Hôm nay,  

Ăn nhậu cuối tuần

17/08/201100:00:00(Xem: 6846)

Ăn nhậu cuối tuần

buivanphu_20110811_annhau_mexicocity_h01-large-contentbuivanphu_20110811_annhau_khaivi_mex_h01_blog2-large-contentCửa hàng bán thức ăn nhanh ở Mexico City. (ảnh Bùi Văn Phú)
Món nhậu khai vị nổi tiếng của người Mễ. (ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú

Cuối tuần tôi hay nhậu lai rai. Một ly vang hay vài chai bia cùng ít món nhậu cho thư giãn sau một tuần làm việc cực nhọc.

Trong nếp sống Mỹ nhậu thường có phô-ma, bánh qui mặn hay chíp đủ các mùi vị, đậu các loại: lạc, hạt điều, hạnh nhân rang, sấy tẩm gia vị. Nhậu kiểu Việt cầu kì hơn, ngoài mấy con mực, cá khô nhiều khi có lẩu, gỏi, tiết canh, bê thui, lòng dồi là những món tốn công sức mới làm được, còn không phải đặt mua ở tiệm hay từ những gia đình chuyên làm đồ nhậu.

Trước đây quán Bình Minh trên đường Santa Clara nổi tiếng có nhiều món nhậu đồng quê Việt Nam. Dê, bò, heo, vịt không thiếu đặc sản nào. Quán không bán thịt chó nhưng có giả cầy cũng lên mùi riềng, mùi mẻ, rựa mận thơm phức. Sau này có một vài nơi trong thành phố làm ăn kiểu gia đình cũng bán các món nhậu cho khách mang về nên Bình Minh mất đi nhiều khách. Từ những gia đình kinh doanh đồ nhậu, ở đó bạn có thể mua cả chục dĩa tiết canh, chục kí bê thui một lúc. Bê thui ngày nay là một món nhậu đặc sản của người Việt mà ở San Jose bạn có thể tìm mua dễ dàng trong khu thương mại Lion Plaza. Nhưng thịt bê thui ngon hơn khi mua ở nhà cách đó vài khu phố hay từ một căn hộ khác bên khu đường Senter. Những nơi này tôi đã ghé mua nhiều lần và nhận ra gia đình chủ nhà đều là những người Bắc di cư 1954.

Nếu bạn thích nhậu linh đình vào một dịp nào đó, vài ba gia đình hùn nhau lại thì sẽ có một bữa nhậu với dê bảy món làm sẵn từ Sacramento hay Stockton đem về. Nếu khéo hỏi và thích bạn cũng có thể có nai đồng quê bảy bón thơm ngon. Giá chỉ 500 đô-la cho một con dê sau khi đã được qua lò thành các món.

Nói đúng ra, ăn uống ngon dở tùy theo khẩu vị mỗi người. Người miền Bắc sẽ không mấy ai thích các món mắm của người miền Nam như mắm cá rô, cá sặc, mắm Thái hay hủ tiếu. Trái lại người miền Nam không biết ăn thịt chó luộc chấm mắm tôm chanh là món mà có người gọi là quốc hồn quốc túy: “Sống trên đời không ăn miếng thịt chó, chết xuống âm phủ biết có hay không"”. Tôi cũng biết ăn thịt chó, còn nhà tôi thì nhất định không, không, không vì cô ấy là người của xứ mì Quảng.

Nhắc chuyện thịt chó tôi nhớ đến một bác người gốc Hải Phòng. Cách đây hơn hai chục năm bác mở quán nhậu Sao Sáng cũng khá nổi tiếng một thời ở Oakland, giống như quán Bình Minh. Có lần nghe bác nói một tuần mà bác không ăn thịt chó ít ra một lần là bác không cảm thấy khoẻ trong người. Bác nói riềng nấu với thịt chó còn tốt cho sức khoẻ hơn là gừng, tỏi.

Văn hoá thịt chó không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Nam Hàn, Trung Quốc. Tôi đã thấy những xe thịt chó bán rong trên phố ở Quảng Đông. Nhưng lên mạn bắc không thấy bán. Không biết nguyên thủy của việc giết chó ăn thịt xuất phát từ đâu trong vùng đất lưỡng Quảng và miền bắc Việt Nam. Đây có lẽ là một đề tài đáng được nghiên cứu. Ngoài người Việt, người Hoa thì dân Hàn cũng xơi thịt chó như điên. Nhưng một khám phá mới đối với tôi là người Indonesia cũng thưởng thức món này vì đã được một bạn Indo đưa đến một quán nai đồng quê ở ngoài thành phố Tanjung Pinang trong những ngày tôi làm việc ở trại tị nạn Galang. Nhưng cách nấu của người Indo có vị ngọt và không thơm ngon bằng cách nấu của người Việt. Một lần khác ở Hong Kong có một gia đình vượt biển gốc Quảng Ninh mời tôi đến dự tiệc trước khi họ lên đường định cư với chó 7 món. Khá ngon có lẽ vì đúng gốc Bắc. Tôi ngạc nhiên khi được nghe kể ở Hong Kong người Hoa vẫn nhậu món này.

Ngày còn ở quê nhà các món chó tôi đã đều thử qua: thịt luộc, dồi, rựa mận, nướng mỡ chài. Nhưng những lần về lại Việt Nam, trở lại khu Ngã ba Ông Tạ tôi không còn thấy sự hấp dẫn của hương thơm thịt chó nướng bay ngộp phố vào những buổi chiều nữa. Ông Tạ, Gò Vấp là những nơi nổi tiếng với hàng quán thịt chó do người Bắc di cư đem vào trong nam.

Khi tôi ra Bắc chơi, khu Nhật Tân ở Hà Nội các quán thịt chó mọc lên như nấm, cạnh tranh nhau đón khách. Trên đường đi Hạ Long, qua ngã Đông Triều cũng thấy nhiều quán mộc tồn bên đường với các bảng hiệu mời gọi khách. Theo bạn kể, dù nghiền thịt chó nhưng phải kiêng cữ món này vào những ngày đầu tháng vì sợ xui.

Ở Mỹ nói chuyện ăn thịt chó thì người ta cho là mình thiếu văn minh vì đối với người Mỹ loại gia súc này được quý mến có khi hơn cả con cái trong gia đình. Đó chỉ là khác biệt văn hoá.

Cũng như tiết canh. Tôi tưởng chỉ có người Việt thích ăn món này. Hôm nọ coi chương trình truyền hình về du lịch mới biết ở một quốc gia Nam Mỹ cũng có những người làm tiết canh dê và coi đó là một đặc sản để đãi khách.

Bàn chuyện ăn nhậu cuối tuần, từ ngày sống ở Mỹ tôi biết thêm những món nhậu của Mexico vì trong đó có ớt cay, hành mùi là những gia vị quen thuộc với người Việt. Người Mỹ thường ăn chip với nước chấm đặc gọi là dressing, tùy khẩu vị, có hương thơm Pháp, Ý hay hương vị đồng quê. Người Mễ ăn chip chấm với salsa cay ngon. Người Việt ăn gỏi cá, người Mễ ăn ceviche. Cũng là món gỏi cá, mực, tôm sống làm sạch, vắt chanh vào, trộn chung với hành mùi, ớt rồi lấy nachos súc ăn. Như thế đâu khác gì người Việt làm gỏi lấy bánh tráng súc ăn.

Để nhậu với các món Mễ bạn phải là người ăn cay được. Bia Mễ có corona nổi tiếng nhưng tôi thích uống XX vì đậm hơn. Còn rượu tequilas có đến cả chục loại khác nhau như whiskey vậy. Tôi không thích rượu mạnh nên không biết hương vị các loại rượu khác nhau thế nào.

Món ăn Mễ ngày nay đã trở thành phổ thông tại Hoa Kỳ, nhất là ở California và các bang miền nam. Vùng San Jose có đông cư dân gốc Mễ nên cửa hàng ăn nhanh Taco Bell mọc lên khắp nơi. Nhà hàng có Chevy’s, Baja Fresh, Rubio’s, Chipotle. Hàng quán Mễ như sát cạnh quán Việt trên đường Story, chỉ cách nhau xa lộ 101. Bên phía đường McLaughlin là Little Saigon, qua bên đường King là khu phố Mễ. Pastor với thịt heo hay bò là món ăn tôi thích vì có cơm, sa-lát, đậu nhuyễn, quả bơ say và thịt nướng. Dùng tortilla cuốn, như cuốn bánh tráng thịt heo luộc hay bò nhúng dấm, chấm salsa thơm cay làm tăng hương vị đậm đà.

Theo nhận xét riêng, món ăn Mễ dù cay nhưng vẫn hấp dẫn được nhiều người Mỹ vì không có nước mắm. Các món ăn Việt, nếu không nêm nước mắm thì không tới nhưng nhiều người Mỹ chưa quen được mùi vị của nước mắm.

Trong các món ăn Việt, phở và gỏi cuốn mới đây được CNN xếp hạng trong 50 món ăn ngon nhất thế giới, phở đứng thứ 28 và gỏi cuốn hạng 30. Thương hiệu cửa hàng thức ăn Việt ở Mỹ nay mới chỉ có các tiệm phở và bánh mì Lee’s.

Đem văn hoá thực phẩm Việt vào đời sống Mỹ xem ra vẫn còn là một cố gắng với nhiều khó khăn.

© 2011 Buivanphu

Ý kiến bạn đọc
17/08/201107:50:36
Khách
Nghe ông nầy tả các món ăn làm kẻ nầy chảy nước miếng ! Ngày thường đi cầy hổng có thì giờ ăn uống cho ra hồn , chỉ được cái chiều thứ bẩy là rảnh rang để nhậu lai rai ...
À quên , vừa rồi nghe mấy ông bạn cố tri đồn đoán có một tiệm nhậu có tên " Hùm Xám Cai Lậy " ở trung tâm phố Honolulu chuyên bán thịt trừu , thịt dê giả cầy cũng đã lắm ! ( Chắc chẳng bán thịt cọp đâu , để tên hùm xám cho oai chắc , hay để tưởng nhớ tay giang hồ hảo hớn Bảy Viễn miền Lục tỉnh năm nào ? ) . Thôi để chiều cuối tuần nầy rủ mấy bạn hiền đến quán nhậu đó đối ẩm mới được ! Ôi những ngày đi cầy sao dài lê thê vầy này....
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.