Hôm nay,  

Tháng Tư: Gọi Tên Saigon và Tri-Ân Tình Lính

19/04/201100:00:00(Xem: 6899)

Tháng Tư: Gọi Tên Saigon và Tri-Ân Tình Lính

thang_tu_goi_ten_sai_gon-large-content

Bác-Sĩ Đệ, Quỳnh-Thúy, Diễm-Phương, Hồng-Mai, Phương-Hồng-Quế, Kim-Vui, Diamond Bích-Ngọc, Tom-Sĩ-Lê & Thái-Nguyên trình-diễn tại Nursing-Home.

Diamond Bích-Ngọc

Đúng như chủ-đề chương-trình nhạc thiện-nguyện tại các Nursing-Home vùng quận Cam trong "Tháng Tư Buồn": "Gọi Tên Saigon và Tri-Ân Tình Lính". Các ca-nhạc-sĩ của gia-đình "Chân Quê" trong trang-phục áo thung có mang tên "Saigon" và đặc-biệt hơn nữa là tiếng hát mệnh-danh "Ti-Vi Chi-Bảo":Phương-Hồng-Quế trong sắc-phục "Lính" vô cùng trân trọng. 

Tất-cả đã đem lời ca, tiếng nhạc đến những Trung-Tâm Điều-Dưỡng trong tháng này; nhằm thắp sáng lòng tin-yêu của những thân-phận tỵ-nạn, sau biến cố 30, tháng Tư, 1975; như đàn chim xa bầy hôm nay được tụ lại dưới một mái nhà chan chứa yêu-thương. Niềm xúc động dâng trào khi từng giọt lệ lăn dài trên những gò má của các bệnh-nhân. Các anh, các chú, các bác đã một thời oai-hùng trong chiến-trận. Nay vì tình trạng sức khỏe phải vào Nursing-Home trị-liệu, không còn cảm thấy bị bỏ quên hoặc cô-đơn nữa. Vì ngoài sự chăm sóc tận tình của các y-tá, nhân-viên nói tiếng đồng-hương; thức ăn quen thuộc Việt-Nam, các bệnh-nhân còn được thưởng thức những chương trình văn-nghệ đặc-sắc của ban-nhạc "Chân Quê" hàng tháng đến giúp vui, thăm hỏi, ủi an.

Nữ danh-ca Phương-Hồng-Quế vẫn với chất giọng ngọt ngào khi hát lên bài: "Những Đóm Mắt Hỏa Châu" (của tác-giả Hàn-Châu), rộn ràng hơn trong "Tình Thư Của Lính" (Trần-Thiện-Thanh) rồi bỗng khắc khoải trong ca khúc "Quê-Hương Bỏ Lại" (của Tô-Huyền-Vân). Là một nghệ-sĩ tên tuổi, đẹp từ diện mạo đến tâm-hồn; nhất là trái tim của Phương-Hồng-Quế, luôn chan hòa lòng từ-bi bác-ái. Chị đã sát cánh với "Chân Quê" trong suốt thời-gian qua. Nếu không bận đi "Show"; chị luôn góp mặt trong các chương-trình vô-vụ-lợi này và ngay cả việc lo cho người Homeless tại trại lính quốc-gia Hoa-Kỳ (Pomona) trong những ngày đông lạnh giá. Phương-Hồng-Quế! Chị đúng là một đóa Sen hồng hiếm quý trong vườn hoa âm-nhạc tại hải-ngoại:

"Trong Đầm Gì Đẹp Bằng Sen

Lá Xanh Bông Trắng Lại Chen Nhụy Vàng

Nhụy Vàng Bông Trắng Lá Xanh

Gần Bùn Mà Chẳng Hôi Tanh Mùi Bùn".

Bác-Sĩ Đệ (Dr. David Bui, M.D) - Một người được mệnh danh là "Lương-Y-Như-Từ-Phụ-Mẫu", vì ngoài nghề-nghiệp chuyên môn, anh còn trải tiếng hát như lời ru trên từng cung đàn phím nhạc đến các bệnh-nhân. Có thể ví chất giọng anh như một Elvis Presley Việt-Nam, mượn những lời nhạc trong bài "Kỷ Vật Cho Em" để nói về những Thương-Phế-Binh Quân-Lực VNCH, khi họ phải bỏ lại một phần thân-thể nơi chiến-trường trong lửa đạn khốc-liệt năm xưa…"…Em một chiều dạo phố mùa Xuân, bên người yêu tật nguyền chai đá…"

Không-gian trầm buồn bỗng tươi sáng hẳn lên khi ca-sĩ kiêm người mẫu Diễm-Phương xuất-hiện thật hồn-nhiên, vui tươi. Tiếng hát điêu-luyện, trong như pha-lê làm xao xuyến người nghe với nhạc khúc "Anh Là Lính Đa Tình" (một sáng tác của Y-Vân): "…Và ngàn vì sao trên trời kết thành hạt chuỗi em đeo. Dù rằng đời lính không giàu, mà chắc không nghèo tình yêu…" Diễm-Phương dù rất bận với công việc gia-đình và cửa tiệm Thẩm-Mỹ, nhưng cô luôn thu xếp thời-gian để mỗi sáng cuối tuần đi làm thiện-nguyện. Diễm-Phương và Michael (phu-quân) cũng không tiếc tiền của, công sức để góp phần lo cho người Vô-Gia-Cư vùng Pomona trong suốt mùa đông qua. 

Rồi đến ca-sĩ Quỳnh-Thúy, phong cách trình diễn sống động, giọng ca ấm nồng, gợi nhớ lại ký-ức mọi người hôm nay trong một tuyệt-phẩm của cố nhạc-sĩ Trầm-Tử-Thiêng: "Đêm Nhớ Về Saigon": "…Ta như cậu bé mồ côi. Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi, cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn! Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn thấy mình vừa trở lại quê hương. Đã gặp người một trời yêu thương cho lòng thêm chút ấm. Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau nhắc chuyện người chuyện đời thương đau. Tình chia trong đêm sầu..."

Diễm-Phương và Quỳnh-Thúy. Là hai ca-sĩ chuyên-nghiệp được mệnh danh là "Những Tiếng Hát Từ Trái Tim" trong lòng thủ-đô tỵ-nạn.

Ngoài ra chương-trình còn có sự góp mặt của Kim-Vui, người luôn năng nổ trong những chương-trình sinh-hoạt của các hội-đồng-hương. Cô đã trình bày thật xuất-sắc những bài ca một thời vang bóng tại Saigon như: "Cho Người Vào Cuộc Chiến (sáng-tác của Phan-Trần) & Ngoại Ô Buồn (Anh-Bằng).

Bên cạnh đó là một tấm chân-tình, suốt thời-gian qua không ngừng nghỉ trong những chương-trình từ-thiện tại Nursing-Home của gia-đình "Chân-Quê": tiếng ca êm dịu nồng nàn của chị Hồng-Mai (em ruột cố nhạc-sĩ Lê-Uyên-Phương) thắm thiết với "Hoa-Soan Bên Thềm Cũ (Tuấn-Khanh) và Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn-Văn-Đông).

Ngoài tân-nhạc là phần cổ nhạc của chị Kim-Lang. Làn điệu quê-hương đi vào lòng người như để tri-ân những anh lính VNCH, nhất là những Thương-Phế-Binh đã phải chịu cả đời thiệt thòi sau cuộc chiến. 

Ai ai cũng ngẩn ngơ khi nhạc-sĩ Thái-Nguyên (đầu đàn của Chân-Quê) chuyển từ tân-nhạc qua điệu đàn vọng cổ sáu câu trong buổi sinh-hoạt này. Liền sau đó anh đã hát nhạc Mỹ để những khán-giả bệnh-nhân không đồng ngôn-ngữ có thể thưởng thức văn-nghệ; dù anh và Diamond Bích-Ngọc đã luôn luôn dùng cả hai ngôn-ngữ (Việt & Mỹ) giới thiệu chương-trình ca-nhạc tại các Nursing-Home. 

Đặc biệt trong buổi sinh-hoạt vừa qua; có sự hiện diện của một vị cựu giáo-sư khả-kính, đó là thầy Kháng (người nhà của bác-sĩ Đệ cũng là Thầy cũ của nhạc-sĩ Thái-Nguyên thời trước 1975 ở Bà-Rịa, Vũng-Tàu). Ông cùng phu-nhân từ Đan-Mạch (Denmark) ghé thăm Little Saigon. Được biết, vì ở Đan-Mạch không có chùa chiền Việt-Nam, nên thầy Kháng và phu-nhân đã dùng tư-gia của mình để cung kính làm thành một "Am-Thiền" thờ Phật; cũng là nơi để đồng-hương Việt-Nam tìm đến chốn thanh-tịnh này; tụng kinh và cùng nhau học hỏi về Phật Pháp.

Như một cơ-duyên khi Diamond Bích-Ngọc trình bày bài "Kinh Khổ" (của Trầm-Tử-Thiêng), thầy-cô Kháng được mời lên sân-khấu để chung lời nguyện cầu lên đấng tối cao cho lòng người được sống trong từ-bi, hỷ-xả, bác ái, tin yêu: "…Lời nguyện cầu này dành cho nhau từ khi loạn ly vào đêm đầu. Tình người tiêu haọ, niềm tin bội bạc. Gà giục sang canh mãi ngoài hiên đầu tỏ tròn tiếng gáy. Lạnh lùng một ngày một qua mau, lời kinh mù sương mờ trên đầu, mộng chờ sau đêm, ngày mai thật lạ . Thù hằn anh em bỗng nhìn nhau gọi nhau thật đậm đà…"

Những giờ phút gần cuối của chương-trình âm-nhạc thiện-nguyện, chợt có sự xuất hiện của các anh-chị: Diễm-Phúc (chủ nhiệm báo Diễm), nhà báo Tú-A & Kiều-Loan. Họa-Sĩ Đinh-Hiển (người nổi tiếng với những hí-họa (Cartoon) của tờ "Văn-Nghệ Tiền-Phong" sau 1975 tại hải-ngoại. Họ đến Nursing-Home này để cùng gia-đình "Chân-Quê" an-ủi, khuyến-khích tinh-thần các bệnh-nhân nói chung và nhà báo Lê-Thụy (Người Việt) nói riêng. Sau cơn tai biến mạch máu não (Stroke), anh Lê-Thụy phải vào đây tịnh-dưỡng và điều-trị. Anh rất vui và xúc động khi ngồi trên xe lăn cùng thưởng thức chương-trình nhạc hay và được các bạn bè thương quý vây quanh.

Dù đã hát nhạc chào để nói lời tạm biệt, nhưng nhiều nhân-viên và các bệnh nhân nói tiếng Spanish đã níu kéo ban-nhạc ở lại. Vì thế, nhạc-sĩ Thái-Nguyên đã song-ca với một bệnh-nhân người Mễ bài "Bésame Mucho" (do bà Consuelo Vélazquez sáng tác 1940) và sau đó Diamond Bích-Ngọc mời mọi nguời cùng nhảy múa theo bài Quien Sera của tác-giả Alberto Vazquez. Nhạc vui như nâng tâm-hồn và tạo sức sống cho các bệnh-nhân để họ tăng thêm nghị-lực chống chỏi với bệnh tật đang phải đối đầu.

Như thường-lệ, sau buổi sinh-hoạt có anh Lâm-Nguyễn (điều-hợp-viên của Nursing-Home) luôn thay mặt các bệnh-nhân lên nói lời cảm-tạ, lòng quý mến đối với gia-đình "Chân Quê". Họa-sĩ trẻ Tony, người bị chân tay bất toại, biết dùng miệng để vẽ lên những họa-phẩm tuyệt-diệu; ngồi trên xe lăn, anh xúc động nói với "Chân Quê" rằng: "Your guys are so sweet" (Các anh-chị dễ-thương quá!). Cô Huyền (bác ruột của Nguyễn-Cao-Kỳ-Duyên) bao giờ cũng vậy; không quà thì bánh. Lần này cô đã ưu-ái trao tặng cho Diamond Bích-Ngọc một tấm khăn quàng cổ bằng lụa đẹp như tranh. Bác Toản (chị vợ của giáo-sư Trần-Văn-Ân) lúc nào cũng quyến-luyến không muốn ban nhạc chấm dứt chương-trình. Một bà cụ tuổi ngoài 90, luôn luôn níu lấy tay các ca-nhạc-sĩ "Chân Quê" nhắn nhủ rằng: "Ngày mai các cháu trở lại hát cho bác nghe nữa nhe. Cái Gánh hát này hay nhất đấy!..." 

Rất mộc mạc, đơn-sơ, chân tình…Nhưng đó là những sợi dây vô-hình ràng buộc của các khán-giả bệnh-nhân với gia-đình "Chân Quê". Ước mong rằng chúng tôi sẽ mãi có điều-kiện sức khỏe và thời-gian để tiếp tục cuộc hành trình chia xẻ tình-thương đến các đồng-hương và ngay cả người Hoa-Kỳ bản xứ.

Tháng Tư, day dứt "Gọi Tên Saigon" trong niềm nhớ không nguôi. "Chân Quê" cũng xin được "Tri-Ân Tình Lính", ngàn đời nhớ ơn các Chiến-Sĩ Trận Vong, ghi công những Thương-Phế-Binh, những Cựu-Quân-Nhân Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa; sau nhiều năm tháng tù đày trong các trại tập-trung. Vì hoàn cảnh lịch-sử, qua bao sóng gió điêu-linh phải tha-phương nơi đất khách, xứ người. Xin nguyện cầu trong niềm tin, Ơn Trên sẽ ban sức khỏe, an-bình đến tất-cả những ai có tấm lòng bác-ái thiện-tâm.

Diamond Bích-Ngọc

(Viết trong Mùa Tháng Tư Buồn, năm 2011).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.