Hôm nay,  

Một Thoáng Văn Học

18/07/201100:00:00(Xem: 6225)

Một Thoáng Văn Học

Song Kim
Để tưởng niệm 50 năm Ernest Hemingway từ trần, vào đầu tháng 7 năm 1961; xin ghi lại một vài nhận xét văn học qua tác giả Hoa Kỳ được nhắc nhở và biết đến rất nhiều. Những tác phẩm của Pearl Buck nói nhiều đến văn hóa Trung Hoa; Ernest Hemingway là hình ảnh của một nghệ sĩ sống nhiều và trải dài kinh nghiệm với ngòi bút trên trang giấy; John Steinbeck với những đề tài ảnh hưởng đến người dân thường chịu hoạn nạn đắng cay thời kinh tế khủng hoảng qua cái nhìn nhân bản. Ông có viếng thăm và tiếp xúc với văn nghệ sĩ Việt Nam tại Saigon vào thập niên 60. Cũng vào thời gian này có những bản dịch rất hay, mặc dù có người nói: dịch là diệt (traduire, c'est trahuire); chứng tỏ những tài năng chuyển ngữ của văn học miền Nam (VNCH), như là : Đôi Bạn Chân Tình (Narziss und Golđmund của Hermann Hesse, Ngư Ông Và Biển Cả (The Old Man And The Sea của Ernest Hemingway), Mẹ Đảm Và Đàn Con Thơ (Mutter Courage und ihre Kinder của Bertold Brecht).
Trở lại với Ernest Hemingway, ông đã nói:
- về văn chương: "My aim is to put down on paper what I see and what I feel in the best and simplest way." (bản thân tôi mong là có thể viết khúc triết về những gì nhìn thấy và cảm được);
- về cuộc sống:"Every man's life ends the same way. It is only the details of how he lived and how he died that distinguish one man from another." (kết thúc của nhân thế như nhau, chỉ có khác biệt là sống ra sao và chết như thế nào);
- về kinh nghiệm: "It is good to have an end to journey toward; but it is the journey that matters, in the end." (thật vui khi xong hành trình song những trải nghiệm trong chuyến đi quan trọng hơn là đích đến).
Từ năm 1930 tới 1993 Hoa kỳ đoạt mười giải Nobel văn chương,
- năm 1930 là Eugene O’neill,
- năm 1938 Pearl Buck,
- năm 1949 William Faulkner,
- năm 1954 Ernest Hemingway,
- năm 1962 John Steinbeck,
- năm 1976 Saul Bellow,
- năm 1978 Issac Bashevis Singer,
- năm 1980 Czeslaw Milosz,
- năm 1987 Joseph Brodsky,
- năm 1993 Toni Morrison.
Bốn tác giả được nhắc đến nhiều nhất :

- Pearl Buck (1892-1973) có tên Trung Hoa là Sai Zhenzhu, bà đã sống với chồng từ năm 1920 đến năm 1933 trong khuôn viên đại học Nanjing, căn nhà này vẫn còn tồn tại với thời gian và được nhiều du khách thăm viếng. Cuốn truyện "Good Earth" tạo danh tiếng cho bà với giải Pulitzer Prize tại Mỹ và năm 1938 bà đoạt giải Nobel Prize in Literature.
- William Faulkner (1897- 1962) là một trong những nhà văn của miền Nam Hoa Kỳ được nhắc nhở cùng với các tên tuổi khác như Mark Twain, Tennessee Williams. Ông đoạt giải Nobel Prize in Literature vào năm 1949, sau đó giải Pulitzer Prize tại Mỹ .
- Ernest Hemingway (1899-1961) là một người sống và đi rất nhiều, các tác phẩm phản ảnh cuộc đời của ông, The Sun Also Rises (1926), A Farewell to Arms (Giã Từ Vũ Khí) năm 1929, For Whom the Bell Tolls (1940) được quay thành phim rất thành công. Ông xuất bản The Old Man and The Sea (Ngư Ông và Biển Cả) năm 1952 và đoạt giải Pulitzer Prize với cuốn truyện hơn 100 trang này với bút pháp độc đáo; năm 1954 Nobel Prize in Literature được trao tặng cho ông.
- John Steinbeck (1902-1968) sinh ra và sống tại vùng biển bắc California, thành phố tuyệt đẹp Monterey . Cuốn truyện The Grapes of Wrath (1939) nói về những người dân bình thường phải chịu đựng trong thời kỳ Great Depression gây một tiếng vang lớn. Trước đó là tác phẩm xuất sắc Of Mice and Men (1937) cũng nói về di dân đến California vì suy thoái kinh tế ở các vùng nội địa. Trong 2 năm 1939 và 1940, 2 tác phẩm này được quay thành phim, rất thành công, đặc biệt là The Grapes of Wrath với tài tử Henry Fonda và đạo diễn John Ford. Sau đó là East of Eden (1952), giải Nobel Prize in Literature được trao cho ông vào năm 1962. Trong bài diễn văn nhận giải tại Stockholm, thủ đô của Thụy Điển, ông nói: " nhà văn có được năng khiếu diễn tả trên trang giấy những gì mình nhận thấy, nhìn thấy, cảm thấy, trong khi các người khác không trình bày khúc triết được các diễn tiến và biến động xã hội; vì thế trách nhiệm của nhà văn là sống, quan sát qua nhiều khía cạnh, nhận thức rồi diễn tả với sự cân bằng trong tinh thần nhân bản; nhân thế khi đọc sẽ hình dung ra cảnh đời tại thời điểm diễn tả đó một cách trung thực; đó là nhiệm vụ cao qúy của nhà văn".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.