Hôm nay,  

Công Bằng Ở Đâu"

30/05/201100:00:00(Xem: 6272)

Công Bằng Ở Đâu"

Phan Kiến Quốc
(LTS: Tác giả Phan Kiến Quốc bây giờ chính là tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng. Xin trân trọng gửi đến độc giả bài viết từ Sài Gòn vào ngày 4/12/2003 của nhà hoạt động dân chủ này.)
Phải bán chiếc đồng hồ, tài sản giá trị duy nhất còn lại của hai cha con để thanh toán viện phí, dù biết chẳng thấm vào đâu... Ông Trí nghẹn lời. Đã tám lần mổ trong 10 năm nay mà con ông Trí vẫn còn bệnh. Mỗi lần đến bệnh viện là nhà ông lại điêu đứng vì viện phí, thuốc men, là thêm một lần ông phải bán cái gì đó. Giờ đây thêm một lần mổ nữa của con, ông không biết còn gì để bán ngoài cái rẫy khô cằn. Trong khi đó giá thuốc lại tăng...
Khánh kiệt vì tiền thuốc.
Trên đây là những lời tâm sự của ông Phạm Văn Trí, một nông dân ở Đồng Phú (Bình Phước). Con ông là em Trực mắc chứng bệnh hẹp niệu đạo. Hơn 10 năm nay em phải vào điều trị và tổng số tiền đã xấp xỉ 200 triệu đồng, một tài sản khổng lồ đối với gia đình ông Trí. Bác sĩ (BS) dự trù mổ thêm 3 lần nữa trong khi cửa nhà đã khánh kiệt. Ông đã mượn tiền của tất cả những ai có thể mượn nổi, nhưng khi nghe tin thuốc cứ liên tục lên giá, sự lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt hiền hậu, khắc khổ:"nếu có thể ăn xin được, có lẽ tôi đã đi ăn xin rồi". Ông nghẹn lời.
Ông Trí là một trong hàng chục ngàn, và có thể hàng trăm ngàn người trong xã hội Việt Nam đang là nạn nhân của một sự bất công vô tiền khoáng hậu, một sự bóc lột trắng trợn của giới y, dược sĩ cộng thêm sự đồng loã của các giới chức thẩm quyền. Chúng tôi muốn nhắc đến tình trạng mà người dân thường nhắc đến như một sự mai mỉa: y đức, hay nói rõ ra là đạo đức của ngành y (và ngành dược).
Một chuyện xảy ra rất thường xuyên ở Việt Nam là khi phải đến BS, sau khi khám - thường là những bệnh lặt vặt như cảm cúm, đau nhức... vị bác sĩ mới lấy từng viên thuốc cho vào những bao ni-lông nhỏ rồi viết liều lượng lên trên đấy. Bệnh nhân hoàn toàn không biết gốc tích của những viên thuốc này - mà rất có thể đó là những thuốc do các nhà sản xuất tặng không cho BS để quảng cáo. Nhiều BS còn trắng trợn hơn khi kê toa, bắt bệnh nhân phải đến những nhà thuốc mình đã gởi thuốc để mua. Không mua đúng bắt mua lại. Dĩ nhiên là thuốc theo toa BS là loại độc quyền và giá cao gấp 5-10 lần thuốc cùng loại của các công ty khác.
Trong tháng 9/03, báo chí trong nước đã nhiều lần lên tiếng về sự cộng tác vô lương tâm của giới y dược Việt Nam. Vô số thư từ của độc giả trên cả nước gởi về, trong đó có những trường hợp nghe thật bất nhẫn như của gia đình anh Nguyễn Khắc Minh ở quận Từ Liêm, Hà Nội. Vợ anh Minh phải vào bệnh viện Hà Tây để phẫu thuật xương. BS mổ tên Ngô Hữu Tấn yêu cầu đưa 1.364.000 đồng để mua một bộ nẹp xương và đưa cho anh một tờ hóa đơn không dấu xé vội vàng. 17 ngày sau khi mổ, bệnh nhân được về nhà trong khi vết thương còn rỉ nước vàng. Tình cờ anh biết được giá thật của một bộ nẹp, chỉ khoảng 300.000! Anh cho biết anh không phải là nạn nhân độc nhất tại bệnh viện Hà Tây. Khi các phóng viên đến tìm hiểu thêm mới phát giác ra rằng không chỉ có các BS mà tập thể nhân viên cũng đều tham gia vào hành động vơ vét, vòi vĩnh bệnh nhân cho đến những xu cuối cùng thông qua hàng tá các khoản tiền như bồi dưỡng, thay ra giường, thay băng, tiêm... Tất cả những bệnh nhân này đều là nạn nhân của sự bắt tay giữa BS và các nhà cung ứng thiết bị y tế.
Khi phóng viên đem vụ việc ra chất vấn ban giám đốc bệnh viện thì bị hẹn lần hẹn lữa, còn vị BS Tấn thì biệt tăm. Sau cùng thì buổi làm việc cũng diễn ra, và câu trả lời thật đáng thất vọng: "xin các anh bỏ qua cho, để bệnh viện chúng tôi xử lý đã..."
Về phía chính quyền thì lại còn thất vọng hơn. Người có liên quan trực tiếp trong đường dây làm ăn vô lương tâm này là ông Lê Văn Truyền, chủ tịch hiệp hội sản xuất và kinh doanh dược phẩm, và nguyên là thứ trưởng y tế đã biện bạch cho tình trạng giá thuốc cao là vì... cơ chế. Theo ông Truyền, lý do là sự chiếm lĩnh độc quyền của một số công ty. Nếu có cơ sở pháp lý chống độc quyền chúng ta sẽ hạn chế được. Lý luận này nghe hơi chói tai. Việt Nam có phải là nước xã hội chủ nghĩa hay không" vai trò độc quyền của nhà nước và của đảng có ai dám đặt lại hay chưa" Chuyện bắt tay làm ăn kia rõ ràng là phi pháp và phi đạo đức thì nhà nước còn chờ cái gì nữa mà không can thiệp" Rồi phải đợi đến bao giờ mới có một cơ sở pháp lý" Kỳ họp quốc hội vừa qua cũng chỉ nêu vấn đề, cũng lại kiểm điểm chung chung rồi thôi, mọi chuyện lại vũ như cẩn! Nói là nói cho vui vậy thôi chứ ở Việt Nam ai mà không biết các công ty dược trực thuộc các bộ y tế, thậm chí cả bộ quốc phòng nữa, thế thì có ông trời cũng không dám đụng đến cọng lông chân của họ chứ nói gì đến bệnh nhân nghèo.
Đã đành rằng không thể có được một sự bình đẳng trong việc săn sóc bệnh nhân (như cộng sản vẫn thường rêu rao trong chiến tranh), nhưng cứ xem những gì đã, đang và xảy ra trên lãnh vực y tế thì vẫn còn thấy một tương lai vô cùng ảm đạm cho đại đa số người dân Việt Nam.
Khổ sở vì tiền học.
Nếu trên lãnh vực y tế sự bất công đang làm cho người có thu nhập thấp phải khốn khổ, thì trong lãnh vực giáo dục nó đang làm băng hoại cả một thế hệ hiện nay và đe dọa nghiêm trọng đến con người mai sau.

Trong tháng 10/03 vừa qua, báo chí đã cho đăng tổng kết kỳ thi đại học và nói về chất lượng đào tạo nói chung. Các chủ đề đều nêu bật một hố sâu giàu nghèo đang lớn dần trong nhà trường.
Trên tờ Lao Động tháng 9/03 có làm một phóng sự về trường trung tiểu học Alexandre Yersin tại Hà Nội, một trường trực thuộc sứ quán Pháp, chương trình, giáo viên đều chịu sự giám sát của họ. Theo bài báo thì chương trình cũng không hoàn toàn chất lượng lắm, không hoàn toàn tây hóa, nhưng điểm hơn so với các trường Việt là học sinh được tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến và đặc biệt (cái này mới là quan trọng), tương lai các em thênh thang rộng mở trước mắt với các suất đi du học. Nhưng để có được cái hơn này, cha mẹ các em phải trả một cái giá không nhỏ: học phí của trường khoảng 5000 USD/năm!
Một trường khác cũng tại Hà Nội là Trường Quốc Tế Hà Nội, có sự hợp tác của chính phủ Thụy Sĩ. Chương trình học được liên kết với nước này và dĩ nhiên bằng cấp cũng được công nhận. Chuyện đi du học cũng cực kỳ thuận lợi. Và cái thuận lợi này không nằm trong tầm tay mọi người: học phí khoảng 10.000 USD/năm, tương đương với học phí trong một trường đại học Âu Mỹ hoặc gần... 300 lần học phí tại một trường Việt.
Trong một báo cáo đọc trước Trung ương đảng tháng 7/02, thì cả nước hiện nay còn có trên 1000 phòng học ba ca. Ba ca đồng nghĩa với điều kiện vật chất và nhân lực cực thấp, một loại mà báo cáo này gọi là trường không ra trường, lớp không ra lớp, thày không ra thày. Ngay tại quận 5 Sàigòn, một quận nội thành và có mức sống cao, nhiều em đã bị đuổi học vì không có tiền đóng học phí, mà học phí có cao gì cho cam, chỉ khoảng 500 ngàn /năm. Tại các vùng sâu, vùng xa thì tình trạng còn bi đát hơn. Điển hình là xã Thạnh Phong ở Bến Tre, hàng trăm em học sinh phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.
Càng lên cao tình trạng phân cách giàu nghèo càng lớn. Theo một thống kê chính thức được công bố tháng giêng/01 thì tỷ lệ đi học tuổi từ 18-24 (đúng tuổi) ở thành thị là 21,5% và nông thôn là 5,38%, nhóm dân cư giàu nhất 28,14%, nhóm dân cư nghèo nhất 0,46%. Ngay cả trong số 21,5% ở thành thị có may mắn đến trường cũng có tình cảnh bất công. Vào tháng giêng/03, Bộ có giao cho tỉnh Bạc Liêu 20 suất dành riêng cho các em nghèo, các em người dân tộc để tuyển thẳng vào các Đại học. Sau khi công bố kết quả người ta mới vỡ lẽ ra là một số hồ sơ được chấp thuận đều là con cái các cán bộ cộm cán trong bộ máy đảng và nhà nước. Vấn đề này cũng là một nhức nhối trong xã hội chứ không riêng gì giáo dục: những người ở những vị thế cao nhất lại được hưởng nhiều ưu đãi nhất, mà phần lớn những ưu đãi này được giành cho người nghèo. Điều này khiến khoảng cách giàu nghèo trong xã hội càng lúc càng lớn.
Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng những gì nêu trên chỉ là những số liệu chính thức, nghĩa là con số có thể kiểm chứng được. Con số thực có lẽ còn nhiều hơn thế. Đừng quên rằng hiện nay chỉ riêng thành phố Sàigòn ngoài con số 5,5 triệu người có hộ khẩu thường trú, còn phải cộng thêm 2,5 triệu người nhập cư sống không tờ giấy lận lưng, 90% trong số này sống ngoài vòng kiểm soát của các cơ quan chức năng. Các em nhỏ trong những gia đình này không có khai sinh, sẽ không có cơ hội đi học và lớn lên sẽ gia nhập đạo quân thất nghiệp, làm xã hội càng lúc càng phức tạp hơn.
***
Trong một cuộc hội thảo được tổ chức vào tháng 7/03 về tình trạng xoá nghèo ở Việt Nam với một thành phần tham dự gồm toàn những chuyên gia đầu ngành của UNDP (Tổ chức phát triển thuộc Liên Hiệp Quốc), Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Đại học Harvard, thì đã có một nhận xét rất bi quan về khoảng phân cách giàu nghèo ở nước ta, theo đó chỉ số Gini (chỉ số phản ánh sự chênh lệch giàu nghèo) của Việt Nam là 36,2, nghĩa là cao hơn cả những nước giàu nhất trên hành tinh như Thụy Sĩ, Thụy Điển, Na Uy, Nhật... và họ tự hỏi nếu cứ tiếp tục đà này thì khi giàu có bằng những nước trên (!) mức độ chênh lệnh này sẽ ra sao" UNDP tính rằng với tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, đại đa số người nghèo được hưởng lợi ít hơn (76% so với bình quân), trong khi người giàu được hưởng nhiều hơn hẳn (115% so với bình quân). Thống kê của Harvard cũng cho thấy thu nhập bình quân của ở nông thôn (80%) là 13%, trong khi ở thành thị là 60%. Điều đáng ghi nhận là ở nông thôn, tỷ lệ hộ không có đất đang có xu hướng tăng (khoảng 14% cho năm 2002). Không có đất, không có thu nhập ổn định, dẫn đến đói nghèo là đương nhiên
***
Trong những năm gần đây, nhà nước thường phô trương những thành tựu về kinh tế để biện minh cho các đàn áp chính trị. Đời sống của một thành phần trong xã hội - đặc biệt là ở thành thị - có khá lên thật, nhưng sự giàu có này càng lúc càng đào sâu hố phân cách giàu nghèo và những người giàu mới này không góp phần vào việc phát triển kinh tế cũng như vào việc xóa nghèo. Lý do đơn giản là những lợi nhuận đó phần lớn từ đầu cơ đất đai, chuyển nhượng bất động sản không trả thuế.
Giải quyết tình trạng mà UNDP gọi là bãi đá ngầm trên con đường phát triển bền vững" Bài toán xem ra khá đơn giản: thu ngắn khoảng cách giàu nghèo hay thực hiện những chính sách tạo ra sự công bằng trong xã hội. Và điều này chỉ có thể thực hiện được khi toàn dân có tiếng nói và có điều kiện tham gia vào việc điều hành đất nước.
Sài Gòn, 4/12/2003
Phan Kiến Quốc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Và đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ thấy rằng nhìn nhận sự tác hại của chất Dioxin quân đội Hoa Kỳ đã dùng trong chiến tranh là một thái độ hòa giải với nhân dân
Ai cũng biết Việt Nam không có dân chủ. Khác với chế độ độc tài của Saddam Hussein, chế độ độc tài của Việt Nam là chế độ Cộng sản mà chính quyền Mỹ đã từng nhắc nhở chúng ta
Tuần qua, dư luận chống Bush được tăng viện với lời phát biểu của Tướng Colin Powell. Viên Ngoại trưởng cũ của ông Bush nói rằng Iraq bị nội chiến về thực tế, và lời phát biểu của ông
Vừa nghe tiếng điện thoại reo lên trong đêm, phá tan bầu không khí yên lặng của bầu trời đêm Hà Nội một ngày đầu đông... tôi vội vàng nhấc máy. Đầu dây tiếng lập cập quen thuộc - vì ngôn ngữ
Trong lúc đảng Cộng sản Việt Nam phấn khởi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, WTO) và hoan hỷ hoàn tất tốt Hội nghị APEC thì cán bộ, đảng viên lại
Sự đắc cử của Giám Sát Viên Quận Cam Lou Correa vào chức vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang đã tạo cơ hội hiếm có cho một ứng cử viên gốc Việt có thể đắc cử vào chức vụ Giám Sát Viên Quận Cam
Với viễn ảnh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, một hồ sơ mà Việt Nam cần chú ý là chế độ trợ giá lúa gạo trên thế giới vì gạo là nông sản trọng yếu của Việt Nam và chi phối sinh hoạt
Thể theo lời yêu cầu của một số đông học viên, tác giả xin mượn trang báo này để trình bày một cách chi tiết về hệ thống máy chụp hình, được dựng lên tại nhiều ngã tư với mục đích chụp
Trước năm 1975 vào những dịp Tết Nguyên Đán, cùng lúc dân chúng náo nức chuẩn bị mừng Xuân, đón Tết thì các hội từ thiện,
Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC, nhưng cả hai đã có những sắp xếp khác, không liên hệ gì đến nội dung bàn thảo
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.