Hôm nay,  

Trung Quốc và Đồng Tiền Cao Tốc

07/05/201100:00:00(Xem: 8955)

Trung Quốc và Đồng Tiền Cao Tốc

Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng RFA

...về quyền lợi chiến lược cho lâu dài, người ta nên quan tâm đến những kế hoạch kinh tế của TQ...

Một tuần sau khi công ty lượng cấp tín dụng Standard and Poor's giảm mức đáng tin của công khố phiếu Hoa Kỳ thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố một dự báo theo đó thì đến năm 2016, tức là trong năm năm tới, sản lượng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt nước Mỹ. Khi đó, giới quan sát kinh tế Á châu lại chú ý đến hai sự kiện là Trung Quốc đang chuẩn bị đưa đồng bạc của mình lên vị trí ngoại tệ dự trữ của thế giới và tuần qua vừa xúc tiến thêm việc phát triển đường xe lửa từ Vân Nam qua Miến Điện trong một mạng lưới tỏa rộng khắp Đông Nam Á kể cả Việt Nam.

Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi cho nhà tư vấn kinh tế về Nguyễn Xuân Nghĩa về những chuyển động nói trên qua phần trao đổi vo Vũ Hoàng thực hiện sau đây hầu quý thính giả nghe đài.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Một tuần sau khi công ty lượng cấp tín dụng Standard and Poor's hạ mức tín nhiệm của công khố phiếu Hoa Kỳ vào loại "tiêu cực" thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF lại có một báo cáo trong đó có một dự phóng đáng chú ý là kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ về sản lượng vào năm 2016 tới đây.

Chương trình phát thanh tuần trước của chúng ta có đề cập tới việc trái phiếu Hoa Kỳ bị đánh sụt giá trị vì mức độ vay mượn quá cao của chính quyền liên bang. Và ông có trình bày rằng nếu nước Mỹ không chấn chỉnh lại việc chi thu thì phân lời trái phiếu sẽ tăng, lãi suất quá cao sẽ khiến sản lượng kinh tế Hoa Kỳ sút giảm. Thưa ông, điều ấy có khiến kinh tế Mỹ sẽ càng thua sút và sớm bị Trung Quốc bắt kịp hay không"

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng lời cảnh báo và khuyến nghị của Standard and Poor's là đúng đắn và cần thiết vì khiến các giới chức Hoa Kỳ quan tâm hơn đến phản ứng của thị trường mà có quyết định trách nhiệm hơn về công chi thu. Chúng ta có đề cập đến chuyện này trong chương trình tuần trước. Tuy nhiên, tôi lại thấy dự báo của Quỹ Tiền tệ, rằng kinh tế Mỹ sẽ thua Trung Quốc, có lẽ khởi đi từ một nền tảng dự phóng quá lạc quan về Trung Quốc - như sẽ đạt mức tăng trưởng liên tục là 10% một năm trong 10 năm tới - cho nên chưa hẳn là đúng.

- Thứ hai nữa, tương lai không nhất thiết là một đường tuyến kéo sẵn từ quá khứ đến một điểm tất định nào đó sau này vì con người ta còn có khả năng ứng phó. Mà nói về khả năng ứng phó đó thì các xã hội tự do luôn luôn linh động biến báo hơn. Tôi xin phép được đơn cử một thí dụ cụ thể cho cả hai quốc gia này.

- Ngay từ khi lên lãnh đạo năm 2003, những người như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hay Tổng lý Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đã thấy ra những bất toàn của mô thức phát triển do Đặng Tiểu Bình đề xướng và Giang Trạch Dân tiếp tục. Họ muốn thay đổi và chú trọng về phẩm nhiều hơn lượng để tránh động loạn vậy mà mãi đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 10 năm ngoái mới đạt nổi đồng thuận là sẽ chuyển hướng kinh tế với đà tăng trưởng bình quân của Kế hoạch Năm năm sắp tới là 7% từ 2011 đến 2016, thay vì 10% như IMF dự phóng.

- Ngược lại, Hoa Kỳ đã có vấn đề kinh tế vì chi nhiều hơn thu trong thời chiến nên đảng Cộng Hoà cầm quyền bị cử tri bất tín nhiệm trong hai kỳ bầu cử liền vào các năm 2006 và 2008. Khi đảng Dân Chủ lên cầm quyền mà không giảm chi và giải quyết bài toán kinh tế thì lập tức lại bị cử tri trừng phạt trong cuộc bầu cử năm ngoái rồi vấn đề quân bình lại việc công chi thu trở thành đề mục tranh cử quan trọng cho năm tới.

- Vì vậy, với tất cả những bất toàn của nó, nền dân chủ luôn luôn có khả năng sửa sai và ứng phó nhanh hơn. Và nhờ nguyên tắc tự do, xã hội và cả thị trường kinh tế của dân chúng đều có hy vọng tìm ra giải pháp tốt đẹp hơn.

Vũ Hoàng: Chúng ta bước qua vấn đề thứ hai thưa ông. Trong hoàn cảnh nước Mỹ mắc nợ như hiện nay, liệu Mỹ kim có mất dần giá trị của một loại ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất hay không" Chúng tôi muốn nêu câu hỏi ấy vì sẽ liên hệ đến vai trò của đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vì thất quân bình công chi thu, trị giá của Mỹ kim đã và sẽ sụt so với các ngoại tệ hay hàng hóa khác. Nhưng giá trị của Mỹ kim như một ngoại tệ dự trữ sẽ còn tồn tại khá lâu, ít ra vài chục năm nữa, cho đến khi thế giới có một nền kinh tế lớn mạnh và một đơn vị tiền tệ có những đức tính là lưu hoạt, phổ biến và đáng tin hơn đồng bạc của Mỹ.

- Trong hiện trạng của thế giới, đồng Euro Âu Châu đang bị khủng hoảng, đồng Yen của Nhật bị suy sụp cùng nền kinh tế và mức độ vay mượn của Nhật còn lớn hơn Hoa Kỳ; đồng Anh kim thì không đủ mặt bằng trải rộng vì kinh tế Anh quá nhỏ; và sau cùng đồng Nguyên của Trung Quốc vẫn chỉ là một đồng bạc có khả năng giao hoán hay trao đổi hạn chế. Vì vậy, trong một tương lai khá lâu dài, người ta chưa thấy một ngoại tệ nào có khả năng thay thế Mỹ kim, kể cả loại "tín tệ" là đồng bạc chung dựa trên quy ước trao đổi của một số quốc gia là "Quyền Đặc trích" hay "Trích xuất Đặc biệt SDR" của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Trong một chương trình khác, tôi mong rằng ta sẽ nói chuyện dài hơn về cái đồng bạc giả định này của Quỹ IMF.

Vũ Hoàng: Bây giờ, chúng tôi xin phép bước qua đề tài của tuần này. Trong một bài viết bằng Anh ngữ vào Tháng Tư vừa qua, thông tấn xã Anh ngữ của Chính quyền Bắc Kinh nói đến yêu cầu đa diện hóa và quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của họ trong năm năm tới để thành một loại ngoại tệ trao đổi phổ biến trên toàn cầu. Ông nghĩ sao về triển vọng này. Liệu sẽ có ngày kinh tế Trung Quốc đứng đầu thế giới và đồng bạc của họ sẽ là ngoại tệ dự trữ cho thế giới không"

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa tôi có theo dõi bài viết trên Xinhuanet, và những chuyển động của lãnh đạo Bắc Kinh về việc này, và xin trả lời ngắn gọn rằng đây là một biểu hiện của tinh thần duy ý chí và có khi chỉ đạt mục tiêu tuyên truyền mà thôi. Xin cho tôi được giải thích như sau:

- Thứ nhất, Trung Quốc hiện cố gán đồng bạc của họ - mà ta gọi là đồng "Nguyên" hay "Yuan" thì đúng và gọn hơn đồng "Nhân dân tệ" theo lối tuyên truyền của họ - cho các nước đang phát triển có mua bán với họ. Cụ thể là muốn các nước này lưu giữ đồng Nguyên để thanh toán việc giao dịch chứ không dùng một ngoại tệ khác. Mục tiêu là để đưa đồng bạc lên vị trí một ngoại tệ có khả năng giao hoán là trao đổi mở rộng ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

- Thứ hai, thực tế thì dù việc thanh toán bằng đồng Nguyên có tăng đáng kể từ nhiều năm qua, bài xã luận trên Xinhuanet nói là tăng gấp 13 lần, nhưng đến năm ngoái thì vẫn chỉ lên tới gần 60 tỷ Mỹ kim thôi. Theo IMF thì tính đến Tháng Tám năm ngoái, lượng giao dịch toàn cầu bằng đồng Nguyên chỉ lên tới 71 tỷ đô la, so với ba tỷ sáu vào cuối năm 2009 thì coi như tăng vọt nhưng chẳng có nghĩa lý gì trong luồng giao dịch quốc tế. Mà tuyệt đại đa số của ngân khoản ấy lại để thanh toán việc nhập khẩu của Trung Quốc, chứ dùng cho việc xuất khẩu thì con số thật vẫn chưa bằng 1%. Nghĩa là các nước chưa dùng đồng tiền này một cách phổ biến.

- Sau cùng, chúng ta không quên rằng Trung Quốc mua bán với các nước đang phát triển nhiều hơn là với các nước công nghiệp hoá, qua lượng giao dịch chiếm 55% cán cân mậu dịch của họ. Cho nên họ ưu tiên phổ biến đồng Nguyên trong các nền kinh tế đó. Họ còn khéo dùng các hợp đồng cấp cứu ngoại tệ, gọi là "currency swap", với các xứ này để gia tăng vị trí của đồng bạc trong luồng trao đổi. Cụ thể là đã ký hợp đồng với Argentina, Belarus, Indonesia, Malaysia, Nam Hàn và Singapore và đang dự tính ký kết hợp đồng tương tự với Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Nôm na là dùng thủ thuật của nhà nước hơn là quy luật của thị trường để tạo ưu thế cho đồng bạc trong khi đồng Nguyên này chưa có mặt trong 10 loại ngoại tệ dự trữ phổ biến nhất.

Vũ Hoàng: Nếu chúng tôi hiểu không lầm một chuỗi yếu tố như ông vừa trình bày thì Bắc Kinh đang "gài độ", là dùng đòn bẩy hành chính và chính trị, để các nước đang phát triển sẽ dùng đồng Nguyên nhiều hơn. Rồi trên cái thế lực này mà vận động cho đồng bạc có giá trị của một loại ngoại tệ dự trữ quốc tế, chứ về thực tế thì đồng bạc chưa thể nào đảm nhiệm vai trò đó" Điều ấy có đúng không"

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa hoàn toàn đúng như vậy và thực tế thì một đồng bạc chỉ có thể trở thành ngoại tệ dự trữ phổ biến như đồng Mỹ kim, đồng Euro, đồng Yen, đồng Anh kim hoặc Phật lăng Thụy Sĩ, khi nó được trao đổi tự do là quy chế mà đồng Nguyên chưa hề có và nếu có nay mai thì kinh tế Trung Quốc sẽ loạn to! Có khi các nước đang muốn Trung Quốc trôi vào con dốc trơn trượt này chăng"

- Thứ nữa, khi cả thế giới đang than phiền về đồng bạc Mỹ và về việc Ngân hàng Trung ương Mỹ in ra 600 tỷ bạc để bơm vào kinh tế trong tám tháng kể từ Tháng 11 năm ngoái tới Tháng này thì ta không quên rằng Bắc Kinh cũng ráo riết in tiền kích thích kinh tế. Nhìn về dài từ năm năm nay thì khi Hoa Kỳ bơm thêm lượng tiền tệ khoảng 32% thì Trung Quốc bơm thêm 143% và gây sức ép rất nguy ngập về lạm phát trong thị trường nội địa của họ.

Vũ Hoàng: Trở lại chuyện Bắc Kinh có kế hoạch tranh thủ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, để xây dựng thế lực cho mình - mà một thí dụ là vị trí của đồng Nguyên như ông vừa phân tích - thì các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nên ứng phó như thế nào"

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi xin đề nghị là chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu chuyện này trong nhiều chương trình tới đây. Kỳ này, tôi chỉ xin được nói về hai chuyện trong Tháng Tư vừa qua.

- Thứ nhất là việc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào vẫn xúc tiến dự án thủy điện Xayaburi trên thượng nguồn sông Mekong với hậu quả tai hại cho Việt Nam ở hạ nguồn. Nếu tìm hiểu cho kỹ, ta thấy rằng Trung Quốc khống chế sông Mekong ngay từ gốc với mấy chục dự án thủy điện đã và đang thực hiện. Nay họ tiến sâu hơn xuống dưới và lần lượt đầu tư hoặc mua chuộc từng nước trong khu vực Đông Nam Á chung quanh Việt Nam, kể cả Lào và Cam Bốt.

- Thế rồi, đây là chuyện thứ hai, hôm 27 vừa qua, Trung Quốc vừa ký một sơ ước với Miến Điện để mở thêm một đường xe lửa nối liền tỉnh Vân Nam với một hải cảng Miến Điện. Đường thiết lộ này chạy song song với một ống dẫn dầu của Miến do Trung Quốc đã khởi công từ Tháng Sáu năm ngoái. Khi nhìn lại tấm bản đồ của cả khu vực Đông Nam Á, bao gồm ba nước Đông Dương cùng Miến Điện và Thái Lan xuống tới eo biển Malacca và ra tới Ấn Độ dương, ta thấy một hệ thống giao thông chằng chịt, với rất nhiều dự án xe lửa cao tốc sẽ thực hiện sau này.

- Mạng lưới hỏa xa đó vừa giải tỏa việc buôn bán cho các tỉnh bị khóa trong lục địa của Trung Quốc, từ Vân Nam đến Tứ Xuyên, nhưng cũng vừa mở rộng ảnh hưởng kinh tế trong khu vực khiến kinh tế và cả chính trị của các nước sẽ bị giàng vào những quyết định của Bắc Kinh.

- Đấy là lúc ta nhớ đến các dự án khai thác bauxite hoặc cho thuê rừng của Việt Nam và rất nhiều thỏa thuận mờ ám khác mà công chúng chưa được biết. Thuần về kinh tế mà nói, chúng ta chưa nên e ngại vị trí ngoại tệ dự trữ của đồng Nguyên, nhưng về quyền lợi chiến lược cho lâu dài, người ta nên quan tâm đến những kế hoạch kinh tế của Trung Quốc vì chúng có thể chi phối sự ổn định hay cả an ninh của các nước lân bang. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu thêm về chuyện này trong các chương trình tới đây.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa và xin hẹn ông kỳ tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.