Hôm nay,  

Thẩm Phán Tối Cao Steven Nói Về Bầu Cử Tổng Thống 2000

23/04/201100:00:00(Xem: 8499)

Thẩm Phán Tối Cao Steven Nói Về Bầu Cử Tổng Thống 2000

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 đã trôi qua 11 năm rồi nhưng vẫn có người nói đến những sai trái ,lầm lỗi của cuộc bầu cử không trong sạch này. Một trong những người đó là Thẩm phán Tối cao pháp viện Mỹ John Paul Steven. Ông còn tranh cãi với Tổng thống Bush con về chuyện tù nhân khủng bố ở trại Guantanamo. Ông lên tiếng về những chuyện này khi chuẩn bị về hưu ở lứa tuổi 90. Ông thẳng thắn nói lên những suy nghĩ của mình về những vấn đề trọng yếu của quốc gia Hoa Kỳ mà lá phiếu của ông ở Tối cao pháp viện góp phần quyết định hướng đi của quốc gia.

Trong 35 năm ngồi ở Tối cao pháp viện, ông thường theo nguyên tắc truyền thống là từ chối phỏng vấn nói về quyết định của ông trong những vụ án . Vào nhiệm kỳ cuối ông đồng ý nói chuyện với phóng viên Scott Pelley của chương trình " 60 minures" để nói lên những băn khoăn, ưu tư về những chuyện " trật đường rầy " trong xã hội Mõỹ.

Ông chuẩn bị về hưu ở lưá tuổi 90. Ông được Tổng thống Ford đề cử vào chức vụ thẩm phán tối cao. Nhưng từ một người theo khuynh hướng Cộng Hoà ôn hoà ( moderate Republican) , ông cuối cùng trở thành lãnh tụ cuả phe cánh cấp tiến ( liberal wing).

Với 35 năm làm việc ở Tối cao pháp viện Mỹ, ông là người đứng hạng thứ ba phục vụ lâu nhất ở Tối cao pháp viện . Khi nói đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000, ông cho đó là một sự sai lầm ngớ ngẩn nhất cuả toà án Mỹ.

Khi được hỏi là toà án nên làm gì về trường hợp Bush và Al Gore. Thầm phán Steven trả lời " Toà án không nên bác bỏ chuyện đình hoãn đếm phiếu ."

Phóng viên Pelley hỏi tiếp, "Và như thế là để cho chuyện tái kiểm phiếu recount) ở Florida được tiến hành."

Thẩm phán Steven trả lời "Đúng thế."

Trong trận đấu giành ngôi tổng thống giữa Bush con va Gore thì một tháng sau ngày bầu cử, tiểu bang Florida vẫn tái kiểm phiếu. Bush dẫn đầu số phiếu nhưng cuộc tái kiểm phiếu có thể đưa đế thắng lợi cho một trong hai người .

Phe vận động tranh cử của Bush yêu cầu ngưng chuyện tái kiểm phiếu, với lý do là cuộc tái kiểm phiếu có thể gây ra sự tai hại không sưã chữa được cho quốc gia. Đêm trước khi Tối cao pháp viện nghe lời yêu cầu, Thẩm phán Steven nói chuyện với một đồng nghiệp trong một buổi họp mặt và nhớ lại chuyện tâm sự " Tội nhớ là chúng tôi nói với nhau rằng, " Ồ, tôi đoán ngày mai chúng ta sẽ gặp phải vấn đề này, nhưng chúng ta chỉ cần 10 phút để giải quyết chuyện này , vì rõ ràng nó không có hợp lý . Bởi vì , để có thể đạt được một sự đình hoãn trong bất kỳ tình huống nào, người nộp đơn phøải chứng minh có sự nguy hại không thể sữa chữa (irreparable injury) và rõ ràng chẳng có sự nguy hại không thể sữa chữa gì về chuyện cho phép việc tái kiểm phiếu bởi vì điều tệ hại nhất xảy ra là chúng ta có thêm được sự chính xác của phiếu đếm. Nhưng chúng tôi ngạc nhiên khi thấy đa số các thẩm phán Tối cao pháp viện lúc ấy đồng ý cho đình hoãn chuyện đếm."

Cuối cùng phe đa số trong Tối cao pháp viện Mỹ quyết định chuyện tái kiểm phiếu sẽ không công bình vì quá trình tái kiểm phiếu sẽ không đồng nhất giữa các tiểu bang và không thể sữa chữa trước kỳ hạn cuối cùng của tiểu bang Florida.

Phóng viên Pelley chỉ ra, "Nhiều người ở Mỹ cảm thấy Tối cao pháp viện đã đánh cắp cuộc bầu cử về cho Tổng thống Bush con. Đó là lời tố cáo như thế ."

Thẩm phán Steven trả lời "Thật không may mắn khi có lời tố cáo như thế và đó là hậu quả quyết định cuả toà tối cao mà tôi nghĩ rằng đó là một quyết định không khôn ngoan từ toà án có dính líu đến vấn đề chính trị đảng phái."

Khi được hỏi rằng quyết định của toà án có tính chất thiên vị đảng phái hay không, Thẩm phán Steven nói, " Tôi thực sự không muốn nói thế. Tôi không nghi ngờ lòng tốt của mọi người và của những vị thẩm phán tôi không đồng ý. Nhưng tôi nghĩ họ sai trầm trọng . "

Vấn đề thứ hai là chuyện chính phủ Bush con cho rằng những tù nhân ở vịnh Guatanamo không có quyền nhờ luật sư biện hộ vì họ bị giam giữ ngoài lãnh thổ Hoa kỳ. Nhưng Thẩm phán Steven lãnh đạo đa số thẩm phán tối cao để đưa ra luật rằng căn cứ hải quân Mỹ ở vịnh Guatanamo đích thực là lãnh thổ Hoa kỳ, cho nên những tù nhân có quyền tố tụng hợp pháp.

Phóng viên Pelley nhấn mạnh "Có một câu khắc ở ngay cửa của toà nhà này là " Bình đẳng trước pháp luật " ( Equal Justice Under Law).. Liệu câu này có được áp dụng với những người ngoại quốc muốn làm hại nưóc này không ""

Thẩm phán Steven phân bua " Nếu họ bị truy tố vì gây ra tội lỗi, họ phải có quyền có một phiên toà công bình hay một tiến trình truy tố công bình."

Trong một trường hợp một vụ án khủng bố khác, sự nguy hiểm tăng lên vì nghi can Jose Padilla là một công dân Mỹ. Anh ta bị bắt tại Mỹ vì sự nghi ngờ có liên quan đến khủng bố và bị giam ở một nhà giam quân sự trong gần 4 năm mà không có sự truy tố nào. Anh ta bị giam riêng, không do lệnh của ai ngoài tổng thống.

Thẩm phán Steven nói, " Tôi nghĩ chuyện đó là mối đe dọa đến mỗi công dân của nước Mỹ nếu bạn bị bắt giữ mà không liên lạc được với toà án hay luật sư hay phần sau là một vấn đề đáng quan tâm."

Phe đa số của toà án bác đơn kháng án của Padilla vì luật lệ chuyên môn, nhưng thẩm phán Steven và 3 thẩm phán Tối cao pháp viện khác muốn có một luật về sự giam giữ của Padilla. Thẩm phán Steven tỏ bày sự bất mãn với chính phủ Bush con, ông viết " Nếu quốc gia này vẫn trung thành với những lý tưởng được biểu tượng bằng lá cờ, nó sẽ không dùng đến dụng cụ cuả bọn bạo chúa."

Thẩm phán David Souter nhận xét về Thẩm phán Steven như sau , "

" Thẩm phán Steven chơi theo luật . Nhưng ông biết cách tung quả đấm ra."

Thẩm phán Souter về hưu năm 2009. Ông thường là đồng minh của Thẩm phán Steven ở trong cánh cấp tiến và cùng phe với Steven trong vụ án Guantanamo và Padilla.

Thẩm phán Souter nói thêm " Thẩm phán Steven không dồng ý, nói rằng với kiểu này giống như bí mật chuyển một công dân Mỹ để chặt đi quyền của một công dân Mỹ tiếp xúc với một toà án dân sự hay tìm hiểu tính cách hợp pháp về sự giam giữ họ. Đó là sự căn bản của bất cứ quyền quyết định về sự tư do của mỗi công dân trong thời đại của tôi."

Thẩm phán Steven là người đứng dậy và nói, " Đợi một chút. Chuyện này đã đi quá trớn rồi.". Đó là lý do tại sao mọi người cần đến toà án. Ông lãnh lương thì ông phải hoàn thành nhiệm vụ. Ông làm nhiệm vụ bằng những ý kiến như vậy sao" Đúng như thế. Điều đó làm ông trở thành một trong những thẩm phán vĩ đại.

Phóng viên Pelley hỏi Thẩm phán Steven" : Tôi nghĩ đa số dân Mỹ sẽ không đồng ý với ông về những ý kiến này. "

Ông trả lời , " Điều đó có thể đúng. Anh biết đó, một phần công việc của chúng tôi là viết ra những ý kiến từ thời này đến thời khác dù không được phổ thông và anh biết vào lúc đó nó không được phổ thông."

Trở lại chuyện bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 với sự can thiệp của Tối cao pháp viện đem chiến thắng về cho ứng cử viên Bush con. Tối cao pháp viện Mỹ có 9 thẩm phán. Khi đặt ra vấn đề là có nên ngưng cuộc tái kiểm phiếu ở Florida để cho Bush con thắng cử hay không thì có 5 thẩm phán bỏ phiếu chấp thuận. Đó là các thẩm phán William Rehnquist, Antonin Scalia, Sandra Day O'Connor, Clarence Thomas và Anthony Kennedy. Bốn thẩm phán bỏ phiếu chống lại trong đó có Thẩm phán John Paul Steven.

Sau mấy năm làm tổng thống ,báo chí Mỹ đánh giá Tổng thống Bush con là một trong những tổng thống tệ hại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Không biết 5 vị thẩm phán dấm dúi bỏ phiếu đưa ông Bush con lên ngôi tổng thống có xấu hổ với dân Mỹ hay không"

Không phải đợi đến lúc ông Bush con làm tổng thống mới biết ông ta là thứ vô tài bất tướng chẳng ra gì. Khi tranh cử tổng thống năm 2000,. ông là đương kim thống đốc tiểu bang Texas, mà tiểu bang Texas dưới quyền lãnh đạo của ông Bush coi như đứng cuối sổ về mọi mặt trong 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ. Có một điểm tiểu bang Texas dưới thời Bush con làm thống đốc là đoạt giải nhất là xử tử tội nhân nhiều nhất so với những tiểu bang khác !! Lúc còn thanh niên, ông Bush con mắc bệnh ghiền rượu nặng và có sử dụng ma túy. Một người có thành tích xấu như thế mà làm tổng thống thì nước Mỹ đến hồi mạt vận là đúng rồi.

Hai vết đen trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Bush con là đem quân vào Iraq để bị sa lầy và chết oan uổng trên 4000 quân Mỹ và cuộc khủng hoảng nhà cửa và nhà băng cuối nhiệm kỳ làm khủng hoảng cả nước Mỹ .

Năm 2004 ông Bush con tái tranh cử tổng thống và thắng ông John Kerry vì chính phủ Bush con đã gieo rắc sự sợ hãi trong dân chúng về sự tàn bạo của quân khủng hố Hồi giáo trong biến cố 9/11và cố chứng minh chính phủ của ông đối phó cứng rắn với bọn khủng bố như dùng hình thức tra tấn dội nước tàn bạo dành cho những tên khủng bố. Suốt ngày chính phủ ông ra rả đưa ra hết biện pháp này đến biện pháp khác để chống khủng bố. Dân chúng Mỹ lo sợ và ghê tởm bọn khủng bố nên dồn nhiều phiếu cho ông cũng là điều dễ hiểu và đã giúp ông chiến thắng ông Kerry của Đảng Dân Chủ.

Cho dù ông Bush con có thắng ông Al Gore mấy trăm phiếu ở Florida năm 2000 thì chuyện ông đắc cử tổng thống cũng là một chuyện không hợp lý vì trên toàn quốc ông Al Gore hơn ông Bush con 2 triệu phiếu. Khi được tuyên bố thắng phiếu tại Florida ông Bush con coi như thắng phiếu cử tri đoàn ( electoral vote) và thế là thắng cử luôn .

Bầu cử tổng thống Mỹ không chỉ căn cứ trên lá phiếu cử tri mà còn căn cứ trên phiếu cử tri đoàn. Ông Gore thắng phiếu cử tri toàn quốc mà phải chịu thua ông Bush con về phiếu cử tri đoàn. Khi tối cao pháp viện cho ngưng chuyện tái đếm phiếu ở Florida, ông Bush con coi như thắng phiếu cử tri ở tiểu bang Florida và từ đó dẫn đến chuyện thắng phiếu cử tri đoàn ở Florida và từ đó được nhìn nhận thắng cử tổng thống luôn

Đã có nhiều người nhìn ra sự mâu thuẫn giữa số phiếu cử tri và cử tri đoàn và yêu cầu bỏ đi chuyện phiếu cử tri đoàn trong chuyện bầu cử tổng thống nhưng rồi đề nghị hợp lý này chẳng đi đến đâu. Bầu cử tổng thống Mỹ vẫn sử dụng hai hệ thống cử tri và cử tri đoàn như cũ .

Một điều cần nói thêm ở đây là cơ quan thăm dò dư luận uy tín Gallup. Trong suốt cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2000, lúc nào cơ quan này cũng đưa ra tỷ lệ thăm dò là ông Bush con được 49 % phiếu cử tri và ông Al Gore được 48 %. Đến khi tổng kết phiếu bầu cử, người ta sửng sốt khi thấy toàn quốc ông Gore hơn ông Bush con 2 triệu phiếu. Có nghĩa là kết quả thăm dò dư luận của cơ quan Gallup sai bét. Khi đưa ra con số thăm dò cho biết ứng cứ viên này hơn ứng cử viên kia thì ứng cử viên có số phiếu thăm dò lớn hơn có lợi rất nhiều vì làm cho cử tri có cảm tưởng là ứng cử viên có phiếu thăm dò coi như được nhiều người ủng hộ hơn và coi như có lợi nhiều trong cuộc tranh cử.

Liệu viện thăm dò Gallup phạm phải sai lầm trong khi thu thập ý kiến người dân hay có một thế lực đen tối nào đó " xỏ mũĩ " ,lèo lái để công bố kết quả thăm dò sai sự thật " Câu trả lời không phải đơn giản. Thế lực này cũng có thể leò lái luôn tối cao pháp viện để tối cao pháp viện đưa ra những quyết định có lợi cho phe gà nhà của mình.

Mười năm sau lần bầu cử tổng thống năm 2000, Thẩm phán John Paul Steven mới bức xúc nói ra những sai trái khó được tha thứ của cuộc bầu cừ này trên chương trình " 60 minutes" của Đài CBS ngày 28 tháng 11 năm 2010. Còn người viết bài này từ năm 2000 đã thấy khó chiụ về cuộc bầu cử không trong sáng này nên đã viết bài nói rõ sự bất mãn ra. ( Xin vào www.nsvietnam.com , rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái rồi bấm vào bài số 10)" Thắng kiện chứ không thắng cử " để đọc và hiểu rõ hơn.)

Không ai chối cãi nước Mỹ là một nước dân chủ nhưng rồi có những hiện tượng bất thường trong sinh hoạt chính trị làm cho những nhà báo quan sát cảm thấy khó chịu và nói ra những điều sai trái . Chuyện bầu cử tổng thống năm 2000 là một ví dụ cụ thể cho sự sai trái của guồng máy chính quyền Mỹ trong việc bầu chọn tổng thống. Cũng may là còn có vị thầm phán công tâm và can đảm như John Paul Steven phơi bày ra sự thật những chuyện khuất tất, đen tối để mọi ngươì cùng thấy và sẽ có biện pháp sữa chữa sau này.

Nói đến chuyện u ám bầu cử tổng thống năm 2000, không thể không nói đến năm 1976, là năm kỷ niệm 200 năm Hiến Pháp Hoa kỳ, nước Mỹ gặp phải một cảnh trớ trêu là có một tổng thống không do dân bầu lên là Tổng thống Gerald Ford. Lý do là Tổng thống Nixon từ chức vì vụ tai tiếng Watergate. Trước đó Phó tổng thống Spiro Agnew bị tôi gian lận thuế nên bị bãi chức. Chủ tịch thượng vịên Gerald Ford thay thế làm phó tổng thống cho tổng thống Nixon. Khi Tổng thống Nixon từ chức thì ông Gerald Ford lên thay . Thật là một trớ trêu của lịch sử!

Chế độ dân chủ thường được xây dựng trên một tiến trình dài lâu. Chuyện bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 là một chuyện làm phản dân chủ và đã bị Thẩm phán tối cao pháp viện Mỹ John Paul Steven phê phán đích đáng. Đó là điểm mạnh của nền dân chủ Mỹ. Có sự phê phán thẳng thắn thì mới có sưã chữa và tiến bộ được. Đó là một bài học mà mỗi ngươì Việt trên đất Mỹ nên học hỏi để một ngày nào đó áp dụng vào trong chuyện xây dựng nền dân chủ ở quê nhà Việt Nam sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ.

Los Angeles, một ngày u ám có sáng nắng le lói và chiều mưa lâm râm giữa tháng 4 năm 2011

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG

email : dalatogo@yahoo.com

( Muốn đọc tất cả những bài của Trần viết Đại Hưng, xin vào www.nsvietnam.com. rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái

Hay vào www.hung-viet.org rồi bấm vào tên Nhân vật- Tác giả nằm phiá trên , rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng).

Ý kiến bạn đọc
01/07/201114:09:45
Khách
Xin góp ý với toà soạn Việt báo , mong toà soạn nên bỏ qua những bài vở không có dấu và đừng nên đăng những bài ấy . Chúng ta viết tiếng Việt chớ có viết tiếng Mỹ đâu mà không để dấu ? Cũng xin đừng đăng những bài có nội dung miệt thị một cá nhân nào , gây phản cảm cho người đọc !
26/04/201117:47:43
Khách
Kinh ong Tran Viet Dai Hung. Rang doc bai viet cua ong cho het de biet duoc la ong viet co cong bang hay khong truoc khi gop y voi ong, nhung chung toi nguoi tre ( 52 tuoi) cam thay xau ho va coi thuong tu cach con nguoi Viet Nam cua ong, chung toi khong can biet nam nay ong duoc bao nhieu tuoi, nhung qua bai viet day cam thu, vu khong va hon xuoc cua ong thi chung toi cam thay ong la mot nguoi thien ta cap tien hang nang, con hon ong Son Dien Nguyen Viet Khanh nua. Dong y, o Hoa Ky Tu Do Ngon Luan la bac nhat, nhung khong phai xu ly nhu ong viet bai nay ma coi thuong doc gia cung nhu coi thuong nen Dan Chu cua My. Khong biet, bay gio ong co biet la TT Obama va dang Dan Chu dang lam cho dan chung My kho so nhu the nao chua ma ong chua sang mat ra ma con dam viet bai nay hau beu xau cuu TT George W Bush ma tang boc cho TT Obama?. Chinh ong da noi o tren la ong David Souter va ong Paul Stevens, hai vi nay la canh ta hang nang tren TCPV, sau 11 nam moi len tieng ve su bat man cua minh ve vu bau cu TT nam 2000???. Thu hoi ong TVDH neu dang Dan Chu co ly thi ho se bo qua vu bau cu TT nam 2000 hay khong???. Chung toi dong y la phieu cu tri cua ong Al Gore nhieu hon ong Bush, nhung luat bau cu Hoa Ky la neu ung cu vien nao thang phieu cu tri doan la thang, la se duoc cu tri doan bau len lam tong thong. Nhung to phu cua nguoi My rat sang suot khi lam ra luat bau cu tren 2 tram nam qua. Neu cu de cho thang phieu pho thong ( cu tri) la thang thi Cong Hoa hay Dan Chu phe nao co dong cu tri thi cu dac cu duoc lam tong thong hoai suot doi hay sao?. Chung toi khong biet la ong TVDH da song o Hoa Ky bao lau roi, ma luat bau cu tong thong don gian nhu vay ma ong khong hieu duoc. Chi vi ong theo dang Dan Chu va luon benh vuc cho dang Dan Chu mot cach mu quang ma khong con tinh nhan ban nua, chinh ong cung da viet trong bai nay la ong van con ham huc, bat man voi vu bau cu tong thong tu 11 nam qua. Chung toi that su khong muon but chien voi ai, nhung doc qua bai viet ho do cua ong, that khong the doc cho qua roi thoi, it nhat cung viet len de doc gia biet duoc su that, co the toi sai hoac khong hieu biet nhieu bang ong nhung qua bai viet cua ong va loi gop y cua toi, doc gia Viet Bao cung se co mot cai nhin khac mot chut. Loi that mat long. Xin thanh that xin loi neu co lam cho ong TVDH kho chiu, so voi nhung gi ong viet vu khong cuu TT George W Bush thi no la mot roi mot vuc.
Nguoi thay sao noi vay thanh Sacto.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.