin nóng từng giây phút được phóng viên tường thuật.
Đến đây thì không còn nghi ngờ gì nữa là nước Mỹ đang bị tấn công. Nhưng kẻ tấn công Hoa Kỳ là ai và từ đâu đến" Tôi cảm thấy lo sợ cho an toàn bản thân, gia đình và toàn nước Mỹ.
Năm 1993 khủng bố đã đem xe bom vào hầm tháp đôi cho nổ, nhưng không gây thiệt hại nặng. Bây giờ đánh từ trên không bằng cách cướp máy bay rồi đâm vào những toà nhà cao thì ở thành phố San Francisco với TransAmerica hình kim tự tháp và Bank of America cao bốn, năm chục tầng có thể cũng sẽ bị.
Đã sống trong an bình trên nước Mỹ từ hơn phần tư thế kỷ, hôm nay tôi cảm thấy an toàn cuộc sống đang thực sự bị đe doạ.
Rời nhà đi làm. Lái xe vừa lo vừa chú ý nghe đài. Một toà nhà của World Trade Center đã sập. Chuyện khó tin vì sáng coi truyền hình chỉ thấy cháy ở những tầng trên cao. Nghe tiếng kêu thất thanh của phóng viên và tiếng la của nhiều người qua sóng đài tôi không tưởng tượng được cảnh xụp đổ ra sao. Bao nhiêu người đã chết theo toà nhà đó" Chắc chắn phải là số chục nghìn. Giọng người phóng viên cố gắng mô tả cảnh tro bụi bay ngụt trời và người chạy toán loạn tìm cách thoát ra khỏi khu vực.

Rồi bin-đinh thứ hai cũng xụp đổ trước khi tôi đến tới trường. Cả một trung tâm tài chính, thương mại của Hoa Kỳ và thế giới nay thành đống sắt vụn trong mấy mươi phút, khói bụi mịt mù cuốn theo bao nhiêu người chết bởi bàn tay khủng bố. Tôi thầm cầu nguyện cho những người kém may mắn.

buivanphu_h02-400-large-contentBáo San Jose Mercury News trưa ngày 11/9/2001 ra ấn bản đặc biệt về vụ khủng bố tấn công Hoa Kỳ. (Ảnh SJMN)

Đến trường, hiệu trưởng có một buổi họp khẩn với thày cô. Chúng tôi được biết thống đốc Gray Davis đã cho công nhân viên tiểu bang nghỉ việc. Thị trưởng Willie Brown ra lệnh đóng cửa cơ quan hành chánh và trường ở San Francisco. Trong vùng chỉ San Francisco cho học sinh nghỉ vì là thành phố thương mại với những bin-đinh cao có thể là mục tiêu tấn công.
Vào lớp thày cô bật đài hay ti-vi cho học sinh theo dõi các diễn biến và thảo luận. Chưa bao giờ biết đến chiến tranh, nay nhìn New York và thủ đô Washington trong khói lửa các em có nhiều câu hỏi mà tôi không có câu trả lời: al-Qaeda là ai" Với tôi cái tên nghe xa lạ. Liệu chiến tranh có xảy ra ở California hay không" Tình trạng cấm bay trên nước Mỹ kéo dài bao lâu" Lúc đó tất cả các phi cơ chở hành khách trên không phận Hoa Kỳ đã bị buộc phải đáp xuống phi trường gần nhất, máy bay từ nước ngoài không được vào Mỹ. Người thân của tôi đang ở Việt Nam và sắp đến ngày trở lại Mỹ rồi sẽ phải làm sao"
Những tường thuật so sánh vụ tấn công vào nước Mỹ lần này với Nhật tấn công Pearl Harbor năm 1941. Thời đó hệ quả là hàng trăm nghìn dân Mỹ gốc Nhật bị đưa vào các trại giam biệt lập. Nay al-Qaeda là thành phần Hồi giáo cực đoan tấn công Hoa Kỳ, như thế người Mỹ gốc Trung Đông hay theo đạo Hồi rồi có sẽ bị liên lụy"
Khi một nhân viên FBI từng phục vụ tại Việt Nam trong thời chiến tranh đứng giữa tan hoang của New York có những so sánh: “It’s like Tet Offensive.” - Nó giống như là Tết Mậu Thân, thì tôi cảm nhận được điều đó rất thực vì đã trải qua Tết Mậu Thân ở thủ đô Sài-Gòn. Sau đó cuộc sống với những đêm phập phồng nghe đạn pháo kích của Việt Cộng rơi vào thành phố, rồi tổng công kích đợt hai vào tháng Năm, vài năm sau là mùa hè đỏ lửa 1972, di tản tháng 4-1975.
Những ký ức máu lửa, tang thương chưa phai nhạt, nay lại chứng kiến cảnh chiến tranh trong ngày 11-9 ngay trên nước Mỹ thì sao không khỏi lo âu. Buổi sáng hôm đó ở Mỹ giờ in đậm trong ký ức tôi như sáng mồng Hai Tết Mậu Thân ở Sài-Gòn.
Sau ngày nước Mỹ bị tấn công, Hoa Kỳ đưa quân vào Afghanistan lật đổ Taliban, đánh vào nơi ẩn náu để tiêu diệt lãnh đạo và quân khủng bố al-Qaeda là điều chấp nhận được. Nhưng tôi vẫn không bao giờ ủng hộ việc Hoa Kỳ đưa quân xâm lăng Iraq một cách vô lý.
Mười năm qua nước Mỹ chưa bị thêm một cuộc tấn công lớn nào khác. Với những luật bảo vệ dân quyền nên đã không có những vụ bắt giam không chứng cớ người gốc Trung Đông hay theo Hồi giáo như đã xảy ra với dân gốc Nhật trước đây.
Đời sống trở lại bình thường như trước nhưng không khỏi thoáng chút lo, nhất là khi đến những trung tâm giải trí, thương mại đông người hay lúc phải di chuyển bằng máy bay. Tuy thực tế với những biện pháp an ninh đã thay đổi sau ngày 11-9-2001 thì chẳng có lý do gì để tôi lo sợ.
© 2011 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.