Hôm nay,  

Nhớ Đôi Dép Thời Trẻ Trai

30/05/201100:00:00(Xem: 5077)
Nhớ Đôi Dép Thời Trẻ Trai

doi_dep_getty-sandals-large-contentHình đôi dép dưới chân Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Phạm Nga

Sắp sinh nhật 62 mình thì tình cờ được xem tấm ảnh đôi dép đơn sơ của đức Đạt Lại Lạt Ma trên net, chạnh nhớ lại cái thời trẻ trai với những đôi dép lẹp xẹp… Thú thật thì ‘dung nhan’ bọn con trai học Triết thời ấy – thập niên 60 và 70 - thường bị ngầm ‘tạo dáng’ ít nhiều, ra vẻ hơi hơi triết gia pha chút xíu nghệ sĩ bất cần bề ngoài – tóc tai hay để bù xù, áo sống xuề xòa bỏ ra ngoài. Đặc biệt về món giày, dép dưới chân thì cũng biết là mang giày, vớ đàng hoàng xem ra bảnh bao, trịnh trọng hơn (có người nói ngoại hình hoàn hảo thì dễ có tự tin hơn) nhưng dù nghèo nàn hay khá giả, rốt cuộc khi đi chơi, đi ngồi cà phê, đến giảng đường… gì các chàng trai cũng thích lết đôi dép lẹp xẹp dưới chân, vừa gọn, vừa khỏi mắc công xỏ vớ, buộc dây chi cho rắc rối.
Các ’thiền sư’, ‘triết gia’, ‘hành giả’ trẻ măng và giả hiệu của chúng ta lại thường có quí tướng lười nhác là đi không nhấc cao bàn chân nên dép rất mau mòn do cứ bị cọ sát mặt đường lẹt xẹt, từ xa đã biết các quí anh xuất hiện.
Tuy nhiên, mặc cho cái bề ngoài có vẻ nhẹ tênh, bất cần đời ấy, tâm tư bên trong của anh em mình ở mỗi tên lại chẳng nhẹ nhàng gì. Nỗi buồn thời thế đất nước chiến tranh, loạn lạc đi đôi với lo phải thi đậu hàng năm học để được hoãn dịch mà học tiếp cho đến tốt nghiệp (rồi hầu hết anh em cũng bị động viên!). Sâu xa hơn là nỗi khắc khoải lớn/nhỏ không-thể-miễn-trừ trước ý nghĩa nhân sinh và vũ trụ, tồn tại hay không tồn tại, Hữu thể và Vô thể, Chấp hay Vô Chấp, v.v…. – dân học Triết mà! – và đâu đó là nỗi sầu thầm kín, tình đơn phương, có dính mặc cảm này nọ trước một bóng dáng yêu kiều nào đó gặp gỡ trong trường… Cứ thế mà anh nào cũng làm thơ, cũng viết gì đó mà không cầu được đăng ở báo nào, nhiều khi còn thủ sẵn 1-2 bút danh, ‘thi hiệu’ nghe thiệt là trúc trắc, khó nghe mới đúng điệu.

Bây giờ già rồi, ai cũng nói đàn ông lớn tuổi ra đường muốn trong cho có vẻ đàng hoàng, nghiêm trang nên tôi thường tự nhủ phải ráng mang giày cho tử tế, mặc dù cái tư thế ngồi cúi mình xỏ vớ, xỏ giày – nhất là khi đã bỏ áo vào trong, cài thắt lưng ngay ngắn đến cứng người - hay làm đau cái lưng già thoái hóa cột sống. Bác sĩ, y học cũng khuyên người lớn tuổi nên mang giày cho an toàn bàn chân hơn là mang dép.
Do đó càng thấm thía là ở đoạn đời này, có muốn ăn mặc xuề xòa, dẹp lẹp xẹp dưới chân cho nhẹ nhàng bất cần đời như một thời trẻ trai giận dỗi thế nhân cũng chỉ vô nghĩa, chẳng ra trò ra trống gì vì ngoài kia, đời mới là bất cần mình cơ mà. Và bạn cũng không phải là các thiền sư, hành giả đi rao giảng đạo thánh hiền hay dân Tây ba-lô khi vào bất kể nhà hàng, nhà chùa… mà chọn lối-sống-mang-dép.
Dù sao thì cũng nhớ và rất thương cái hình ảnh phất phơ - có phần khờ khạo và vụng dại - của những gã trẻ trai một thời hay mang dép cho mát, thoáng hơn là mang giày, vớ nóng chân.
Lúc nào được cởi giày ra, trở lại với đôi dép thì luôn luôn cảm thấy nhẹ nhỏm, thoải mái. Có gì đó như một sự thanh thản cho toàn thân hơn, TỰ DO hơn khi bỏ giày mang dép…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đứng trước sự phát triển toàn cầu, hầu hết mọi dụng cụ điện tử như điện thoại di động, máy điện toán và các bộ phận liên kết, truyền hình v.v…
Vào ngày 12-2-08  vừa qua TT. Thích Thiện Minh – Hội Trưởng Hội Ái Hữu TNCT & Tôn Giáo VN đã gửi một thư ngỏ tới “thủ tướng” Nguyễn Tấn Dũng
Phải lâu lắm rồi, tôi mới nghe có người nhắc lại bài Tam Cúc ngày Tết. Có khi từ ngày sang đến Mỹ này cũng nên. Mà có lẽ ngay tại Việt Nam bây giờ
Nhà thơ Gỷang Anh Iên đã thắng giải thơ tân hình thức kỳ 3 - năm 2008. Kết quả này được loan báo bởi nhà thơ Khế Iêm
Khi lần đầu tiên đặt chân đến Tây Phương, tôi nhận thấy một số sự việc tại đây không giống ở Đông Phương, và đặc biệt nhất là đối với đất nước Tây Tạng
Trong vòng vài thập niên trở lại đây, ở các quốc gia hậu kỹ nghệ, phong trào Công nghệ Xanh (Green Technology) đã được các nhà khoa học đưa lên hàng đầu
Chúng tôi là NAPCA (National Asian Pacific Center on Aging), một trung tâm bảo vệ quyền lợi của những người cao niên Châu-Á ở nước Mỹ
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa năm 1986 trở đi, vấn đề nhập cảng các phế liệu từ nước ngoài để tái sử dụng, biến chế thành nguyên vật liệu
Hiện tượng Obama và Chân tướng Obama là bài toán mà Nghị sĩ Hillary Clinton phải sớm giải - trong vòng ba tuần - trước khi tình hình đã thành quá trễ…
Cách đây khoảng một tháng, tác giả, cựu tù nhân “Cải Tạo” Đỗ Văn Phúc, ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho quyển hồi ký đời tù nhan đề Cuối Tầng Địa Ngục
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.