Hôm nay,  

Nhà Lãnh Đạo Quốc Gia Lúc Về Hưu, Họ Làm Những Gì"

28/04/201100:00:00(Xem: 6727)

Nhà Lãnh Đạo Quốc Gia Lúc Về Hưu, Họ Làm Những Gì"

Sưu tầm của : Đòan Thanh Liêm
Sau thời gian dài tìm hiểu về sinh họat của Xã hội Dân sự, tôi mới nảy ra ý nghĩ là cần chú ý đến họat động của những nhà lãnh đạo quốc gia, để xem họ đã và đang làm những gì, sau khi rời bỏ chức vụ chính trị và trở về sinh sống như một người công dân bình thường" Điển hình như từ năm 1981, thì Tổng thống Jimmy Carter ở Mỹ, Tổng thống Valéry Giscard d’Estaing ở Pháp đã về hưu, lúc mới ở tuổi 56 – 57, nhưng người nào cũng đều rất năng nổ họat động trong nhiều lãnh vực từ thiện nhân đạo, hòa giải tranh chấp hay nghiên cứu chính trị luật pháp, viết sách… Và họ lại được công luận đánh giá rất cao về các họat động này, vượt trội hơn cả thành tích trong thời gian làm lãnh đạo quốc gia nữa. Lại nữa, vì tuổi thọ con người mỗi ngày một tăng cao hơn, nên những nhân vật lãnh đạo này lại càng có nhiều thời gian phục vụ quốc gia xã hội kể từ lúc về nghỉ hưu và với hiệu năng rất cao nữa.
Trong lọat bài này, tôi sẽ lần lượt trình bày về các nhà lãnh đạo tại một số quốc gia mà mới về nghỉ hưu trong vài ba chục năm gần đây. Bài đầu tiên xin được viết về sinh họat của hai vị cựu Thủ tướng Anh quốc, đó là Margaret Thatcher và Tony Blair. Tiếp theo, sẽ là các nhà lãnh đạo tại các nước cựu cộng sản như Lech Walesa ở Ba lan, Vaclac Havel ở Tiệp khắc, Mikhael Gorbachov ở nước Nga v.v… Rồi đến cựu Tổng thống Nelson Mandela ở Nam Phi, các cựu Tổng thống ở Mỹ v.v…
• Bài 1: Hai vị cựu Thủ tướng Anh quốc.
Trong vòng 30 năm gần đây, tại Anh quốc có hai vị Thủ tướng thuộc hai đảng chính trị đối lập nhau, nhưng lại đều giữ chức vụ lãnh đạo đất nước rất lâu, mỗi người đến cả chục năm. Đó là Thủ tướng Margaret Thatcher thuộc đảng Bảo thủ và Tony Blair thuộc đảng Lao động.
A – Thủ tướng Margaret Thatcher (sinh năm 1925)
Bà là vị Nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Anh và giữ chức vụ này liên tiếp trong ba nhiệm kỳ từ năm 1979 đến năm 1990 (11 năm). Bà được tiếng là một vị lãnh đạo cương quyết, cứng rắn nên có biệt danh là “Iron Lady” (Người Phụ nữ Sắt Đá). Bà rất thân thiện và nhịp nhàng ăn ý với Tổng thống Ronald Reagan của Mỹ, và được coi là một trong bộ ba nhà lãnh đạo ở Tây Âu (Reagan – Thatcher – Giáo Hòang John Paul II) mà đã góp phần quyết định vào việc làm sụp đổ hệ thống cộng sản do Liên Xô lãnh đạo vào cuối thập niên 1980.
1 - Từ ngày rời bỏ chức vụ Thủ tướng vào cuối năm 1990, bà Thatcher vẫn họat động sôi nổi trong vòng hơn 10 năm và chỉ ngưng việc đi diễn thuyết trước công chúng khắp thế giới từ năm 2002, sau khi bị một lọat những “ chứng tai biến mạch máu não lọai nhẹ” (small strokes).
Bà đã hòan thành hai cuốn Hồi ký được bán rất chạy, đầu tiên là cuốn “ The Downing Street Years” dài 914 trang, xuất bản năm 1993, nói về những năm bà giữ chức vụ Thủ tướng (Nhà số 10 Downing Street tại thành phố London chính là địa chỉ văn phòng Thủ tướng Anh quốc). Cuốn tiếp theo nhan đề là “ The Path to Power” (Con Đường dẫn tới Quyền lực) dài 656 trang, xuất bản năm 1995, nói về họat động chính trị kiên trì của bà để dành lại quyền lãnh đạo quốc gia cho đảng Bảo thủ. Và cuốn sách thứ ba với nhan đề là “ Statecraft” ( Nghệ thuật chính trị) dài 486 trang, xuất bản năm 2002, trình bày những suy nghĩ của bà về tình hình chính trị thế giới và đưa ra những sách lược cho một thế giới đang thay đổi.
Vào năm 2003, phu quân của bà là Denis Thatcher lìa trần và ông được sự khen ngợi của nhiều giới thuộc khuynh hướng chính trị khác nhau. Hai ông bà sống với nhau trên 50 năm và có hai người con song sinh một trai, một gái tên là Mark và Carol chào đời vào năm 1953.
2 – Tổ chức “Margaret Thatcher Foundation”.
Năm 1991, tổ chức Margaret Thatcher Foundation được thành lập nhằm thăng tiến đường lối tự do chính trị và kinh tế. Tổ chức này theo đuổi 5 mục tiêu rộng lớn sau đây:
a/ Cổ võ rộng rãi sự chấp thuận những nguyên tắc của nền dân chủ, của thị trương, nền pháp trị và chính sách mạnh mẽ về quốc phòng.
b/ Khuyến khích mối liên kết vững mạnh xuyên đại tây dương giữa Anh quốc, Âu châu và Bắc Mỹ châu (strong transatlantic links).
c/ Trợ giúp và khuyến khích các dân tộc tại những quốc gia cựu cộng sản và những dân tộc bị áp bức khác trên khắp thế giới để họ chấp nhận thể chế dân chủ.
d/ Phát triển mối liên lạc chặt chẽ hơn giữa các dân tộc Tây Âu với các dân tộc ở Trung Đông nhằm tìm kiếm một nền hòa bình lâu bền với an ninh bảo đảm.
e/ Thúc đảy tự do thương mại trên khắp thế giới.
Với uy tín và tầm ảnh hưởng lớn lao của Margaret Thatcher, Tổ chức này được sự yểm trợ rất mạnh mẽ về tài chánh của khu vực từ thiện tư nhân (private philanthropy) từ nhiều nơi, đặc biệt ở Mỹ. Và được đăng ký tại Mỹ như là một cơ sở giáo dục bất vụ lợi, do đó được miễn thuế. Các bài diễn thuyết trong 55 năm của bà Thatcher từ 1945 – 2000 đã được ghi trong CD – ROM và hiện đã được cấp phát cho 1,600 thư viện đại học khắp thế giới.

Tổ chức Margaret Thatcher Foundation này phối hợp công tác với nhiều tổ chức từ thiện, trường học, các đại học và các định chế văn hóa lớn, cụ thể như Thư viện Quốc hội Mỹ. Nhờ đó mà họat động rất đa dạng, rộng rãi. Với tầm nhìn bao quát và quy mô họat động thật lớn lao, ta có thể xếp lọai Foundation này như là một đơn vị điển hình của Xã hội Dân sự Tòan cầu trong thế giới hiện nay vậy (The Global Civil Society).
B – Thủ tướng Tony Blair (sinh năm 1953)
Vào ngày 2 tháng Năm năm 1997, khi ông bắt đầu nhận lãnh chức vụ Thủ tướng nước Anh, thì Tony Blair mới có 43 tuổi, nên ông là vị Thủ tướng trẻ nhất của Anh quốc kể từ sau khi Huân tước Liverpool là Thủ tướng năm 1812. Ông giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm, cho đến năm 2007 mới từ chức. Ông là người bạn thân thiết và cộng tác chặt chẽ với cả hai Tổng thống Mỹ là Bill Clinton và George W Bush. Ông đặc biệt yểm trợ Tổng thống Bush trong cuộc chiến tranh chống khủng bố từ năm 2001 sau vụ tấn công khủng khiếp 911 tại New York, cụ thể là với hai cuộc chiến tại Afghanistan và tại Irak.
Khi về hưu vào năm 2007, thì Tony Blair mới có 54 tuổi, còn quá trẻ để mà “rửa tay gác kiếm - vui thú điền viên”. Mà quả thật như vậy, liền sau khi thôi làm Thủ tướng, Tony Blair đã được bổ nhiệm làm Sứ thần chính thức của Tứ cường đặc trách về Trung Đông (Official Envoy of the Quartet on Middle East – Quartet này gồm Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu châu, Hoa Kỳ và Nga).
Là một luật sư với tài ăn nói trôi chảy lưu lóat, lại có bà vợ Cherie cũng là luật sư, nên gia đình Tony Blair có nhiều nét tương đồng với cặp Bill & Hillary Clinton. Có lúc Tony được mời diễn thuyết trong vòng có 90 phút, mà được trả tới 250,000 dollar. Ông còn được mời làm cố vấn cho một số ngân hàng như JM Morgan Chase và có nguồn tin cho rằng ông có số thu nhập hằng năm lên tới 7 triệu bảng Anh tức là trên 12 triệu dollar. Hai ông bà có 4 người con tên là Euan, Nicholas, Kathryn và Leo.
Chưa đày một năm sau khi từ giã chức vụ Thủ tướng, vào tháng Năm 2008, Tony Blair đã cho trình diện trước công chúng một tổ chức với danh xưng là “ Tony Blair Faith Foundation” (Sáng Hội Niềm Tin Tony Blair), mà ta có thể ghi nhận một số đặc điểm như sau :
1 – Tony Blair Faith Foundation
Ông tuyên bố trong Lễ Ra Mắt Foundation ở New York rằng : Một trong những mục tiêu của tổ chức này là “ Chống lại sự cực đoan trong cả 6 tôn giáo lớn “ (counter extremism). Và ông xác nhận đây là tổ chức mà ông dự định dành hết cuộc đời còn lại của mình để phục vụ. Và chỉ riêng trong một năm đầu tiên, Foundation đã quyên đậu được tới 3.5 bảng Anh để dành cho ngân sách điều hành của hội.
a/ Abraham House
Foundation dự trù sẽ thiết lập một cơ sở đặt tên là Abraham House dành cho tín đồ của cả ba tôn giáo xuất phát từ tổ phụ Abraham (Abrahamic faiths), đó là Do thái, Kitô giáo và Hồi giáo và cả những người khác đều có thể đến nơi đó để họp mặt gặp gỡ trao đổi thân thiết với nhau.
Hiện đã có ít nhất ba tổ chức cùng tham gia với Dự án này, đó là “Cambridge Inter – Faith Programme”, “The Coexist Foundation” và “Ralph Appelbaum Associates”.
b/ Faith and Globalisation Initiative (Sáng kiến Niềm Tin và Tòan cầu hóa).
Hợp tác với Đại học Yale, Foundation sẽ phát động những khóa học, những hội nghị và dự án nghiên cứu dành cho sự đối thọai, phân tích, tìm kiếm giữa tín đồ các tôn giáo với nhau nhằm giải quyết nạn nghèo đói và tranh chấp trên thế giới. Tony Blair nhận sẽ là một trong những người dậy học trong dự án này.
Về nhân sự, bà Ruth Turner hiện giữ chức vụ Giám đốc Điều hành của Foundation. Và rất nhiều nhân vật có tên tuổi trong giới tôn giáo và giới đại học đã nhận làm việc trong Hội đồng Quản trị hay Hội đồng Cố vấn của Foundation. Điển hình như Mục sư Rick Warren của Nhà thờ Saddleback Valley tại Orange County California.
2 – Vài dòng về cuốn Hồi ký “ A Journey – My Political Life “
Năm 2010 vừa qua, Tony Blair đã cho ra đời cuốn Hồi ký có nhan đề “ A Journey – My Political Life “ dài 700 trang do nhà xuất bản Alfred A. Knopf ấn hành. Sách được công chúng hưởng ứng nồng nhiệt đón nhận. Tác giả đã tặng tòan bộ số tiền nhuận bút lên tới trên 4.6 triệu bảng Anh để xây dựng trung tâm thể thao dành cho thương bệnh binh.
Tuy nhiên, tại một số nơi ở nước Anh, việc Ra Mắt Sách này vì bị phản ứng mạnh mẽ của những người chống cuộc chiến tranh ở Irak, nên đã phải hủy bỏ. Cuốn sách kể lại rất nhiều chi tiết trong cuộc đời họat động chính trị sôi nổi của tác giả, mà có người khen, có người chê với đủ ý kiến trái nghịch nhau trong các bài điểm sách nhan nhản trên báo chí và truyền thanh truyền hình.
Tóm tắt lại, cả bà Margaret Thatcher cũng như ông Tony Blair khi về hưu, thì đều tiếp tục hăng say phục vụ quốc gia xã hội và có những đóng góp thật kỳ diệu xuất sắc trên bình diện tòan cầu nữa./.
California cuối tháng Tư 2011
Đòan Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.