Hôm nay,  

Đánh Trống Bỏ Dùi

03/06/201100:00:00(Xem: 5648)
Đánh Trống Bỏ Dùi

Phạm Kim Bằng
(LTS: Hai bút danh Phạm Kim Bằng và Phan Kiến Quốc chỉ là một người, được Giáo Sư Phạm Minh Hoàng sử dụng khi viết từ Sài Gòn để đấu tranh dân chủ cho quê nhà -- và bây giờ, nhà hoạt động này đã trở thành một tù nhân lương tâm. Xin trân trọng gửi đến độc giả bài viết vào ngày 31/12/2003 của nhà hoạt động dân chủ này.)
Sau hai tuần tranh đua, SEA Games 22 kết thúc trong huy hoàng rực rỡ của đêm bế mạc. Nước chủ nhà giành thắng lợi áp đảo với hơn 150 huy chương vàng. Trong suốt thời gian tổ chức, đời sống tại các thành phố lớn có thay đổi chút ít, đường xá được treo đèn kết hoa, lề đường được dọn dẹp quang đãng hơn, cảnh sát hiện diện thường xuyên hơn... Nói tóm lại, xem có vẻ văn minh hơn mọi khi.
Tuy nhiên, dư âm của chiến thắng không kéo dài được lâu vì tức khắc sau đó người dân tiếp tục phải đối đầu với vô vàn khó khăn, tiêu cực trong đời sống hàng ngày, và bộ mặt thật của xã hội lại hiện nguyên hình.
* * *
Trong tối 14/12, trong lúc trên truyền hình đang phát lại những hình ảnh rực rỡ của đêm bế mạc, thì tại ga Sài Gòn, hàng ngàn, hàng chục ngàn người đã bắt đầu xếp hàng để mua vé về quê ăn Tết. Cảnh xếp hàng thì năm nào cũng có nhưng năm nay quả thực khủng khiếp. Nhiều người đã cất công ngồi chờ từ 9 giờ tối mới lết đến được phòng vé vào lúc 15 giờ chiều ngày hôm sau - tức 18 tiếng chờ đợi. Họ ăn uống, vệ sinh, nghỉ ngơi lúc nào " Thực không tưởng tượng được trong một khoảng thời gian đủ để bay từ Ottawa sang Canberra người ta vẫn đứng, ngồi xổm, lê lết trong cái oi bức ngột ngạt ấy. Và lại càng không thể tưởng tượng ra sự thất vọng của người dân này khi phòng vé trả lời: hết vé ! Nạn nhân đã viết vài dòng lên báo Tuổi Trẻ kể hết nỗi kinh hoàng của họ - một nỗi kinh hoàng mà hơn 1 vạn người phải chịu mỗi ngày. Đó là những người chịu đựng được, còn những người kém may mắn hơn, đến trễ, trễ có nghĩa là lúc 4 giờ sáng thì đành phải bỏ về vì dân chúng họ đã xếp hàng rồng rắn ra cách cửa gần 1km ! Đứng trước nỗi cơ cực ấy có lẽ chẳng có một cái hào quang nào có thể che lấp được.
Trong suốt nửa tháng trước lễ khai mạc, các lãnh đạo thành phố đã quyết tâm tạo ra cho được một bộ mặt khang trang bằng cách hốt đưa về quê hàng ngàn người ăn xin và trẻ bụi đời, đồng thời liên tục tuần tra dẹp lòng, lề đường. Nhưng nói đúng ra thì cũng chỉ trên các tuyến chính và các tuyến dẫn đến những địa điểm thi đấu cũng như các trục lộ trung tâm. Rồi đến khi ngọn đuốc SEA Games tắt thì các hình ảnh đẹp này cũng tắt theo. Trẻ lang thang lại xuất hiện, đường xá lại kẹt triền miên, rác rưởi tiếp tục ngự trị... Mặt khác, các hình ảnh tiêu cực như đào đường ngổn ngang, tái chiếm lòng lề đường được ém lại vì SEA Games thì bây giờ như nấm sau mưa.
Tuy nhiên huy chương vàng cho những hình ảnh tệ hại nhất của hậu SEA Games chắc chắn là tình trạng giao thông vô kỷ luật lại tiếp tục. Trong lúc thi đấu mỗi lần di chuyển đều có còi hụ trước sau, đi đến đâu loa phóng thanh trên xe công lộ hét đến đấy, mọi người ai nấy dạt ra. Trên xe buýt phóng như bay, các vận động viên nước ngoài có dịp chiêm ngưỡng cảnh quan. Mỗi ngã tư đường nơi đoàn đi qua đều có cảnh sát nên kỷ luật được tôn trọng. Và tất cả đều vũ như cẩn sau khi ngọn đuốc SEA Games tắt. Trở lại tình trạng giao thông hỗn loạn bán khai như mọi ngày.
Hình ảnh đánh trống bỏ dùi này khiến những người quan tâm đến đất nước không khỏi bi quan, lo lắng. Cung cách làm ăn của nhà nước lâu nay vẫn vậy và không mảy may thay đổi. Chỉ lợi dụng những hội nghị, những phong trào để tạo ra một luồng sinh khí trong cộng đồng, lợi dụng những dịp lễ lạc để tô son trét phấn cho chế độ mà cố tình bỏ lơ các vấn đề căn bản của đất nước. Vấn đề căn bản của đất nước là gì nếu không là cái cảnh xếp hàng từ năm này qua năm kia để mua tấm vé về quê, hoặc vấn nạn trật tự giao thông đã được nói đi nói lại từ bao năm nay, hết phong trào này đến phong trào kia nhưng vấn đề vẫn còn nguyên; hoặc vấn nạn thất thoát trong đầu tư xây dựng, vấn nạn tham nhũng, xì ke ma túy, hoặc vấn đề gánh nặng y tế trên lưng người nghèo, vấn đề mua nhà chung cư cho người có thu nhập thấp. Để giải quyết những vấn nạn này, cần phải có sự đầu tư lâu dài và có tham gia của người dân chứ không phải là một vài hình ảnh vui tươi được dàn dựng trên báo, đài....
* * *
Cách đây mới chỉ vài tháng, ông tổ trưởng tổ dân phố khu tôi đi năn nỉ bà con treo cờ. Hỏi ra mới biết cả phố phải làm đẹp để mừng được công nhận là khu phố văn hóa. Tiêu chuẩn này được cấp cho những khu phố không (hoặc ít) tệ nạn xã hội (xì ke, trộm cắp, du đãng) hoặc không nhậu nhẹt ồn ào, giữ vệ sinh, không lấn chiếm hẻm. Song song với việc treo cờ, bà con lại được kêu gọi thu quén cho thông thoáng trước vỉa hè. Mọi chuyện diễn ra không đầy 48 tiếng khi nghe nói có trên xuống thanh tra, xong rồi đâu lại vào đấy. Mấy cái quán nhậu ngồi lan ra giữa hẻm, nước đổ tung tóe và ầm ĩ đến 11 giờ đêm. Sáng hôm sau mọi người lại lục tục cuốn cờ một cách máy móc và chẳng ai để ý tấm bảng mới tinh ở đầu ngõ tuyên dương khu phố văn hóa. Chuyện này có lẽ cả xứ Sài Gòn ai cũng biết.

Tuy nhiên, trong việc đánh trống bỏ dùi có một vấn đề quan trọng hơn là sự thờ ơ của người dân với các chính sách ở địa phương. Bảo họ treo cờ là họ treo ngay, không hỏi han lý do. Đây không thể nào nói là có một ý thức nhưng đơn thuần chỉ là sự tuân phục miễn cưỡng. Mà cho dù có hỏi, có thấy phi lý cũng chẳng ai buồn lên tiếng. Ở đây xin mở dấu ngoặc để kể một câu chuyện khá khôi hài nhưng biểu tượng cho vấn đề này: cũng mới cách đây vài tháng khu phố tôi được kêu gọi treo cờ trong khi bên kia đường thì không, mà ngày ấy chẳng có gì gọi là lễ lạc. Hỏi ra thì mới biết đó là để kỷ niệm tình hữu nghị Việt-Kampuchia ! Quái lạ, nếu đó là ngày lễ thì công khai ra rồi mọi người thi hành chung chứ tại sao chỗ có chỗ không" nham nham nhở nhở !
Treo cờ xong rồi lại hạ cờ. Hỏi ra chẳng ai biết tại sao " Hỏi làm gì cho mệt xác !. Đó là câu trả lời của mọi người. Sự thờ ơ này từ đâu đến nếu đây không phải biểu lộ sự chán ngán với cung cách làm ăn đầu voi đuôi chuột của nhà nước ! Nếu có sự nhất thống và mang ích lợi chung, chắc chắn người dân sẽ tham gia.
Một chuyện khác xảy ra cách đây vài năm mà còn mãi tạo dấu ấn trong người dân, vì nó ảnh hưởng đến 99% dân chúng. Đó là chuyện nón bảo hộ và kính chiếu hậu. Năm 2000, thành phố ra quyết định bắt buộc đội nón, bà con đổ xô đi mua - gọi là đổ xô nhưng dù chỉ 20% trên tổng dân số Sài Gòn cũng đã tạo nên những xao động. Người ta đổ ra bán nón khắp nơi. Trên vỉa hè, trong tiệm, trong trường, trong xí nghiệp... Tuy nhiên số người đội cũng không phải là đa số. Rồi đùng một cái lại ra quyết định chỉ bắt buộc ở ngoại thành và cái phong trào này từ từ xìu xuống một cách êm thắm. Đến giờ tìm được một người đội nón bảo hiểm còn khó hơn mò kim đáy bể. Khi nhắc đến chuyện này người ta vẫn tự hỏi: ai là kẻ hưởng lợi với quyết định này" Nên nhớ một cái nón bảo hiểm coi được cũng xấp xỉ trăm ngàn. Và gần đây hơn nữa là chuyện kính chiếu hậu. Cũng đe nẹt dữ dằn lúc đầu rồi bây giờ im luôn. Kẻ thủ lợi duy nhất là đám con buôn và thợ hàn, thợ cắt kiếng...
Người ta tự hỏi không biết các cấp lãnh đạo nước mình có tiên liệu hậu quả của những quyết định trên không mà tại sao tình trạng này cứ mãi kéo dài, vừa khổ cho dân, vừa thủ lợi cho những thành phần đục nước béo cò. Trong khi những người làm ăn chân chính, hàng tháng đóng thuế thì bị vặn vẹo đủ điều.
* * *
Tình trạng bất nhất và làm ăn theo thời vụ này đã tạo ra những cản trở lớn lao cho nền kinh tế cũng như cho toàn xã hội. Đơn cử một trường hợp điển hình là tình trạng phá rừng nuôi tôm của nông dân vùng ngập mặn. Trúng mùa một chuyến là trở thành trăm triệu phú hoặc tỷ phú như chơi nên bà con thi nhau phá rừng đào ao mặc cho các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo. Tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô kỷ luật khiến UNDP (Tổ chức Phát Triển Liên Hiệp Quốc) đã lên tiếng báo động:"Nếu không hành động ngay, thì cái lợi trước mắt về kinh tế sẽ không bù đắp được những mất mát về môi trường. Nói thì nói, trên ti-vi vẫn xa xả thông báo những thành tích về nuôi tôm. Những thông tin này thực sự làm cho người dân hiểu sai lệch, và nếu có một ai đó khác với UNDP lôi chuyện môi trường ra nói thì chắc chắn sẽ bị kết án là cản trở sự phát triển kinh tế và dễ bị cả cộng đồng lên án.
Nói thế nhưng thỉnh thoảng trên báo chí cũng thấy có những phản ánh từ các nhà khoa học về môi sinh, nhưng ý kiến của họ đâu có được coi trọng bằng ý kiến các nhà kinh tế. Người xem báo thì thấy cũng có vẻ dân chủ nhưng thực tình thì không phải vậy. Còn nhớ trong một kỳ họp quốc hội bàn về tham nhũng, một đại biểu tỉnh Long An nói: chúng ta không chống được tham nhũng vì 3 lý do: 1. chúng ta chỉ đánh từ vai trở xuống; 2. Báo chí bị bịt miệng; 3. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng không nghiêm túc. Phát biểu quá đúng ! Chỉ cần thực hiện nghiêm túc một trong ba điều trên tôi chắc chắn tình hình sẽ khá hơn rất nhiều. Thế nhưng tại sao tham nhũng vẫn hoành hành. Lý do là vì có ai để ý nghe lời vị đại diện dân kia đâu. Họ để cho nói là để có màu dân chủ mà thôi (mà nói cho cùng, vị dân biểu kia chắc cũng chẳng màng đến kiến nghị mình sẽ đi về đâu, vì chưa chắc vị ấy đã thực sự muốn cải cách như thế).
Và đất nước chúng ta cứ thế tiến lên, tiến lên trong một sự bịp bợm của nhà nước và sự bàng quan của mọi người. Hễ có ai đóng góp một cách thẳng thắn thì chắc chắn sẽ không yên với họ (chứ không như vị ở Long An kia).
Ngày 17/2/2003, thủ tướng Phan Văn Khải tuyên bố:"nếu từ đây đến cuối năm 2003 mà tình hình trật tự giao thông không có gì chuyển biến thì đó là một khuyết điểm lớn nhất của chúng ta. Lúc tôi viết hàng này thì chỉ còn 2 tiếng nữa là bước sang năm mới. Không biết ông Khải và ông các bộ trưởng ban ngành liên hệ có còn nhớ mình nói cái gì không " Chắc hẳn là không và chắc hẳn cũng chẳng có ai nhớ để hạch sách, vì tất cả đã không còn ý thức gì về ý thức công dân. Mọi người thấy thoải mái đón giao thừa là đủ.
Cũng trong ngày hôm nay, 31/12/2003. Nguyễn Vũ Bình đã bị kết án 7 năm tù vì tội gián điệp. Một tội danh hoàn toàn mơ hồ và sai trái khi ông Bình chỉ nêu lên ý kiến của mình về xây dựng đất nước. Ngày mai nếu có đăng thì tin này cũng chỉ lọt thỏm vào các mục lặt vặt.
Và chúng ta bước vào một năm mới với cái cung cách điều hành quốc gia mị dân - trong một xã hội mà ý thức công dân vẫn được coi là sản phẩm ngoại lai.
Sài Gòn, 31/12/2003
Phạm Kim Bằng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.