Hôm nay,  

Nguyễn Lương Vỵ, Bến Không Của Thất Huyền Âm

06/08/201100:00:00(Xem: 12909)

Nguyễn Lương Vỵ, Bến Không Của Thất Huyền Âm

bia_sach_bon_cau_that_huyen_am-large-contentBìa tập thơ “Bốn Câu Thất Huyền Âm”.

Huỳnh Kim Quang

“Bốn Câu Thất Huyền Âm” là tập thơ thứ sáu của Nguyễn Lương Vỵ, với phần chuyển dịch sang Anh ngữ do nhà văn Phan Tấn Hải và dịch giả Nguyễn Quế Phương – con gái của tác giả -- thực hiện. Tập thơ dày gần 200 trang, in bìa màu, tại California, tháng 8 năm 2011, ấn phí 19 MK.

Trong sáu tập thơ đã xuất bản của Nguyễn Lương Vỵ thì 5 tập mang tên có liên quan đến thinh âm: “Âm Vang và Sắc Màu,” “Hòa Âm Âm Âm Âm,” “Huyết Âm,” “Tinh Âm,” và bây giờ là tập “Bốn Câu Thất Huyền Âm.”

Có vẻ như, làm thơ, mà gã thi sĩ họ Nguyễn gọi là “mần thơ,” là một trò chơi thinh âm kỳ thú. Thú đến ghiền mà ghiền tới mức, như tác giả mô tả là “vừa dật dờ vừa mần thơ.” Điều lạ là, Nguyễn Lương Vỵ không thích mần thơ trong lúc quá tỉnh táo mà phải ở trong trạng huống dật dờ. Phải chăng dật dờ như thế mới có thể thể nhập vào cõi mộng để đón thinh âm từ lịch kiếp, mà:

“Thương câu thơ tái sinh trong mộng

Chào nhau lồng lộng gió muôn xưa

Âm son lịch kiếp vừa rung động

Hạt máu long lanh. Nhạc cũng vừa…”

Bản dịch tiếng Anh của Phan Tấn Hải như sau:

“Sympathizing with poetry lines that just took rebirth in dream

That just saluted each other amid the fierce winds from bygone days

That just trembled with emotion amid the endlessly reddened sounds

That still shimmered in drops of blood. And the music just…”

Thơ của Nguyễn Lương Vỵ là hạt máu. Hạt máu là từ trong tim phổi mà ra, chứ không phải nằm ở ngoài da thịt. Thơ như thế thì không còn là chữ nghĩa bình phàm trong bóng dáng những ký tự của ngôn ngữ thế gian, mà là tiết tấu của nhạc hễ một khi trổi lên sẽ làm “rung động” lòng người, làm “lồng lộng gió muôn xưa.”

Nhưng thế giới thinh âm của Nguyễn Lương Vỵ là gì"

Là “nhạc trầm âm thấm buốt xương da,” là “tuyệt bi âm,” là “một đóa thương tâm âm rạng rỡ, một khe huyền, nhớ lắm ban sơ!!!...,” là “một âm trên ngọn cỏ,” là “gió trên sông,” là “nhớ,” là “nắng reo,” là “gió đi sấm động trong hồn đá,” là “sương kêu thương bóng mộ bên trời…,” là “thơ điên róc máu giữa lặng thinh,” là “hú một mình vì khô nước mắt,” là “cô liêu,” là “cô độc,” là “âm vô biên…,” là “ngọn gió quê,” là “chiều câm bầm huyết,” là “đàn vô thanh,” là “vô vọng,” là “im im im. Lắng lắng lắng lắng,” là “cơn mưa chiều trái mùa,” là “vài tiếng chim còn sót lại trong túi áo,” v.v…

Nhiều lắm! Không làm sao kể hết thinh âm trong thi tập “Bốn Câu Thất Huyền Âm” của Nguyễn Lương Vỵ, bởi vì mỗi câu thơ, mỗi trang thơ trong thi tập này đều chứa đựng những thinh âm. Cả thi tập này là một cõi, một thế giới thinh âm. Chúng tương quan tương duyên và quyện lẫn vào nhau để tạo thành một bản hòa âm kỳ diệu mà có lúc thì bay bổng, bồng bềnh, có khi im lặng sâu lắng tưởng chừng như ở cõi vô thanh bất động. Đó có lẽ là cõi “Huyền Âm” giống như thế giới “huyền chi hựu huyền” của Lão Tử và Trang Tử năm xưa.

Tuy nhiên, cái “huyền chi hựu huyền” của thầy trò Lão Đam bất quá cũng chỉ là giai bậc thinh âm dạo đầu mà nhà thơ họ Nguyễn mới mở màn. Trong “Bốn Câu Thất Huyền Âm” của Nguyễn Lương Vỵ còn đẩy người đọc đi xa hơn nữa vào chốn mịt mùng sương khói ảo ảo thật thật của “bến Không” để lắng nghe “một bài ca không tiếng lặng im” của một thứ “khe huyền,” một thứ “âm vô biên…” nào đó. “Bến Không” -- chữ Không viết hoa – là cảnh giới tuyệt vời của ngôn ngữ, của thinh âm, vì chính từ đây mà mọi thứ trên đời này có thể hiện hữu hay chỉ xuất hiện như hoa đóm giữa không trung, hay chẳng là gì cả, và thậm chí “vũ trụ cũng tào lao.” Không đến được “bến Không” thì chàng thi sĩ họ Nguyễn không tài nào thấy và hiểu được cả vũ trụ này là “tào lao,” là bong bóng nước, là quáng nắng trên đường giữa ban trưa.

“Im im im. Lắng lắng lắng lắng

Điếc quá vắng và câm quá trắng

Đo xuôi đếm ngược ngước lên cao

Thì ra vũ trụ cũng tào lao!!!”

Bản dịch Anh của Phan Tấn Hải như sau:

“Quiet quiet quiet. Calm calm calm calm

I am deaf for being so lonely, mute for seeing so white

I measure this way, quantify another way, gaze up high

And see that the universe is so futile…”

Có lẽ vì thế mà Nguyễn Lương Vỵ hàng đêm tham thiền tĩnh tọa để lắng lòng, để mở toang cánh cửa tâm thức cho nó không còn một chỗ nào ẩn khuất, vì vậy nên mới:

“Đêm ngồi im gặp mình lặng lẽ

Âm vút lên xé cụm mây vàng

Mây như lụa hư không lang thang

Rồi tan biến giữa hàng mộ gió”

Và đây là bản dịch Anh ngữ của Phan Tấn Hải:

“Sitting quietly at night and meeting myself

I hear a voice soar high and pierce a yellow cloud

See the clouds wander like the flutters of silk

And fade amid the rows of windy tombs”

Phải có sức nội quán của thiền định thì mới có thể gặp mình trong cõi lặng lẽ, bằng không thì chỉ thấy mình trong cõi người ta, trong cõi tha hóa của chủ thể, trong chốn lao xao biến động của cuộc đời. Phải ở trong trạng thái mà tâm bình lặng, im lắng, thong dong tự tại và vô tướng vô niệm mới có thể có đủ nhãn lực để chiêm quan cảnh tượng “mây như lụa hư không lang thang.”

Trong bài thơ mà tác giả đề là “tái bút” viết về “Thất huyền âm,” Nguyễn Lương Vỵ mần bốn câu cuối:

“Bốn mươi chín bài thơ bốn câu

Thất huyền âm chuyển kiếp qua cầu

Qua, qua nữa, biết đâu gặp lại

Cái em hồng ươm nắng ngàn sau…”

Phan Tấn Hải chuyển sang Anh ngữ:

“Forty nine poems that each has four lines

And seven-string sound reincarnate me beyond the bridge

Beyond, and beyond… I may could see again

Your rosy cheeks shining in the sun a thousand years later…”

Câu thứ ba trong bài thơ trên có âm điệu như câu thần chú trong Tâm Kinh Bát Nhã mà bản tiếng Phạn ghi là: “gate gate paragate …,” “đi đi đi qua bên kia...” Đây chính là “Thất huyền âm chuyển kiếp qua cầu,” mà cầu chính là cầu của “bến Không.” Cũng chính nhờ “bến Không” này mà âm mới thành huyền.

Rất tiếc ở đây chỉ có thể giới thiệu sơ lược một vài điều mà người viết bài này cảm nhận được từ tập thơ “Bốn Câu Thất Huyền Âm” của Nguyễn Lương Vỵ. Độc giả nên tự mình mua một tập để từ từ đọc và cảm nhận thì thú vị hơn gấp trăm ngàn lần chỉ đọc qua vài trang của bài giới thiệu sơ sài này.

Độc giả nào muốn có ấn bản thi tập, xin liên lạc với tác giả qua địa chỉ:

VY NGUYEN

12621 Wynant Dr., Garden Grove, CA 92841, USA

Kèm theo ngân phiếu (check) USD20.00 (hai mươi Mỹ kim cho ấn phí và cước phí bưu điện). Ghi tên VY NGUYEN.

Độc giả nào muốn đọc toàn bộ nội dung thi phẩm trên (miễn phí) theo dạng file PDF, xin liên lạc với tác giả theo địa chỉ email: nguyenluongvy@yahoo.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.