Hôm nay,  

Có Nên Uống Rượu Không"

16/06/201100:00:00(Xem: 9458)
Có Nên Uống Rượu Không"

Binh Anson
Vừa qua, trong một phòng Phật giáo của chương trình PalTalk (http://www.paltalk.com/), có vài trao đổi về vấn đề uống rượu. Đối với hàng cư sĩ, không uống rượu là giới thứ năm của Ngũ giới và Bát quan trai giới. Đây cũng là giới thứ năm của hàng Sa-di và Sa-di-ni (trong Thập giới).
Đối với hàng Tỳ-khưu và Tỳ-khưu-ni, giới cấm uống rượu được đề cập trong phần các giới Pacittiya (Ba-dật-đề - Đơn đọa, Ưng đối trị), trong Luật Nam truyền lẫn Bắc truyền (Tứ phần luật, Luật Ma-ha Tăng-kỳ, Luật Hữu bộ, ...). Đức Phật chỉ cho phép dùng rượu để làm thuốc chữa bệnh hay nấu ăn, nhưng phải trừ khử mùi vị, màu sắc của rượu, ngoại trừ khi dùng rượu làm thuốc thoa.
Xin trích dẫn các đoạn sau đây trong tạng Luật Pali (Tỳ-khưu Indacanda dịch Việt):
*
Phân Tích Giới Tỳ-khưu (Bhikkhuvibhanga)
CHƯƠNG PACITTIYA (BA-DẬT-ĐỀ - ĐƠN ĐỌA, ƯNG ĐỐI TRỊ)
ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT: PHẦN UỐNG RƯỢU
… Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn trong khi du hành ở xứ Cetiya đã đi đến ngôi làng Bhaddavatika. Những người giữ bò, chăn dê, nông phu, khách đi đường đã nhìn thấy đức Thế Tôn từ đàng xa đang đi lại, sau khi nhìn thấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:
- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn chớ đi đến Ambatittha. Bạch ngài, ở Ambatittha có con rồng sống trong khu ẩn cư của đạo sĩ thờ lửa là con rắn có pháp thuật, có nọc độc khủng khiếp, chớ để nó hãm hại đức Thế Tôn.
Khi được nói như thế, đức Thế Tôn đã im lặng. Đến lần thứ nhì, ...(như trên)...
Đến lần thứ ba, những người giữ bò, chăn dê, nông phu, khách đi đường đã nói với đức Thế Tôn điều này:
- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn chớ đi đến Ambatittha. Bạch ngài, ở Ambatittha có con rồng sống trong khu ẩn cư của đạo sĩ thờ lửa là con rắn có pháp thuật, có nọc độc khủng khiếp, chớ để nó hãm hại đức Thế Tôn.
Đến lần thứ ba, đức Thế Tôn đã im lặng.
Sau đó, trong khi tuần tự du hành đức Thế Tôn đã ngự đến ngôi làng Bhaddavatika. Tại nơi đó, đức Thế Tôn đã trú ngụ ở ngôi làng Bhaddavatika.
Khi ấy, đại đức Sagata đã đi về phía Ambatittha đến khu ẩn cư của đạo sĩ thờ lửa, sau khi đến đã đi vào nhà thờ lửa, rồi đã sắp đặt tấm thảm trải bằng cỏ, ngồi xuống, xếp (chân) thế kiết già, giữ thân thẳng, tập trung niệm ở phía trước. Con rồng ấy đã nhìn thấy đại đức Sagata đi vào, sau khi nhìn thấy đã trở nên không vui, bực bội, rồi đã phun khói. Đại đức Sagata cũng đã phun khói. Khi ấy, con rồng không còn đè nén được cơn giận nên đã phun ra lửa. Đại đức Sagata cũng đã nhập thiền đề mục lửa và đã phun ra lửa. Sau đó, đại đức Sagata đã dùng lửa (của ngài) đoạt lấy ngọn lửa của con rồng ấy rồi đã đi về phía Bhaddavatika.
Sau đó, khi đã ngự tại Bhaddavatika theo như ý thích, đức Thế Tôn đã ra đi du hành về phía thành Kosambi. Các cư sĩ ở thành Kosambi đã nghe được rằng: “Nghe nói ngài đại đức Sagata đã gây chiến với con rồng ở Ambatittha.” Sau đó, trong khi tuần tự du hành, đức Thế Tôn đã ngự đến thành Kosambi. Khi ấy, các cư sĩ ở thành Kosambi sau khi đi ra tiếp đón đức Thế Tôn đã đi đến gặp đại đức Sagata, sau khi đến đã đảnh lễ đại đức Sagata rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng một bên, các cư sĩ ở thành Kosambi đã nói với đại đức Sagata điều này:
- Thưa ngài, vật gì các ngài đại đức khó có được và ưng ý" Chúng tôi nên chuẩn bị vật gì"
Khi được nói như thế, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nói với các cư sĩ ở thành Kosambi điều này:
- Này các đạo hữu, có thứ rượu cất tên Bồ Câu thì các tỳ khưu khó có được và ưng ý, hãy chuẩn bị thức ấy.
Sau đó, các cư sĩ ở thành Kosambi đã chuẩn bị rượu cất tên Bồ Câu ở mỗi nhà, rồi khi nhìn thấy đại đức Sagata đang đi khất thực đã nói với đại đức Sagata điều này:
- Thưa ngài, xin ngài đại đức Sagata hãy uống rượu cất tên Bồ Câu. Thưa ngài, xin ngài đại đức Sagata hãy uống rượu cất tên Bồ Câu.
Sau đó, khi đã uống rượu cất tên Bồ Câu ở mỗi nhà, đại đức Sagata trong lúc đang đi ra khỏi thành phố đã té ngã ở cổng thành. Khi ấy, đức Thế Tôn đang đi ra khỏi thành phố cùng với nhiều vị tỳ khưu đã nhìn thấy đại đức Sagata bị té ngã ở cổng thành, sau khi nhìn thấy đã bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, hãy đưa Sagata về.
- Bạch ngài, xin vâng.
Các vị tỳ khưu ấy nghe theo lời đức Thế Tôn sau khi đưa đại đức Sagata về lại tu viện đã đặt nằm xuống, đầu hướng về đức Thế Tôn. Khi ấy, đại đức Sagata đã xoay tròn vòng đưa hai chân hướng về đức Thế Tôn rồi nằm ngủ. Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, phải chăng Sagata đã có sự tôn kính và có sự vâng lời đối với Như Lai.
- Bạch ngài, đúng vậy.
- Này các tỳ khưu, vậy bây giờ Sagata có sự tôn kính và có sự vâng lời đối với Như Lai không"
- Bạch ngài, điều ấy không có.
- Này các tỳ khưu, phải chăng Sagata đã gây chiến với con rồng ở Ambatittha"
- Bạch ngài, đúng vậy.
- Này các tỳ khưu, vậy bây giờ Sagata có đủ sức gây chiến với con rắn nước không"
- Bạch ngài, điều ấy không có.
- Này các tỳ khưu, vậy loại thức uống nào sau khi uống vào sẽ trở thành mất tỉnh táo thì có nên uống loại ấy không"

- Bạch ngài, điều ấy không nên.
- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho Sagata, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này các tỳ khưu, vì sao Sagata lại uống men say vậy" Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Hơn nữa, chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi uống rượu và men say thì phạm tội pacittiya (ưng đối trị).”
Chú thích:
1) Rượu: nghĩa là rượu từ bột, rượu từ bánh ngọt, rượu từ cơm, đã được rắc men vào, đã được trộn vào các hương liệu cần thiết.
Men say: nghĩa là chất mật từ bông hoa, nước trích ra từ trái cây, nước trích ra từ mật ong, nước trích ra từ đường mía đã được trộn vào các hương liệu cần thiết.
Uống: vị uống vào dù chỉ với (một chút ở) đầu cọng cỏ kusa thì phạm tội pacittiya (ưng đối trị).
2) Men say, nhận biết là men say, vị uống vào thì phạm tội pacittiya (ưng đối trị).
Men say, có sự hoài nghi, vị uống vào thì phạm tội pacittiya (ưng đối trị).
Men say, (lầm) tưởng không phải là men say, vị uống vào thì phạm tội pacittiya (ưng đối trị).
Không phải là men say, (lầm) tưởng là men say, phạm tội dukkata (tác ác).
Không phải là men say, có sự hoài nghi, phạm tội dukkata (tác ác).
Không phải là men say, nhận biết không phải là men say thì vô tội.
3) Vị uống vào chất có màu sắc của men say có hương của men say có vị của men say nhưng không phải là men say, khi được nấu chung với xúp, khi được nấu chung với thịt, khi được nấu chung với dầu ăn, ở trong nước mật của trái cây amalaka, vị uống nước cất không men say, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*
Trường hợp cho phép dùng rượu
Trích: Đại phẩm (Mahavagga), Chương Dược phẩm (VI)
… Vào lúc bấy giờ, đại đức Pilindavaccha bị bệnh gió. Các thầy thuốc đã nói như vầy:
- Dầu cần được nấu.
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, ta cho phép việc nấu dầu.
Rượu mạnh cần được thêm vào trong dầu nấu ấy. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, ta cho phép thêm rượu mạnh vào trong dầu nấu.
Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nấu các loại dầu được thêm vào quá nhiều rượu mạnh. Các vị uống các thứ ấy và bị say. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, không nên uống dầu được thêm vào quá nhiều rượu mạnh; vị nào uống thì nên được hành xử theo Pháp (tội pacittiya - ưng đối trị). Này các tỳ khưu, trong loại dầu nấu nào (được thêm vào rượu mạnh) mà màu sắc, mùi, vị của rượu mạnh không nhận ra được, ta cho phép uống dầu được thêm vào rượu mạnh loại như thế.
Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu có nhiều dầu nấu được thêm vào quá nhiều rượu mạnh. Khi ấy, các vị tỳ khưu đã khởi ý điều này: “Nên thực hành như thế nào với các thứ dầu đã được thêm vào quá nhiều rượu mạnh"” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, ta cho phép quy định làm thuốc thoa.
*
Ghi chú: Giới cấm uống rượu được ghi trong các bộ Luật Bắc truyền:
1) Tứ phần luật (T-1428): Điều 51, Giới Ba-dật-đề
2) Ma-ha Tăng-kỳ Luật (T-1425): Điều 73, Giới Ba-dật-đề
3) Luật Hữu bộ (T-1444 ): Điều 79, Giới Ba-dật-đề
* * *
Các tai hại của uống rượu - Trích dẫn kinh điển
1) Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Trường bộ 34):
... Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: (1) Tài sản hiện tại bị tổn thất, (2) đấu tranh tăng trưởng, (3) bệnh tật dễ xâm nhập, (4) thương tổn danh dự, (5) để lộ âm tàng, và (6) trí lực tổn hại. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm như vậy.
2) Kinh Vipaka (Tăng chi 8.40):
... Này các Tỳ-khưu, uống men rượu, rượu nấu, được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của uống rượu mem, rượu nấu là được làm người với tâm điên loạn.
3) Kinh Vera (Tăng chi 10.92):
... Này Gia chủ, đắm say trong rượu men, rượu nấu; do duyên đắm say trong rượu men, rượu nấu, tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến cảm thọ khổ ưu về tâm.
Người từ bỏ đắm say trong rượu men, rượu nấu, không tạo ra sợ hãi thù hận ngay hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến cảm thọ khổ ưu về tâm. Với người từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, như vậy sợ hãi hận thù này được lắng dịu.
4) Kinh Dhammika (Kinh tập 2.14):
Chớ sống theo nếp sống,
Uống rượu và say rượu,
Với vị là cư sĩ,
Đã chấp nhận pháp này,
Chớ khiến nguời uống rượu,
Chớ chấp thuận uống rượu
Sau khi biết uống rượu,
Cuối đường là điên cuồng.
*
Chỉ kẻ ngu say rượu,
Mới làm các điều ác,
Và khiến các người khác,
Sống buông lung phóng dật,
Hãy từ bỏ, tránh xa
Xứ phi công đức này,
Khiến điên cuồng si mê,
Làm kẻ ngu thỏa thích.
(http://budsas.blogspot.com/2011/06/uong-ruou.html)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.