Hôm nay,  

Nhà lãnh đạo quốc gia, lúc về hưu họ làm những gì (III): Tổng thống Nelson Mandela ở Nam Phi

23/07/201100:00:00(Xem: 6826)

Nhà lãnh đạo quốc gia, lúc về hưu họ làm những gì (III): Tổng thống Nelson Mandela ở Nam Phi

Đoàn Thanh Liêm

(Bài 3 trong loạt bài nhiều kỳ.)

Nelson Mandela là một trong số ít người nổi danh nhất trên thế giới ngày nay mà đặc biệt xuất thân từ lục địa Phi châu. Năm nay đã vào tuổi 93, ông bắt đầu suy yếu nhiều, nhưng cuộc đời ngọai hạng của ông thật ít có người đương thời nào mà lại có thể sánh kịp được.

Vì triệt để tranh đấu chống lại nạn kỳ thị chủng tộc Apartheid, mà ông đã bị ngồi tù suốt 27 năm, sự việc đã khiến nhiều nơi trên thế giới đã phát động một chiến dịch sôi nổi “ đòi trả tự do cho Nelson Mandela “ ( Free Nelson Mandela). Nhiều sách báo, phim ảnh, bản nhạc ca tụng thành tích sáng chói của ông. Nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là các nước Mỹ, Canada, Anh quốc, Ấn độ, Liên Xô, Thổ nhĩ kỳ… đã tôn vinh ông với những huân chương cao quý nhất. Đặc biệt ông đã được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1993, trước khi ông được người dân Nam Phi bầu vào chức vụ Tổng Thống năm 1994.

Và năm 2009 mới đây, Liên Hiệp Quốc đã công bố ngày 18 tháng Bảy sinh nhật của ông là “Mandela Day” để vinh danh sự đóng góp của ông cho chính nghĩa Tự do trên thế giới.

Để bạn đọc có thể theo dõi rõ ràng hơn câu chuyện về sinh họat của nhân vật kiệt xuất này sau khi rời bỏ trách nhiệm lãnh đạo đất nước từ năm 1999 lúc bước vào tuổi 81, người viết xin lược thuật về quá trình tranh đấu kiên trì của Nelson Mandela trong công cuộc xây dưng một xã hội dân chủ tự do và nhân ái cho dân tộc xứ Nam Phi là quê hương bản quán của ông.

I – Nelson Mandela và Phong trào tranh đấu chống lại nạn kỳ thị chủng tộc Apartheid.

A – Bối cảnh địa lý lịch sử.

Nam Phi là một vùng đất ở cực Nam của lục địa Phi châu tiếp giáp với hai đại dương là Ấn độ dương và Đại tây dương. Với diện tích rộng vào khỏang 1.2 triệu km vuông và dân số hiện nay chừng gần 50 triệu người, Nam Phi là một quốc gia được xếp vào hạng phát triển nhất tại Phi châu.

Từ thế kỷ XVII, người Hòa lan đã đến lập nghiệp tại đây và những hậu duệ của họ được gọi tên là Afrikaaners với ngôn ngữ riêng. Đến giữa thế kỷ XIX, với sự phát hiện của các mỏ kim cương trong khu vực, người Âu châu, kể cả người Ấn độ lại đổ xô vào đây để khai thác và thuê mướn nhân công địa phương. Vào cuối thế kỷ XIX, lại xảy ra cuộc chiến giữa quân đội Anh với dân Afrikaaners, cũng được gọi là cuộc chiến Boer (Boer war) và kết cục, Nam Phi đã trở thành một thuộc địa của người Anh. Sau đệ nhị thế chiến, Nam Phi được trao trả độc lập, nhưng lại do người da trắng thiểu số nắm giữ mọi quyền hành. Dân da đen chiếm tuyệt đại đa số đến 80% dân số, nhưng vì thuộc các bộ lạc khác nhau, nên không hợp thành một sức mạnh của đa số, cho nên trong một thời gian khá dài họ bị thiểu số lối 10% người da trắng gốc gác từ Âu châu lấn ép kềm kẹp, với những luật lệ rất khắt khe tàn bạo của nạn kỳ thị chủng tộc mà thường được gọi là Apartheid.

B – Nelson Mandela nhập cuộc tranh đấu.

Ngay từ thời ở vào lứa tuổi 20, Nelson Mandela đã tham gia tích cực vào cuộc tranh đấu chống lại những đàn áp bất công và chà đạp nhân phẩm của người da màu như mình. Ông học luật và đã mở văn phòng luật sư hồi thập niên 1950. Nhưng vì nhận thấy chính quyền của người da trắng vẫn ngoan cố, nên Nelson đã cùng với một số bạn chủ trương sử dụng phương pháp bạo động như những vụ phá họai nhằm ép buộc chính quyền phải nhượng bộ. Vì thế mà vào năm 1963, ông đã bị chính quyền Nam Phi bắt giữ và đem ra tòa xử phạt với án chung thân khổ sai và nhốt ông vào những trại tù khắc nghiệt. Nhưng là người có ý chí cang cường, nên dù bị giam giữ tù đày, ông vẫn tiếp tục theo đuổi công cuộc tranh đấu đòi tự do và nhân quyền cho người da màu. Vì thế mà ông được sự ủng hộ rộng lớn của tòan thể dân tộc Nam Phi, cũng như gây được thiện cảm của số đông nhân vật quốc tế.

Năm 1990, nhà cầm quyền phải trả tự do cho ông. Và năm 1994, sau cuộc tổng tuyển cử, ông được bàu vào chức vụ Tổng thống và giữ nhiệm vụ này cho đến năm 1999 mới về nghỉ hưu vào tuổi 81. Nelson Mandela đã trở thành biểu tượng của công trình giải phóng người da màu ở Nam Phi khỏi nạn áp bức bất công và nhục nhã do người da trắng đã gây ra từ bao thế kỷ qua. Ông cũng là niềm tự hào cho mọi sắc dân thuộc các bộ lạc ở Phi châu nữa. Trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông, tại Nam Phi dưới sự chủ tọa của vị Gíám mục Desmond Tutu nổi tiếng với giải Nobel Hòa bình năm 1984, thì Ủy Ban Sự thật và Hòa giải ( the Truth & Reconciliaton Commission) đã họat động rất sôi nổi, nhằm mục đích hóa giải hận thù giữa cộng đồng người da màu với người da trắng. Và Nelson Mandela đã hỗ trợ hết mình cho công cuộc hòa giải này, khiến gây được sự cảm phục trong công luận thế giới.

II – Nelson Mandela vẫn hăng say họat động từ lúc về nghỉ hưu.

Với uy tín lớn lao, ông được mời tham gia những vụ việc điều đình dàn xếp rất quan trọng trên trường quốc tế. Điển hình như trong vụ giải quyết tranh chấp liên quan đến chuyến mày bay Pan Am 103 bị quân khủng bố người Lybia làm nổ tung tại thành phố Lockerbie xứ Scotland Anh quốc, thì do sự dàn xếp của ông, chính quyền Gaddafi đã chịu trao 2 kẻ khủng bố cho Tòa án ở Hòa lan xét xử, nhờ đó mà làm giảm bớt được tình trạng bế tắc căng thẳng giữa Lybia và các quốc gia Âu Mỹ, đặc biệt là nước Anh.

Vào năm 2007, Mandela đã tìm cách thuyết phục nhà độc tài Robert Mugabe xứ Zimbabuwe là nên từ bỏ quyền hành trong danh dự, để khỏi bị săn đuổi như trường hợp của tướng Augusto Pinochet xứ Chili.

Cũng trong năm 2007, Nelson Mandela cùng với Giám mục Desmond Tutu cùng hợp chung với các nhân vật có uy tín quốc tế như cựu Tổng thống Jimmy Carter, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Kofi Annan, Mary Robinson ( cựu Tổng thống Ireland), Muhammad Yunus ( nhà sáng lập hệ thống miro-credit tại Bangladesh)… để thành lập được một nhóm lấy tên là “The Elders” ( Nhóm Bô Lão) để cùng góp phần vào việc giải quyết những vấn đề cực kỳ khó khăn của thế giới.

Ông còn có sự quan tâm đặc biệt đến tai họa HIV/AIDS mà đến trên 11% dân chúng Nam Phi (tức là trên 5 triệu người) mắc phải, khiến gây ra cái chết đau đớn cho hàng trăm ngàn người mỗi năm, trong đó có cả chính người con trai thứ của ông là Makgatho Mandela chết năm 2005. Năm 2004, ông tới đọc diễn văn tại Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ XV tại Bangkok. Và mỗi năm ông đều tham gia rất nhiều trong các sinh họat gây quỹ nhằm giúp đỡ các nạn nhân của đại họa này.

Ngòai ra, còn phải kể đến 3 sáng hội đã được thiết lập đều lấy tên của ông, đó là : Nelson Mandela Foundation, Nelson Mandela Chindren’s Fund và Mandela Rhodes Foundation để đẩy mạnh những dự án về từ thiện xã hội nhân đạo.

Tóm tắt lại, với quá trình tranh đấu kiên cường của mình để giải thóat tầng lớp người da màu khỏi nạn kỳ thị dã man của nhóm người thiểu số da trắng lì lợm ngoan cố, Mandela đã quy tụ dân tộc Nam Phi về một mối và khởi sự xây dựng được một quốc gia thống nhất, tự do dân chủ như ta thấy ngày nay. Từ rất lâu, tên tuổi của Nelson Mandela đã gắn liền với sứ mệnh bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền cho hết thảy những người cùng đinh ở Nam Phi.

Mặt khác, noi theo gương bất bạo động triệt để của Thánh Gandhi (người đã từng làm luật sư bênh đỡ lớp người Ấn độ tại Nam Phi hồi đầu thế kỷ XX) trong việc giải quyết những mối tranh chấp bất đồng tại các địa phương, Nelson Mandela đã gây được sự tín nhiệm và sự kính phục rất cao trên trường quốc tế, nhờ đó mà những hành động và lời nói của ông đều có ảnh hưởng lớn lao tại Nam Phi cũng như trên tòan thế giới.

Nelson Mandela quả thật là hiện thân của một thế lực tinh thần cao quý, và đó cũng là một tiếng nói lương tâm đày sức thuyết phục trong thời đại ngày nay của chúng ta vậy.

Westminster, tháng Bảy năm 2011

Đòan Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.