Hôm nay,  

Làm sao để con em chúng ta đừng quên tiếng Việt "

10/08/201100:00:00(Xem: 5124)

Làm sao để con em chúng ta đừng quên tiếng Việt "

Tâm Sự Người Hàng Xóm

Ngô Xuân Tâm

Gia đình bà Hai dọn tới căn nhà mới mua ở cạnh nhà tôi đã vài tháng nay. Bà khoảng hơn 60 tuổi, nhìn dáng vẻ bề ngoài, bà có vẻ cằn cỗi, từng trải nhưng vẫn không mất đi vẻ đẹp thanh tú và nói năng một cách lịch sự, hiểu biết của người đàn bà có học.

Bà Hai sang Mỹ đã gần 2 năm do Tuấn, con trai bà bảo lãnh. Tuấn làm nghề chạy Taxi, vợ thì làm việc cho một hãng mỹ phẩm của người Nhật, hai đứa con còn nhỏ mới vào học tiểu học. Vì nhu cầu chi phí của gia đình cũng như muốn kiếm thêm tiền để sắm sửa và bù đắp vật chất cho mẹ mới từ VN qua, nên cả hai vợ chồng làm việc ngày đêm, để lại hai con nhỏ cho bà Hai chăm sóc.

Một hôm đi làm về, tôi nhìn thấy hai đứa nhỏ đang đùa giỡn ngoài sân, chúng nói năng gì đó tíu tít, vui vẻ. Bà Hai thì ngồi buồn thiu, đôi mắt ngó mung lung về một phương trời xa xăm vô định. Thấy vậy tôi dừng lai chào hỏi với bà.

Mừng vì có người để tỏ bầy tâm sự, bà nói:

- Thú thật với ông, tôi biết được tuổi già mà sống cái cảnh này thì tôi không bao giờ qua Mỹ cả!

Tôi ngạc nhiên hỏi lại bà:

- Tại sao vậy" Tôi thấy vợ chồng cháu Tuấn đều hiếu thảo với bà, hai đứa nhỏ này cũng ngoan đấy chứ.

- Đúng, vợ chồng thằng Tuấn rất thương tôi. Hai đứa nhỏ cũng ngoan lắm, nhưng nếu chúng nói tiếng Việt được với tôi thì tôi sung sướng biết bao! Đằng này, chúng nói chúng nghe, tôi nói gì chúng chẳng hiểu mà chỉ cười khúc khích với nhau rồi bỏ đi. Từ ngày qua đây tôi chỉ hiểu được hai tiếng Răng Ma (Grandma) tức là chúng kêu tôi khi cần thiết. Nhiều khi tôi muốn bộc lộ những lời lẽ yêu thương mà tôi hằng mong ước nhưng không biết cách nào nói cho chúng nó hiểu được, thật buồn bực vô cùng!

Ông nghĩ coi, dù là đàn bà tôi cũng thiết nghĩ, với tình trạng con em VN không nói được tiếng Việt là một vấn nạn hàng đầu của các gia đình người Việt cần được quan tâm và giải quyết. Nếu không nói được tiếng Việt thì làm sao các em giao tiếp được với người Việt khi trở lại quê hương. Làm sao học hỏi được phong tục, tập quán và phục vụ đất nước hữu hiệu khi cần thiết. Đặc biệt làm sao để những người lớn tuổi chúng ta không rành tiếng Mỹ có thể truyền đạt những ý niệm, tư tưởng, lý tưởng cho chúng, để chúng hướng về cội nguồn dân tộc, và hiểu những hy sinh bằng máu và nước mắt của cha ông đã phải vất vả, khổ cực như thế nào, để chúng có mặt hoặc được sinh ra và lớn lên trên xứ sở tự do, tiên tiến này!

Bà Hai thốt ra những lời lẽ, băn khoăn ấy với những vết nhăn cằn cỗi trên mặt của bà càng rõ nét hơn, trông thật là tội nghiệp!

Tôi đang tìm cách lựa lời an ủi thì bà tiếp:

- Được biết ông bà là gia đình H.O ( cựu tù nhân chính trị ) nên nhiều lúc tôi lại nhớ và thương xót cho ông nhà tôi. Ông ấy trước kia cũng là sĩ quan cấp tá của Quân Lực / Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi đi “cải tạo” ở miền Bắc được gần 2 năm thì nghe tin ông ấy chết. Có lẽ không chịu nổi sự đầy đọa, tàn ác của Cộng Sản trong trại tù. Trong khi ấy thì tôi không đủ điều kiện thăm nuôi, tiếp tế, cho nên ông ấy đã chết vì khổ cực và đói khát, bỏ lại tôi và thằng Tuấn lúc đó mới có 13 tuổi.

Không thể nào ngồi yên nhìn đứa con nối nghiệp duy nhất của mình sống trong cảnh vô vọng dưới chế độ phi nghĩa, phi nhân của Việt Cộng. Nên tôi đã cố gắng gom góp, vay mượn tiền bạc để lo cho thằng Tuấn theo một người bà con đi vượt biên. Năm đó nó mới vừa 15 tuổi. Khi nó ra đi lòng tôi đau như cắt, không biết gian nguy, sống chết của nó thế nào nhưng cũng đành phải liều vì tương lai của nó. Những ngày tháng chờ đợi tin con trong lòng tôi phập phồng lo sợ không sao kể siết! Cho đến khi được tin nó đã qua đến Mỹ tôi mới yên lòng. Ngày nó cưới vợ tôi cũng buồn vì không có mặt trong ngày vui nhất đời của nó! Đến năm được tin nó có đứa con trai đầu lòng làm tôi vui mừng, hớn hở và mong sớm có ngày đoàn tụ để chăm sóc các con, lo lắng, vỗ về đứa cháu nội yêu quí. Với tuổi già, còn gì an ủi cho bằng được sống lo cho con, bên cạnh những đứa cháu nội, ngoại để bồng ẵm, tâng tiu chúng và được nghe chúng bi-bô những tiếng nội, ngoại mà chúng thốt ra hàng ngày. Thế nhưng với tôi, mong ước đoàn tụ đã thành, nhưng trong lòng tôi cảm thấy buồn tẻ, chán chường trong cảnh sống này! Ông nghĩ coi, thằng Tuấn thì chạy Taxi từ sáng sớm đến khuya mới về, nhiều đêm phải ngủ luôn tại bến chờ khách. Vợ nó thì làm việc 6 ngày một tuần, chỉ nghỉ ngày chúa nhật với bao việc nhà cần giải quyết. Chỉ có hai đứa nhỏ thường ngày gần gũi bên cạnh, nhưng chúng nó giống như những đứa trẻ Mỹ ngoài đường, vì chúng đâu có nói chuyện được với tôi, ngược lại tôi nói gì nào chúng có hiểu. Suốt ngày bà cháu coi như người xa lạ và tôi cứ tha thẩn, lủi thủi một mình!

Những lời tâm sự đơn thuần của bà Hai thật sự đã làm tôi suy nghĩ và xúc động. Đành rằng vợ chồng Tuấn rất hiếu thảo với mẹ, nhưng vì mải mê kiếm tiền đã quên bổn phận gần gũi, phụng dưỡng mẹ gìa khi bà mới tới xứ lạ quê người. Đã thiếu sót trong việc giáo dục con cái, để những đứa con của mình quên hẳn tiếng Việt, làm tình cảm gia đình, ruột thịt bị sút giảm và sẽ trở ngại nhiều cho các con khi đất nước không còn cộng sản, trở về giao tiếp với người thân, đem tài năng phục vụ xứ sở, kiến tạo một quê hương tự do, dân chủ và phú cừơng mà toàn dân đang mong đợi.

Nỗi lòng của bà Hai kể trên cũng là nỗi lòng của rất nhiều bà mẹ VN đã gặp ở hoàn cảnh này, nhất là những bà mẹ ấy thật sự không bao giờ muốn con cháu mình quên đi tiếng mẹ đẻ, xa nguồn cội dân tộc... Là người Việt, dù có mang quốc tịch Mỹ, nói tiếng Anh lưu loát cũng vẫn chỉ là công dân Mỹ chứ chẳng bao giờ thành người Mỹ chính gốc được. Một nhà thơ nào đó (không nhớ tên) đã viết ra những vần thơ vô cùng chí lý như sau:. 

. . . . . . . . . .

Ở đây cho đến mãn đời,

Cũng chưa thành Mỹ, vẫn người Việt Nam.

Da này còn mãi da vàng,

Tóc này vẫn mãi hàng hàng tóc đen.

. . . . . . . . . . . .

Là người Việt, chúng ta có quyền hãnh diện về dân tộc Việt của mình với trên 4000 năm văn hiến; với phong tục tập quán, đạo đức cổ truyền; với nền văn hóa nhân bản; với ngôn ngữ mẹ đẻ, một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, thống nhất chống ngoại xâm, giữ vững giang san, bờ cõi mà cha ông ta đã tốn bao công lao, xương máu để giữ gìn. Việc làm sao để con em của chúng ta đừng quên tiếng Việt là một trong những vấn nạn hiện nay vẫn chưa được mọi gia đình, tổ chức của người Việt đặt nặng và quan tâm. Cũng như các cộng đồng người Việt ở các địa phương hầu như tới nay vẫn chưa có kế hoạch, chương trình, trường lớp thực hiện việc giảng dạy cho con em của chúng ta cả về trí dục lẫn đức dục theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Giải quyết được vấn nạn con em của người Việt không biết tiếng Việt là trách nhiệm của mọi gia đình, đoàn thể và cộng đồng chúng ta ở từng địa phương. Đây là một trong những việc làm cấp thiết để đầu tư cho tương lai của cộng đồng và dân tộc trước khi quá trễ, và cũng là để thể hiện tấm lòng yêu nước mến quê của tất cả người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta ./.

Hawaii, tháng 5 / 2011

Ngô Xuân Tâm

Ý kiến bạn đọc
10/08/201122:35:35
Khách
Xin tìm trên web:
ONLY MELBOURNE
http://www.onlymelbourne.com.au/melbourne_details.php?id=12509
LEARNING VIETNAMESE: LANGUAGE and TRADITIONAL MUSICAL INSTRUMENTS http://www.lingo.org.au/category/language/
Trẻ em Việt Nam có thể biết đánh vần trước khi biết viết.
Tự hào về con em sẽ là động lực giúp cha mẹ lưu tâm đến việc dạy tiếng Việt cho các cháu nhỏ.
Trung tâm Thế Hệ có đủ tài liệu và nhu liệu cho trẻ em học tiếng Việt trong gia đình.
* * * * *
THE-HE Vietnamese Language Centre is a Community Language School in Noble Park.

Using music & activities for instruction (The first Ethnic School winning the Excellence Award in Multicultural Affairs). Children who are able to count their fingers are able to master the Alphabet with Descriptive Method.

Apart from Multicultural Education Awards 2004-2005 THE-HE won other recognitions such as: Victorian Refugee Recognition Record, Proud To Be Vietnamese Australian, entrusted a funded DVD project (for introduction its Descriptive Method, Reading with Illustrative Expression, Creative Writing), 2010 Premier Volunteering New Technology Award.

Apart from PC system, the centre’s Interactive Whiteboard & Motive Board offer interesting learning with modern technology.

THE-HE provides distance learning material and software to help families in remote areas.
Parent having children with Learning Difficulty can have the school “Early Intervention Therapy software and material for free.

The THE-HE Vietnamese School also teaches Vietnamese Traditional Musical Instruments such as TRANH, BẦU and T’RƯNG.
Please contact 613-95465024 or thehe.school@gmail.com for more information.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.